Siêu âm đầu Dò Thực Hiện Thế Nào? Có Gây đau Không? - Suckhoe123

  • Trang chủ
  • Thẩm mỹ
  • Sức khỏe
  • Nhóm
  • Video
  • Hình ảnh
  • Bảng giá dịch vụ
  • Kết nối bạn bè
  • Tin thẩm mỹ - sức khỏe
  • Tin tức
  • Blog tổng hợp
Xem thêm Cài đặt app suckhoe123 để kết nối nhanh với chuyên gia: Tải app android suckhoe123 Tải app ios suckhoe123
  • Công cụ
    • Trắc nghiệm da...
    • Thuật ngữ y khoa
    • Từ điển y khoa
    • Chỉ số BMI
    • Công cụ tính BMR
  • Trang thẩm mỹ
  • Trang sức khỏe
  • Giới thiệu Liên hệ Tài khoản Điều khoản sử dụng Hệ thống đang hoạt động thử nghiệm chờ cấp phép DMCA.com Protection Status Siêu âm đầu dò thực hiện thế nào? Có gây đau không? Bác sĩ gia đình 11:51 +07 Thứ năm, 29/09/2022 Chia sẻ
    • Chia sẻ ngay
    • Chia sẻ lên bảng tin
    • Chia sẻ lên trang bạn bè
    • Chia sẻ vào nhóm
    • Sao chép liên kết
    Siêu âm đầu dò là kỹ thuật siêu âm vùng chậu được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định để thăm khám, chẩn đoán các bệnh lý ở buồng trứng, ống dẫn trứng, cổ tử cung...của phụ nữ. Đây là một chẩn đoán quan trọng có giá trị cao trong việc phát hiện và điều trị các bệnh lý liên quan đến hệ sinh sản.

    1. Siêu âm đầu dò là gì?

    Siêu âm đầu dò (Transvaginal Ultrasonography) là kỹ thuật sử dụng sóng siêu âm tần số cao tiếp xúc qua ngõ âm đạo để từ đó hiển thị hình ảnh chuyên sâu với độ chính xác cao ở tử cung, buồng trứng và các bộ phận khác của cơ quan sinh sản.

    Tùy theo từng mục đích chẩn đoán mà bác sĩ sẽ có chỉ định siêu âm đầu dò hậu môn hoặc là siêu âm đầu dò âm đạo cho bệnh nhân:

    • Siêu âm đầu dò hậu môn: Được chỉ định để phát hiện các bệnh lý ở vùng tiểu khung, trực tràng, tuyến tiền liệt...
    • Siêu âm dò âm đạo: Được chỉ định trong các trường hợp phụ nữ mang thai giai đoạn đầu, phụ nữ có dấu hiệu mang thai ngoài tử cung, đánh giá các khối u ở buồng trứng, tử cung, kiểm tra tim thai thai nhi, đánh giá nguồn gốc của các khối u trong tiểu khung. Ngoài ra, siêu âm đầu dò âm đạo còn được dùng để kiểm tra tình trạng ứ mủ vòi trứng, ứ nước, xác định thời gian rụng trứng...
    Siêu âm đầu dò thực hiện thế nào? Có gây đau không?
    Kỹ thuật siêu âm đầu dò âm đạo

    2. Khi nào cần thực hiện siêu âm đầu dò?

    2.1. Cơ thể có những dấu hiệu bất thường

    Khi nhận thấy cơ thể có những triệu chứng, dấu hiệu sau đây thì người bệnh cần đi siêu âm thăm khám:

    • Đau vùng xương chậu
    • Chảy máu âm đạo chưa rõ nguyên nhân
    • Kiểm tra u xơ tử cung, u nang buồng trứng
    • Kiểm tra vị trí đặt vòng tránh thai, cần xác nhận rằng đặt vòng tránh thai đúng vị trí
    • Đánh giá sức khỏe vùng xương chậu
    • Các trường hợp rối loạn kinh nguyệt.
    Siêu âm đầu dò thực hiện thế nào? Có gây đau không?
    Tinh trạng u nang buồng trứng ở phụ nữ

    2.2. Khám phụ khoa định kỳ

    Phụ nữ thường có những đợt khám phụ khoa định kỳ, trong những lần này có thể bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm đầu dò để đánh giá chi tiết hơn về cơ quan sinh dục, chẩn đoán một số bệnh phụ khoa. Tùy từng bệnh lý hoặc tùy theo mục đích chẩn đoán mà bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân khám bằng siêu âm đầu dò âm đạo hoặc siêu âm đầu dò hậu môn.

