Sinh Học 12 Bài 38: Các đặc Trưng Cơ Bản Của Quần ...

Sinh học 12 bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)Lý thuyết, trắc nghiệm môn Sinh học 12Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Lý thuyết Sinh học 12 bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo) tổng kết các nội dung cơ bản và những vấn đề cần lưu ý trong chương trình Sinh học 12. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Bài: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

  • A. Lý thuyết Sinh học 12 bài 38
    • I. Kích thức của quần thể sinh vật
    • II. Những nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể sinh vật
    • III. Tăng trưởng của quần thể sinh vật
    • IV. Tăng trưởng của quần thể người
  • B. Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 38
  • C. Đề thi thử THPT được tải nhiều nhất

A. Lý thuyết Sinh học 12 bài 38

I. Kích thước của quần thể sinh vật

- Là số lượng cá thể, khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể. Những loài có kích thước cơ thể nhỏ thường có kích thước quần thể lớn và ngược lại.

1. Phân loại

Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu đến giá trị tối đa.

- Kích thước tối thiểu: là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm và diệt vong

- Nguyên nhân do số lượng cá thể quá ít à sự hỗ trợ giữa các cá thể giảm; khả năng sinh sản giảm; xảy ra giao phối cận huyết.

- Kích thước tối đa: là giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể có thể đạt được. Nếu kích thước quá lớn xảy ra cạnh tranh gay gắt, ô nhiễm, bệnh tật tăng cao → một số cá thể sẽ di cư ra khỏi quần thể.

II. Những nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể sinh vật

1. Sức sinh sản của quần thể sinh vật

- Là khả năng sinh ra các cá thể mới của quần thể trong 1 đơn vị thời gian. Sức sinh sản phụ thuộc vào số lượng trứng hay con non của 1 lứa đẻ, số lứa đẻ của 1 cá thể cái, tỉ lệ đực cái trong quần thể. Khi thiếu thức ăn hay điều kiện sống không thuận lợi sẽ ảnh hưởng đến sức sinh sản của quần thể.

2. Mức độ tử vong của quần thể sinh vật

- Là số lượng cá thể bị chết trong 1 khoảng thời gian. Mức độ tử vong phụ thuộc vào tuổi thọ trung bình của sinh vật, điều kiện sống, lượng thức ăn, kẻ thù và sự khai thác của con người.

3. Phát tán cá thể của quần thể sinh vật

Là sự xuất cư và nhập cư của các cá thể.

+ Xuất cư: là hiện tượng 1 số cá thể rời bỏ quần thể của mình chuyển sang sống ở nơi khác. Xuất cư tăng cao khi nguồn sống cạn kiệt, điều kiện bất lợi.

+ Nhập cư: là hiện tượng 1 số cá thể ở ngoài quần thể chuyển sang sống trong quần thể. Nhập cư tăng cao khi điều kiện sống thuận lợi.

III. Tăng trưởng của quần thể sinh vật

1. Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học

- Nếu nguồn sống của môi trường dồi dào và thỏa mãn nhu cầu của cơ thể đều thuận lợi thì quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học → đường cong tăng trưởng có dạng hình chữ J.

- Có nhiều loài tăng trưởng gần mức tăng trưởng theo tiềm năng sinh học, đó là các loài có sức sinh sản lớn, số lượng sống sót cao khi điều kiện sống thuận lợi như: VK, nấm, tảo …

2. Tăng trưởng theo thực tế của quần thể

- Trong thực tế, điều kiện ngoại cảnh không phải lúc nào cũng thuận lợi cho sự tăng trưởng của quần thể. Ngay cả trong điều kiện thuận lợi nhất thì xuất cư và tử vong luôn xảy ra → đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S.

- Một số loài có sức sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc cao thì tăng trưởng theo thực tế như: hầu hết các loài động vật có kích thước lớn, tuổi thọ cao (voi, bò tót, cây gỗ trong rừng …)

IV. Tăng trưởng của quần thể người

1. Trên thế giới

- Dân số thế giới tăng liên tục, đến 2017 có thể lên đến 8 tỉ người. Dân số thế giới đạt mức tăng trưởng cao là nhờ những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế xã hội, chất lượng cuộc sống ngày một cải thiện, tuổi thọ được nâng cao.

