Silo Là Gì? 6 Bước Xây Dựng Cấu Trúc Silo Chi Tiết Nhất Cho Website

Silo là gì? Cấu trúc Silo thường xuyên được các webmaster sử dụng để hệ thống nội dung và gia tăng lượng traffic cho website, đặc biệt là website bán hàng. Vậy cấu trúc Silo là gì? Tại sao phải tối ưu Silo cho website? Bài chia sẻ dưới đây của TOS sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên và hướng dẫn cách xây dựng Silo chuẩn SEO để giúp website dễ dàng on Top. 

Xem thêm: 200+ yếu tố SEO: Bản cập nhật mới 2020

Cấu trúc Silo là gì

Silo là cấu trúc website dùng để tổ chức thông tin theo các nhóm trang có cùng một chủ đề, các thể loại có nội dung liên quan chặt chẽ với nhau hoặc được nhóm lại với nhau dựa trên từ khóa (silo ảo).

Việc áp dụng cấu trúc Silo vào website giúp các SEOer có thể gom hoặc phân cấp bài viết theo cụm chủ đề để tạo nên sự chuyên sâu cho nội dung. Từ đó, người đọc có thể dễ dàng và nhanh chóng tìm được các thông tin liên quan trong cùng một trang web.

Cấu trúc Silo là gì
Cấu trúc Silo

Xem thêm: OOP là gì? Những điều cần biết về lập trình hướng đối tượng

So sánh cấu silo và cấu trúc phẳng

Thông thường một website sẽ có 2 cấu trúc chính:

  • Cấu trúc phẳng (Flat structure)
  • Cấu trúc Silo (Silo structure)

Vậy cấu trúc phẳng là gì?

Cấu trúc phẳng có thể hiểu đơn giản là tất cả mọi trang (pages) trên website có thể được truy cập, xuất hiện chỉ bằng với 1 cú click chuột. Ví dụ như website dạng tin tức chứa nhiều bài viết (blogs) thì có nghĩa là tất cả các bài viết đó đều được liên kết trực tiếp tới trang chủ (Homepage).

Cấu trúc Silo vs cấu trúc phẳng
Cấu trúc Silo vs Cấu trúc phẳng

Không như cấu trúc silo, website áp dụng cấu trúc phẳng sẽ không có trang danh mục (category) hoặc tag để nhóm các bài viết liên quan có cùng chủ đề lại.

Chúng ta không nên sử dụng cấu trúc phẳng nếu website có rất nhiều các trang bài viết hoặc trang sản phẩm bởi vì:

  • Trang chủ sẽ trông rất lộn xộn bởi có quá nhiều trang liên kết trực tiếp tới trang chủ.
  • Việc điều hướng người dùng sẽ trở nên rất khó khăn.

Do đó cấu trúc phẳng chỉ phù hợp với những website có quy mô nhỏ. Chính vì vậy chúng ta cần phải cân nhắc lựa chọn đúng cấu trúc website để tránh những rắc rối trong tương lai khi website đã đi vào hoạt động. Toponseek vẫn khuyên bạn nên lựa chọn cấu trúc Silo để áp dụng vào website để có được một cấu trúc website tối ưu nhất, không chỉ tối ưu cho hiện tại mà còn cho cả tương lai.

Xem thêm: SEO Content là gì? Cách viết content chuẩn SEO Marketing

Các loại cấu trúc Silo

Silo vật lý

Silo vật lý là hình thức xây dựng cấu trúc website thông qua việc phân loại, sắp đặt các thư mục URL như một thư viện mini chứa sách đúng theo chủ đề và từng khu vực nhằm gắn kết những liên kết có liên quan lại với nhau. Cấu trúc chung để xác định dạng silo này là: “tên domain/silopage/sub-silopage”.

