Siết Nợ Có Vi Phạm Pháp Luật Hay Không?

Hỏi:

Xin chào Nguyên Luật, Có người mượn tiền nhưng không trả nên tôi giữ xe máy, điện thoại của họ để yêu cầu trả nợ thì xảy ra xô xát. Trong trường hợp này tôi có phạm pháp và bị xử lý hình sự hay không? Trên đây là thắc mắc của tôi. Mong được Luật sư giải đáp. Xin cảm ơn!

Trả lời: Chào Quý khách hàng! Cảm ơn sự quan tâm của Quý khách hàng đối với dịch vụ pháp lý của Nguyên Luật. Chúng tôi cung cấp ý kiến pháp lý như sau:

  • Việc cho vay tiền được xem là giao kết hợp đồng vay tài sản theo quy định trong Bộ luật Dân sự 2015. Nếu có người nợ tiền nhưng đến hạn mà không trả, bạn có thể khởi kiện tại tòa án nơi người đó cư trú để yêu cầu cơ quan xét xử bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
  • Việc bạn giữ xe máy, điện thoại của người nợ mình thì tùy hành vi mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể:

  • Nếu bạn dùng vũ lực để đe dọa (nhưng không sử dụng) như dọa đánh hoặc uy hiếp tinh thần của bên vay, nói sẽ đốt xe, đập điện thoại… nhằm chiếm đoạt tài sản của bên vay thì vẫn phạm pháp. Đây là dấu hiệu của tội Cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 với mức án cao nhất là 20 năm tù.
  • Nếu bạn dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công (người nợ tiền bạn) lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, hành vi này có thể chuyển hóa thành Tội cướp tài sản, bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm, và tùy theo mức độ gây ra, thì có thể khung hình phạt giảm xuống hoặc tăng lên được quy định tại Điều 168, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

KẾT LUẬN: Do rất nhiều người vì chưa hiểu biết pháp luật nhiều nên có hành vi Cưỡng đoạt tài sản, cướp tài sản của người nợ tiền mình. Điều này đã biến họ từ chủ nợ (là nguyên đơn trong vụ án dân sự) thành bị cáo (trong vụ án hình sự). Vì vậy, bạn nên cân nhắc, thận trọng trước khi nghĩ đến việc siết nợ người khác.

Trên đây là nội dung tư vấn của Nguyên Luật!

Nếu bạn đang nằm trong trường hợp này hay có vướng mắc, lo lắng về vấn đề trên, Nguyên Luật sẵn sàng đưa ra hướng giải quyết tốt nhất cho bạn, hãy liên hệ với Nguyên luật để được tư vấn tận tình nhất thông qua:

  • Hotline: 0931. 177. 377 (Luật sư Trung)
  • Email: Luatsu@nguyenluat.vn.
  • Facebook: facebook.com/nguyenlaw2017

Trân trọng!

Từ khóa » Siết Nợ Hợp Pháp