Siêu âm Là Gì? Các Loại Siêu âm Phổ Biến Trong Chẩn đoán Y Khoa

1. Siêu âm là gì?

Siêu âm là thuật ngữ phổ biến trong y học và hầu như ai trong chúng ta cũng đã quá quen thuộc với siêu. Chỉ định siêu âm thường được chỉ định trong quá trình khám chữa bệnh để chẩn đoán chính xác tình trạng bên trong cơ thể bệnh nhân.

Siêu âm (Ultrasound Scanner) là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng âm cao tần thông qua thiết bị đầu dò để ghi nhận hình ảnh các mô mềm, cơ và nội tạng bên trong cơ thể người. Những triệu chứng thông thường thì bác sĩ khó có thể chẩn đoán chính xác bệnh vì thế khi kết hợp với siêu âm, tình trạng bệnh sẽ được đánh giá mức độ nghiệm trọng cũng như có phác đồ phù hợp.

Siêu âm là gì và các loại siêu âm phổ biến hiện nay 

Siêu âm là gì và các loại siêu âm phổ biến hiện nay

Khi cần thực hiện chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến bộ phận bên trong cơ thể như tim, gan, dạ dày, thận, bàng quang, tử cung,… thì bệnh nhân sẽ được chỉ định siêu âm. Hình ảnh khi siêu âm sẽ được hiển thị dưới dạng theo mảng sáng và tối. Dựa trên những chuyển động và độ sáng tối trên màn hình thiết bị siêu âm, các bác sĩ sẽ có thể phát hiện những bất thường trong cơ thể bệnh nhân.

2. Các loại siêu âm trong y học hiện nay

Trong y học, siêu âm được chia thành 3 loại siêu âm chính theo cách tiếp cận bộ phận cơ thể để ghi nhận hình ảnh. Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh và bộ phận cơ thể cần chẩn đoán thì bác sĩ chuyên môn sẽ có chỉ định loại siêu âm phù hợp với từng bệnh nhân. Các loại siêu âm cụ thể như sau:

2.1. Siêu âm không xâm lấn

Siêu âm không xâm lấn là một trong các loại siêu âm được áp dụng nhiều nhất trong các chỉ định siêu âm. Đối với loại siêu âm này thì thiết bị siêu âm chỉ di chuyển trên bề mặt da tại vị trí bộ phận cần chẩn đoán. Các bác sĩ siêu âm sẽ di chuyển thiết bị xung quanh vùng bộ phận này và tiến hành ghi nhận hình ảnh cũng như đánh giá tình trạng siêu âm.

Siêu âm không xâm lấn

Siêu âm không xâm lấn

Siêu âm không xâm lấn được chỉ định phổ biến khi như:

  • Siêu âm tim, mạch máu

  • Siêu âm thai, siêu âm tim thai.

  • Siêu âm ổ bụng

  • Siêu âm tuyến giáp, tuyến vú, phần mềm, cơ xương khớp

2.2. Siêu âm xâm lấn

Nếu siêu âm không xâm lấn thực hiện ngoài da thì siêu âm xâm lấn được thực hiện bằng cách đưa thiết bị vào bên trong cơ thể để kiểm tra bệnh. Tuy nhiên không phải bộ phận nào cũng cần thực hiện siêu âm xâm lấn. Chỉ định siêu âm xâm lấn chỉ cần thiết khi siêu âm bên ngoài phát hiện những bất thường và cần kiểm tra chính xác hơn.

Siêu âm xâm lấn hay còn gọi là siêu âm đầu dò

Siêu âm xâm lấn hay còn gọi là siêu âm đầu dò

Siêu âm xâm lấn thường được thực hiện thông qua âm đạo hoặc hậu môn để kiểm tra chức năng hoạt động của buồng trứng, tử cung, bàng quang, tuyến tiền liệt,… Cùng với đó đây cũng là hình thức siêu âm đầu dò trực tràng giúp phát hiện các trường hợp tắc trực tràng, khối u trực tràng,…

Khi thực hiện siêu âm xâm lấn thì đầu dò thiết bị được thiết kế đặc biệt để phù hợp với âm đạo hoặc hậu môn của người bệnh.

Trước khi siêu âm, người bệnh sẽ được yêu cầu vệ sinh vùng tiếp xúc với đầu dò. Cùng với đó đầu dò cũng được sát khuẩn và bọc bằng bao cao su hoặc latex cho mỗi lần thực hiện để đảm bảo phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn chéo. Hiện tượng khó chịu khi thực hiện siêu âm đầu dò là hiện tượng khá phổ biến và hầu như chúng sẽ biến mất khi hoàn thành các bước kiểm tra. Đối với nữ giới chưa quan hệ tình dục sẽ được hướng dẫn chi tiết trước và trong quá trình thực hiện để đảm bảo sức khỏe.

