Siêu âm Là Gì? Có Những Loại Siêu âm Nào

Kiểm tra giỏ hàng

Chọn tỉnh thành, quận huyện để xem chính xác giá và tồn kho

Địa chỉ đã chọn: Hồ Chí Minh

Chọn
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • An Giang
  • Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bạc Liêu
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Bình Định
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Cao Bằng
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Điện Biên
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Lào Cai
  • Long An
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Tây Ninh
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thanh Hóa
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Yên Bái
  • Không tìm thấy kết quả với từ khoá “”
  • Bài tin sức khỏe
  • Siêu âm là gì? Các phương pháp siêu âm phổ biến trong chẩn đoán
Siêu âm là gì? Các phương pháp siêu âm phổ biến trong chẩn đoán Cập nhật: 04/08/2024 Lượt xem: 818 Thẩm định nội dung bởi

Bác sĩ CKI Nguyễn Văn Hồng

Chuyên khoa: Y đa khoa

Bác sĩ CKI Nguyễn Văn Hồng sinh năm 1989, hiện sinh sống và làm việc tại tỉnh Bắc Ninh.

Siêu âm là một phương pháp thường được sử dụng trong việc chẩn đoán và theo dõi tình trạng của người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu siêu âm là gì và các phương pháp siêu âm phổ biến qua bài viết dưới đây nhé.

1Siêu âm là gì?

Siêu âm là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn bằng cách sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của các mô và cơ quan trong cơ thể.

Những hình ảnh khi siêu âm có thể giúp bác sĩ dễ dàng phát hiện những sự bất thường của cơ thể và đưa ra những hướng dẫn, chẩn đoán điều trị phù hợp.[1]

Siêu âm là một kỹ thuật chẩn đoán không xâm lấn bằng cách sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh

Siêu âm là một kỹ thuật chẩn đoán không xâm lấn bằng cách sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh

2Ưu – Nhược điểm của kỹ thuật siêu âm

Ưu điểm

Kỹ thuật siêu âm có các ưu điểm sau:[2]

  • Siêu âm là kỹ thuật không xâm lấn nên không gây đau, không cần sử dụng kim, tiêm hoặc mổ.
  • Đơn giản và có tính di động.
  • Bệnh nhân không tiếp xúc với bức xạ ion hóa, an toàn hơn các kỹ thuật chẩn đoán như chụp X-quang và chụp CT.
  • Siêu âm có thể tiếp cận rộng rãi và ít tốn kém hơn các phương pháp khác.
  • Siêu âm có thể ghi lại hình ảnh từ các mô mềm không hiển thị rõ trên tia X.
  • An toàn cho thai nhi và thai phụ trong những lần khám thai.

Siêu âm là kỹ thuật không xâm lấn nên không gây đau

Siêu âm là kỹ thuật không xâm lấn nên không gây đau

Nhược điểm

Bên cạnh ưu điểm, kỹ thuật siêu âm cũng có một vài nhược điểm như:[2]

  • Kỹ thuật siêu âm đòi hỏi kiến ​​thức được đào tạo kỹ lưỡng về giải phẫu và giáo dục chính quy.
  • Chất lượng hình ảnh phụ thuộc vào kỹ năng của bác sĩ siêu âm.
  • Siêu âm có thể khó khăn đối với bệnh nhân quá cân trong việc lấy được những hình ảnh cấu trúc đích rõ ràng.
  • Siêu âm không thể được sử dụng trong chẩn đoán hình ảnh ở những vùng có xương hoặc khí nên siêu âm hạn chế các bệnh lý ống tiêu hóa, xương và các cơ quan nằm sâu.

Chất lượng hình ảnh phụ thuộc vào kỹ năng của bác sĩ siêu âm

Chất lượng hình ảnh phụ thuộc vào kỹ năng của bác sĩ siêu âm

3Vì sao cần thực hiện siêu âm?

Siêu âm có thể được sử dụng để chẩn đoán trong các trường hợp:[1]

  • Kiểm tra tử cung và buồng trứng khi mang thai, theo dõi sức khỏe thai nhi.
  • Chẩn đoán bệnh túi mật.
  • Đánh giá tình trạng viêm màng hoạt dịch khớp.
  • Đánh giá bệnh xương chuyển hóa.
  • Đánh giá lưu lượng máu.
  • Hướng dẫn kim để sinh thiết hoặc điều trị khối u.
  • Kiểm tra khối u vú, tuyến giáp, các vấn đề về bộ phận sinh dục và tuyến tiền liệt.

Siêu âm có thể được sử dụng để chẩn đoán trong nhiều trường hợp

Siêu âm có thể được sử dụng để chẩn đoán trong nhiều trường hợp

4Các loại siêu âm trong y khoa phổ biến hiện nay

Siêu âm 3D

Siêu âm 3D là một phương pháp đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay sử dụng sóng âm thanh tần số cao và phần mềm hình ảnh đặc biệt. Từ đó tạo ra hình ảnh các mô mềm, cơ quan và giải phẫu khác để chẩn đoán tổn thương của các bộ phận trong bụng.

