Siêu Âm Đầu Dò Là Gì? Phát Hiện Bệnh Phụ Khoa Nào?
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Thạc sĩ BÁC SĨ ĐỖ THANH HÀ
Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội
Đặt lịch
Siêu âm đầu dò là một kỹ thuật siêu âm vùng chậu, có giá trị cao trong chẩn đoán. Kỹ thuật này thường được bác sĩ Sản phụ khoa chỉ định để thăm khám tổng quát bộ phận sinh dục, chẩn đoán chính xác các bệnh lý ở cổ tử cung, ống dẫn trứng, vòi trứng, buồng trứng… của phụ nữ.
Siêu âm đầu dò là gì?
Siêu âm đầu dò (Transvaginal Ultrasonography) là một kỹ thuật siêu âm vùng chậu. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách dùng sóng siêu âm tần số cao tác động qua ngã âm đạo đối với nữ giới đã quan hệ tình dục, người lớn tuổi và những người đã có gia đình. Dựa vào các mục đích khác, những bệnh nhân chưa quan hệ tình dục hoặc bệnh nhi sẽ được siêu âm qua ngã trực tràng.
Kết quả siêu âm đầu dò cho phép bác sĩ chuyên khoa quan sát hình ảnh buồng trứng, tử cung, cổ tử cung và những bộ phận quan trọng khác của cơ quan sinh sản. Hình ảnh từ kỹ thuật này có độ phân giải cao giúp bác sĩ có thể tìm điểm bất thường, đồng thời chẩn đoán chính xác những vấn đề ở cơ quan sinh dục và bệnh lý phụ khoa.
Tùy thuộc vào mục đích chẩn đoán, bác sĩ Sản phụ khoa có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện siêu âm đầu dò âm đạo hoặc siêu âm đầu dò hậu môn. Cụ thể:
- Siêu âm đầu dò âm đạo: Siêu âm đầu dò âm đạo được bác sĩ yêu cầu thực hiện cho những trường hợp có dấu hiệu mang thai ngoài tử cung, nữ giới mang thai giai đoạn đầu, đánh giá mức độ nguy hiểm của những khối u ở tử cung, buồng trứng, tìm kiếm nguồn gốc của những khối u tồn tại trong tiểu cung và kiểm tra tim thai nhi. Ngoài ra kỹ thuật này còn được chỉ định để xác định thời gian rụng trứng kiểm tra tình trạng ứ nước, ứ mủ vòi trứng…
- Siêu âm đầu dò trực tràng: Siêu âm đầu dò trực tràng được chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý xảy ra ở vùng tiểu khung ở những bệnh nhân chưa từng hoạt động tình dục hoặc bệnh nhi.
Để thực hiện siêu âm đầu dò âm đạo đánh giá sức khỏe sinh sản và sinh lý của nữ giới, bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng một dụng cụ có đầu tròn nhỏ (kích thước dao động khoảng 2- 3 inch) để tiếp xúc trực tiếp với thành âm đạo. Từ đó thu về hình ảnh rõ nét từ bên trong để đánh giá tình trạng sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới.
ĐỌC NGAY: Khám Phụ Khoa Định Kỳ Như Nào? Bao Lâu/ Lần? Ở Đâu?
Siêu âm đầu dò phát hiện bệnh phụ khoa nào?
Khi nhận thấy có một hoặc nhiều bất thường diễn ra bên trong cơ thể, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân tiến hành siêu âm đầu dò để kiểm tra bộ phận sinh dục. Ngoài ra kỹ thuật này có thể được chỉ định nếu muốn kiểm tra chi tiết vòi trứng, buồng trứng, tử cung, cổ tử cung, đánh giá tình trạng rụng trứng, độ dày của niêm mạc từ cung và sự phát triển của trứng…
Đối với nữ giới, siêu âm đầu dò sẽ giúp phát hiện những bệnh lý sau:
- U nang buồng trứng: U nang buồng trứng là một trong các bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới. Bệnh thể hiện cho hiện tượng khối u chứa chất rắn hoặc chứa dịch hình thành và phát triển bất thường ở bên trong hoặc trên buồng trứng. U nang buồng trứng có mức độ nguy hiểm cao do có khả năng gây biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên các u nang phát triển mà không phát sinh ra bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng rõ ràng nào. Do đó để sớm phát hiện u nang, nữ giới cần đến bệnh viện và siêu âm phụ khoa định kỳ.
