Sẹo Giác Mạc Có Nguy Hiểm Không? Cách điều Trị Thế Nào?

Sẹo giác mạc là gì?

Sẹo giác mạc còn gọi là đục giác mạc, là tình trạng mắt gặp một số “biến cố” có thể dẫn bong giác mạc hoặc sẹo giác mạc khiến thị lực giảm sút.

sẹo giác mạc nguy hiểm không

Sẹo giác mạc khiến giác mạc mờ đục, thị lực suy giảm

Sẹo giác mạc có nguy hiểm không?

Sẹo giác mạc là tình trạng nguy hiểm. Bởi giác mạc là có hình dạng vòm, nằm phía trước mắt, nó có chức năng như một thấu kính kiểm soát và hội tụ tia sáng vào mắt. Để nhìn rõ mọi vật, các tia sáng đến bề mặt nhãn cầu phải được hội tụ bởi giác mạc và thủy tinh thể nằm trên võng mạc.

Tuy nhiên, nếu bị chấn thương hoặc nhiễm trùng sẽ làm hỏng các lớp sâu hơn của giác mạc, có thể không thể phục hồi hoàn toàn, hình thành nên các vết sẹo hoặc bong vết sẹo, làm biến dạng hoặc phân tán ánh sáng khúc xạ vào thấu kính, khiến mắt không nhìn rõ, hoặc nhìn mờ và có thể gặp các vấn đề khác về mắt. Đáng sợ hơn, sẹo giác mạc còn chính là nguyên nhân gây ra tình trạng mù lòa của mắt.

Nguyên nhân gây sẹo giác mạc

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây sẹo giác mạc, sau đây là những nguyên nhân phổ biến, mọi người cần biết để phòng tránh:

Chấn thương giác mạc: Giác mạc bị trầy xước, chấn thương là nguyên nhân đầu tiên khiến giác mạc bị rách và hình thành sẹo. Hầu hết các trường hợp trầy xước giác mạc thường do các nguyên nhân rất thường gặp trong sinh hoạt hằng ngày như:

  • Móng tay, bút hay cọ trang điểm, tập giấy đụng trúng mắt
  • Dụi mắt quá mạnh
  • Dính phải dị vật như bụi bẩn, cát, mùn cưa, tro hoặc một số vật lạ vào mắt
  • Hóa chất hoặc các chất tẩy rửa trong sinh hoạt hàng ngày bay vào mắt
  • Tia hàn điện
  • Mang kính áp tròng trong một thời gian lâu hoặc kính áp tròng bẩn.
  • Không mang kính bảo hộ khi tham gia thể thao hoặc các hoạt động có nguy cơ cao.
  • Tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá.

Trường hợp bị thương tích nghiêm trọng có thể do vật liệu sắc nhọn, hay vật nặng đập trực tiếp vào mắt.

Loạn dưỡng giác mạc: Tình trạng này gây ra sự phát triển bất thường trên lớp ngoài của mắt (biểu mô), tạo nên mô sẹo. Các mô sẹo này làm sai lệch tầm nhìn và làm giác mạc bị đục. Loạn dưỡng giác mạc phần lớn là do di truyền. Vì vậy, những người sinh ra trong gia đình có người thân mắc phải tình trạng này cũng sẽ có nguy cơ cao mắc phải.

Viêm giác mạc: Giác mạc có thể bị viêm từ nhiều nguyên nhân như: do các vi khuẩn hay vi trùng gây ra. Viêm kết mạc có thể do bị Herpes zoster (bệnh zona) hay Herpes simplex mắt. Đây là những yếu tố khiến giác mạc bị viêm, nhiễm trùng, khó điều trị và có khả năng hình thành sẹo giác mạc.

Các bệnh lý khác: Tình trạng sẹo giác mạc có thể gặp phải khi cơ thể gặp một số vấn đề về sức khỏe như: hội chứng nội mô giác mạc, mống mắt, mộng thịt hay hội chứng Stevens-Johnson (là phản ứng dị ứng, thường dị ứng với thuốc).

