Sinh Học 12 Bài 43: Trao đổi Vật Chất Trong Hệ Sinh Thái
- Trang chủ
- Học tập
- Bài học
- Bài học lớp 12
Cùng eLib tìm hiểu các kiến thức như: trao đổi vật chất trong quần xã sinh vật (chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng), tháp sinh thái (định nghĩa, phân loại), mối quan hệ giữa các loài sinh vật thể hiện qua chuỗi và lưới thức ăn thông qua nội dung bài giảng Sinh học 12 Bài 43
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Trao đổi vật chất trong quần xã sinh vật
1.2. Tháp sinh thái
2. Bài tập minh họa
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
3.2. Bài tập trắc nghiệm
4. Kết luận
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Trao đổi vật chất trong quần xã sinh vật
a. Chuỗi thức ăn
- Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắc xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau
- Ví dụ:
- Có 2 loại chuỗi thức ăn:
+ Chuỗi thức ăn mở đầu bằng cây xanh → động vật ăn thực vật → động vật ăn động vật
- Ví dụ: cây ngô → sâu ăn lá ngô → nhái → rắn hổ mang → diều hâu
+ Chuỗi thức ăn mở đầu bằng chất hữu cơ bị phân giải → sinh vật phân giải mùn, bã hữu cơ → động vật ăn sinh vật phân giải → các động vật ăn động vật khác
- Ví dụ: lá, cành khô → mối → nhện → thằn lằn
b. Lưới thức ăn
- Lưới thức ăn trong một quần xã gồm nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.
- Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp
- Ví dụ: Lưới thức ăn trong hệ sinh thái rừng
c. Bậc dinh dưỡng
- Trong 1 lưới thức ăn, tập hợp các loài sinh vật có cùng mức dinh dưỡng hợp thành một bậc dinh dưỡng.
- Trong quần xã có nhiều bậc dinh dưỡng:
- Bậc dinh dưỡng cấp 1 (sinh vật sản xuất): sinh vật tự dưỡng
- Bậc dinh dưỡng cấp 2 (sinh vật tiêu thụ bậc 1): động vật ăn sinh vật sản xuất
- Bậc dinh dưỡng câp 3 (sinh vật tiêu thụ bậc 2): động vật ăn sinh vật tiêu thụ bậc 1
- Bậc dinh dưỡng cấp 4, cấp 5 (sinh vật tiêu thụ bậc 3, bậc 4)
- Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất: bậc cuối cùng trong chuỗi thức ăn.
- Ví dụ: Bậc dinh dưỡng của quần xã sinh vật
1.2. Tháp sinh thái
- Là độ lớn của các bậc dinh dưỡng được xác định bằng số lượng cá thể, sinh khối hay năng lượng ở mỗi bậc dinh dưỡng
- Có 3 loại tháp sinh thái:
Tháp số lượng: được xây dựng trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
Tháp sinh khối: được xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.
Tháp năng lượng: là hoàn thiện nhất, được xây dựng trên số năng lượng được tích luỹ trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích trong 1 đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng.
2. Bài tập minh họa
Hãy giải thích vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể kéo dài, thường không vượt quá 6 mắt xích?
Hướng dẫn giải
- Chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể kéo dài, thường không vượt quá 6 mắt xích là do một phần năng lượng bị thất thoát dần qua nhiều cách ở mỗi bậc dinh dưỡng:
- Năng lượng mất qua hô hấp, tạo nhiệt ở mỗi bậc dinh dưỡng.
- Năng lượng mất qua chất thải (thải qua bài tiết, phân, thức ăn thừa...) hoặc năng lượng mất qua rơi rụng (như rụng lá ở thực vật, rụng lông, lột xác của động vật...) ở mỗi bậc dinh dưỡng.
- Chuỗi thức ăn (hoặc bậc dinh dưỡng) càng lên cao thì năng lượng tích luỹ càng ít dần và đến mức nào đó không còn đủ duy trì của một mắt xích (của một bậc dinh dưỡng). Khi một mắt xích (thực chất là một loài, hoặc nhóm cá thể của một loài) có số lượng cá thể quá ít (nhỏ hơn kích thước tối thiểu của quần thể) sẽ không thể tồn tại.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Hãy ghi chú tên các bậc dinh dưỡng thay cho các chữ a, b, c,…. Trong hình 43.2?
Câu 2: Những thông tin nào chúng ta có thể biết được qua quan sát một tháp sinh thái mà nếu quan sát chuỗi thức ăn thì không thể biết được và ngược lại, những thông tin nào chúng ta có thể biết được qua quan sát một chuỗi thức ăn mà nếu quan sát tháp sinh thái thì không biết được?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Lưới thức ăn
A. gồm nhiều chuỗi thức ăn
B. gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau
C. gồm nhiều chuỗi thức ăn có các mắt xích chung
D. gồm nhiều loài sinh vật trong đó có sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải
Câu 2: Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ
A. giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải
B. dinh dưỡng
C. động vật ăn thịt và con mồi
D. giữa thực vật với động vật
Câu 3: Mối quan hệ có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự hình thành chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái là
A. quan hệ cạnh tranh
B. quan hệ đối kháng
C. quan hệ vật ăn thịt – con mồi
D. quan hệ hợp tác
Câu 4: Sinh vật nào dưới đây được gọi là sinh vật sản xuất?
A. Con chuột
B. Vi khuẩn
C. Trùng giày
D. Cây lúa
Câu 5: Có những dạng tháp sinh thái nào?
