Siêu âm Có Phát Hiện Ung Thư Bàng Quang Không? - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Siêu âm là một loại xét nghiệm hình ảnh khá phổ biến giúp chẩn đoán rất nhiều bệnh trong y học hiện đại ngày nay. Vậy, siêu âm có phát hiện ung thư bàng quang không và những xét nghiệm nào giúp chẩn đoán sớm căn bệnh nguy hiểm này? Mời bạn cùng Hello Bacsi đi tìm lời giải đáp cho vấn đề này nhé!
Trước khi tìm hiểu vấn đề siêu âm có phát hiện ung thư bàng quang không thì bạn nên biết ung thư bàng quang là gì? Ung thư bàng quang thường bắt đầu từ các tế bào biểu mô nằm bên trong bàng quang. Chúng phát triển một cách bất thường, không kiểm soát và tạo ra khối u ác tính bên trong bàng quang. Tế bào biểu mô cũng có thể được tìm thấy trong thận và niệu quản kết nối thận với bàng quang.
Ung thư bàng quang là một tình trạng nguy hiểm nên cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Hầu hết các bệnh ung thư bàng quang được chẩn đoán ở giai đoạn đầu đều có khả năng điều trị thành công cao. Vậy, siêu âm có phát hiện ung thư bàng quang hay không và những xét nghiệm nào giúp chẩn đoán sớm bệnh?
Siêu âm có phát hiện ung thư bàng quang?
Siêu âm có phát hiện ung thư bàng quang không? Siêu âm có thể giúp phát hiện ung thư bàng quang. Siêu âm là một loại xét nghiệm hình ảnh mà trong đó sẽ sử dụng sóng âm thanh tần số cao để tạo ra hình ảnh của các cơ quan nội tạng. Siêu âm thường là một xét nghiệm dễ thực hiện, không có tác dụng phụ và không sử dụng bức xạ.
Xét nghiệm này giúp ích trong việc phát hiện sỏi, xác định kích thước của ung thư bàng quang, đồng thời đo độ dày thành bàng quang và đánh giá mức độ xâm lấn của khối u lên thành bàng quang.
Bên cạnh đó, siêu âm giúp bác sĩ nhận biết liệu khối u bàng quang có di căn ra ngoài bàng quang đến các cơ quan khác hoặc mô lân cận hay không. Siêu âm cũng có thể được sử dụng để xem xét tình trạng thận hoặc hướng kim sinh thiết vào khu vực nghi ngờ có ung thư trong bụng hoặc xương chậu.
Siêu âm có phát hiện ung thư bàng quang không? Siêu âm chỉ giúp xác định các bất thường trên bàng quang và chỉ dừng ở mức nghi ngờ mắc bệnh ung thư. Xét nghiệm để kết luận bệnh nhân mắc ung thư bàng quang sẽ là nội soi bàng quang kèm sinh thiết và tế bào học nước tiểu. Vì vậy, ngoài siêu âm, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm ung thư bàng quang khác để biết chính xác giai đoạn bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Các xét nghiệm ung thư bàng quang khác
Ngoài vấn đề siêu âm có phát hiện ung thư bàng quang không, bạn cũng nên biết thêm về các xét nghiệm thường dùng để chẩn đoán ung thư bàng quang, bao gồm:
Nội soi bàng quang
Tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán xét nghiệm ung thư bàng quang là nội soi bàng quang. Bác sĩ sẽ sử dụng một ống dài, mỏng, linh hoạt và có đèn chiếu sáng kèm một camera ở đầu (ống nội soi bàng quang) đặt qua niệu đạo. Thông qua ống soi bàng quang, bác sĩ có thể nhìn thấy bên trong niệu đạo và niêm mạc bàng quang để tìm ra các dấu hiệu của ung thư.
Tuy nhiên, nội soi bàng quang có thể gây đau, khó chịu, làm trầy xước niệu đạo hoặc có nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Vì vậy, nội soi chỉ được chỉ định khi siêu âm có phát hiện ung thư bàng quang hoặc nghi ngờ có khối u trong bàng quang.
Sinh thiết
Nếu phát hiện ra bất thường, chẳng hạn như khối u, sỏi hoặc các mảng mô trong quá trình nội soi bàng quang, bác sĩ có thể đề nghị tiến hành sinh thiết. Sinh thiết là việc các bác sĩ sẽ sử dụng một công cụ đặc biệt được gọi là kim sinh thiết để thu thập mẫu mô, hoặc tế bào bất thường trong bàng quang thông qua siêu âm, chụp X-quang, nội soi… Sau đó, mẫu mô này sẽ được bác sĩ mang đến phòng xét nghiệm để xác định có phải là ung thư hay không.
Đôi khi, bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết trong thủ thuật cắt bỏ khối u bàng quang qua đường niệu đạo (TURBT). Đây là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu, không cần rạch trên cơ thể. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ loại bỏ khối u và một số cơ bàng quang xung quanh khối u. Sinh thiết xét nghiệm cũng có thể cho biết liệu nó có xâm lấn vào lớp cơ của thành bàng quang hay không.