Triệu chứng sẹo giác mạc

Sẹo giác mạc thường có những biểu hiện sau đây:

  • Mắt đau hoặc có cảm giác bị cộm xốn
  • Thị lực bị suy giảm hoặc mất hoàn toàn
  • Giác mạc bị mờ, đục và không còn trong suốt
  • Đỏ mắt và chảy nước mắt, mắt nhạy cảm với ánh sáng

triệu chứng của sẹo giác mạc

Thị lực suy giảm là một trong những triệu chứng của sẹo giác mạc

Khi thấy mắt có những triệu chứng trên cần thăm khám gấp để được chẩn đoán, xử lý kịp thời. Bệnh nhân thường được nhỏ thuốc để làm tê, giúp đồng tử giãn ra, sau đó, bác sĩ sẽ dùng kính hiển vi để kiểm tra mắt.

Điều trị sẹo giác mạc

Sẹo giác mạc có ảnh hưởng đến thị giác, vì vậy cần điều trị để đưa thị lực trở lại bình thường. Điều trị giác mạc có nhiều cách và nhiều loại phẫu thuật khác nhau. Tùy thuộc vào tính chất và vị trí của vết sẹo mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp nhất. Hiện nay, điều trị sẹo giác mạc có các phương pháp sau:

  • Sử dụng kính gọng hoặc kính áp tròng: Đây là phương pháp tạm thời để điều chỉnh thị lực. Khi không đeo kính, mắt vẫn nhìn kém như thường. Mọi người có thể chọn kính có cọng hoặc kính áp tròng để sử dụng.
  • Điều trị sẹo giác mạc bằng laser: Phương pháp này giúp loại bỏ nhẹ nhàng vết sẹo tồn tại nông bằng phẫu thuật cắt lớp sừng nhờ quang trị liệu.
  • Điều trị sẹo giác mạc bằng phẫu thuật ghép giác mạc: Được áp dụng cho những vết sẹo sâu, người bệnh sẽ được cấy ghép toàn bộ hoặc một phần giác mạc. Người bệnh sẽ loại bỏ giác mạc hư hỏng thay thế bằng giác mạc của người khác hiến tặng.

Chăm sóc và bảo vệ mắt từ bên trong từ tinh chất thiên nhiên

Đôi mắt là tài sản quý giá của con người, vì vậy bên cạnh việc chăm sóc và bảo vệ mắt từ bên ngoài thì cần chủ động cung cấp dưỡng chất chuyên biệt chăm sóc mắt từ bên trong một cách toàn diện nhất.

Bằng nghiên cứu ứng dụng chuyên sâu, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra tinh chất thiên nhiên quý giá là Broccophane (có trong sản phẩm Wit) giúp hỗ trợ gia tăng Thioredoxin. Đây là một loại protein phân tử nhỏ có khả năng bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc theo 3 cơ chế:

  • Hoạt hóa, chuyển mã thông tin giữa các tế bào
  • Điều hòa chu trình sống, làm chậm quá trình thoái hóa của tế bào
  • Bảo vệ tế bào thị giác trước sự tấn công của các chất gây hại sinh ra trong các phản ứng oxy hóa

bảo vệ võng mạc

Nghiên cứu của ĐH Y khoa hàng đầu Hoa kỳ – Johns Hopkins kết luận, sử dụng thường xuyên Broccophane có tính an toàn, hạn chế đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm, ngăn ngừa mù lòa.

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi sẹo giác mạc có nguy hiểm không? Hy vọng mọi người đã hiểu rõ và từ đó có cách chăm sóc, xử lý và phòng ngừa tốt nhất để bảo vệ đôi mắt của mình tốt nhất.

Đánh giá bài viết

Từ khóa » điều Trị Sẹo Giác Mạc