Sinh Hoạt Khoa Học Kỹ Thuật Với Chủ đề Ngoại Khoa “Xử Trí Tắc Ruột ở ...
Có thể bạn quan tâm
Vừa qua ngày 31/03/2021 Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố tổ chức buổi sinh hoạt khoa học kỹ thuật với chủ đề ngoại khoa “Xử trí tắc ruột ở trẻ em”.
Làm việc hăng say, quên cả nghỉ ngơi. Bên cạnh công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra ngày càng phức tạp. Thì các Bác sĩ của Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố còn tiếp nhận nhiều ca bệnh “Tắc ruột”. Đây là một trong cấp cứu ngoại khoa thường gặp ảnh hưởng đến chính cuộc sống và sức khỏe của những bệnh nhi.
Vì vậy trong buổi sinh hoạt khoa học kỹ thuật tháng này BS CKII.Tạ Huy Cần – Quyền điều hành Khoa Ngoại Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố đã trình bày “Nguyên nhân tắc ruột ở trẻ sơ sinh” với các nội dung chính về:
- Nguyên nhân tắc ruột
- Biểu hiện lâm sàng
- Chẩn đoán tắc ruột và chẩn đoán phân biệt
- Điều trị
BS CKII.Tạ Huy Cần cho biết: Tắc ruột là sự tắc nghẽn của dòng thức ăn trong ruột non hoặc ruột già bị bế tắc lại và không thoát ra ngoài được. Trường hợp này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi hay gặp nhất ở người già, trẻ em… Nguyên nhân gây tắc ruột gồm 2 nguyên nhân chính: nguyên nhân thực thể: bã thức ăn, u đại tràng, lồng ruột…Nguyên nhân cơ năng thường gặp ở những bệnh nhân sau phẫu thuật, chấn thương cột sống, tiêu chảy… Đây là một tình trạng cấp cứu nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến hoại tử ruột, nghiêm trọng hơn là thủng ruột, nhiễm trùng nặng…Việc nhận biết được các dấu hiệu sớm và có thái độ cẩn trọng sẽ giúp làm giảm các biến chứng và tăng khả năng điều trị thành công.
Vậy làm thế nào để chẩn đoán chính xác bệnh ? BS CKII.Tạ Huy Cần nhấn mạnh: Cần tìm hiểu các triệu chứng, khám thực thể, siêu âm, chụp XQuang, đặc biệt là chụp CT có thể giúp chẩn đoán chính xác bệnh đồng thời chẩn đoán được nguyên nhân tắc ruột, đồng thời phân biệt được các khối u trong ổ bụng từ đó có biện pháp điều trị kịp thời. Trong đó Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố đang thực hiện chẩn đoán bệnh dựa vào kết quả siêu âm kết hợp chụp XQuang và CT Scanner bằng máy móc hiện đại nhất, ưu việt hơn. Cho kết quả nhanh, chính xác.
Ngoài ra, Buổi sinh hoạt khoa học kỹ thuật này TS BS.Hồ Tấn Thanh Bình – Trưởng Khoa Hồi sức sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố đã trình bày
“ Điều trị rối loạn nước điện giải ở trẻ sơ sinh” với các nội dung chính về: Nguyên nhân rối loạn nước điện giải Triệu chứng trẻ sơ sinh bị rối loạn nước, điện giải và cách chẩn đoán và điều trị
TS BS.Hồ Tấn Thanh Bình cho biết: Ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh khi mọi nguồn nước và điện giải đưa vào cơ thể là hoàn toàn phụ thuộc vào đối tượng khác, sẽ rất dễ bị mất nước do kích thước cơ thể vốn rất nhỏ so với diện tích da và sự trao đổi chất lại luôn diễn ra với tốc độ rất nhanh. Từ đó, chức năng cân bằng nước và chất điện giải cần được duy trì với tốc độ nhanh hơn so với người lớn rất nhiều lần. Cụ thể là khi trẻ nôn ói nhiều lần hay với lượng nhiều trong ngày, trẻ bị tiêu chảy hay sốt cao, bỏ bú hay bú kém… đều làm tăng nguy cơ rối loạn điện giải đồ.
