Seoulbeats: Những Nẻo đường ương Ngạnh Của BTS Trong “RUN”

Bài gốc: BTS’ Wayward Ways in “Run”

Viết bởi Pat.

wqu8y1r

Sau khi phát hành một trong những MV gây đau lòng nhất năm nay, BTS đã trở lại! Và tất nhiên, đó là sản phẩm tiếp nối “I NEED U.” “RUN” là track quảng bá cho album mới nhất của họ, The Most Beautiful Moment in Life Pt.2, và vì ta có rất nhiều thứ để thảo luận, hãy đi vào vấn đề luôn thôi. 

Có hai cách để thưởng thức MV này – độc lập, mà không quan tâm đến điều gì khác, hoặc coi nó như phần thứ ba theo sau “I NEED U” và “Prologue” được phát hành trước đó. Hãy bắt đầu bằng cách nhìn nhận MV theo hướng độc lập và tìm cách để kết nối với hai MV trước đó. 

MV bắt đầu bằng cảnh V đứng giữa bể nước, như buông bỏ hết mọi thứ mà trầm mình vào đó. Cảnh sau đó chuyển qua cảnh ban ngày, với hình ảnh Rap Monster cầm trên tay que kẹo trước khi thả nó vào ly cà phê lúc bước sang cảnh kế tại đường ray tàu hỏa. Sau đó, chúng ta được xem một chuỗi hình ảnh, được phân chia ra thành nhiều phần. 

Phần đầu tiên là cảnh các chàng trai tách riêng đôi lẻ. V cùng với Rap Monster, vẽ graffiti trên đường phố để rồi bị cảnh sát bắt giữ. Jiminj-hope ở trong bệnh viện, là bệnh viện thế nào thì chúng ta không được biết. Cùng lúc đó, SUGAJungkook đang đánh nhau – vì lý do gì, vẫn còn là bí ẩn. 

Jin xuất hiện đầu tiên trong cảnh chung của nhóm. Cũng như “I NEED U,” cả nhóm tận hưởng niềm vui chung – từ thác loạn tiệc tùng trong phòng, đến chặn đứng một đường hầm đầy xe và phun sơn lên chúng, hay guồng chân chạy quanh thành phố. Trong những cảnh này, cậu là người quay phim lại hoặc đóng vai trò là người lái xe cho cả bọn. Cậu không trực tiếp tham gia mà thay vào đó, cậu trông chừng các thành viên còn lại. 

hq2mkt9

Những cảnh quay đặc biệt mà ta cần chú ý phân tích không nằm trong những cảnh đơn giản này – tuy là chúng có đóng một phần vai trò trong đó. Mà ngược lại, chúng lại là những cảnh mà ở đó điều tưởng chừng như không thể lý giải lại xảy ra. Cảnh quay làm khó tôi nhất là cảnh Jungkook và SUGA đánh nhau. Khi nó bắt đầu, người xem hầu như đều tập trung vào lý do vì sao họ lại làm thế. Và rồi ngay sau đó, vào lúc bạn không thể ngờ đến, có một chuyển biến diễn ra – SUGA túm lấy một chiếc ghế, và ném nó vào tấm gương. Gương vỡ, ống kính quay đi và cánh cửa mở ra cho ta thấy cảnh các thành viên một lần nữa tận hưởng bữa tiệc. Máy quay lại hướng về một Jungkook đang sửng sốt, vẫn ngồi yên một vị trí ấy, dõi theo khung cảnh trước mắt cậu. Máy quay một lần nữa lùi về sau quay căn phòng giờ đây đã trống trơn – chẳng có ghế hay gương vỡ, không có SUGA, cũng không có các thành viên khác, nhưng những tàn dư của giấy hoa tiệc tùng cùng với Jungkook bất động vẫn còn ở đó. 

Một chủ đề thống nhất nổi bật khác xuyên suốt toàn bộ MV là cách các cậu trai liên tục nhìn về hướng Jin, như thể chờ đợi cậu tan biến. Một ví dụ là ở cảnh năm người chen chúc trong một phòng tắm. Jimin mở cửa, nhìn họ với vẻ mặt hệt như một chú cún đang khó hiểu, Jin xuất hiện trong khung hình và kéo cậu vào trong phòng, mời cậu vào, trước khi đẩy cậu ngã vào bồn tắm. Một ví dụ khác là phân đoạn các thành viên bắt đầu đứng dậy trên thảm cỏ xanh, ống kính hướng về Jungkook đang nhìn xuống Jin, người vẫn ngồi trên cỏ. 

