Sinh Học 12 Bài 5: Nhiễm Sắc Thể Và đột Biến Cấu Trúc Nhiễm Sắc Thể

Sinh học 12 bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thểLý thuyết, trắc nghiệm môn Sinh học 12Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

  • A. Lý thuyết Sinh học 12 bài 5
    • I. Hình thái cấu trúc nhiễm sắc thể
    • II. Đột biến cấu trúc NST
  • B. Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 5

Tóm tắt lý thuyết Sinh học 12 bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể tổng hợp kiến thức trọng tâm về Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, kèm bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 bài 5. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

A. Lý thuyết Sinh học 12 bài 5

I. Hình thái cấu trúc nhiễm sắc thể

1. Hình thái NST

Hình thái NST ở kì giữa

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

- NST là 1 cấu trúc gồm phân tử ADN và liên kết với các loại prôtêin khác nhau (chủ yếu prôtêin histôn)

- Mỗi nhiễm sắc thể chứa: Tâm động, vùng đầu mút

- Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái và cấu trúc.

- Có 2 loại NST: NST thường và NST giới tính.

2. Cấu trúc siêu hiển vi của NST

Ở sinh vật nhân thực: NST được cấu tạo từ chất nhiễm sắc gồm ADN và prôtêin:

Sinh học 12

- Đơn vị cấu trúc cơ bản của NST là nucleoxôm.

- (ADN + prôtêin) → Nuclêôxôm (8 phân tử prôtêin histôn được quấn quanh bởi một đoạn phân tử ADN dài khoảng 146 cặp nuclêôtit, quấn 1 ¾ vòng) → Sợi cơ bản (khoảng 11 nm) →Sợi nhiễm sắc (25 – 30 nm) → Ống siêu xoắn (300 nm) → Crômatit (700 nm) → NST.

II. Đột biến cấu trúc NST

- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST, dạng đột biến này làm sắp xếp lại trình tự các gen và thay đổi hình dạng, cấu trúc của NST.

+ Bên trong 1 NST: mất đoạn, đảo đoạn, lập đoạn.

+ Giữa các NST: chuyển đoạn.

- Do các tác nhân vật lí như tia phóng xạ, hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, do virus... hoặc do sự biến đổi sinh lí nội bào.

1. Mất đoạn

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

- Mất đi 1 đoạn NST, mất đoạn thường gây chết hay giảm sức sống.

TD: Ở người mất 1 đoạn ngắn NST số 5 gây nên hội chứng “tiếng mèo kêu“. Trẻ mắc hội chứng này chậm phát triển trí tuệ, có những khác thường về hình thái cơ thể và tiếng khóc tương tự tiếng mèo kêu

- Ở người mất 1 đoạn NST số 21 gây bệnh ung thư máu ác tính (do cơ thể không sản sinh được hồng cầu)

- Ở thực vật (ngô) hiện tượng mất đoạn nhỏ không giảm sức sống à người ta áp dụng hiện tượng này để loại khỏi NST những gen không mong muốn.

2. Lặp đoạn

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

- Là 1 đoạn NST có thể lặp lại 1 hay nhiều lần, làm tăng số lượng gen trên đó. Nhìn chung lặp đoạn không gây hậu quả nặng nề như mất đoạn.

TD: Lặp đoạn 16A trên NST X ảnh hưởng đến hình dạng mắt của ruồi giấm

3. Đảo đoạn

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

- Là 1 đoạn NST đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên đó. Đảo đoạn có thể chứa hoặc không chứa tâm động. ĐB đảo đoạn thường ít ảnh hưởng đến sức sống do vật liệu di truyền không bị mất.

TD: Người ta phát hiện được 12 dạng đảo đoạn trên NST số 3 liên quan tới khả năng thích ứng của ruồi giấm đối với nhiệt độ khác nhau của môi trường.