Ví dụ:

Trang chủ: https://www.toponseek.com/

Silo Page: https://www.toponseek.com/blogs/marketing/digital-marketing/

Sub Silo Page: https://www.toponseek.com/blogs/checkpoint-la-gi/

Cụ thể hơn đối với website https://www.toponseek.com/ có 4 thư mục chính:

  • GIỚI THIỆU
  • DỊCH VỤ
  • CÔNG CỤ
  • BLOG
Các thư mục chính của website Toponseek
Các thư mục chính của website Toponseek

Mỗi thư mục đại diện cho một chủ đề riêng biệt. Lấy ví dụ thư mục BLOG nơi chứa những bài viết liên quan về các kiến thức SEO và Marketing nói chung. Bên trong Blog được phân loại thành nhiều mục con như: Digital Marketing, Email Marketing, Social Marketing, Video Marketing…

Các thư mục con trong Blog website Toponseek
Các thư mục con trong Blog website Toponseek

Trong mỗi thư mục con sẽ chứa những bài viết liên quan tới chủ đề với nhau. Như bài viết “Checkpoint là gì? Cách mở khóa từng loại Checkpoint Facebook đơn giản nhất 2022” có chủ đề liên quan tới Social Marketing sẽ được nằm trong thư mục này.

Các bài viết có cùng chung chủ đề được nhóm lại với nhau
Các bài viết có cùng chung chủ đề được nhóm lại với nhau

Nói tóm lại cấu trúc Silo vật lý giúp bạn cũng dễ dàng biết biết được nội dung từng danh mục hay chủ đề mà bài viết đang đề cập đến. Như vậy, đường dẫn (URL) trong Silo vật lý sẽ thể hiện cho khách truy cập và google hiểu được cách tổ chức nội dung của bạn.

Bên cạnh cấu trúc Silo vật lý còn có Silo ảo. Cùng tiến hành tìm hiểu Silo ảo nào.

Silo ảo

Silo ảo là phương pháp xây dựng cấu trúc website bằng các liên kết nội bộ (Internal Link). Từ “ảo” được đề cập ở đây nhằm nói tới việc khó nắm bắt và chỉ được nhận biết bằng các công cụ SEO chuyên dụng.

Hiện nay, cách triển khai tối Silo ảo ưu nhất là sử dụng Content Pillar hay Topic Cluster. Các bài viết có nội dung hoặc chủ đề thì sẽ được liên kết nội bộ với nhau.

Lưu ý: Một Internal Link dẫn sang bài viết không cùng chủ đề thì không phải silo ảo.

Ví dụ: Bạn muốn xây dựng nội dung website với chủ đề SEO nên ở Silo ảo sẽ chỉ được liên kết nội bộ giữa các bài viết:

  • SEO từ khóa.
  • Các phương pháp SEO hiệu quả mà bạn nên biết.
  • Tối ưu SEO Google Maps là một trong những cách tốt nhất để xếp hạng cao.

Chắc chắn rằng “Không có bất kỳ” một liên kết nào được liên quan đến các chủ đề khác.

Vai trò của cấu trúc Silo với SEO website là gì?

Giúp công cụ tìm kiếm thu thập thông tin và lập chỉ mục hiệu quả

Cấu trúc silo giúp website hệ thống các trang có nội dung liên quan, có cùng một chủ đề lại với nhau. Điều này giúp con bot của Google dễ dàng di chuyển, đọc và hiểu các nội dung trên website từ đó giúp tăng khả năng lập chỉ mục (Index) các nội dung trên website hơn.

Silo giúp công cụ tìm kiếm tối ưu việc thu thập thông tin và lập chỉ mục
Silo giúp công cụ tìm kiếm tối ưu việc thu thập thông tin và lập chỉ mục

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Một trong những lý do quan trọng trong việc sử dụng cấu trúc Silo cho website chính vì cấu trúc Silo có thể giúp cho trải nghiệm của người dùng được tốt hơn.

Một trong những mục tiêu chính của một cấu trúc website hướng tới đó chính là giúp cho người dùng tìm thấy được nội dung mong muốn trên website một cách nhanh nhất có thể.

Tại sao lại như vậy?