Trong khi điều đó xảy ra với tất cả các thành viên, thì nó lại không có ở Jin, người vẫn thường nở nụ cười trên môi. Jin chứng kiến mọi sự với nụ cười khẽ trong khi những người còn lại làm loạn sự bình yên chốn công cộng trong một đường hầm tắc nghẽn, và Jin mỉm cười khi đang quay lại bữa tiệc đầu tiên. Sự thật là, ngoại trừ phân cảnh tiệc tùng và cảnh ở con hầm, đó dường như là lần duy nhất có một thành viên mỉm cười sau biến chuyển mà Jungkook chứng kiến ở tận cuối cùng. Điều này diễn ra sau khi họ trốn thoát khỏi con hầm và chúng ta có thể cho rằng Jin vẫn đang lái xe. Ở đoạn này, Jungkook dừng bước ngay cả khi nhìn thấy một chiếc xe đang tiến lại gần, và cậu nở một nụ cười nhẹ. 

2agyk8e

Và rồi màn hình tối dần nhường chỗ cho phần credit. 

Nhưng không ngừng lại ở đó! Vẫn còn một cảnh cuối cùng: cảnh các thành viên ở cùng nhau và chụp lại một tấm ảnh. Cảnh ấy bắt đầu với bảy thành viên, nhưng tấm ảnh dần biến đổi, chỉ còn thấy được sáu người, Jin là người biến mất khỏi tấm ảnh. Máy quay phóng ra xa để thấy được cảnh Jimin cầm tấm ảnh rồi đốt trụi nó. 

Đó là điểm làm rõ mọi sự với tôi: lý do vì sao tất cả các thành viên đều hướng về Jin là bởi họ nhớ cậu, hoặc chờ đợi cậu tan biến, bởi cậu là người đã chết. 

Mới đầu MV này được cho là phần kế tiếp của “I NEED U,” khi mà hầu hết đều cho rằng tất cả các thành viên ngoại trừ Jin đều đã chết và cảnh họ ở bên nhau là chính họ ở kiếp sau. Nhưng giả sử như không phải thế thì sao – “RUN” thật sự lại là khởi đầu của mọi chuyện và “I NEED U” là hồi kết của câu chuyện này, với “Prologue” là cầu nối và phần mở rộng của câu chuyện.

Một vấn đề tôi gặp phải khi bình luận MV này là phải cần bao nhiêu mới đủ để gộp “I NEED U” vào phần chấm điểm và bài bình luận này đây? Các MV đều được kết nối với nhau vô cùng phức tạp và điều đó thì chẳng phổ biến trong K-pop cho lắm. Với sự chuyên nghiệp này, nó khiến họ trở nên nổi bật trong một tháng có quá nhiều màn comeback, tuy nhiên nó vẫn có bất lợi. 

Một bất lợi cụ thể là “RUN” trở nên thịnh hành khi so sánh với “I NEED U.”

qmaz5fs

Không như “I NEED U”, nơi mà mọi thứ được phô bày để một người có thể đưa ra kết luận và giả thuyết sau một lần xem, nhưng lại mất nhiều thời gian hơn hẳn với “RUN.” Có lẽ vì “RUN,” theo một chiều hướng nào đó, trừu tượng hơn, nên người xem phải thật sự ngồi xuống, tập trung, và không để cảm xúc ảnh hưởng đến họ. Điều này không hẳn là xấu, nhưng không phải ai cũng có thời gian và động lực để ngồi phân tích. 

“I NEED U” là một ví dụ cho kiểu MV dễ dàng được nhận diện nhưng vẫn chưa có gì độc đáo trong mạch truyện. Không có gì khó để hiểu được nó, dễ làm sáng tỏ với cốt truyện rành mạch dẫn đến một kết cục giống nhau, bất kể là bạn nhìn nhận nó như thế nào. Trong khi đó, “RUN” lại không dễ định hình, để lại nhiều lỗ hổng và phân cảnh dễ dàng bị cắt ra để câu chuyện trở nên có nghĩa. 