A. Tháp số lượng và tháp sinh khối
B. Tháp sinh khối và tháp năng lượng
C. Tháp năng lượng và tháp số lượng
D. Tháp số lượng, tháp sinh khối và tháp năng lượng
4. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Nêu được mối quan hệ dinh dưỡng: chuỗi (xích) và lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng
- Nêu được các tháp sinh thái, hiệu suất sinh thái
- Nâng cao ý thức bảo vệ MT thiên nhiên và đa dạng sinh học
Tham khảo thêm
- doc Sinh học 12 Bài 42: Hệ sinh thái
- doc Sinh học 12 Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
- doc Sinh học 12 Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái
- doc Sinh học 12 Bài 46: Thực hành Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
- doc Sinh học 12 Bài 47: Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Sinh học 7 Bài 63: Ôn tập
- Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7
- Sinh học 7 Bài 60: Động vật quý hiếm
- Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
- Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Ngữ văn 9
- Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
- Công nghệ 7 Ôn tập phần IV: Thủy sản
- Công nghệ 8 Bài 59: Thực hành: Thiết kế mạch điện
- Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7
- Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Ngữ văn 9
Chương 1: Cơ Chế Di Truyền Và Biến Dị
- 1 Bài 1: Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- 2 Bài 2: Phiên mã và dịch mã
- 3 Bài 3: Điều hòa hoạt động gen
- 4 Bài 4: Đột biến gen
- 5 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- 6 Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- 7 Bài 7:TH: Quan sát các dạng ĐB số lượng NST với tiêu bản cố định và tạm thời
Chương 2: Tính Quy Luật Của Hiện Tượng Di Truyền
- 1 Bài 8: Quy luật phân li
- 2 Bài 9: Quy luật phân li độc lập
- 3 Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- 4 Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen
- 5 Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân
- 6 Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
- 7 Bài 14: Thực hành: Lai giống
- 8 Bài 15: Bài tập chương I và chương II
Chương 3: Di Truyền Học Quần Thể
- 1 Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể
- 2 Bài 17: Cấu trúc di truyền và quần thể (tiếp theo)
Chương 4: Ứng Dụng Di Truyền Học
- 1 Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
- 2 Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào
- 3 Bài 20: Tạo giống mới nhờ công nghệ gen
Chương 5: Di Truyền Học Người
- 1 Bài 21: Di truyền y học
- 2 Bài 22: Bảo vệ vốn gen của loài người và các vấn đề xã hội của DTH
- 3 Bài 23: Ôn tập phần di truyền học
Chương 1: Bằng Chứng Và Cơ Chế Tiến Hóa
- 1 Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa
- 2 Bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn
- 3 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
- 4 Bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi
- 5 Bài 28: Loài
- 6 Bài 29: Quá trình hình thành loài
- 7 Bài 30: Quá trình hình thành loài (tiếp theo)
- 8 Bài 31: Tiến hóa lớn
Chương 2: Sự Phát Sinh Và Phát Triển Của Sự Sống Trên Trái Đất
- 1 Bài 32: Nguồn gốc sự sống
- 2 Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất
- 3 Bài 34: Sự phát sinh loài người
Chương 1: Cá Thể Và Quần Thể Sinh Vật
- 1 Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
- 2 Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
- 3 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
- 4 Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)
- 5 Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật
Chương 2: Quần Xã Sinh Vật
- 1 Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã
- 2 Bài 41: Diễn thế sinh thái
Chương 3: Hệ Sinh Thái, Sinh Quyển Và Bảo Vệ Môi Trường
- 1 Bài 42: Hệ sinh thái
- 2 Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái
- 3 Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
- 4 Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái
- 5 Bài 46: Thực hành Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
- 6 Bài 47: Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học
Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này Bỏ qua Đăng nhập ATNETWORK ATNETWORKTừ khóa » Sinh 43 Lớp 12
-
Sinh Học 12 Bài 43: Trao đổi Vật Chất Trong Hệ Sinh Thái - HOC247
-
Sinh Học 12 Bài 43: Trao đổi Vật Chất Trong Hệ Sinh Thái
-
Lý Thuyết Sinh Học 12 Bài 43: Trao đổi Vật Chất Trong Hệ Sinh Thái
-
Giải Bài 43 Sinh 12: Trao đổi Vật Chất Trong Hệ Sinh Thái - Tech12h
-
Lý Thuyết Sinh 12 Bài 43: Trao đổi Vật Chất Trong Hệ Sinh Thái
-
Bài 43. Trao đổi Vật Chất Trong Hệ Sinh Thái
-
Giáo án Sinh 12 Bài 43: Trao đổi Vật Chất Trong Hệ Sinh Thái
-
SGK Sinh Học 12 - Bài 43. Trao đổi Vật Chất Trong Hệ Sinh Thái
-
Soạn Sinh Học 12 Bài 43: Trao đổi Vật Chất Trong Hệ Sinh Thái
-
Sinh Học 12 Bài 43 (ngắn Nhất): Trao đổi Vật Chất Trong Hệ Sinh Thái
-
MÔN SINH HỌC - LỚP 12 | BÀI 43: TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG ...
-
Giải Bài Tập Sinh Học 12 - Bài 43: Trao đổi Vật Chất Trong Hệ Sinh Thái
-
Soạn Sinh 12 Bài 43: Trao đổi Vật Chất Trong Hệ Sinh Thái (ngắn Gọn)
-
Giải Sinh Học 12 Bài 43: Trao đổi Vật Chất Trong Hệ Sinh Thái