Ngoài ra siêu âm 3D cũng là phương pháp thường được sử dụng để khám thai. Hình ảnh thu được sẽ được hiển thị dưới dạng không gian 3 chiều nên chất lượng rất rõ ràng và sắc nét.[3]

Siêu âm 3D cũng là phương pháp thường được sử dụng để khám thai

Siêu âm 3D cũng là phương pháp thường được sử dụng để khám thai

Siêu âm 4D

Siêu âm 4D tương tự như siêu âm 3D ngoại trừ hình ảnh nó tạo ra được cập nhật liên tục giống video trực tiếp. Hình ảnh siêu âm 4D thường đánh giá chuyển động của thành hoặc van tim thai nhi cũng như dòng máu chảy qua các mạch khác nhau.[4]

Siêu âm 4D tương tự như siêu âm 3D nhưng hình ảnh được cập nhật liên tục giống video trực tiếp

Siêu âm 4D tương tự như siêu âm 3D nhưng hình ảnh được cập nhật liên tục giống video trực tiếp

Siêu âm Doppler

Siêu âm Doppler là một xét nghiệm không xâm lấn có thể được sử dụng để đo lưu lượng máu qua mạch máu mà siêu âm truyền thống không hiển thị được. Đây cũng là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trong các trường hợp siêu âm thai và siêu âm tim.[5]

Thông qua phương pháp siêu âm Doppler, các bác sĩ có thể phát hiện sớm các dị tật và tình trạng cân nặng, chiều cao của thai nhi khi còn ở trong bụng mẹ. Đặc biệt phương pháp này có thể giúp chẩn đoán rất chính xác các tình trạng dị tật về tim của các thai nhi, an toàn cho cả mẹ và bé.

Siêu âm Doppler có thể giúp chẩn đoán chính xác các tình trạng dị tật về tim của thai nhi

Siêu âm Doppler có thể giúp chẩn đoán chính xác các tình trạng dị tật về tim của thai nhi

Siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp sử dụng sóng siêu âm để nắm bắt các đặc điểm về cấu trúc và chẩn đoán các triệu chứng bệnh lý về tim. Các sóng siêu âm sẽ ghi nhận lại các tình trạng co bóp của tim khi đang hoạt động, sau đó chuyển thông tin qua hình ảnh về một thiết bị chuyên dụng.

Ngoài nắm bắt được cấu trúc thì thông qua phương pháp siêu âm này các bác sĩ còn có thể xác định rõ vị trí, tư thế và kích thước của các buồng tim. Từ đây có thể phát hiện ra những khuyết tật, dị tật, các khối u hình thành trong tim.

Siêu âm tim giúp nắm bắt đặc điểm cấu trúc và chẩn đoán các bệnh lý về tim

Siêu âm tim giúp nắm bắt đặc điểm cấu trúc và chẩn đoán các bệnh lý về tim

Siêu âm trị liệu

Siêu âm trị liệu là một phương pháp được sử dụng phổ biến trong việc điều trị các tổn thương về da hay các mô mềm dưới những tác động bằng nhiệt và cơ học lên phần da, mô của người bệnh.

Với việc điều chỉnh các tần số thích hợp với từng tình trạng tổn thương giúp các mô hấp thụ năng lượng của sóng siêu âm một cách dễ dàng. Từ đó, hỗ trợ giảm đau hoặc tái tạo các mô trong cơ thể người bệnh.

Siêu âm trị liệu là một phương pháp được sử dụng phổ biến trong việc điều trị các tổn thương về da

Siêu âm trị liệu là một phương pháp được sử dụng phổ biến trong việc điều trị các tổn thương về da

Siêu âm ổ bụng

Siêu âm bụng là một thủ thuật không xâm lấn được sử dụng để đánh giá các cơ quan và cấu trúc bên trong bụng gồm gan, túi mật, tuyến tụy, ống mật, lá lách và động mạch chủ bụng. Đồng thời, siêu âm bụng cũng có thể được sử dụng để đánh giá lưu lượng máu đến các cơ quan trong ổ bụng.[6]

Siêu âm bụng giúp đánh giá các cơ quan và cấu trúc bên trong ổ bụng

Siêu âm bụng giúp đánh giá các cơ quan và cấu trúc bên trong ổ bụng

Siêu âm đầu dò

Siêu âm đầu dò là một phương pháp có độ chính xác cao được thực hiện với đầu dò siêu âm chuyên dụng. Thông qua đầu dò các bác sĩ sẽ có những đánh giá và phát hiện những biểu hiện bất thường của tử cung, buồng trứng. Đây cũng là phương pháp có giá trị rất lớn trong việc khám và hỗ trợ điều trị cho các trường hợp vô sinh, hiếm muộn.