2. Ở Việt Nam

Năm 1945: 18 triệu người; 2004: 82 triệu người (tăng gấp 4,5 lần)

- Việc tăng dân số quá nhanh và phân bố dân cư không hợp lí là nguyên nhân làm chất lượng môi trường giảm sút → ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

- Dân số tăng cao đòi hỏi nhiều lương thực,thực phẩm, việc làm, bệnh viện, trường học …; tài nguyên bị khai thác quá mức, môi trường sống bị ô nhiễm …→ phải thực hiện kế hoạch hóa gia đình: khuyến khích mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 → 2 con để nuôi dạy cho tốt

B. Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 38

Câu 1: Kích thước của một quần thể không phải là?

  1. Tổng số cá thể của nó.
  2. Tổng sinh khối của nó.
  3. Năng lượng tích lũy trong nó.
  4. Kích thước nơi nó sống.

Câu 2: Mức độ sinh sản không phụ thuộc vào

  1. Số lượng trứng hay con non của 1 lứa đẻ
  2. Số lứa đẻ của cá thể cái trong đời
  3. Tuổi trưởng thành sinh dục của cá thể
  4. Tỉ lệ số tuổi của cá thể trong quần thể

Câu 3: Về phương diện lí thuyết, quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong những điều kiện nào?

  1. Nguồn sống của môi trường rất dồi dào
  2. Không gian cư trú của quần thể không giới hạn
  3. Điều kiện ngoại cảnh và khả năng sinh học đều thuận lợi cho sự sinh sản
  4. Tất cả đều đúng

Câu 4: Cho các thông tin sau

(1) Điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.

(2) Giảm bớt tính chất căng thẳng của sự cạnh tranh.

(3) Tăng khả năng sử dụng nguồn sống từ môi trường

(4) Tìm nguồn sống mới phù hợp với từng cá thể.

Những thông tin nói về ý nghĩa của sự nhập cư hoặc di cư của những cá thể cùng loại từ quần thể này sang quần thể khác là:

  1. (1), (2) và (3)
  2. (1), (3) và (4)
  3. (1), (2) và (4)
  4. (2), (3) và (4)

Câu 5: Mức độ tử vong không phụ thuộc

  1. Trạng thái của quần thể
  2. Các điều kiện sống của môi trường
  3. Tuổi trưởng thành sinh dục của cá thể
  4. Mức độ khai thác của con người

Câu 6: Khi môi trường sống không đồng nhất và thường xuyên thay đổi, loại quần thể nào sau đây có khả năng thích nghi cao nhất?

  1. Quần thể có kích thước lớn và sinh sản hữu tính bằng tự phối
  2. Quần thể có kích thước lớn và sinh sản hữu tính bằng ngẫu phối
  3. Quần thể có kích thước nhỏ và sinh sản vô tính
  4. Quần thể có kích thước nhỏ và sinh sản hữu tính bằng ngẫu phối

Câu 7: Xét quần thể các loài

(1) Cá trích

(2) Cá mập

(3) Tép

(4) Tôm bạc

Kích thước quần thể của các loài theo thứ tự lớn dần là

  1. (1), (2), (3) và (4)
  2. (2), (3), (4) và (1)
  3. (2), (1), (4) và (3)
  4. (3), (2), (1) và (4)

Câu 8: Trong một khu bảo tồn ngập nước có diện tích 5000 ha. Người ta theo dõi số lượng cá thể của 1 quần thể chim: năm thứ nhất khảo sát thấy mật độ cá thể trong quần thể là 0,25 cá thể/ha; năm thứ hai khảo sát thấy số lượng cá thể của quần thể là 1350. Biết tỉ lệ tử vong của quần thể là 2%/năm và không có xuất – nhập cư. Nhận định nào sau đây là đúng?

  1. Kích thước của quần thể thể tăng 6% trong 1 năm.
  2. Số lượng cá thể của quần thể ở năm thứ nhất là 1225 con.
  3. Tỉ lệ sinh sản của quần thể là 8%/năm.
  4. Mật độ cá thể ở năm thứ hai là 0,27 cá thể/ha

Câu 9: Cho các phát biểu sai về kích thước của quần thể

(1) Kích thước của quần thể sinh vật là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì cấu trúc.

(2) Nếu vượt quá kích thước tối đa thì số lượng sẽ nhanh chóng giảm vì giao phối gần dễ xảy ra làm 1 số lớn cá thể bị chết do thoái hóa giống.

(3) Các yếu tố ảnh hưởng tới kích thước của quần thể là nguồn thức ăn, nơi ở, sự phát tán cá thể trong quần thể.