- U xơ tử cung: U xơ tử cung được xác định là những khối u nhỏ xuất hiện và tiến triển từ lớp cơ của tử cung. Thông qua hình thành thu được từ phương pháp siêu âm đầu dò tử cung, bác sĩ chuyên khoa có thể đánh giá chính xác tình trạng, kích thước và mức độ nguy hiểm của khối u này. U xơ tử cung có thể xảy ra ở nữ giới ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên những người đang trong độ tuổi trung niên (từ 30 đến 50) tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Ung thư tử cung: Những tế bào ung thư có thể hình thành và phát triển bên trong tử cung nhưng thường không phát sinh triệu chứng khiến người bệnh không hề hay biết. Bệnh chỉ có thể được phát hiện và chẩn đoán chính xác mức độ nguy hiểm thông qua kết quả siêu âm phụ khoa định kỳ hoặc thông qua các dấu hiệu bất thường khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng.
- Viêm tắc ống vòi trứng: Thông qua hình ảnh thu được từ phương pháp siêu âm đầu dò, bác sĩ chuyên khoa có thể xác định được tình trạng viêm tắc ống vòi trứng cùng vị trí bị tắc. Cuối cùng xem xét và đề ra phương pháp điều trị phụ hợp. Tuy nhiên hình ảnh siêu âm chỉ phát hiện ra tình trạng viêm tắc ống vòi trứng khi tại vị trí bệnh có biểu hiện ứ mủ, ứ dịch hoặc viêm khiến kích thước của vòi trứng tăng cao.
Đối với phụ nữ mang thai, hình ảnh từ phương pháp siêu âm đầu dò sẽ giúp bác sĩ chuyên khoa xác định được những vấn đề sau:
- Thai ngoài tử cung: Siêu âm phụ khoa sẽ giúp xác định chính xác vị trí của thai nhi khi thai phụ tiến hành khám thai ở tuần thứ 4 hoặc thứ 5. Hình ảnh siêu âm có thể phát hiện được các trường hợp mang thai ngoài tử cung. Điều này sẽ giúp thai phụ sớm xử lý, ngăn chặn những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra. Cụ thể như thai ngoài tử cung vỡ gây vỡ ống dẫn trứng, nhiễm trùng ổ bụng. Trong trường hợp siêu âm qua thành bụng, thai ngoài tử cung sẽ không được phát hiện.
- Thai ngừng phát triển: Siêu âm đầu dò giúp sớm phát hiện hoạt động của tim thai và đánh giá tim thai đối với thai phụ ở tuần thứ 6 – 8. Trong trường hợp không nhận thấy hoạt động của tim thai thì khả năng cao thai ngừng phát triển.
- Đánh giá số lượng thai: Siêu âm phụ khoa giúp đánh giá số lượng thai, xác định thai khác noãn hay thai một noãn.
- Nhau tiền đạo: Trường hợp thai nhi đã lớn, sóng âm bị che khuất do đầu thai nhi quay xuống dưới khiến bác sĩ chuyên khoa nghi ngờ nhau tiền đạo. Đối với trường hợp này, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu thai phụ tiến hành siêu âm đầu dò để kiểm tra và xác định chính xác vị trí của bánh nhau thai.
Khi nào nên siêu âm đầu dò?
Siêu âm đầu dò là kỹ thuật chẩn đoán giúp đánh giá chính xác và chi tiết về những bất thường đang diễn ra ở cổ tử cung, tử cung, vòi trứng và buồng trứng… Chính vì thế nếu nhận thấy các dấu hiệu, triệu chứng bất thường xuất hiện hoặc rơi vào một trong những trường hợp được liệt kê dưới đây, nữ giới cần đến bệnh viện và tiến hành siêu âm đầu dò âm đạo.
- Những dấu hiệu bất thường xảy ra gồm đau vùng bụng dưới, đau vùng xương chậu nhiều lần trong ngày.
- Những trường hợp bị rối loạn kinh nguyệt.
- Có nghi ngờ bị u xơ tử cung, u nang buồng trứng.
- Đau khi quan hệ tình dục.
- Chảy máu bất kỳ ở vùng kín trong thời kỳ mang thai.
- Khô hoặc ngứa ngáy vùng kín.
- Khí hư có mùi hôi, ra nhiều và có màu sắc bất thường.
