Sinh Học 10 Bài 5: Prôtêin
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Học tập
- Bài học
- Bài học lớp 10
Qua nội dung bài Prôtêin các em học sinh được tìm hiểu về cấu trúc của protêin bao gồm cấu trúc hoá học và cấu trúc vật lí, vai trò của protêin trong cơ thể, giúp các em có kiến thức về protêin để bổ sung cho cơ thể cần thiết.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Cấu trúc của prôtêin
1.2. Chức năng của prôtêin
2. Bài tập minh họa
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
3.2. Bài tập trắc nghiệm
3.3. Trắc nghiệm Online
4. Kết luận
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Cấu trúc của prôtêin
a. Thành phần hóa học
Phân tử prôtêin có cấu trúc đa phân mà đơn phân là các axit amin. Có 20 loại acid amin khác nhau. Từ 20 loại này có thể cấu tạo nên vô số các protein khác nhau về thành phần, số lượng, và trình tự các acid amin, đảm bảo tính đa dạng và đặc thù của từng loại protein. Cấu tạo mỗi đơn phân gồm có 3 thành phần chính: Nhóm COOH, nhóm NH2 và gốc R liên kết với cacbon trung tâm (Cả COOH và NH2 , cả 1 nguyên tử H đều liên kết với C - C này gọi là C alpha).
b. Cấu trúc vật lí
- Cấu trúc bậc 1:
+ Các axit amin liên kết với nhau tạo nên 1 chuỗi axit amin là chuỗi pôlipeptit. Chuỗi pôli peptit có dạng mạch thẳng.
- Cấu trúc bậc 2:
+ Cấu trúc bậc 2 là cấu trúc vòng xoắn lò xo đều đặn hoặc gấp nếp beta, các nếp gấp và vòng xoắn được cố định bởi các liên kết hidro giữa các acid amin gần nhau.
- Cấu trúc bậc 3:
+ Chuỗi xoắn cuộn xếp tạo thành cấu trúc đặc thù trong không gian 3 chiều, tạo nên tính đặc trưng cho từng loại protein bằng các liên kết đisunfua, liên kết ion, vander_van… tăng tính bền vững của phân tử protein.
- Cấu trúc bậc 4:
+ 2 hay nhiều chuỗi cuộn xếp bậc 3 liên kết với nhau tạo thành phần phân tử protein hoàn chỉnh, có cấu hình không gian đặc trưng cho từng loại protein, giúp nó thực hiện được chức năng hoàn chỉnh.
1.2. Chức năng của prôtêin
a. Chức năng cấu trúc
Protêin là thành phần quan trọng xây dựng nên các bào quan và màng sinh chất, hình thành nên các đặc điểm giải phẫu, hình thái của các mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể (tính trạng cơ thể)
Ví dụ protein tham gia cấu tạo màng sinh học
b. Chức năng xúc tác quá trình trao đổi chất
- Bản chất các enzim là tham gia các phản ứng sinh hóa. + Ví dụ:
- Enzim amilaza trong nước bọt có bản chất là protein.
- Enzim ADN polimeraza xúc tác cho quá trình tổng hợp ADN.
c. Chức năng điều hoà quá trình trao đổi chất
- Các hoocmon phần lớn là prôtêin giúp điều hoà các quá trình sinh lý của cơ thể. + Ví dụ:
- Insulin điều hòa lượng đường trong máu.
- Tiroxin điều hòa sức lớn của cơ thể.
- Ngoài ra prôtêin là thành phần cấu tạo nên kháng thể để bảo vệ cơ thể, chức năng vận động (tạo nên các loại cơ), chức năng cung cấp năng lượng (thiếu năng lượng, prôtêin phân huỷ giải phóng năng lượng).
+ Ví dụ: Dự trữ các axit amin.
+ Ví dụ: Protein trong sữa, trong các loại hạt...
- Vận chuyển các chất (Hêmôglôbin).
+ Ví dụ: Hemoglobin trong máu.
- Bảo vệ cơ thể (kháng thể).
+ Ví dụ: Kháng thể.
2. Bài tập minh họa
Nêu các bậc cấu trúc của protein?
