Sinh Học 6 Bài 11: Sự Hút Nước Và Muối Khoáng Của Rễ

https://www.elib.vn/hoc-tap/
  1. Trang chủ
  2. Học tập
  3. Bài học
  4. Bài học lớp 6
Sinh học 6 Bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ (9) 232 lượt xem Share

Cây cần nước và muối khoáng để sinh trưởng và phát triển. Vậy cây cần hàm lượng nước và muối khoáng như thế nào? Rễ cây hút nước và muối khoáng như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài Sự hút nước và muối khoáng của rễ.

Mục lục nội dung

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cây cần nước và muối khoáng

1.2. Cây hút nước và muối khoáng

1.3. Những điều kiện ảnh hưởng

2. Bài tập minh họa

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

3.2. Bài tập trắc nghiệm

4. Kết luận

Sinh học 6 Bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cây cần nước và muối khoáng

a. Nhu cầu nước của cây

  • Nước rất cần cho cây.
  • Nhu cầu nước tùy thuộc vào từng loại cây, từng giai đoạn, từng bộ phận của cây.

b. Nhu cầu cần muối khoáng của cây

- Các loại muối khoáng chủ yếu cần nhiều cho cây: muối đạm, muối kali, muối lân.

- Nhu cầu muối khoáng tùy thuộc vào từng loại cây, từng giai đoạn, từng bộ phận của cây.

Nhu cầu muối đạm của cây

Chậu A thiếu muối đạm, Chậu B bón đủ đạm, lân, kali...

- Lượng muối khoáng để sản xuất 1000kg thóc

  • Muối đạm (có chứa nitơ): 9 – 16 kg
  • Muối lân (có chứa phốt pho): 4 – 8 kg
  • Muối Kali : 2 – 4kg

1.2. Cây hút nước và muối khoáng

Con đường hút nước và muối khoáng hòa tan qua lông hút

  • Nước và muối khoáng trong đất được lông hút hấp thụ chuyển qua vỏ tới mạch gỗ đi lên các bộ phận của cây.
  • Rễ mang các lông hút có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan nhờ vào lông hút.

1.3. Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây

a. Các loại đất trồng khác nhau

- Mỗi loại đất có khả năng hòa tan muối khoáng và rửa trôi khác nhau → thích hợp trồng các loại cây khác nhau.

- Ví dụ:

  • Đất đồi trọc: Giữ nước kém, dễ bị rửa trôi. Ảnh hưởng xấu đến sự hút nước và muối khoáng của cây
  • Đất đỏ bazan: Giữ nước tốt. Thuận lợi cho sự hút nước và muối khoáng của cây. Thích hợp với cây công nghiệp
  • Phù sa, Đồng bằng: Màu mỡ. Thuận lợi cho sự hút nước và muối khoáng của cây. Thích hợp với cây nông nghiệp

Các loại đất trồng khác nhau

b. Thời tiết, Khí hậu

- Thời tiết, khí hậu thuận lợi giúp cây tăng khả năng hấp thụ nước và muối khoáng.

- Ngược lại, thời tiết, khí hậu bất lợi làm cây giảm khả năng hấp thụ nước và muối khoáng.

- Ví dụ:

  • Nhiệt độ thấp: Sự hút nước và chất dinh dưỡng của cây bị ngưng trệ
  • Nhiệt độ cao: Cây thoát nước nhiều, phải hút nhiều nước. Nếu không đủ cây sẽ bị khô héo
  • Mưa nhiều: Đất ngập nước, rễ cây chết, không thể hút nước và chất dinh dưỡng.

 Ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu tới cây trồng

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Cày, cuốc, xới đất có lợi gì?

Hướng dẫn giải

Khi cày, cuốc, xới đất làm cho hạt đất nhỏ, tơi ra giúp cho rễ dễ len lỏi vào trong đất, làm cho đất giữ được không khí và nước.

Câu 2: Bộ phận nào của rễ có chức năng chủ yếu hập thụ nước và muối khoáng hòa tan?

Hướng dẫn giải

Bộ phận của rễ có chức năng chủ yếu hập thụ nước và muối khoáng hòa tan là tê bào lông hút.

Câu 3: Chọn những từ phù hợp trong số những từ cho trong ngoặc rồi điền vào chỗ trống trong những trường hợp sau:

1. Cần cung cấp đủ……….;……….cây sẽ sinh trưởng tố cho năng suất cao.

2. Nhu cấu…………và……..là khác nhau đối với từng loại cây và các giai đoạn sống khác nhau trong chu kì sống của cây

3. Nước và muối khoáng trong đất được……….hấp thụ chuyển qua…….tới………….đi lên các bộ phận của cây.

Hướng dẫn giải

1. Nước, muối khoáng

2. Nước, muối khoáng

3. Lông hút, vỏ, mạch gỗ

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Dựa vào kết quả thí nghiệm 1, 2 em có nhận xét gì về nhu cầu nước của cây?

Câu 2: Hãy kể tên những cây cần nhiều nước, những cây cần ít nước?