Trong lối viết sáng tạo, như là truyện viễn tưởng hay kịch bản, có một quy luật trong cách trình bày, đó là đừng kể lể. Nhưng vẫn có trường hợp phô bày quá nhiều, thường xảy ra khi ta cố đưa ra các mối quan hệ. Ta cố bày ra nhiều khía cạnh, có khả năng sẽ để lộ quá nhiều đến mức vượt giới hạn những gì được phép tiết lộ cho người xem. 

Một ví dụ tiêu biểu cho điều này là phân cảnh đường hầm. Cảnh đường hầm, như toàn bộ phần còn lại của video, đã được quay rất đẹp; tuy nhiên, nó có lẽ là cảnh dư thừa nhất trong 3 MV. MV sẽ dễ dàng có được mạch truyện tương tự mà không cần đến nó; sự thật là, cảnh ấy vẫn tạo nên chút ý nghĩa để thể hiện tính cách của họ như những thành phần trái khoáy của xã hội này – những kẻ tội đồ. Và hình ảnh này là thứ nhóm đã thể hiện xuyên suốt nhiều sản phẩm, ngay từ khi họ vừa ra mắt. Sự thống nhất trong hình ảnh là một chuyện, nhưng để dư thừa trong một MV thống nhất lại là một vấn đề khác. 

Vẫn có khả năng có người sẽ xem “RUN” mà không quan tâm đến nội dung cho lắm, và cũng chẳng có 100% khả năng rằng sẽ có người tìm xem lại những MV khác. Không có “I NEED U” và “Prologue,” MV này có cơ hội được nhìn nhận như một cách thể hiện đầy hoa mĩ những kẻ tội phạm này theo kiểu nhân cách điển hình, dẫu cho có phần bi thương. 

dzfjfrh

Bởi MV này và “I NEED U” có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nên vẫn có những điểm tương đồng. Rap Monster vẫn có thói quen ăn kẹo mút, j-hope phải dùng thuốc vì thứ lý do mà đã khiến cậu phải nhập viện, và Jimin vẫn trầm mình trong bồn tắm với quần áo trên người. 

Một V thả mình vào bể nước ở phần mở đầu là một cảnh quen thuộc từ “Prologue.” Tuy nhiên, cậu không hề chết. Thay vào đó, chúng ta nhìn rõ cách cậu chật vật, vung tay loạn xạ trong nước, trước khi cậu ngoi mình lên bờ. 

Đây là điểm gây ra chút khó hiểu – V trở lại bờ có nghĩa là cậu sẽ chống trả? Điều này có liên quan gì đến tổng quan câu chuyện hay không? Hay đây là biểu trưng cho khó khăn mà một người mắc phải khi mất đi người mình yêu thương – có cảm giác như bạn đang chìm đắm trong nỗi bi ai, nhưng đến cuối cùng bạn sẽ vượt qua nó để có thể quay về bờ sống tiếp. 

Đến khi phần lời ca xuất hiện. Tuy ca khúc không phải gu của tôi, nhưng đây lại là bài có ca từ tôi yêu thích nhất trong số những ca khúc chủ đề phát hành vào tháng Mười Một, và là ca từ mà cá nhân tôi tâm đắc nhất. Nó bắt đầu bằng “Dẫu có điên cuồng chạy thế nào, thì tôi vẫn hoài dậm chân tại chỗ” cho đến “Dù thân này có nhận phải bao đau đớn thì vẫn ổn thôi. Không có được em nhưng tôi vẫn hạnh phúc.” Nói về việc có tham lam thì cũng chẳng sao cả, chỉ cần bạn tiếp tục chạy, rồi một ngày nào đó mọi chuyện sẽ ổn thôi.