Bởi vì khi người dùng truy cập vào để tìm kiếm nội dung mà họ mong muốn, nếu thời gian tìm kiếm quá lâu người dùng sẽ có xu hướng rời khỏi website mà họ đang tìm kiếm.

Do đó, đối với các website sử dụng cấu trúc Silo, các nội dung sẽ được phân chia thành nhiều phần riêng biệt và các phần phân tách có sự liên kết chặt chẽ về thông tin với nhau. Điều này giúp cho người dùng dễ dàng tìm thấy được nội dung mà họ đang tìm kiếm từ đó trải nghiệm mang lại sẽ được cải thiện một cách đáng kể.

Ngoài ra việc sử dụng cấu trúc Silo sẽ giúp cho một vài chỉ số về trải nghiệm người dùng mà Google sử dụng để đánh giá cho một website được cải thiện đáng kể, như:

  • Tăng thời gian người dùng trên website (Time-on-site)
  • Giảm tỉ lệ thoát trang (Bounce rate)
  • Tăng tỉ lệ tương tác của người dùng với website (User Engagement)
 Silo giúp website nâng cao trải nghiệm người dùng
Xây dựng Silo website giúp nâng cao trải nghiệm người dùng

Giúp tăng cường các liên kết nội bộ (Internal link) trong website

Internal link chính mà một trong những yếu tố quan trọng giúp cho website được đánh giá tốt trong mắt của công cụ tìm kiếm (search engine). Một vài lợi ích Internal link mang lại cho một website như sau:

Đầu tiên, Google sử dụng Internal link để có thể dễ dàng thu thập dữ liệu và hiểu các nội dung trên website một cách tốt hơn, nhiều internal link sẽ giúp cho các nội dung của một website dễ dàng được index hơn, bên cạnh đó còn tạo ra những những cụm chủ đề (topic cluster). Đây là những yếu tố giúp đẩy thứ hạng của một website.

Thứ hai, các Internal link sẽ giúp cho người dùng dễ dàng tìm thấy được những bài viết, nội dung liên quan mà người dùng yêu thích. Qua đó giúp tăng tỷ lệ tương tác của người dùng đối với website.

Thứ ba, Internal link có thể giúp điều hướng người dùng tới những trang đích mong muốn, từ đó có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Tóm lại cấu trúc Silo ảo có thể tạo ra các liên kết nội bộ (Internal link), các Internal link tốt có thể giúp:

  • Tăng thứ hạng của website
  • Tăng tỷ lệ tương tác của người dùng
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi
Cấu trúc Silo giúp tăng cường các liên kết nội bộ (Internal link)trong website
Cấu trúc Silo giúp tăng cường các liên kết nội bộ trong website

Xem thêm: Data Structure – Vai trò cấu trúc dữ liệu trong SEO

6 Bước xây dựng cấu trúc SILO cho website

Lựa chọn được chủ đề cốt lõi website đang hướng tới

Nếu giữ vai trò quản trị viên thì bạn phải vừa xây dựng nội dung website chất lượng vừa định hướng website nên đi theo chủ đề cốt lõi nào.

Mấu chốt chính của bước xây dựng Silo này là khi nhắc đến website hay thương hiệu của bạn, người dùng sẽ đọng lại điều gì đầu tiên?

Ví dụ:

  • Toponseek – Chuyên cung cấp giải pháp SEO toàn diện cho website Doanh nghiệp, giúp tối lượng truy cập tự nhiên cũng như tỉ lệ chuyển đổi.
  • VNVC – Hệ thống tiêm chủng vaccine Việt Nam.
  • Trung Nguyên Legend – Doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê Việt Nam.
Xác định website đang hướng tới chủ đề cốt lõi nào
Định hướng website nên đi theo chủ đề cốt lõi nào là bước đầu tiên trong xây dựng cấu trúc Silo

Lựa chọn chủ đề bổ trợ cho chủ đề tổng của website

Đây là bước thứ hai trong xây dựng cấu trúc Silo chuẩn SEO của website. Bạn cần chọn lựa một chủ đề lớn bao quát các cụm chủ đề con để làm rõ ý nghĩa và ngữ cảnh của chúng. Để làm được điều này thì hãy cùng nhau thảo luận cặn kẽ về các câu hỏi:

  • Danh mục sản phẩm/ dịch vụ chính yếu bạn muốn kinh doanh là gì?
  • Các kiến thức gì về sản phẩm/ dịch vụ bạn muốn cung cấp tới người dùng?
  • Lợi ích mà sản phẩm/ dịch vụ của bạn mang đến cho khách hàng là gì?
  • Đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn là nhũng ai?
  • Những khía cạnh nào ở sản phẩm mà mọi người thường quan tâm đến?…

Hãy tổng hợp lại các câu trả lời để tạo nên một bản phác thảo cho nội dung website mà bạn sẽ xây dựng.

Nội dung trên chỉ chú trọng về mặt tư duy trong Marketing sản phẩm và nếu bạn muốn thiên về mặt kỹ thuật thì hãy tiến hành nghiên cứu từ khoá SEO cho website. Các công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khoá được sử dụng phổ biến gồm Ahrefs, Keywordtool.io, Semrush…

Lựa chọn chủ đề bổ trợ cho chủ đề tổng của website
Cấu trúc Silo sẽ dần được hình thành sau khi thảo luận tỉ mỉ

Lên kế hoạch và vẽ mô hình Silo cho cấu trúc website

Sau khi xác định được chủ đề cốt lõi cũng như bổ trợ thì bạn hãy lên kế hoạch chi tiết cho việc xây dựng mô hình Silo cho từng bài viết. Bản kế hoạch này có thể trình bày đầy đủ thông qua sơ đồ cấu trúc web của bạn. Để xây dựng được một sơ đồ web hoàn chỉnh và nhanh chóng thì bạn chỉ cần dùng Google Drawing hoặc Powerpoint.

Sơ đồ này cần thể hiện được chủ đề chính, chủ đề phụ cũng như các webpage và phải phù hợp với mục đích của trang web. Ví dụ: Nếu là một web Blog bạn chỉ cần sơ đồ cho bài viết trong khi web Bán hàng thì cần thêm sơ đồ cho các danh mục sản phẩm,…

Đừng lo sợ xây dựng cấu trúc Silo nhiều tầng cho website của bạn. Thay vào đó, bạn hãy tư duy ở vị trí người dùng. Việc này giúp bạn biết cách thế nào để giúp người dùng có trải nghiệm tốt nhất và dễ dàng di chuyển trong website của bạn.

Lên kế hoạch và vẽ mô hình Silo cho cấu trúc website
Tiếp tục lên kế hoạch và vẽ sơ đồ cấu trúc Silo cho website

Xây dựng Silo vật lý

Như đã đề cập thì Silo vật lý được hình thành từ các danh mục và đường dẫn URL.

Nếu bạn đang sử dụng nền tảng website WordPress thì mọi chuyện rất đơn giản:

  • Xây dựng các trang category và subcategory.
  • Thay đổi permalink trong wordpress thành “domain/category/post-name”.
  • Xây dựng nội dung bài viết của trang web và chọn danh mục chính xác.

Bạn cũng áp dụng nguyên tắc trên cho cả website code tay. Bên cạnh đó, bạn cũng cần có cả menu và breadcrumb để bổ trợ cho 2 yếu tố quan trọng này. Hãy xây dựng menu, breadcrumb thể hiện cấp bậc và silo bài viết mà bạn dùng nhé.

Thiết lập Silo ảo

Nguyên tắc xây dựng Silo ảo là để củng cố thêm cho cấu trúc Silo vật lý của trang web. Những liên kết nội bộ (Internal Link) giống như những mạch máu tạo nên cấu trúc Silo ảo của một website. Hãy liên kết nội bộ tất cả các bài viết có cùng một chủ đề hay danh mục lại với nhau. Điều này giúp nội dung cụm Silo ảo được liên kết chặt chẽ và thể hiện chủ đề chuyên sâu hơn.

