Silo Là Gì? Kiến Thức Quan Trọng Về Cấu Trúc Silo Trong Website
Mục lục [Ẩn]
- 1. Silo là gì?
- 2. Lợi ích khi xây dựng website theo cấu trúc silo
- 2.1. Mang đến trải nghiệm tìm kiếm tốt hơn cho người dùng
- 2.2. Website được Google đánh giá cao hơn
- 2.3. Seo website dễ dàng hơn
- 3. Phân loại cấu trúc silo là gì
- 3.1. Silo vật lý
- 3.2. Silo ảo
- 4. Lưu ý khi tạo cấu trúc silo cho website
- 4.1. Xác định chủ đề cốt lõi của website
- 4.2. Xác định chủ đề chính của web
- 4.3. Xác định các chủ đề phụ
- 4.4. Lập bản đồ phân cấp trang
- 4.5. Tạo lập cấu trúc silo
- Lời kết
Silo là cấu trúc website rất quan trọng trong SEO. Nếu bạn là một người mới làm Seo hoặc mới xây dựng website riêng thì nên hiểu về cấu trúc silo. Tìm hiểu silo là gì, phân loại silo và công dụng khi tạo website theo cấu trúc silo trong bài viết sau.
1. Silo là gì?
Silo là một cấu trúc bố cục website giúp chia nội dung trên trang web thành các nhóm riêng biệt. Mỗi nhóm là một thư mục gồm các nội dung liên quan chặt chẽ với nhau. Trong đó nội dung cũng được chia ra các chủ đề chính (topic) và chủ đề phụ (Subtopic).
Ví dụ: Website nhanhoa.com chính là trang web được xây dựng theo cấu trúc silo. Thanh menu của website nhanhoa.com gồm các dịch vụ như tên miền, hosting, máy chủ,...đó được gọi là các thư mục. Trong thư mục “tên miền” có các chủ đề chính như “Đăng ký và chuyển đổi” , “Thông tin cần thiết”, “Thông tin khác”. Sau đó mỗi chủ đề chính sẽ có các chủ đề phụ nhỏ hơn.
Minh họa cụ thể trong hình dưới đây.
Cấu trúc Silo hiển thị trên website
2. Lợi ích khi xây dựng website theo cấu trúc silo
2.1. Mang đến trải nghiệm tìm kiếm tốt hơn cho người dùng
Khi cấu trúc website được phân chia rõ ràng và mỗi nội dung lại liên quan đến nhau, nó sẽ mang đến trải nghiệm tìm kiếm thông tin tốt hơn cho người dùng. Ví website giống như một căn nhà thì cấu trúc Silo sẽ chia căn nhà thành các phòng. Mỗi phòng có cấu trúc và chức năng riêng. Ví dụ khi muốn tìm bát đũa chúng ta cần nhanh chóng đến phòng bếp chứ không thể lục tìm nó trong phòng ngủ. Silo cũng vậy, nó chia nội dung trên web rõ ràng nên người dùng đi nhanh hơn, tiếp cận nhiều thông tin hữu ích trên web hơn. Từ đó lượt traffic web sẽ tăng lên, tỷ lệ thoát trang cũng giảm đi.
Xem thêm: Traffic là gì? Tuyệt chiêu kéo traffic web hiệu quả 2021
Khi trải nghiệm người dùng tốt thì việc kinh doanh trên web sẽ tốt theo. Khách hàng sẽ dễ dàng mua hàng trực tuyến trên trang hơn. Từ đó doanh thu của website cũng tăng lên.
2.2. Website được Google đánh giá cao hơn
Google có một công cụ gọi là Google bot. Khi có URL mới xuất hiện trên web, Googlebot sẽ phải truy cập vào website, tìm kiếm URL mới để đánh giá chất lượng đường dẫn. Nếu URL và nội dung đảm bảo hiệu quả thì URL đó mới có thể xuất hiện trên Google. Quá trình này gọi là Google index. Và việc cấu trúc website theo silo sẽ khiến tạo ra một bản đồ cho Googlebot khiến nó di chuyển dễ dàng và nhanh hơn. Từ đó website cũng được đánh giá cao hơn.
Xem thêm: Bí mật giúp Google index nhanh nhất 2021
2.3. Seo website dễ dàng hơn
SEO website là việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm khiến nội dung website có thứ hạng cao hơn trên Google. Từ việc trang web được Google đánh giá cao hơn thì việc làm SEO cũng sẽ dễ dàng hơn. Vì sự rõ ràng từ cấu trúc web nên người làm SEO cũng ít phải tối ưu lỗi khi muốn nâng cao thứ hạng website hơn. Tuy nhiên kỹ thuật SEO chỉ là một phần, quan trọng nhất của SEO vẫn là nội dung. Tham khảo thêm “Cách viết bài và checklist bài viết chuẩn SEO 2021” để làm SEO dễ dàng hơn.
3. Phân loại cấu trúc silo là gì
Phân loại cấu trúc Silo
3.1. Silo vật lý
Silo vật lý là việc thiết lập các URL có cùng chủ đề trên trang web sau đó liên kết chúng với nhau. Giống như việc phân tách website thành nhiều thư mục, mỗi thư mục thành nhiều chủ đề chính và chủ đề phụ đã nêu ở trên.