    • Siêu âm đầu dò phát hiện bệnh gì?

    Trong một số trường hợp, những người khám phụ khoa sẽ được chỉ định siêu âm đầu dò nếu nghi ngờ có những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung (thai làm tổ bên ngoài tử cung, thường là trong ống dẫn trứng), đánh giá các khối u (u nang buồng trứng, u xơ tử cung), đánh giá độ dày niêm mạc tử cung, đo kích thước trứng để xác định thời điểm rụng trứng phục vụ cho kỹ thuật thụ tinh nhân tạo...

    Ngoài ra phương pháp siêu âm đầu dò hậu môn còn giúp chẩn đoán các bệnh lý ở vùng tiểu khung, trực tràng, tuyến tiền liệt,...

    2.3. Khám chẩn đoán cho phụ nữ đang mang thai

    Đối với thai phụ, bác sĩ cũng có thể chỉ định siêu âm qua âm đạo trong thai kỳ để:

    • Xác nhận có thai sớm
    • Theo dõi nhịp tim của thai nhi ở tuần thai 6 - 8 tuần, phát hiện sớm dấu hiệu bất thường của tim thai, tim bẩm sinh
    • Đánh giá tình trạng bất thường của nhau thai
    • Xác định nguyên nhân gây chảy máu bất thường
    • Chẩn đoán nguy cơ sẩy thai, sinh non thông qua những dấu hiệu bất thường.

    Siêu âm đầu dò thường được sử dụng cho những phụ nữ mới mang thai. Đây là quy trình rất cần thiết có tác dụng quan trọng giúp nhận biết có thai trong giai đoạn đầu, khi phôi thai còn rất nhỏ và sẽ không hiển thị hình ảnh nếu chỉ siêu âm ở thành bụng.

    Đối với những trường hợp thai nhi đã phát triển lớn, đầu thai nhi quay xuống dưới che khuất sóng âm khiến bác sĩ nghi ngờ nhau tiền đạo thì cũng có thể tiến hành siêu âm đầu dò để xác định vị trí của bánh nhau.

    Siêu âm đầu dò thực hiện thế nào? Có gây đau không?
    Siêu âm đầu dò ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai

    3. Quy trình thực hiện siêu âm đầu dò

    • Chuẩn bị:

    Để thực hiện siêu âm đầu dò, người bệnh không cần phải chuẩn bị gì nhiều. Chủ yếu là đi vệ sinh trước khi thăm khám hoặc nếu cần làm căng đầy bàng quang thì uống nước (800-1000ml) trước khi siêu âm từ 30 phút đến 1 tiếng. Bàng quang đầy nước sẽ giúp hình ảnh siêu âm rõ ràng hơn về các cơ quan ở vùng chậu.

    Bước 1: Để thực hiện thủ thuật, người bệnh sẽ được yêu cầu cởi quần áo từ eo trở xuống.

    Bước 2: Sau đó người bệnh sẽ nằm lên bàn siêu âm, gác 2 chân lên giá đỡ. Để siêu âm thuận lợi nhất, bác sĩ có thể cho bệnh nhân kê một gối nhỏ ở phần hông.

    Bước 3: Bác sĩ sẽ tiến hành đưa đầu dò (đã bọc bằng bao cao su có kèm gel bôi trơn) vào khoảng 5-7cm trong âm đạo. Trong một số trường hợp bác sĩ có thể siêu âm truyền nước muối (SIS) vào lòng tử cung để giúp tạo hình ảnh rõ nét hơn. Tuy nhiên thủ thuật siêu âm nước muối không được thực hiện ở phụ nữ có thai hoặc đang có tình trạng nhiễm trùng.

    Bước 4: Đầu dò phát sóng siêu âm và thu lại tín hiệu, tín hiệu này được mã hóa và truyền ảnh trực tiếp các cơ quan vùng chậu. Trong quá trình tiến hành, đầu dò siêu âm có thể được xoay nhẹ để thu được hình ảnh đầy đủ và tổng thể.

    Từ những hình ảnh này, bác sĩ có thể xác định tình trạng sức khỏe, chẩn đoán kịp thời các bệnh lý nếu có.

    Siêu âm đầu dò thực hiện thế nào? Có gây đau không?
    Hình ảnh siêu âm đầu dò âm đạo
    • Siêu âm đầu dò có đau không? Mức độ nguy hiểm?

    Khi đầu dò được đưa vào ống âm đạo, một số người bệnh sẽ cảm thấy áp lực hoặc hơi khó chịu. Tuy nhiên sự khó chịu này thường không nhiều và sẽ biến mất sau khi hoàn tất.