Ngoài ra bạn cũng có thể tiến hành siêu âm phụ khoa trong trường hợp:
- Kiểm tra và xác định vị trí đặt vòng tránh thai.
- Theo dõi nhịp tim của thai nhi.
- Kiểm tra và đánh giá sức khỏe vùng xương chậu.
- Kiểm tra và đánh giá sức khỏe sinh sản.
ĐỪNG BỎ LỠ: Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Cho Người Chưa Lập Gia Đình
Quy trình thực hiện siêu âm đầu dò
Quy trình thực hiện siêu âm đầu dò gồm các bước cơ bản sau:
- Bước 1(chuẩn bị): Đi vệ sinh trước khi tiến hành siêu âm hoặc uống nhiều nước (khoảng 800 – 1000ml nước) trước khi tiến hành siêu âm khoảng 30 – 60 phút theo mục đích khảo sát và yêu cầu làm căng bàng quang của bác sĩ chuyên khoa.
- Bước 2: Người bệnh được yêu cầu cởi quần áo từ eo trở xuống và mặc váy để tiến hành siêu âm phụ khoa.
- Bước 3: Nằm ngửa trên bàn siêu âm, co hai đầu gối và dang rộng hoặc gác hai chân lên giá đỡ. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn kê một gối nhỏ ở phần hông để quá trình siêu âm diễn ra thuận lợi nhất.
- Bước 4: Bác sĩ sử dụng bao cao su bọc đầu dò kèm gel bôi trơn để đưa vào âm đạo, thông thường đầu dò sẽ được đưa vào sâu trong âm đạo khoảng 5 – 7 cm. Ở một số trường hợp, bác sĩ chuyên khoa có thể tiến hành siêu âm đường truyền muối (SIS), thực hiện trong lòng tử cung để thu về hình ảnh rõ nét hơn. Tuy nhiên phụ nữ đang bị nhiễm trùng hoặc phụ nữ đang mang thai không được áp dụng phương pháp siêu âm nước muối.
- Bước 5: Đầu dò nhanh chóng phát sóng siêu âm, sau đó thu lại tính hiệu. Tín hiệu sau khi thu lại sẽ được mã hóa, cuối cùng truyền ảnh trực tiếp những bộ phận, cơ quan thuộc vùng chậu. Trong quá trình siêu âm, bác sĩ có thể xoay nhẹ đầu dò siêu âm để thu được hình ảnh tổng thể và đầy đủ. Từ những hình ảnh thu được, bác sĩ chuyên khoa có thể kiểm tra, xác định chính xác tình trạng sức khỏe, khả năng sinh sản, kịp thời phát hiện những bệnh lý, vấn đề bất thường và điều trị.
Những điều cần lưu ý khi thực hiện siêu âm đầu dò âm đạo
Tùy thuộc vào lý do siêu âm và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, bàng quang phải đầy (bàng quang đầy giúp làm rõ hình ảnh siêu âm của những bộ phận, cơ quan vùng chậu) hoặc bàng quang phải trống.
- Trong trường hợp bác sĩ chuyên khoa yêu cầu làm trống bàng quang thì bệnh nhân cần đi vệ sinh trước khi tiến hành siêu âm đầu dò.
- Trong trường hợp bác sĩ yêu cầu làm đầy bàng quang thì bệnh nhân cần phải uống nhiều nước trước khi tiến hành siêu âm khoảng 30 phút.
- Đối với trường hợp đang trong chu kỳ kinh nguyệt thì bệnh nhân cần phải lấy tampon ra ngoài và loại bỏ nếu đang sử dụng trước khi tiến hành siêu âm.
- Siêu âm đầu dò không gây đau đớn và tương đối an toàn. Tuy nhiên kỹ thuật này có thể tạo ra cảm giác hơi khó chịu cho người bệnh.
- Trong quá trình thực hiện siêu âm phụ khoa, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa đầu dò siêu âm có kích thước khoảng 3 hoặc 4 cm tiếp xúc và vào trong ống âm đạo. Qua đó, những hình ảnh chi tiết về buồng trứng, tử cung, cổ tử cung, vòi trứng và những bộ phận quan trọng khác của cơ quan sinh sản sẽ xuất hiện. Từ đó giúp xác định được những bệnh lý, vấn đề bất thường, đồng thời kịp thời chẩn đoán và điều trị bệnh.
Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật siêu âm đầu dò
Kỹ thuật siêu âm đầu dò tồn tại những ưu điểm và nhược điểm sau:
Ưu điểm
- Kết quả thu được từ quá trình siêu âm đầu dò mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc chẩn đoán phát hiện sớm bệnh lý và những vấn đề bất thường để kịp thời thăm khám và điều trị, tránh phát sinh rủi ro và biến chứng không mong muốn.
- Hình ảnh siêu âm giúp bác sĩ chuyên khoa quan sát rõ hơn bên trong cơ quan sinh dục. Từ đó phát hiện sớm những bệnh lý nguy hiểm hoặc những bệnh lý không được phát hiện bằng phương pháp siêu âm vùng bụng.
Nhược điểm
- Không có khả năng quan sát được những tần cao hơn tồn tại trong ổ bụng. Do đó, ở một số trường hợp, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện kết hợp phương pháp siêu âm bụng và siêu âm đầu dò.
Siêu âm đầu dò có đau không? Nguy hiểm không?
Việc đưa đầu dò vào sâu trong ống âm đạo thường không gây đau nhưng có thể khiến bệnh nhân cảm thấy hơi khó chịu và áp lực. Tuy nhiên cảm giác khó chịu này thường không nhiều và không kéo dài. Thông thường ngay sau khi hoàn tất cảm giác khó chịu cũng sẽ biến mất.
Những bác sĩ thực hiện kỹ thuật siêu âm đầu dò thường có chuyên môn cao, lành nghề nên hầu hết các trường hợp siêu âm qua ngã âm đạo đều không phát sinh bất kỳ rủi ro sức khỏe nào.
Đối với phụ nữ mang thai, bác sĩ chuyên khoa sẽ di chuyển đầu dò quanh âm đạo khi siêu âm thai chứ không chạm vào cổ tử cung. Vì thế quá trình siêu âm sẽ không làm ảnh hưởng đến thai nhi. Đồng thời không làm phát sinh bất kỳ ảnh hưởng nào liên quan đến cổ tử cung và tử cung.
Hy vọng thông tin trong bài viết có thể hỗ trợ, giúp bạn hiểu hơn về vấn đề “Siêu âm đầu dò là gì? Phát hiện bệnh phụ khoa nào? Quy trình thực hiện và những điều cần lưu ý”. Nhìn chung kết quả thu được từ quá trình siêu âm đầu dò có thể giúp bạn chẩn đoán phát hiện sớm bệnh lý và những vấn đề bất thường. Từ đó giúp kịp thời thăm khám và điều trị, tránh phát sinh rủi ro và biến chứng không mong muốn. Vì thế, tốt nhất bạn nên khám sức khỏe và siêu âm định kỳ để đánh giá và kiểm soát tình trạng sức khỏe hiệu quả.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Khám phụ khoa ở bệnh viện nào tốt nhất hiện nay? TOP 10 địa chỉ uy tín
- 10 bệnh phụ khoa nguy hiểm – Có thể gây vô sinh, ung thư
Từ khóa » đầu Dò La Gi
-
Siêu âm đầu Dò Thực Hiện Thế Nào? Có Gây đau Không? - Vinmec
-
Siêu âm đầu Dò Là Gì? Siêu âm đầu Dò Có đau Không?
-
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SIÊU ÂM ĐẦU DÒ
-
Siêu âm đầu Dò Qua Ngả âm đạo được Sử Dụng Nhằm Mục đích Gì?
-
Siêu âm đầu Dò - Những điều Cần Lưu ý
-
Siêu âm đầu Dò Là Gì? Siêu âm đầu Dò Có Lây Bệnh Không?
-
Siêu âm đầu Dò để Chẩn đoán Bệnh Phụ Khoa - Kỹ Thuật Này Có Rủi Ro?
-
Khi Nào Cần Siêu âm đầu Dò âm đạo - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Siêu âm đầu Dò Có ĐAU Không Và Có AN TOÀN Không?
-
Siêu âm đầu Dò Là Gì? Có Nên Siêu âm đầu Dò Khi Mang Thai Không?
-
SIÊU ÂM ĐẦU DÒ VÀ NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT
-
Tất Tần Tật Những điều Mẹ Bầu Cần Biết Về Siêu âm đầu Dò
-
Siêu âm đầu Dò Là Gì? Có đau Không Và Có An Toàn?
-
Siêu âm đầu Dò Thực Hiện Thế Nào? Có Gây đau Không? - Suckhoe123