2.3. Siêu âm nội soi

Trong các loại siêu âm thì siêu âm nội soi là kỹ thuật cận lâm sàng thường được thực hiện khi cần kiểm tra chi tiết tại các bộ phận như dạ dày, thực quản. Siêu âm nội soi dạ dày bằng cách đưa ống nội soi bên trong có thiết bị ghi nhận hình ảnh vào từ miệng vào thực quản và dạ dày. Đối với các bệnh nhân có dấu hiệu về hệ tiêu hoá hoặc thực quản sẽ được chỉ định kiểm tra bằng hình thức này.

Siêu âm nội soi để đánh giá và chẩn đoán tình trạng bệnh về thực quản và dạ dày

Siêu âm nội soi để đánh giá và chẩn đoán tình trạng bệnh về thực quản và dạ dày

Một số gói siêu âm nội soi thực quản, dạ dày còn kết hợp với thủ thuật xử lý polyp hoặc sinh thiết đối với các trường hợp nghi ngờ khối u. Siêu âm nội soi thực quản dạ dày có thể thực hiện bằng phương pháp gây tê hoặc gây mê tùy vào thể trạng của bệnh nhân.

3. Vai trò của siêu âm trong chẩn đoán bệnh

3.1. Chẩn đoán tình trạng bệnh

Chắc chắn vai trò đầu tiên và quan trọng nhất của việc siêu âm chính là chẩn đoán bệnh. Siêu âm là phương pháp hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ trong quá trình khám chữa bệnh bởi vì những triệu chứng lâm sàng thông thường sẽ dễ khiến chẩn đoán sai bệnh và có phác đồ điều trị không phù hợp với bệnh nhân. Siêu âm giúp phát hiện các triệu chứng bất thường như:

Vai trò của siêu âm trong chẩn đoán bệnh

Vai trò của siêu âm trong chẩn đoán bệnh

  • Siêu âm tim phát hiện các bệnh về van tim, nhồi máu cơ tim, teo cơ tim, rung thất, rung nhĩ, chức năng hoạt động của tim,…

  • Siêu âm thai giúp theo dõi quá trình phát triển của thai nhi trong quá trình thai kỳ, kiểm tra về hình thái của thai,… Đặc biệt phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của tim và tầm soát sớm bệnh tim bẩm sinh.

  • Siêu âm vùng bụng giúp đánh giá và theo dõi các triệu chứng bệnh về tiêu hoá, gan, mật tuỵ, tiết niệu,...

  • Siêu âm nội soi giúp phát hiện sớm các khối u nang, u xơ bên trong bộ phận

3.2. Hỗ trợ trong quá trình phẫu thuật nội soi

Trong quá trình phẫu thuật nội soi thì siêu âm là phương pháp hỗ trợ giúp các bác sĩ phẫu thuật có thể đưa các thiết bị phẫu thuật đến đúng vị trí cần điều trị. Bởi vì siêu âm khá đơn giản và không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như không có các yêu cầu trong quá trình thực hiện so với kỹ thuật chuyên môn cao hơn như chụp cắt lớp vi tính, chụp MRI cộng hưởng từ nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả cho quá trình điều trị bệnh.

Siêu âm là phương pháp hỗ trợ an toàn, hiệu quả trong quá trình phẫu thuật

Siêu âm là phương pháp hỗ trợ an toàn, hiệu quả trong quá trình phẫu thuật

Khi thực hiện sinh thiết các khối u cũng được hỗ trợ bởi siêu âm để đảm bảo vị trí sinh thiết chính xác tránh gây đau đớn cho bệnh nhân khi phải thực hiện sinh thiết nhiều lần.

Kỹ thuật siêu âm khá đơn giản và an toàn cho sức khỏe người bệnh nên đây không chỉ là phương pháp được thực hiện để chẩn đoán bệnh mà còn giúp bạn có thể phát hiện sớm những bất thường của cơ thể bằng cách kiểm tra siêu âm tổng quát định kỳ.

Hy vọng những thông tin chi tiết chúng tôi đã tổng hợp trong bài viết trên đã giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về siêu âm là gì cũng như các loại siêu âm phổ biến. Nếu bạn cần giải đáp them các thắc mắc về sức khoẻ thì có thể tìm đọc thêm các chủ đề liên quan hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất nhé.

Từ khóa » Các Loại Siêu âm