Sinh Học 12 Bài 5: Nhiễm Sắc Thể Và đột Biến Cấu Trúc ... - HOC247
Có thể bạn quan tâm
Thông qua bài học này các em sẽ biết được hình thái nhiễm sắc thể, cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể: mất đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn. Hiểu được ý nghĩa của đột biến cấu trúc NST trong sự hình thành loài mới, tạo cơ sở cho sự đa dạng về loài
ATNETWORK YOMEDIA1. Video bài giảng
2. Tóm tắt lý thuyết
2.1. Hình thái và cấu trúc nhiễm sắc thể
2.2. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
2.3. Ý nghĩa của đột biến cấu trúc NST
3. Bài tập minh hoạ
4. Luyện tập bài 5 Sinh học 12
4.1. Trắc nghiệm
4.2. Bài tập SGK & Nâng cao
5. Hỏi đáp Bài 5 Chương 1 Sinh học 12
Tóm tắt lý thuyết
2.1. Hình thái và cấu trúc nhiễm sắc thể
2.1.1. Hình thái nhiễm sắc thể
- Ở vi khuẩn: NST chỉ là phân tử ADN trần, có dạng vòng, không liên kết với protein
- Ở virus: NST cũng là ADN trần, 1 số khác NST là ARN
- Ở sinh vật nhân chuẩn:
+ Mỗi NST gồm 2 cromatit gắn nhau ở tâm động
+ Trong tế bào sinh dưỡng (tế bào xôma) mỗi NST có 1 cặp giống nhau về hình thái được gọi là cặp NST tương đồng
2.1.2. Cấu trúc của nhiễm sắc thể
- Ở SV nhân sơ: NST là phân tử ADN kép, vòng không liên kết với protein histôn
- Ở SV nhân thực:
- Cấu trúc hiển vi: NST gồm 2 cromatit dính nhau qua tâm động (eo thứ nhất), một số NST còn có eo thứ hai (nơi tổng hợp rARN). NST có các dạng hình que, hình hạt, hình chữ V... đường kính 0,2 – 2 mm, dài 0,2 – 50 mm.
- Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng (về số lượng, hình thái, cấu trúc)
+ Cấu trúc siêu hiển vi: NST được cấu tạo từ ADN và protein (histôn và phi histôn)
(ADN + protein) → Nucleoxom (8 phân tử protein histôn được quấn quanh bởi một đoạn phân tử ADN dài khoảng 146 cặp nucleotit, quấn 1 ¾ vòng) → Sợi cơ bản (khoảng 11 nm) → Sợi nhiễm sắc (25 – 30 nm) → Ống siêu xoắn (300 nm) → Crômatit (700 nm) → NST
2.2. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
2.2.1. Khái niệm đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST, dạng đột biến này làm sắp xếp lại trình tự các gen và thay đổi hình dạng, cấu trúc của NST
2.2.2. Nguyên nhân đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- Do các tác nhân vật lí như tia phóng xạ, hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, do virus... hoặc do sự biến đổi sinh lí nội bào
2.2.3. Các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
Các dạng đột biến | Khái niệm | Hậu quả |
Mất đoạn | Là mất đi 1 đoạn nào đó trên NST | Mất đoạn thường gây chết hay giảm sức sống |
Đảo đoạn | Là 1 đoạn NST đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên đó | Đảo đoạn có thể chứa hoặc không chứa tâm động. ĐB đảo đoạn thường ít ảnh hưởng đến sức sống do vật liệu di truyền không bị mất |
Lặp đoạn | Là 1 đoạn NST có thể lặp lại 1 hay nhiều lần, làm tăng số lượng gen trên đó | Nhìn chung lặp đoạn không gây hậu quả nặng nề như mất đoạn |
Chuyển đoạn | Là sự trao đổi đoạn giữa các NST không tương đồng, một số gen trong nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác | Chuyển đoạn lớn thường gây chết hay mất khả năng sinh sản. Đôi khi chuyển đoạn là cơ chế để hình thành loài mới tức thì |
2.3. Ý nghĩa của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
2.3.1. Đối với tiến hoá
- Cấu trúc lại hệ gen được cách li sinh sản, một trong nhưng con đường hình thành loài mới
2.3.2. Đối với chọn giống
- Sự tổ hợp lại các gen trên NST tạo ra giống mới
Bài tập minh họa
Ví dụ:
Hãy trình bày khái niệm, hậu quả gây ra và ví dụ cụ thể của các dạng đột biến cấu trúc NST?