Ung thư bàng quang đôi khi có thể bắt đầu ở nhiều vùng của bàng quang (hoặc ở các bộ phận khác của đường tiết niệu). Do đó, bác sĩ có thể lấy mẫu mô từ nhiều bộ phận khác nhau của bàng quang, đặc biệt nếu nghi ngờ ung thư nhưng không thể nhìn thấy khối u. Nước muối rửa bên trong bàng quang cũng có thể được thu thập và xét nghiệm để tìm tế bào ung thư.
Xét nghiệm nước tiểu
Một mẫu nước tiểu của bệnh nhân sẽ được thu thập và phân tích để kiểm tra xem liệu có bất kỳ tế bào ung thư nào trong đó hay không. Quy trình này được gọi là tế bào học nước tiểu. Tế bào học nước tiểu có thể giúp tìm ra một số bệnh ung thư. Tuy nhiên, không tìm thấy ung thư trong xét nghiệm này không có nghĩa là bạn không bị ung thư.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể tiến hành phân tích nước tiểu để kiểm tra tế bào hồng cầu và bạch cầu trong máu và các chất khác có trong nước tiểu để loại trừ nhiễm trùng đường tiết niệu. Đồng thời, phân tích nước tiểu cũng giúp tìm ra chất chỉ điểm khối u có thể do tế bào ung thư bàng quang tạo ra.
Xét nghiệm hình ảnh
Các xét nghiệm hình ảnh được sử dụng để kiểm tra cấu trúc bên trong của đường tiết niệu, xác định vị trí tắc nghẽn, vị trí khối u, đồng thời giúp xác định ung thư đã di căn đến các cơ quan lân cận hoặc các vị trí ở xa hơn trên cơ thể hay chưa.
Chúng có thể bao gồm:
- Chụp tĩnh mạch là một loại chụp X-quang được sử dụng để xem xét chi tiết đường tiết niệu trên và giúp nhìn thấy rõ các vị trí ung thư dù nhỏ nhất.
- Chụp CT tiết niệu sẽ giúp cung cấp hình ảnh chi tiết về đường tiết niệu, để bác sĩ chẩn đoán chính xác kích thước, hình dạng và vị trí của bất kỳ khối u nào trong đường tiết niệu, bao gồm bàng quang.
- Chụp CT vùng bụng và xương chậu để xác định xem liệu ung thư bàng quang đã di căn ra ngoài bàng quang hay chưa. Xét nghiệm cũng có thể giúp hiển thị các hạch bạch huyết chứa ung thư, cũng như các cơ quan khác trong bụng và xương chậu.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) cho thấy hình ảnh chi tiết của các mô mềm trong cơ thể bằng cách sử dụng nam châm và sóng vô tuyến thay vì tia X như chụp CT. Xét nghiệm giúp tạo ra hình ảnh chất lượng cao và chi tiết của khối u bàng quang lan ra ngoài các cơ quan lân cận, chẳng hạn như ngực, xương chậu và bụng.
- Chụp X-quang ngực cũng có thể được thực hiện để phát hiện xem có ung thư di căn đến phổi hay không.
- Xạ hình xương được thực hiện để tìm sự di căn của ung thư đến xương. Xét nghiệm này chỉ được thực hiện khi bệnh nhân có các triệu chứng như đau xương hoặc nếu xét nghiệm máu cho thấy ung thư có thể đã di căn vào xương.
Nếu xét nghiệm hình ảnh cho thấy các hạch bạch huyết lân cận hoặc các dấu hiệu cho thấy sự lây lan của ung thư, bác sĩ có thể yêu cầu sinh thiết thêm để xác nhận kết quả.
Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc siêu âm có phát hiện ung thư bàng quang hay không, cũng như hiểu rõ hơn về các xét nghiệm ung thư bàng quang khác giúp chẩn đoán sớm bệnh. Thông thường, nhiều xét nghiệm ung thư bàng quang có thể được thực hiện để xác định chính xác giai đoạn bệnh, đồng thời giúp bác sĩ đưa ra tiên lượng và phác đồ điều trị phù hợp.
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » Thành Bàng Quang Dày Trên Siêu âm
-
Dày Thành Bàng Quang Trên Siêu âm Nói Lên điều Gì? | Vinmec
-
Dày Thành Bàng Quang: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách điều Trị
-
Dày Thành Bàng Quang Trên Siêu âm Nói Lên điều Gì? - Bệnh Viện ...
-
Siêu âm Bàng Quang Và Những Bệnh Lý Thường Gặp ở ... - Medlatec
-
Dày Thành Bàng Quang Là Gì? Nguy Hiểm Không?
-
Thành Bàng Quang Dày Báo Hiệu Bệnh Gì?
-
Tìm Hiểu Về Phương Pháp Siêu âm Sỏi Bàng Quang
-
Bàng Quang Thần Kinh - Rối Loạn Di Truyền - Cẩm Nang MSD
-
Siêu âm Chẩn đoán Các Bệnh Bàng Quang - ViRAD
-
Van Niệu đạo Sau | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Dày Thành Bàng Quang Là Bệnh Gì? | Phòng Khám Đa Khoa Đại Tín
-
Benh Ly Bang Quang - SlideShare
-
MRI Trong Chẩn đoán Ung Thư Bàng Quang
-
Hình ảnh Siêu âm Bệnh Lý Niệu Quản, Bàng Quang