4. Chuyển đoạn

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

- Là sự trao đổi đoạn giữa các NST không tương đồng, một số gen trong nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác. Chuyển đoạn lớn thường gây chết hay mất khả năng sinh sản. Đôi khi chuyển đoạn là cơ chế để hình thành loài mới tức thì.

TD: Ở thực vật (lúa, chuối, đậu), người ta chuyển những nhóm gen mong muốn từ NST của loài này sang NST của loài khác.

B. Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 5

Câu 1. Khi nói về đột biến NST, điều nhận xét nào sau đây là đúng?  

  1. Đột biến NST là những biến đổi về cấu trúc hoặc số lượng NST.
  2.  Đột biến số lượng NST gồm có 2 dạng là đa bội chẵn và đa bội lẻ.
  3. Tất cả các đột biến NST đề gây chết hoặc làm cho sinh vật giảm sức sống.
  4. Đột biến NST là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa.

Câu 2. Khi nói về NST ở sinh vật nhân chuẩn, điều nào sau đây không đúng?

  1. Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái và cấu trúc.
  2. NST được cấu tạo bởi hai thành phần chính là protein histon và ADN.
  3. Trong tế bào xôma của cơ thể lưỡng bội, NST tồn tại thành từng cặp đồng dạng.
  4. Số lượng NST là tiêu chí quan trọng phản ánh mức độ tiến hóa của loài.

Câu 3. Có bao nhiêu sợi nhiễm sắc trong tế bào Xôma người ở pha G2?

  1. 46.   
  2. 92.        
  3. 69.           
  4. 23.
Câu 4. Nếu nhiễm sắc của bố có trình tự ABd và nhiễm sắc thể của mẹ là abD. Nhiễm sắc thể nào dưới đây có thể là sản phẩm của trao đổi chéo đơn?
  1. ABD.           
  2. ABd.         
  3. abD.          
  4. Abd.
Câu 5. Một loài có 2n = 24. Quan sát một tế bào của loài thấy có 23 NST bình thường và 1 NST có tâm động ở vị trí khác thường nhưng kích thước không đổi. NST khác thường này có thể được hình thành do đột biến NST dạng
  1. Chuyển đoạn không tương hỗ.
  2. Lặp đoạn nhỏ.
  3. Đảo đoạn mang tâm động.
  4. Đảo đoạn ngoài tâm động.

Câu 6. Một nhóm tế bào sinh dục đực đều có kiểu gen AaBbDdEeGg tiến hành quá trình giảm phân bình thường hình thành giao tử. Nếu quá trình giảm phân diễn ra bình thường, theo lí thuyết số tế bào sinh dục tối thiểu thực hiện giảm phân để thu được tối đa số loại giao tử là bao nhiêu?

  1. 16.
  2. 5.
  3. 32.
  4. 8.
Câu 7. Xét n cặp NST tương đồng của loài, mỗi cặp đều gồm 2 NST cấu trúc khác nhau, quá trình giảm phân không xảy ra trao đổi đoạn và đột biến. Số cách sắp xếp khác nhau của n cặp NST tương đồng ở kì giữa I, tính trên số lượng lớn tế bào tham gia giảm phân là bao nhiêu?
  1. 1 trong 2n.
  2. 2n.
  3. 2n-1.
  4. 2n – 1.
Câu 8. Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản và sợi nhiễm sắc có đường kính lần lượt là bao nhiêu nm?
  1. 11 và 30.    
  2. 30 và 300.
  3. 11 và 300.
  4. 30 và 11.

Câu 9. Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 5 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ bao nhiêu %?

  1. 1.
  2. 0,5.
  3. 0,25.
  4. 2.
Câu 10. Ở một loài động vật, người ta đã phát hiện 4 nòi có trình tự các gen trên nhiễm sắc thể số III như sau:

Nòi 1: ABCDEFGHI; nòi 2: HEFBAGCDI; nòi 3: ABFEDCGHI; nòi 4: ABFEHGCDI.

Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại được phát sinh do một đột biến đảo đoạn. Trình tự đúng của sự phát sinh các nòi trên là

  1. 1 → 2 → 4 → 3.
  2. 1 → 3 → 2 → 4.
  3. 1 → 3 → 4 → 2.
  4. 1 → 4 → 2 → 3.
Câu 11. Biết hàm lượng ADN nhân trong một tế bào sinh tinh của thể lưỡng bội là x. Trong trường hợp phân chia bình thường, hàm lượng ADN nhân của tế bào này đang ở kì sau của giảm phân I là
  1. 1x.
  2. 2x.
  3. 0,5x.
  4. 4x.
Câu 12. Trong một lần nguyên phân của một tế bào ở thể lưỡng bội, một nhiễm sắc thể của cặp số 3 và một nhiễm sắc thể của cặp số 6 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Kết quả của quá trình này có thể tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là
  1. 2n + 1 – 1 và 2n – 2 – 1 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n – 1 + 1.
  2. 2n + 1 + 1 và 2n – 2 hoặc 2n + 2 và 2n – 1 – 1.
  3. 2n + 2 và 2n – 2 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n – 2 – 1.
  4. 2n + 1 + 1 và 2n – 1 – 1 hoặc 2n + 1 – 1 và 2n – 1 + 1.
Câu 13. Trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh ở cơ thể có kiểu gen AB/ab đã xảy ra hoán vị giữa alen A và a. Cho biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, số loại giao tử và tỉ lệ từng loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là
  1. 4 loại với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
  2. 4 loại với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen.
  3. 2 loại với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen.
  4. 2 loại với tỉ lệ 1 : 1.
Câu 14. Trong một tế bào sinh tinh, xét hai cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân, cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là
  1. Abb và B hoặc ABB và b.
  2. ABb và A hoặc aBb và a.
  3. ABB và abb hoặc AAB và aab.
  4. ABb và a hoặc aBb và A.
Câu 15. Có 3 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbddEe tiến hành giảm phân bình thường hình thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là
  1. 2.
  2. 8.
  3. 6.
  4. 4.

Câu 16. Ở ngô, bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Có thể dự đoán số lượng nhiễm sắc thể đơn trong một tế bào của thể bốn đang ở kì sau của quá trình nguyên phân là

  1. 44.
  2. 20.
  3. 80.
  4. 22.
Câu 17. Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của nhiễm sắc thể
  1. Là những điểm mà tại đó phân tử ADN bắt đầu được nhân đôi.
  2. Là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các cực của tế bào.
  3. Là vị trí duy nhất có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân.
  4. Có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau.

Câu 18. Sơ đồ sau minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào?

(1): ABCD.EFGH → ABGFE.DCH           (2): ABCD.EFGH → AD.EFGBCH

  1. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
  2. (1): chuyển đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn chứa tâm động.
  3. (1): chuyển đoạn không chứa tâm động, (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
  4. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn không chứa tâm động.

Câu 19. Khi các cá thể của một quần thể giao phối (quần thể lưỡng bội) tiến hành giảm phân hình thành giao tử đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử, một cặp nhiễm sắc thể thường không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể có thể tạo ra các kiểu tổ hợp về nhiễm sắc thể là

  1. 2n; 2n-1; 2n+1; 2n-2; 2n+2.
  2. 2n+1; 2n-1-1-1; 2n.
  3. 2n-2; 2n; 2n+2+1.
  4. 2n+1; 2n-2-2; 2n; 2n+2.
Câu 20. Mẹ có kiểu gen XAXa, bố có kiểu gen XAY, con gái có kiểu gen XAXaXa. Cho biết quá trình giảm phân ở bố và mẹ không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Kết luận nào sau đây về quá trình giảm phân ở bố và mẹ là đúng?
  1. Trong giảm phân II ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường.
  2. Trong giảm phân I ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường.
  3. Trong giảm phân II ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường.
  4. Trong giảm phân I ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường.
Câu 21. Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG.HKM đã bị đột biến. Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABCDCDEG.HKM. Dạng đột biến này thường
  1. Làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể.
  2. Gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến.
  3. Làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài.
  4. Làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.