Gợi ý trả lời:
- Mất đoạn: Mất đi 1 đoạn NST, mất đoạn thường gây chết hay giảm sức sống
+Ví dụ: Ở người mất 1 đoạn ngắn NST số 5 gây nên hội chứng “tiếng mèo kêu“. Trẻ mắc hội chứng này chậm phát triển trí tuệ, có những khác thường về hình thái cơ thể và tiếng khóc tương tự tiếng mèo kêu
- Đảo đoạn: Là 1 đoạn NST đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên đó. Đảo đoạn có thể chứa hoặc không chứa tâm động. ĐB đảo đoạn thường ít ảnh hưởng đến sức sống do vật liệu di truyền không bị mất
+Ví dụ:Người ta phát hiện được 12 dạng đảo đoạn trên NST số 3 liên quan tới khả năng thích ứng của ruồi giấm đối với nhiệt độ khác nhau của môi trường
- Lặp đoạn: Là 1 đoạn NST có thể lặp lại 1 hay nhiều lần, làm tăng số lượng gen trên đó. Nhìn chung lặp đoạn không gây hậu quả nặng nề như mất đoạn
+Ví dụ: Lặp đoạn 16A trên NST X ảnh hưởng đến hình dạng mắt của ruồi giấm
- Chuyển đoạn: Là sự trao đổi đoạn giữa các NST không tương đồng, một số gen trong nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác. Chuyển đoạn lớn thường gây chết hay mất khả năng sinh sản. Đôi khi chuyển đoạn là cơ chế để hình thành loài mới tức thì
+ Ví dụ: Ở thực vật (lúa, chuối, đậu), người ta chuyển những nhóm gen mong muốn từ NST của loài này sang NST của loài khác
4. Luyện tập Bài 5 Sinh học 12
- Sau khi học xong bài này các em cần:
+ Mô tả được cấu trúc siêu hiển vi của NST
+ Nêu được sự biến đổi hình thái NST qua các kì phân bào và cấu trúc NST được duy trì liên tục qua các chu kì tế bào
+ Kể tên các dạng đột biến cấu trúc NST
+ Nêu được nguyên nhân và cơ chế chung của các dạng đột biến NST
4.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
Câu 1:
Một NST có trình tự các gen như sau ABCDEFG•HI. Do rối loạn trong giảm phân đã tạo ra 1 giao tử có NST trên với trình tự các gen là ABCDEH•GFI. Có thể kết luận, trong giảm phân đã xảy ra đột biến:
- A. Chuyển đoạn trên NST nhưng không làm thay đổi hình dạng NST
- B. Đảo đoạn chứa tâm động và làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể
- C. Chuyển đoạn trên NST và làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể
- D. Đảo đoạn nhưng không làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể
-
Câu 2:
Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST điển hình ở sinh vật nhân thực, ống siêu xoắn và cromatit có đường kính lần lượt là:
- A. 300nm và 11nm
- B. 25 - 30nm và 300nm
- C. 300nm và 700nm
- D. 700nm và 11 nm
-
Câu 3:
Tại sao NST lại được xoắn lại theo nhiều cấp độ khác nhau?
- A. Nhằm rút ngắn độ dài của phân tử ADN trên NST, cho phép NST xếp gọn vào trong nhân tế bào có kích thước rất nhỏ
- B. tạo liên kết bền vững hơn giữa các phân tử ADN
- C. Thuận lợi cho sự phân ly, tổ hợp tự do của NST trong các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh (giảm khả năng đứt gẫy và rối của các NST khi tiếp xúc với nhau)
- D. A và C đều đúng
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
4.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 12 Bài 5 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 26 SGK Sinh học 12
Bài tập 2 trang 26 SGK Sinh học 12
Bài tập 3 trang 26 SGK Sinh học 12
Bài tập 4 trang 26 SGK Sinh học 12
Bài tập 5 trang 26 SGK Sinh học 12
Bài tập 1 trang 26 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 3 trang 26 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 4 trang 26 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 2 trang 26 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 3 trang 26 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 4 trang 26 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 4 trang 7 SBT Sinh học 12