    Siêu âm đầu dò thường được thực hiện bởi các bác sĩ lành nghề, có chuyên môn cao nên hầu như không có rủi ro sức khỏe nào khi thực hiện siêu âm qua ngã âm đạo. Đối với thai phụ, khi siêu âm thai bác sĩ sẽ di chuyển thiết bị quanh âm đạo chứ không chạm vào cổ tử cung nên sẽ không ảnh hưởng gì đến thai nhi, cũng không gây bất kỳ ảnh hưởng gì đến tử cung và cổ tử cung.

    Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

    Click để đánh giá bài viết Gửi bình luận Hủy Blog khác của bác sĩ Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm

    Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.

    [Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không? [Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?

    Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.

    Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng

    Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.

    Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng

    Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.

    Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma

    Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.

    Video có thể bạn quan tâm MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI 05:24 MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI Có mặt từ sáng sớm, MC Khánh Vy an toàn nhẹ nhàng vượt qua hàng rào khai báo y tế vô cùng bài bản chặt chẽ tại BV, cô gái đáng yêu tay xách nách... 3 năm trước 1214 Lượt xem SỬ DỤNG BỘT NGHỆ ĐỂ CHỮA DẠ DÀY, NÊN HAY KHÔNG? SỬ DỤNG BỘT NGHỆ ĐỂ CHỮA DẠ DÀY, NÊN HAY KHÔNG? 02:53 SỬ DỤNG BỘT NGHỆ ĐỂ CHỮA DẠ DÀY, NÊN HAY KHÔNG? Từ lâu, nghệ là một vị thuốc dân gian, có tính hoạt huyết mau liền vết thương và chống gốc tự do. Sử dụng bột nghệ trong điều trị bệnh lý về dạ dày... 3 năm trước 1143 Lượt xem BẠN ĐÃ THỰC SỰ HIỂU RÕ VỀ ÁNH SÁNG XANH? BẠN ĐÃ THỰC SỰ HIỂU RÕ VỀ ÁNH SÁNG XANH? 01:28 BẠN ĐÃ THỰC SỰ HIỂU RÕ VỀ ÁNH SÁNG XANH? Phải chăng sự xuất hiện của ánh sáng xanh chỉ đến từ màn hình của các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại?Hãy cùng BS Nguyễn Thị... 3 năm trước 811 Lượt xem Dâu không được đứng, không được dừng, mà phải chạy, chạy Dâu không được đứng, không được dừng, mà phải chạy, chạy 00:50 Dâu không được đứng, không được dừng, mà phải chạy, chạy Một ngày nào đó, ngày đẹp trờiMình cùng bay, bay, bay.. cao, caoDưới là mặt đất, trên bầu trời muôn ngàn vì saoDâu Tây trông... 3 năm trước 968 Lượt xem KHÔNG CÒN BỐC SỐ - QUÊN ĐI NỖI LO XẾP HÀNG - Dịch vụ đặt lịch miễn phí tại Bệnh Viện Nhi Đồng KHÔNG CÒN BỐC SỐ - QUÊN ĐI NỖI LO XẾP HÀNG - Dịch vụ đặt lịch miễn phí tại Bệnh Viện Nhi Đồng 01:43 KHÔNG CÒN BỐC SỐ - QUÊN ĐI NỖI LO XẾP HÀNG - Dịch vụ đặt lịch miễn phí tại Bệnh Viện Nhi Đồng Cảnh ba mẹ “tay xách, nách mang” đưa con đi khám sớm sẽ không còn nữa với 5 phút đặt lịch tại nhà️ 3 năm trước 894 Lượt xem Tin liên quan Xét nghiệm ferritin là gì? Khi nào cần thực hiện? Xét nghiệm ferritin là gì? Khi nào cần thực hiện?

    Ferritin là một loại protein dự trữ sắt và giải phóng sắt khi cơ thể cần. Ferritin tập trung chủ yếu trong các tế bào và chỉ có một lượng rất nhỏ lưu thông trong máu.

    Nên ăn những loại thực phẩm nào khi bị thiếu máu? Nên ăn những loại thực phẩm nào khi bị thiếu máu?

    Một trong các biện pháp để điều trị thiếu máu là điều chỉnh lại chế độ ăn uống. Người bị thiếu máu cần ăn nhiều thực phẩm giàu sắt và các vitamin khác cần thiết cho quá trình sản xuất hemoglobin và hồng cầu.

    Dr Duy Thành

    Bauman

    Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » đầu Dò La Gi