Câu 22. Một cơ thể có tế bào chứa cặp nhiễm sắc thể giới tính XAXa. Trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử, ở một số tế bào cặp nhiễm sắc thể này không phân li trong lần phân bào II. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ cơ thể trên là

  1. XAXa , XaXa, XA, Xa, O.                
  2. XAXA , XAXa, XA, Xa, O.
  3. XAXA, XaXa , XA, Xa, O.   
  4. XAXa, O, XA, XAXA
Câu 23. Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ít gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể là
  1. Chuyển đoạn lớn và đảo đoạn.
  2. Mất đoạn lớn.
  3. Lặp đoạn và mất đoạn lớn.
  4. Đảo đoạn.

Câu 24. Một tế bào có kiểu gen AaBbDd khi giảm phân bình thường cho mấy loại tinh trùng?

  1. 1.
  2. 2.
  3. 3.
  4. 4.

Câu 25. Tác động của cônsixin gây ra đột biến thể đa bội là do cônsixin có khả năng

  1. Ngăn cản khả năng tách đôi các NST kép ở kì sau.
  2. Kích thích sự nhân đôi nhưng không phân li của NST.
  3. Cản trở sự hình thành thoi phân bào.
  4. Ngăn cản quá trình hình thành màng tế bào.

Câu 26. Một cặp NST tương đồng được quy ước là Aa. Nếu cặp NST này không phân li ở kì sau của giảm phân II thì sẽ tạo ra các loại giao tử nào?

  1. AA, 0.
  2. A, a.
  3. aa, 0.
  4. AA, aa, 0.
Câu 27. Ở người, sự rối loạn phân ly của cặp NST số 21 trong lần giảm phân I của một tế bào sinh tinh sẽ tạo ra
  1. 2 tinh trùng thiếu 1 NST 21 và 2 tinh trùng bình thường.
  2. 2 tinh trùng bình thường, 1 tinh trùng có 2 NST 21 và 1 tinh trùng không có NST 21.
  3. 2 tinh trùng thừa 1 NST 21 và 2 tinh trùng bình thường.
  4. 2 tinh trùng thiếu 1 NST 21 và 2 tinh trùng thừa 1 NST 21.

Câu 28. Trong quá trình phát sinh hình thành giao tử, tế bào sinh trứng giảm phân hình thành nên tế bào trứng. Kiểu gen của 1 tế bào TB sinh trứng là AB/ab XDXd. Nếu tế bào này giảm phân bình thường và không có trao đổi chéo thì có bao nhiêu loại tế bào trứng được tạo ra?

  1. 1.
  2. 2.
  3. 4.
  4. 8.

Câu 29. Một cặp NST tương đồng được qui ước là Aa. Nếu cặp NST này không phân li ở kì sau của giảm phân II thì sẽ tạo ra các loại giao tử nào?

  1. AA, 0.
  2. A, a.
  3. aa, 0.
  4. AA, aa, 0.
Câu 30. Ý nào sau đây không phải là cơ chế làm phát sinh đột biến cấu trúc NST?
  1. Các tác nhân đột biến làm đứt NST.
  2. Rối loạn trong nhân đôi NST.
  3. Một cặp NST không phân li trong quá trình giảm phân tạo giao tử của mẹ.
  4. Trao đổi chéo không cân giữa các crômatit.

----------------------------------------

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn tài liệu Sinh học 12 bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Lý thuyết Sinh học 12, Trắc nghiệm Sinh học 12, Giải bài tập Sinh học lớp 12, Giải Vở BT Sinh Học 12, Chuyên đề Sinh học lớp 12,... được cập nhật trên VnDoc để học tốt Sinh học 12 hơn.

Từ khóa » Tóm Tắt Lý Thuyết Sinh 12 Bài 5