(4) Số lượng cá thể của quần thể luôn là một hằng số (ổn định không đổi).

(5) Khi kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể có thể rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong

Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu sai?

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Câu 10: Những yếu tố nào có liên quan đến mật độ cá thể của quần thể và làm giới hạn kích thước quần thể?

(1) Sự cạnh tranh về nguồn thức ăn hoặc nơi sống giữa các cá thể trong quần thể.

(2) Các bệnh dịch truyền nhiễm.

(3) Tập tính ăn thịt.

(4) Các chất thải độc do quần thể sinh ra.

(5) Tỉ lệ giới tính.

Phương án đúng là:

  1. (1), (2), (3) và (4)
  2. (1), (2), (3) và (5)
  3. (2), (3), (4) và (5)
  4. (1), (3), (4) và (5)

Câu 11: Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới mức diệt vong. Nguyên nhân là do

  1. Số lượng cá thể trong quần thể quá ít, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường
  2. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực cá thể cái ít
  3. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể
  4. Tất cả đều đúng

Câu 12: Nếu kích thước quần thể vượt quá kích thước tối đa thì đưa đến hậu quả gì?

  1. Phần lớn các cá thể bị chết do cạnh tranh gay gắt
  2. Quần thể bị phân chia thành hai
  3. Một số cá thể di cư ra khỏi quần thể
  4. Phần lớn cá thể bị chết do dịch bệnh

Câu 13: Mức độ tử vong của quần thể phụ thuộc vào yếu tố nào?

  1. Tuổi sinh lí
  2. Mật độ
  3. Tỉ lệ giới tính
  4. Sự phân bố cá thể

Câu 14: Một quần thể như thế nào là quần thể không sinh trưởng nhanh?

  1. Trong quần thể có nhiều cá thể ở tuổi trước sinh sản hơn cá thể sinh sản.
  2. Trong quần thể có kiểu phân bố tập trung.
  3. Quần thể gần đạt sức chứa tối đa.
  4. Quần thể có nhiều cá thể ở tuổi sau sinh sản hơn cá thể sinh sản.

Câu 15: Xét các yếu tố sau đây?

I- Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể.

II- Mức độ nhập cư và xuất cư của các cá thể và hoặc ra khỏi quần thể.

III- Tác động của các nhân tố sinh thái và lượng thức ăn trong môi trường.

IV- Sự tăng giảm lượng cá thể của kẻ thù, mức độ phát sinh bệnh tật trong quần thể.

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi kích thước của quần thể là:

  1. I và II.
  2. I, II và III.
  3. I, II và IV.
  4. I, II, III và IV.

Câu 16: Kích thước của một quần thể không phải là?

  1. Tổng số cá thể của nó.
  2. Tổng sinh khối của nó.
  3. Năng lượng tích lũy trong nó.
  4. Kích thước nơi nó sống.

Câu 17: Mật độ của quần thể là?

  1. Số lượng cá thể trung bình của quần thể được xác định trong một khoảng thời gian xác định nào đó.
  2. Số lượng cá thể cao nhất ở một thời điểm xác định nào đó trong một đơn vị diện tích nào đó của quần thể.
  3. Khối lượng sinh vật thấp nhất ở một thời điểm xác định trong một đơn vị thể tích của quần thể.
  4. Số lượng cá thể có trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.

Câu 18: Quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện nào sau đây?

  1. Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi, gây nên sự xuất cư theo mùa.
  2. Nguồn sống trong môi trường rất dồi dào, hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu của các cá thể.
  3. Nguồn sống trong môi trường không thuận lợi, hạn chế về khả năng sinh sản của loài.
  4. Không gian cư trú của quần thể bị giới hạn, gây nên sự biến động số lượng cá thể.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mật độ cá thể của quần thể?

  1. Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể
  2. Mật độ cá thể của quần thể ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống, mức độ tử vong và mức độ sinh sản của các cá thể trong quần thể
  3. Mật độ cá thể của quần thể có thể thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy theo điều kiện của môi trường sống
  4. Mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao so với sức chứa của môi trường sẽ làm tăng khả năng sinh sản của cá thể trong quần thể

Câu 20: Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài giảm.
  2. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường.
  3. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt.
  4. Mật độ cá thể của quần thể luôn cố định, không thay đổi theo thời gian và điều kiện sống của môi trường.