Bên cạnh đó, nếu trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh, bệnh thận có thể khiến cơ thể có khuynh hướng giữ lại natri và nước, gây phù nề và tăng huyết áp. Ngoài ra, đối với trẻ mắc các bệnh lý ung thư hay cần được ghép tủy xương, điều này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và sốt hoặc dùng thuốc hóa trị sẽ cũng có nguy cơ cao bị mất cân bằng nước và điện giải.
Dấu hiệu của một tình trạng rối loạn điện giải đồ rất khác nhau ở mỗi cơ thể trẻ. Điều tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh và các đặc điểm sức khỏe kèm theo. Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp, nếu trẻ chỉ bị rối loạn điện giải đồ nhẹ thì sẽ thường không gây ra triệu chứng và chỉ phát hiện được khi xét nghiệm máu. Những biểu hiện ra ngoài lúc này chủ yếu là nằm ở các bệnh nguyên như trẻ bị nhiễm trùng gây sốt cao, tiêu chảy, nôn ói…
Khi trẻ bị mất nước nặng, trẻ sẽ giảm số lượng nước tiểu hay nước tiểu sẫm màu, da trẻ mất sự căng bóng và đàn hồi, trở nên nhăn nheo hơn, có dấu véo da và màu da trong có vẻ tối hơn bình thường. Khi khám, trẻ sẽ có huyết áp thấp và các phản xạ trở nên chậm chạp hơn bình thường. Song song đó, các rối loạn điện giải đồ nặng như hạ natri máu nặng sẽ khiến trẻ lừ đừ, ngủ gà, li bì, yếu cơ, chuột rút và xảy ra các cơn co thắt cơ bắp. Một số trẻ có thể có tình trạng khó thở, chóng mặt và nhịp tim nhanh.
Khi cha mẹ nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào trên đây, đặc biệt là nếu trẻ đang mắc bệnh hoặc sốt cao, nên đưa trẻ đến Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố hoặc các cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt để được các Bác sĩ thăm khám, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
Buổi sinh hoạt khoa học kỹ thuật với chủ đề: “Xử trí tắc ruột ở trẻ sơ sinh” đã diễn ra thành công tốt đẹp và mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho toàn thể các Bác sĩ trong Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố và các Bác sĩ ở tuyến tỉnh, ngoài Bệnh viện thông qua phần mềm học trực tuyến Zoom Cloud Mettings.
Phòng Chỉ đạo tuyến Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố
Từ khóa » điều Trị Tắc Ruột ở Trẻ Em
-
[TỔNG QUAN] Bệnh Tắc Ruột ở Trẻ: Tất Tần Tật Những điều Cần Biết
-
Tắc Ruột Do Thức ăn ở Trẻ: Tránh Nhầm Với Táo Bón, Rối Loạn Tiêu Hóa
-
Nhận Diện Dấu Hiệu Trẻ Bị Tắc Ruột - Vinmec
-
Tắc Ruột ở Trẻ: Bệnh Nguy Hiểm Phụ Huynh Chớ Chủ Quan
-
Tắc Ruột ở Trẻ Sơ Sinh: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị | TCI Hospital
-
Tắc Ruột Non: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Lồng Ruột - Khoa Nhi - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia - MSD Manuals
-
Tắc Ruột ở Trẻ Sơ Sinh - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Tắc Ruột ở Trẻ Sơ Sinh Là Bệnh Gì? Triệu Chứng & Thuốc • Hello Bacsi
-
Nhiều Trẻ Tắc Ruột Bẩm Sinh, Bác Sĩ Khuyến Cáo Gì?
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Và điều Trị Tắc Ruột Do Giun ở Trẻ Em
-
Trẻ Sơ Sinh Nôn Trớ Cẩn Thận Tắc Ruột Bẩm Sinh
-
Tắc Ruột Sơ Sinh - Nhà Thuốc Phương Chính