Đối với các bà mẹ mang thai thì việc sử dụng phương pháp siêu âm ở giai đoạn đầu là rất cần thiết. Bởi vì khi phôi thai còn nhỏ và sẽ không hiển thị hình ảnh cụ thể nếu như thực hiện phương pháp siêu âm 2D hay 3D.

Siêu âm đầu dò có độ chính xác cao và được thực hiện với đầu dò chuyên dụng

Siêu âm đầu dò có độ chính xác cao và được thực hiện với đầu dò chuyên dụng

Siêu âm tử cung phần phụ

Siêu âm tử cung phần phụ là phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng âm thanh để đánh giá hình thái tử cung, buồng trứng và nhận biết một số bệnh phụ khoa.

Do đó, siêu âm tử cung phần phụ được dùng để chẩn đoán các bệnh lý ở tử cung như viêm cổ tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tử cung. Đồng thời phát hiện các dị tật và tìm ra nguyên nhân gây vô sinh, hiếm muộn.

Siêu âm tử cung phần phụ được dùng để chẩn đoán các bệnh lý ở tử cung

Siêu âm tử cung phần phụ được dùng để chẩn đoán các bệnh lý ở tử cung

5Quy trình siêu âm như thế nào?

Chuẩn bị

Các bước chuẩn bị siêu âm sẽ tùy thuộc vào khu vực hoặc cơ quan được kiểm tra:

  • Nhịn ăn từ 8 - 12 giờ trước khi siêu âm bụng vì thức ăn chưa tiêu hóa có thể chặn sóng âm, khiến kỹ thuật viên khó có thể có được hình ảnh rõ ràng.
  • Ăn một bữa không có chất béo vào buổi tối trước khi làm xét nghiệm và sau đó nhịn ăn cho đến khi thực hiện thủ thuật kiểm tra túi mật, gan, tuyến tụy hoặc lá lách.
  • Đối với các siêu âm khác, bạn có thể được yêu cầu uống nhiều nước và nhịn tiểu để bàng quang đầy và có thể nhìn rõ hơn.

Hơn nữa, hãy nói với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng trước khi kiểm tra.

Bạn cần nhịn ăn từ 8 - 12 giờ trước khi siêu âm bụng

Bạn cần nhịn ăn từ 8 - 12 giờ trước khi siêu âm bụng

Thực hiện siêu âm

Bác sĩ siêu âm sẽ tiến hành siêu âm theo trình tự sau:

  • Trước khi tiến hành siêu âm, bạn sẽ cần thay áo choàng bệnh viện và nằm để lộ một phần cơ thể cần thực hiện siêu âm.
  • Sau đó, bác sĩ sẽ bôi một loại gel trơn đặc biệt giúp truyền sóng âm lên da. Việc bôi gel có thể giúp ngăn ngừa ma sát khi di chuyển đầu dò siêu âm.
  • Đầu dò gửi sóng âm tần số cao qua cơ thể và tạo thành một hình ảnh mà bác sĩ có thể diễn giải được.
  • Tùy thuộc vào nhu cầu kiểm tra, bạn cần thay đổi tư thế để bác sĩ có thể tiếp cận tốt hơn.
  • Sau khi thực hiện siêu âm, lau sạch toàn bộ gel trên da.
  • Toàn bộ quy trình thường kéo dài chưa đầy 30 phút, tùy thuộc vào khu vực được kiểm tra.

Bác sĩ sẽ sử dụng một loại gel trơn đặc biệt giúp truyền sóng âm lên da

Bác sĩ sẽ sử dụng một loại gel trơn đặc biệt giúp truyền sóng âm lên da

Sau siêu âm

Sau khi siêu âm, bác sĩ sẽ dựa vào hình ảnh hiển thị và kiểm tra xem có bất thường nào không. Nếu có bất kỳ bất thường nào, bác sĩ có thể có thể đề nghị thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán khác như chụp CT, MRI hoặc mẫu sinh thiết mô tùy thuộc vào khu vực được kiểm tra. Từ đó, có thể đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả.

Dựa vào kết quả siêu âm, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả

Dựa vào kết quả siêu âm, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả

6Những câu hỏi thường gặp khi siêu âm

Siêu âm có đau không?

Siêu âm là phương pháp chẩn đoán không xâm lấn và vì phần lớn được thực hiện bên ngoài da. Do đó, thực hiện siêu âm hầu như không gây đau, thay vào đó cảm giác trong suốt quá trình siêu âm là nhiệt độ của gel được sử dụng và chuyển động nhẹ của đầu dò trên cơ thể.[7]

Siêu âm là phương pháp chẩn đoán không xâm lấn, thực hiện ngoài da nên không gây đau

Siêu âm là phương pháp chẩn đoán không xâm lấn, thực hiện ngoài da nên không gây đau

Tại sao phải nhịn ăn khi siêu âm?