Câu 21: Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.(2) Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này là khác nhau giữa các loài.

(3) Kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) luôn tỉ lệ thuận với kích thước của cá thể trong quần thể.

(4) Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng cao

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 22: Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Kích thước của quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển.
  2. Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
  3. Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần để duy trì và phát triển.
  4. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này khác nhau giữa các loài.

Câu 23: Có 4 quần thể của cùng một loài cỏ sống ở 4 môi trường khác nhau, quần thể sống ở môi trường nào sau đây có kích thước lớn nhất.

  1. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 800 m2 và có mật độ 34 cá thể /1 m2
  2. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 2150 m2 và có mật độ 12 cá thể/ m2
  3. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 835 m2 và có mật độ 33 cá thể/ m2
  4. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 3050 m2 và có mật độ 9 cá thể/ m2

Câu 24: Kích thước của quần thể KHÔNG phụ thuộc vào

  1. Sức sinh sản
  2. Mức độ tử vong.
  3. Cá thể nhập cư và xuất cư.
  4. Tỷ lệ đực/cái

Câu 25: Mức độ sinh sản của quần thể là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể sinh vật. Nhân tố này lại phụ thuộc vào một yếu tố, yếu tố nào sau dây là quan trọng nhất?

  1. Điều kiện thức ăn, nơi ở và khí hậu
  2. Tỉ lệ đực/cái của quần thể
  3. Số lượng con non của một lứa đẻ
  4. Số lứa đẻ của một cá thể cái và tuổi trưởng thành sinh dục của cá thể

Câu 26: Khi nói về mức sinh sàn và mức tử vong của quần thể, phát biểu nào sau đây sai?

  1. Sự thay đổi về mức sinh sản và mức tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
  2. Mức sinh sản của một quần thể động vật chỉ phụ thuộc vào số lượng trứng (hay con non) của mỗi lứa đẻ
  3. Mức sinh sản của quần thể thường giảm khi điều kiện sống không thuận lợi như thiếu thức ăn, điều kiện khí hậu thay đổi bất thường
  4. Mức tử vong của quần thể phụ thuộc vào trạng thái của quần thể, các điều kiện sống của môi trường và mức độ khai thác của con người

Câu 27: Điều nào sau đây sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng kích thước quần thể động vật?

  1. Tăng khả năng sinh sản của con cái.
  2. Tăng mật độ
  3. Gia tăng tỷ lệ tử vong
  4. Gia tăng vật ăn thịt

Câu 28: Hai nhân tố đóng vai trò chủ yếu điều chỉnh kích thước của quần thể là

  1. Mức sinh sản và mức nhập cư.
  2. Mức tử vong và mức xuất cư.
  3. Mức sinh sản và mức tử vong.
  4. Mức sinh sản và mức xuất cư.

Câu 29: Khi nguồn sống trong môi trường dồi dào, điều kiện tự nhiên thuận lợi, quần thể có trạng thái sinh lý tốt, quần thể sinh vật tăng trưởng theo

  1. Đường cong hình chữ S
  2. Đường cong hình chữ K.
  3. Đường cong hình chữ J.
  4. Tới khi số cá thể đạt mức ổn định.

Câu 30: Một quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi

  1. Quần thể cân bằng.
  2. Kích thước quần thể đạt giá trị tối đa cân bằng sức chịu đựng của môi trường
  3. Tốc độ tăng trường quần thể giữ nguyên không đổi.
  4. Điều kiện môi trường không giới hạn.

Đáp án

1D

2D

3D

4C

5C

6B

7C

8C

9C

10A

11D

12C

13B

14A

15D

16D

17D

18B

19D

20D

21C

22A

23C

24D

25A

26B

27A

28C

29C

30D

----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 12 bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo). Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 12, Giải bài tập Sinh học lớp 12, Lý thuyết Sinh học 12, Giải Vở BT Sinh Học 12, Chuyên đề Sinh học lớp 12, Tài liệu học tập lớp 12.

Mời các bạn cùng tham khảo thêm bộ đề thi thử THPT theo từng môn dưới đây:

C. Đề thi thử THPT được tải nhiều nhất

  1. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Toán
  2. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Văn
  3. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Anh
  4. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Lý
  5. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Hóa
  6. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Sinh
  7. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Sử
  8. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Địa
  9. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn GDCD

Từ khóa » Sơ đồ Tư Duy Bài 38 Sinh Học 12