Hướng dẫn giải:
Protein có thể có 4 bậc cấu trúc:
- Bậc 1: Các đơn phân acid amin của protein liên kết với nhau bằng liên kết peptit loại một nước, tạo thành chuỗi polipeptit mạch thẳng. - Bậc 2: Cấu trúc bậc 2 là cấu trúc vòng xoắn lò xo đều đặn hoặc gấp nếp beta, các nếp gấp và vòng xoắn được cố định bởi các liên kết hidro giữa các acid amin gần nhau. - Bậc 3: Chuỗi xoắn cuộn xếp tạo thành cấu trúc đặc thù trong không gian 3 chiều, tạo nên tính đặc trưng cho từng loại protein bằng các liên kết đisunfua, liên kết ion, vander_van… tăng tính bền vững của phân tử protein - Bậc 4: 2 hay nhiều chuỗi cuộn xếp bậc 3 liên kết với nhau tạo thành phần phân tử protein hoàn chỉnh, có cấu hình không gian đặc trưng cho từng loại protein, giúp nó thực hiện được chức năng hoàn chỉnh.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Nêu một vài loại protein tế bào người và cho biết các chức năng của chúng?
Câu 2: Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn đều được cấu tạo từ protein nhưng chúng khác nhau về rất nhiều đặc tính. Dựa vào kiến thức trong bài, em hãy cho biết sự khác nhau đó là do đâu?
Câu 3: Phân biệt các cấu trúc bậc 1, 2, 3, 4 của các phân tử prôtêin? Kể tên các loại liên kết hoá học tham gia duy trì cấu trúc prôtêin?
Câu 4: Đơn phân cấu tạo nên prôtêin là gì? Nêu các chức năng của prôtêin.
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Tính đa dạng của prôtêin được qui định bởi
A. Nhóm amin của các axit amin B. Nhóm R của các axit amin C. Liên kết peptit D. Thành phần, số lượng và trật tự axitamin trong phân tử prôtêin
Câu 2: Prôtêin thực hiện được chức năng của nó chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau đây
A. Cấu trúc bậc 1 và bậc 4 B. Cấu trúc bậc 1 và bậc 2 C. Cấu trúc bậc 2 và bậc 3 D. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4
Câu 3: Loại prôtêin nào sau đây làm nhiệm vụ tiêu diệt các mầm bệnh, bảo vệ cơ thể?
A. Prôtêin vận chuyển B. Prôtêin kháng thể C. Prôtêin enzym D. Prôtêin hoocmon
Câu 4: Prôtêin không có chức năng nào sau đây?
A. Điều hòa thân nhiệt. B. Cấu trúc nên hệ thống màng tế bào. C. Tạo nên kênh vận chuvến các chất qua màng. D. Cấu tạo nên một số loại hoocmon.
Câu 5: Cho các nhận định sau:
(1) Cấu trúc bậc 1 của phân tử protein là chuỗi pôlipeptit
(2) Cấu trúc bậc 2 của phân tử protein là chuỗi pôlipeptit ở dạng co xoắn hoặc gấp nếp
(3) Cấu trúc không gian bậc 3 của phân tử protein là chuỗi pôlipeptit ở dạng xoắn hoăc gấp nếp tiếp tục co xoắn
(4) Cấu trúc không gian bậc 4 của phân tử protein gồm hai hay nhiều chuỗi pôlipeptit kết hợp với nhau
(5) Khi cấu trúc không gian ba chiều bị phá vỡ, phân tử protein không thực hiện được chức năng sinh học
Có mấy nhận định đúng với các bậc cấu trúc của phân tử protein?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
3.3. Trắc nghiệm Online
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Prôtêin Sinh học 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
Trắc Nghiệm
4. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Phân biệt được các mức độ cấu trúc của prôtêin: cấu trúc bậc 1, bậc 2, bậc 3 và bậc 4.
- Nêu được chức năng của một số loại prôtêin và đưa ra các ví dụ minh họa.
- Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng của prôtêin và giải thích được ảnh hưởng của những yếu tố này đến chức năng của prôtêin.