Cùng với những MV trước, “RUN” chỉ là để bổ sung thêm, và cái tội lỗi mang tính nghệ thuật giả tạo liền trở nên không thích hợp. Đó là bởi vì những tội lỗi này đến cuối cùng cũng không liên quan gì đến toàn bộ câu chuyện, thay vào đó, nó chỉ là tình huống được thể hiện ra mà thôi. Cùng với ba MV, câu chuyện hợp lại thành một, kể về tình bạn đầy đau thương khi một trong số họ đột ngột ra đi. Trong thương tiếc và tham lam, nỗi đau đớn tuổi thanh xuân của họ đã lên đến đỉnh điểm, được thể hiện trong “I NEED U,” khi mà họ cố né xa những muộn phiền của cuộc sống – trong những mối quan hệ đầy tổn thương ấy, khát khao lập tức bảo vệ lấy một người khỏi bạo hành và những thứ tương tự như thế, như là đối chọi với bệnh tật, dù là về tâm lý hay thể chất. 

Kết luận, tốt nhất là ta vẫn nên xem MV này sau “I NEED U” và “Prologue.”

“RUN,” một MV độc lập: 3.75/5

“RUN,” liên kết cùng với “I NEED U” và “Prologue”: 4.5/5 

Phản hồi:

Lucids: “Về bài hát, tôi thích “I NEED U,” nhưng tôi cũng thích “RUN” không kém. Tính nghệ thuật trong ba video rất đáng xem, và nó là một kiểu bổ sung thêm để hình thành giả thuyết theo ý bạn về những gì diễn ra trong các video. Tuy tôi không mặn mà lắm về tính mơ hồ trong “RUN” nếu so với “I NEED U,” tôi vẫn nghĩ rằng ba video vẫn ăn khớp với nhau tốt lắm ấy chứ. Cũng cần lắm một xíu ngơi nghỉ giữa những video đậm mùi SM này, và cũng rất tuyệt khi có thể tự hình thành suy nghĩ của riêng mình về các video và chủ đề của chúng.”

Tôi cũng rất thích phong cách ăn mặc trong các video. Ai là stylist ra đây tôi muốn đập tay, làm tốt lắm các cô cậu.”

 poppysky: “RUN” và “I NEED U” thật sự đã làm rất tốt vai trò kết nối hai mini album lại với nhau và giữ cho concept được thống nhất, có là “Chat-Shire” của IU hay “Basic” của BEG cũng được công nhận nốt! Mình thích “RUN” hơn những tác phẩm trước của BTS rất nhiều chỉ đơn giản là vì mình phải xem đi xem lại nhiều lần để tập trung vào nhiều khía cạnh trong cốt truyện, quần áo, địa điểm và những mấu chốt song hành trong “I NEED U.” Tạo nên một mẫu xếp hình thế này khiến cho fan phải tập trung hết cỡ, tạo nên cảm giác thật sự đã tham gia vào một thứ gì đó so với việc mua nhạc và bình chọn, căn cứ vào lượng giả thuyết của fan trôi nổi khắp nơi! 

Những chủ đề như đau khổ, cô đơn, tình bạn, những mất mát, khát khao được tự do, vân vân và mây mây đóng góp vào tính phức hợp của MV khiến nó tách biệt ra khỏi tình trạng nghe nhìn hời hợt bình thường thường hay xảy ra với nhạc pop, nhưng mình lại không thể không nghĩ đến MV “Love Me Right” của EXO cũng thể hiện sự phân ly và nỗi thất vọng tương đồng. Nhưng “RUN” lại có phong cách hơn và mang tính trừu tượng nhiều hơn, “RUN” giải quyết nó và phô bày những xúc cảm đối nghịch nhau trong cùng một khung cảnh, tạo ra những xúc cảm chân thực hơn. Cảnh đầu tiên có đàn chim bay ngang qua bầu trời xám đi cùng với tiếng guitar đệm đúng hợp âm (có pun đó) và trong khi mình không mặn mà lắm với âm giọng được chỉnh sửa mà họ đệm vào, cả ca khúc vẫn khá tuyệt đấy! Họ đã trình bày một concept một cách toàn vẹn nhưng mình cũng hy vọng một sức ảnh hưởng to lớn hơn họ để lại ở đó và tiếp tục phát triển với sản phẩm khác tốt hơn nữa.”

Share:

  • Bấm để chia sẻ trên Twitter (Mở trong cửa sổ mới)
  • Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Mở trong cửa sổ mới)
  • Bấm để chia sẻ lên Reddit (Mở trong cửa sổ mới)
Thích Đang tải...

Có liên quan

Từ khóa » Giải Nghĩa Mv Run Bts