Hãy luôn nhớ rằng một Internal Link dẫn sang bài viết khác không cùng chủ đề hay danh mục thì không phải silo ảo. Ngoài ra, việc thiết lập Silo ảo bằng các Internal Link còn giúp tạo ngữ cảnh cho nội dung bài viết.

Đồng bộ và thống nhất nội dung toàn diện

Đây là bước cuối cùng trong xây dựng cấu trúc Silo chuẩn chỉnh cho website. Ở thời điểm hiện tại, Google ưu tiên đánh giá và xếp hạng cao cho những website chia sẻ kiến thức ở trình độ chuyên gia của từng lĩnh vực. Điều đó thể hiện qua độ chuyên sâu của nội dung bài viết cũng như tất cả đều phải hướng đến chủ đề cốt lõi. Còn nếu website của bạn quá lan man về định hướng nội dung cũng như chủ đề cốt lõi thì rất khó để được Google xếp hạng cao.

Sự đồng bộ và thống nhất toàn diện của website thể hiện ở:

  • Nội dung và chủ đề cốt lõi của bài viết.
  • Hình ảnh và video.
Đồng bộ và thống nhất nội dung toàn diện
Đồng bộ và thống nhất nội dung toàn diện

Một số câu hỏi về cấu trúc Silo

  1. Silo là gì?

    Silo là cấu trúc website dùng để tổ chức thông tin theo các nhóm trang có cùng một chủ đề, các thể loại có nội dung liên quan chặt chẽ với nhau hoặc được nhóm lại với nhau dựa trên từ khóa (silo ảo).

  2. Cấu trúc phẳng là gì?

    Cấu trúc phẳng có thể hiểu đơn giản là tất cả mọi trang (pages) trên website có thể được truy cập, xuất hiện chỉ bằng với 1 cú click chuột.

  3. Có mấy loại cấu trúc Silo?

    Về tổng thể thì có thể chia cấu trúc Silo thành 2 nhóm là theo danh mục (silo vật lý) và theo liên kết nội bộ (silo ảo).

  4. Các lưu ý để tiến hành nghiên cứu từ khoá SEO cho website hiệu quả và chính xác nhất?

    Để lựa chọn từ khóa cho website một cách chính xác, bạn cần lưu ý:u003cbru003e- Tránh các từ khóa mang tính cạnh tranh cao. u003cbru003e- Chú ý đến mục đích và thói quen của người dùng. u003cbru003e- Định hướng ý tưởng. 

    Tóm lại, cấu trúc Silo không chỉ cải thiện khả năng hệ thống nội dung có liên quan trong web của bạn mà còn giúp bạn triển khai chúng hiệu quả. Đặc biệt, Silo còn giúp bạn tối đa hóa sự tương tác của mọi đối tượng người đọc trang web của bạn. Do đó, bạn hãy cố gắng xây dựng cấu trúc Silo cho website đúng đắn và nhất quán. Chắc chắn kết quả mang lại sẽ luôn tương xứng với nỗ lực mà bạn đã bỏ qua.

    Xem thêm: SEO agency, SEO lazada, SEO traffic, SEO từ khóa google, SEO web wordpress, công ty SEO chuyên nghiệp, SEO tiktok, TOS, SEO từ khóa, dịch vụ SEO traffic, AI cho SEO, dịch vụ Entity SEO, dịch vụ SEO hiệu quả, dịch vụ SEO, dịch vụ SEO tổng thể website, thuê SEO tổng thể,, SEO shopee, AI cho chat gpt, dịch vụ SEO từ khóa Top Google, GPT cho SEO

    Hy vọng, những chia sẻ của Toponseek đã giúp bạn hiểu được cấu trúc silo là gì cũng như cách xây dựng mô hình Silo chuẩn chỉnh. Đừng quên ghé thăm Toponseek thường xuyên để bỏ túi thật nhiều kiến thức bổ ích về SEO nhằm trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này nhé.

Từ khóa » Silo Là Chất Gì