Tham khảo thêm
- doc Sinh học 10 Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước
- doc Sinh 10 Bài 4: Cacbonhidrat và lipit
- doc Sinh học 10 Bài 6: Axit nuclêic
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Sinh học 7 Bài 63: Ôn tập
- Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7
- Sinh học 7 Bài 60: Động vật quý hiếm
- Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
- Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Ngữ văn 9
- Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
- Công nghệ 7 Ôn tập phần IV: Thủy sản
- Công nghệ 8 Bài 59: Thực hành: Thiết kế mạch điện
- Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7
- Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Ngữ văn 9
Phần mở đầu Giới Thiệu Chung Về Thế Giới Sống
- 1 Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống
- 2 Bài 2: Các giới sinh vật
Chương 1: Thành Phần Hóa Học Của Tế Bào
- 1 Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước
- 2 Bài 4: Cacbonhidrat và lipit
- 3 Bài 5: Prôtêin
- 4 Bài 6: Axit nuclêic
Chương 2: Cấu Trúc Của Tế Bào
- 1 Bài 7: Tế bào nhân sơ
- 2 Bài 8: Tế Bào nhân thực
- 3 Bài 9: Tế bào nhân thực (Tiết 2)
- 4 Bài 10: Tế bào nhân thực (Tiết 3)
- 5 Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng
- 6 Bài 12: Thực hành: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh
Chương 3: Chuyển Hóa Vật Chất Và Năng Lượng Trong Tế Bào
- 1 Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất
- 2 Bài 14: Enzim và vai trò của Enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất
- 3 Bài 15: Thực hành: Một số thí nghiệm về Enzim
- 4 Bài 16: Hô hấp tế bào
- 5 Bài 17: Quang hợp
Chương 4: Phân Bào
- 1 Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân
- 2 Bài 19: Giảm phân
- 3 Bài 20: Thực hành: Quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành
- 4 Bài 21: Ôn tập phần Sinh học tế bào
Chương 1: Chuyển Hóa Vật Chất Và Năng Lượng Ở Vi Sinh Vật
- 1 Bài 22: Dinh dưỡng, Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
- 2 Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật
- 3 Bài 24: Lên men êtilic và lên men Lactic
Chương 2: Sinh Trưởng Và Sinh Sản Của Vi Sinh Vật
- 1 Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật
- 2 Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật
- 3 Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
- 4 Bài 28: Thực hành: Quan sát một số vi sinh vật
Chương 3: Virut Và Bệnh Truyền Nhiễm
- 1 Bài 29: Cấu trúc các loại virut
- 2 Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
- 3 Bài 31: Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn
- 4 Bài 32: Bệnh Truyền nhiễm và miễn dịch
- 5 Bài 33: Ôn tập phần sinh học vi sinh vật
Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này Bỏ qua Đăng nhập ATNETWORK ATNETWORKTừ khóa » Tóm Tắt Lý Thuyết Protein
-
Tóm Tắt Lý Thuyết Sinh Học 10 Bài 5 - Prôtêin
-
Tóm Tắt Kiến Thức Lý Thuyết Protein - Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Hóa ...
-
Tóm Tắt Lý Thuyết Sinh 10 Bài 5 Ngắn Nhất (Sách Mới 3 Bộ) - TopLoigiai
-
Tóm Tắt Lý Thuyết Hóa Học 12: Peptit Và Protein - 123doc
-
Tóm Tắt Lý Thuyết Bài 5 - PRÔTÊIN - Sinh 10 - Tài Liệu Sinh
-
Tóm Tắt Lý Thuyết Và Hướng Dẫn Giải Bài Tập SGK Sinh Học 10: Prôtêin
-
Soạn Sinh Học 9 Bài 18: Protein | Học Cùng
-
Lý Thuyết Sinh Học 10 Bài 5: Protêin
-
Lý Thuyết Peptit Và Protein. | SGK Hóa Lớp 12
-
Lý Thuyết Protein (mới 2022 + Bài Tập) - Hóa Học 9
-
Tóm Tắt Lý Thuyết Và Hướng Dẫn Giải Các Dạng Bài Tập Amin, Amino ...
-
Sinh Học 10 Bài 5: Protêin - HOC247
-
Lý Thuyết Về Peptit Và Protein Hay Chi Tiết Nhất - HocThatGioi
-
Sinh Học 10 Bài 5 (Lý Thuyết Và Trắc Nghiệm): Protêin