Thông thường bệnh nhân sẽ được khuyên nhịn ăn khoảng 8 -12 tiếng trước khi siêu âm. Thức ăn không được tiêu hóa trong dạ dày và nước tiểu trong bàng quang có thể cản trở việc truyền sóng âm, dẫn đến hình ảnh siêu âm không rõ ràng.

Tuy nhiên, việc nhịn ăn còn tùy thuộc vào loại siêu âm. Nếu bạn không nhịn ăn, túi mật sẽ xẹp xuống để bài tiết mật phân hủy chất béo. Khi đó, bác sĩ sẽ không thể nhìn rõ bên trong lòng túi mật để loại trừ các bệnh lý như sỏi mật.[8]

Thức ăn không được tiêu hóa trong dạ dày có thể cản trở việc truyền sóng âm

Thức ăn không được tiêu hóa trong dạ dày có thể cản trở việc truyền sóng âm

Đi siêu âm nên mặc gì?

Khi đi siêu âm, người bệnh nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái. Hơn nữa, tùy thuộc vào từng loại siêu âm, người bệnh còn có thể phải cởi bỏ quần áo, mặc áo choàng hoặc váy khi thực hiện siêu âm.

Khi đi siêu âm, người bệnh nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái

Khi đi siêu âm, người bệnh nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái

7Bệnh viện uy tín thực hiện phương pháp siêu âm

Tuỳ theo tình trạng của cơ thể mà có thể đến các phòng khám, bệnh viện chuyên khoa hoặc bất kỳ bệnh viện đa khoa nào cũng có thể thực hiện siêu âm theo sức khoẻ.

Ngoài ra, có thể tham khảo một số bệnh viện lớn dưới đây để có thể siêu âm nếu tình trạng sức khoẻ cực kỳ tệ.

  • Tại TP.Hồ Chí Minh: Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Hòa Hảo,...
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai,...

Xem thêm:

  • Lịch khám thai định kỳ chuẩn, chi tiết và lưu ý khi khám cho mẹ bầu
  • Đo mật độ xương là gì? Ai nên kiểm tra loãng xương
  • 8 xét nghiệm chẩn đoán ung thư vòm họng giúp phát hiện bệnh sớm nhất

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc thêm những thông tin bổ ích về siêu âm và những phương pháp siêu âm phổ biến hiện nay. Hãy chia sẻ bài viết này đến mọi người nếu bạn thấy hữu ích nhé!

Nguồn tham khảo
  1. Ultrasound

    https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/ultrasound/about/pac-20395177

    Ngày tham khảo:

    31/07/2024

  2. Ultrasound-pros and cons

    https://www.euroespa.com/science-education/specialized-sections/espa-pain-committee/us-regional-anaesthesia/ultrasound-pros-and-cons/

    Ngày tham khảo:

    31/07/2024

Xem thêm

Theo Gia đình mới

Xem nguồn

Link bài gốc

Lấy link!

https://giadinhmoi.vn/sieu-am-la-gi-cac-phuong-phap-sieu-am-pho-bien-trong-chan-doan-d88550.html

Từ khoá: quy trình siêu âm của bộ y tế quy trình siêu âm phương pháp siêu âm siêu âm là gì siêu âm Banner đầu bài tin - Orihiro T12Banner đầu bài tin - BLACKMORES T11

Các bài tin liên quan

  • Trời lạnh có nên mang vớ khi ngủ không? Các lưu ý khi mang

    Sức khoẻ & Bệnh

    Trời lạnh có nên mang vớ khi ngủ không? Các lưu ý khi mang

    Bác sĩ CKI Nguyễn Phước Lộc

    2 tháng trước
  • Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ theo Bộ Y Tế

    Sức khoẻ & Bệnh

    Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ theo Bộ Y Tế

    Bác sĩ CKI Lê Thị Mỹ Châu

    2 tháng trước
  • Các cách phòng chống dịch bệnh mùa bão lụt, mưa lũ bạn nên biết!

    Sức khoẻ & Bệnh

    Các cách phòng chống dịch bệnh mùa bão lụt, mưa lũ bạn nên biết!

    Dược sĩ Hồ Nguyên Phúc

    2 tháng trước
  • 5 triệu chứng trúng gió cần lưu ý và khắc phục kịp thời

    Sức khoẻ & Bệnh

    5 triệu chứng trúng gió cần lưu ý và khắc phục kịp thời

    Bác sĩ CKI Nguyễn Văn Hồng

    3 tháng trước
Chat Zalo (8h00 - 21h30) widget

Chat Zalo(8h00 - 21h30)

widget

1900 1572(8h00 - 21h30)

Từ khóa » Các Loại Siêu âm