Shark Tank Việt Nam: Vì Sao Mô Hình Bán Kem Từ New Zealand Gọi ...
Có thể bạn quan tâm
Được biết, ý tưởng kem Takitimu ra đời xuất phát từ một trải nghiệm bán hàng tại thương hiệu kem độc nhất một vị của Newzealand, đến năm 2016, công nghệ bán kem này chính thức được đem về Việt Nam và có cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội.
Theo Start- up, tại Takitimu, khách hàng sẽ được tự chọn các hương vị hoa quả yêu thích sau đó, nhân viên Takitimu sẽ lấy hoa quả và chế biến kem ngay tại chỗ. Khách hàng sẽ được lựa chọn cũng như chứng kiến quá trình làm ra chiếc kem của mình.
Theo các nhà sáng lập, mô hình này đã được người dân Newzealand áp dụng tại các trang trại để tiêu thụ hoa quả của họ.
Kem nền của Takitimu hiện được nhập từ Thái Lan, còn thiết bị máy móc thì được nhập từ Australia.
Ba nhà đồng sáng lập Đức Thành - Hùng Cường - Hồng Ngọc của thương hiệu kem Takitimu kêu gọi 5 tỷ đồng cho 20% cổ phần tuy nhiên đã thất bại (Ảnh: Shark Tank Việt Nam) |
Tùy theo các loại hoa quả được khách hàng lựa chọn được nhập về từ trong nước hay nhập khẩu mà giá cốc kem sẽ dao động từ 29 – 34 nghìn đồng.
Tuy nhiên, hoạt động hơn hai năm nhưng doanh thu của Takitimu chỉ đạt được 1,4 tỷ đồng, lợi nhuận thu về 200 triệu đồng.
Trình bày nguyên nhân, nhà sáng lập cho biết, sau 6 tháng đầu tiên, doanh thu 100 triệu/ tháng nhưng việc chuyển địa điểm bất đắc dĩ đã khiến doanh thu sụt giảm, nếu nhận được tiền đầu tư từ các Shark, các nhà sáng lập Takitimu sẽ mở rộng quy mô, độc lập tự chủ sản xuất các nguyên liệu.
Cho rằng mức lợi nhuận thu về của Takitimu quá ít, hơn nữa, các nhà sáng lập cũng không nắm giữ được bí quyết riêng Shark Phú nhanh chóng từ chối đầu tư.
Đồng quan điểm, lần lượt ba Shark Thủy, Linh và Hưng rút lui vì doanh thu thấp, mô hình này không thể nhân rộng.
“Em bỏ ra 600 triệu cho một cửa hàng nhưng doanh thu hằng tháng chỉ đạt 30 - 70 triệu, nếu xét về hiệu quả đầu tư thì không hiệu quả. Tiêu chuẩn hóa để đẩy mạnh quy mô thì em cũng chưa làm được.
Ngay cửa hàng đầu tiên, em còn chưa hoàn chỉnh nó thì làm sao bắt đầu được cửa hàng tiếp theo.
Khi bắt đầu chuẩn chỉnh rồi thì mới quay lại trả lời câu hỏi của các Shark là em nhượng quyền cái gì và lúc đấy đi gọi vốn thì phù hợp hơn tại thời điểm này”, Shark Dũng nhận định
Cuối cùng, Shark Hưng chia sẻ: “ Để nhượng quyền em phải có thương hiệu, bí quyết công nghệ và cách thức vận hành, chuẩn hóa quản lý. Mô hình của em hiện chưa cần số tiền quá lớn như thế này.
Tại thời điểm này, việc anh tham gia vào chưa hẳn có thể giúp được các em, thậm chí có khi còn hỏng” .
Thương vụ kết thúc không thành công khi Start-up không nhận được tiền đầu tư từ các Shark.
Shark Tank Việt Nam: Pema - Nhà hàng chay Tây Tạng gọi vốn thành công 3 tỷ Trong tập 10 của chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 2, chị Lâm Hoài - Founder & CEO chuỗi ... |
Shark Tank Việt Nam: We Escape – ‘Phá đảo’ thế giới ảo - Thương vụ gọi vốn trong phòng kín Trong tập 10 của chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 2, anh Chí Nhân, Như Huy và Cảnh Lịch ... |
Shark Tank Việt Nam: Giày công nghệ 4.0 - Bước ngoặt thời trang kết hợp công nghệ Trong tập 9 của chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 2, Nhà sáng lập Lê Thanh đến từ thương ... |
Từ khóa » Nhượng Quyền Kem Nz
-
Giới Thiệu - KEM NZ
-
Kem NZ - TÌM ĐẠI LÝ PHÂN PHỐI VÀ NHƯỢNG QUYỀN #KEMNZ ...
-
Cung Cấp, Nhượng Quyền Kem NZ Toàn Quốc - Hà Nội - Rongbay
-
TIỀM NĂNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU CỦA THỊ TRƯỜNG ...
-
Thương Hiệu Kem Lấy Cảm Hứng Từ Trang Trại New Zealand Gọi Vốn ...
-
TOP 8 Thương Hiệu Nhượng Quyền Xôi – Kem – Chè Vốn ít Lãi Cao
-
Quy Trình đăng Ký Nhãn Hiệu Quốc Tế Tại New Zealand - ASL LAW
-
Cựu Sinh Viên Ngoại Thương Bán Kem Gọi Vốn 5 Tỷ Trên Shark Tank ...
-
Thời Gian đăng Ký Và Bảo Hộ Nhãn Hiệu Tại New Zealand Trong Bao ...
-
Kem New Zealand - Trần Hưng Đạo ở Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
-
QT-6000 Câu Chuyện Thành Công ở New Zealand - CASIO
-
Hợp đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng đất Vô Hiệu Qua Mặt Công ...