Ví dụ: Trang chủ: https://nhanhoa.com/
Danh mục chính: https://nhanhoa.com/ten-mien.html
Danh mục phụ: https://nhanhoa.com/ten-mien/dang-ky-moi-ten-mien.html
Đó chính là cách hiển thị của cấu trúc silo vật lý
3.2. Silo ảo
Cấu trúc Silo ảo được tạo ra từ các Hyperlink. Nó giúp liên kết bài viết này với bài viết khác, trang này với trang khác. Từ đó tạo thành một thể thống nhất về nội dung trên trang và người dùng cũng sẽ dễ tìm kiếm các bài viết hơn.
4. Lưu ý khi tạo cấu trúc silo cho website
Việc tạo cấu trúc website silo có thể do bạn tự làm hoặc thuê một bên thiết kế website làm dịch vụ. Tuy nhiên bên thiết kế web sẽ không thể biết rõ toàn bộ nội dung trang web bạn muốn truyền tải. Vì thế việc lên nội dung cấu trúc web sẽ do chủ website tự làm. Để làm tốt được nó bạn cần lưu ý các điều sau.
4.1. Xác định chủ đề cốt lõi của website
Chủ đề cốt lõi là giá trị xuyên suốt quá trình phát triển website của bạn. Nó sẽ là nội dung kết nối giữa website và người dùng nên bạn cần xác định kỹ điều này. Có một vài chủ đề website phổ biến như sau.
- Website tin tức
- Website bán hàng
- Blog cá nhân
- Website giới thiệu công ty
Mỗi chủ đề sẽ có nội dung khác nhau nên bạn cần chọn cho mình một chủ đề thống nhất. Như vậy với dễ dàng khi dựng cấu trúc website.
4.2. Xác định chủ đề chính của web
Từ chủ đề cốt lõi, bước tiếp theo để dựng cấu trúc web chính là liệt kê ra các chủ đề chính. Nó giống như các thư mục lớn bạn phân chia trên menu website. Các chủ đề này cần đảm bảo độ lớn, có thể chứa nhiều chủ đề nhỏ khác. Mỗi website cũng không nên có quá nhiều chủ đề chính để tránh sự cồng kềnh, phức tạp. Khi chia website quá nhỏ cũng ảnh hưởng đến việc triển khai nội dung và lưu trữ thông tin trên trang.
4.3. Xác định các chủ đề phụ
Sau khi xác định các chủ đề chính bạn cần tìm hết các chủ đề phụ có thể bổ nghĩa cho chủ đề chính. Mỗi chủ đề phụ cần phân tách rõ ràng, liên quan đến hành vi tìm kiếm của người dùng và chứa thông tin hữu ích.
4.4. Lập bản đồ phân cấp trang
Từ từ mục, chủ đề chính và chủ đề phụ đã liệt kê ở phần trên, việc cần làm để hoàn thiện cấu trúc silo chính là nhóm các chủ đề với nhau. Bạn nên lập một sơ đồ cây theo tầng từ trên xuống, bắt đầu từ chủ đề cốt lõi rồi phân cấp ra các chủ đề nhỏ hơn.
Việc này không chỉ hữu ích cho bên thiết kế website mà còn giúp bạn phát triển nội dung web sau này có độ liền mạch hơn. Việc đi link từ bài viết này sang bài viết khác cũng dễ dàng hơn.
4.5. Tạo lập cấu trúc silo
Sau khi lập được bản đồ phân cấp trang việc bây giờ là tạo ra các URL để gắn trên trang web. Về kỹ thuật bạn cần những người có chuyên môn hỗ trợ, tuy nhiên nội dung bạn cần tự làm. Như vậy mới có thể khiến nội dung toàn diện và đa dạng.
Lời kết
Bài viết trên Nhân Hòa đã trình bày chi tiết về silo là gì, lợi ích của cấu trúc silo với website và các thông tin quan trọng khác. Đây là thông tin hữu ích cho những ai đang muốn tạo lập trang web và làm seo website trên Google. Hy vọng mọi người đã có cái nhìn tổng quan về silo và có thể áp dụng thành công.
Từ khóa » Silo Là Chất Gì
-
Cấu Trúc Silo Là Gì? 4 Bước Tạo Silo Cho Website Chuẩn SEO - Vietnix
-
Silo Là Gì? Kho Silo Là Gì? - Solution IAS
-
Silo Là Gì? - Chuyên Gia Công Cơ Khí
-
Ưu, Nhược điểm Của Kho Silo Và Thiết Bị Báo Mức Silo
-
Silo Là Gì? 5 Bước Xây Dựng Cấu Trúc Silo Chi Tiết 2022 - GTV SEO
-
Silo – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giải đáp Thắc Mắc: “Silo Là Gì Và Những Vấn đề Xoay Quanh Silo”
-
Silo Xi Măng Là Gì? Cấu Tạo, Tính Chất Ra Sao?
-
Silo Là Gì? 6 Bước Tạo Cấu Trúc Silo Cho Website - Seothetop
-
Silo - Thùng Chứa - Băng Tải
-
Silo Là Gì? 4 Bước Xây Dựng Cấu Trúc Silo Chi Tiết - SEO - TIEN ZIVEN
-
Silo Là Gì – Những Thông Tin Bạn Cần Biết Về Silo Khi SE
-
#1 Giải Pháp Hệ Thống Kho Chứa Silo Nguyên, Nhiên Liệu - Nước Lành
-
Silo Là Gì? 6 Bước Xây Dựng Cấu Trúc Silo Chi Tiết Nhất Cho Website