Bài tập 6 trang 8 SBT Sinh học 12
Bài tập 23 trang 14 SBT Sinh học 12
Bài tập 24 trang 14 SBT Sinh học 12
5. Hỏi đáp Bài 5 Chương 1 Sinh học 12
- Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
- Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Sinh Học 12 HỌC247
NONEBài học cùng chương
Sinh học 12 Bài 1: Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN Sinh học 12 Bài 2: Phiên mã và dịch mã Sinh học 12 Bài 3: Điều hòa hoạt động gen Sinh học 12 Bài 4: Đột biến gen Sinh học 12 Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể Sinh học 12 Bài 7: Thực hành Quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định và trên tiêu bản tạm thời ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORKXEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 12
Toán 12
Lý thuyết Toán 12
Giải bài tập SGK Toán 12
Giải BT sách nâng cao Toán 12
Trắc nghiệm Toán 12
Ôn tập Toán 12 Chương 3
Ngữ văn 12
Lý thuyết Ngữ Văn 12
Soạn văn 12
Soạn văn 12 (ngắn gọn)
Văn mẫu 12
Soạn bài Vợ chồng A Phủ
Tiếng Anh 12
Giải bài Tiếng Anh 12
Giải bài Tiếng Anh 12 (Mới)
Trắc nghiệm Tiếng Anh 12
Unit 10 Lớp 12 Endangered Species
Tiếng Anh 12 mới Review 2
Vật lý 12
Lý thuyết Vật Lý 12
Giải bài tập SGK Vật Lý 12
Giải BT sách nâng cao Vật Lý 12
Trắc nghiệm Vật Lý 12
Vật lý 12 Chương 4
Hoá học 12
Lý thuyết Hóa 12
Giải bài tập SGK Hóa 12
Giải BT sách nâng cao Hóa 12
Trắc nghiệm Hóa 12
Ôn tập Hóa học 12 Chương 5
Sinh học 12
Lý thuyết Sinh 12
Giải bài tập SGK Sinh 12
Giải BT sách nâng cao Sinh 12
Trắc nghiệm Sinh 12
Sinh Học 12 Chương 1 Sinh thái học
Lịch sử 12
Lý thuyết Lịch sử 12
Giải bài tập SGK Lịch sử 12
Trắc nghiệm Lịch sử 12
Lịch Sử 12 Chương 4 Lịch Sử VN
Địa lý 12
Lý thuyết Địa lý 12
Giải bài tập SGK Địa lý 12
Trắc nghiệm Địa lý 12
Địa Lý 12 Địa lý kinh tế
GDCD 12
Lý thuyết GDCD 12
Giải bài tập SGK GDCD 12
Trắc nghiệm GDCD 12
GDCD 12 Học kì 2
Công nghệ 12
Lý thuyết Công nghệ 12
Giải bài tập SGK Công nghệ 12
Trắc nghiệm Công nghệ 12
Công nghệ 12 Chương 4
Tin học 12
Lý thuyết Tin học 12
Giải bài tập SGK Tin học 12
Trắc nghiệm Tin học 12
Tin học 12 Chương 3
Cộng đồng
Hỏi đáp lớp 12
Tư liệu lớp 12
Xem nhiều nhất tuần
Video: Vợ nhặt của Kim Lân
Video ôn thi THPT QG môn Toán
Video ôn thi THPT QG môn Sinh
Video ôn thi THPT QG Tiếng Anh
Video ôn thi THPT QG môn Vật lý
Video ôn thi THPT QG môn Văn
Video ôn thi THPT QG môn Hóa
Việt Bắc
Vợ chồng A Phủ
Những đứa con trong gia đình
Tuyên Ngôn Độc Lập
Khái quát văn học Việt Nam từ đầu CMT8 1945 đến thế kỉ XX
Đất Nước- Nguyễn Khoa Điềm
Vợ Nhặt
Chiếc thuyền ngoài xa
YOMEDIA YOMEDIA ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Bỏ qua Đăng nhập ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Đồng ý ATNETWORK ON QC Bỏ qua >>Từ khóa » Thuyết Nst
-
Học Thuyết Di Truyền Nhiễm Sắc Thể – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nhiễm Sắc Thể – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lý Thuyết Nhiễm Sắc Thể Sinh 9
-
Lý Thuyết Nhiễm Sắc Thể Và đột Biến Cấu Trúc NST Sinh 12
-
Tóm Tắt Lý Thuyết Về Nhiếm Sắc Thể
-
Lý Thuyết Cấu Tạo Nhiễm Sắc Thể - Chuyên đề Sinh Học 9
-
Nhiềm Sắc Thể Là Gì? Lý Thuyết Tóm Tắt Ngắn Gọn - Luyện Tập 247
-
Lý Thuyết Về Cấu Trúc Nhiễm Sắc Thể Trong Chương Trình Sinh Học Lớp 12
-
Lý Thuyết Nhiễm Sắc Thể Sinh Học 9 | SGK Sinh Lớp 9
-
Tóm Tắt Lý Thuyết Nhiễm Sắc Thể Và đột Biến Cấu Trúc ...
-
Lý Thuyết Sinh 12 Bài 5. Nhiễm Sắc Thể Và đột Biến Cấu Trúc NST
-
Tổng Quan Về Bất Thường Nhiễm Sắc Thể Giới Tính - Khoa Nhi
-
Đại Cương Về Nhiễm Sắc Thể - Hoc24
-
đột Biến NST | Lý Thuyết SINH HỌC