Câu 3: Vì sao cung cấp đủ nước, đúng lúc, cây sinh trưởng tốt, cho năng suất cao?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Những loại cây trồng lấy quả, hạt cần nhiều

A. muối đạm và muối lân

B. muối đạm và muối kali

C. muối lân và muối kali

D. muối đạm, muối lân và muối kali

Câu 2: Thực vật cần nhiều nước và muối khoáng ở giai đoạn nào dưới đây?

A. Hạt đang nảy mầm

B. Ra hoa

C. Tạo quả, hình thành củ

D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 3: Loại đất nào dưới đây thích hợp để trồng cây công nghiệp?

A. Đất pha cát

B. Đất đá ong

C. Đất đỏ bazan

D. Đất phù sa

Câu 4: Để cho năng suất cao, chúng ta nên trồng các cây hoa màu ở loại đất nào?

A. Đất đỏ bazan

B. Đất phù sa

C. Đất pha cát

D. Đất đá ong

Câu 5: Vì sao khi bị ngập nước lâu ngày, rễ cây sẽ mất đi khả năng hút nước và muối khoáng ?

A. Vì khi đó rễ ở trạng thái trương nước, khiến cho quá trình hút nước ở rễ bị cản trở

B. Vì khi đó cây bị thiếu ôxi nên hô hấp ở rễ bị ngừng trệ, điều này khiến cho tế bào rễ nói chung và tế bào lông hút nói riêng bị hủy hoại, mất đi khả năng hút nước và muối khoáng

C. Vì khi đó lượng nước và muối khoáng dồi dào nên chúng tự thẩm thấu qua toàn bộ bề mặt rễ, đồng thời lông hút sẽ bị tiêu biến do không còn giữ chức năng hút nước và muối khoáng

D. Tất cả các phương án đưa ra

4. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Xác định và trình bày được con đường rễ cây hút nước, muối khoáng hoà tan.
  • Giải thích vai trò của các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của rễ.
  • Tham khảo thêm

  • doc Sinh học 6 Bài 9: Các loại rễ, các miền của rễ
  • doc Sinh học 6 Bài 10: Cấu tạo miền hút của rễ
  • doc Sinh học 6 Bài 12: Biến dạng của rễ
(9) 232 lượt xem Share Ngày:05/08/2020 Chia sẻ bởi:Chương TẢI VỀ XEM ONLINE Bài giảng Sinh học 6 Rễ Sinh học 6 Sinh học 6 Chương 2

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Sinh học 7 Bài 63: Ôn tập
  • Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7
  • Sinh học 7 Bài 60: Động vật quý hiếm
  • Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
  • Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Ngữ văn 9
  • Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
  • Công nghệ 7 Ôn tập phần IV: Thủy sản
  • Công nghệ 8 Bài 59: Thực hành: Thiết kế mạch điện
  • Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7
  • Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Ngữ văn 9
Bài học Sinh 6

Mở đầu Sinh học

  • 1 Bài 1: Đặc điểm của cơ thể sống
  • 2 Bài 2: Nhiệm vụ của Sinh học

Đại cương về giới Thực vật

  • 1 Bài 3: Đặc điểm chung của thực vật
  • 2 Bài 4: Có phải tất cả thực vật đều có hoa?

Chương 1: Tế Bào Thực Vật

  • 1 Bài 6: Quan sát tế bào thực vật
  • 2 Bài 5: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng
  • 3 Bài 7: Cấu tạo tế bào thực vật
  • 4 Bài 8: Sự lớn lên và phân chia của tế bào

Chương 2: Rễ

  • 1 Bài 9: Các loại rễ, các miền của rễ
  • 2 Bài 10: Cấu tạo miền hút của rễ
  • 3 Bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ
  • 4 Bài 12: Biến dạng của rễ

Chương 3: Thân

  • 1 Bài 13: Cấu tạo ngoài của thân
  • 2 Bài 14: Thân dài ra do đâu?
  • 3 Bài 15: Cấu tạo trong của thân non
  • 4 Bài 16: Thân to ra do đâu?
  • 5 Bài 17: Vận chuyển các chất trong thân
  • 6 Bài 18: Biến dạng của thân

Chương 4: Lá

  • 1 Bài 19: Đặc điểm bên ngoài của lá
  • 2 Bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá
  • 3 Bài 21: Quang hợp
  • 4 Bài 22: Ý nghĩa QH và ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài đến QH
  • 5 Bài 23: Cây hô hấp không?
  • 6 Bài 24: Phần lớn nước vào cây đi đâu?
  • 7 Bài 25: Biến dạng của lá

Chương 5: Sinh sản sinh dưỡng

  • 1 Bài 26: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
  • 2 Bài 27: Sinh sản sinh dưỡng do người

Chương 6: Hoa và sinh sản hữu tính

  • 1 Bài 28: Cấu tạo và chức năng của hoa
  • 2 Bài 29: Các loại hoa
  • 3 Bài 30: Thụ phấn
  • 4 Bài 31: Thụ tinh, kết quả và tạo hạt

Chương 7: Quả và hạt

  • 1 Bài 32: Các loại quả
  • 2 Bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt
  • 3 Bài 34: Phát tán của quả và hạt
  • 4 Bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm
  • 5 Bài 36: Tổng kết về cây có hoa

Chương 8: Các nhóm thực vật

  • 1 Bài 37: Tảo
  • 2 Bài 38: Rêu - Cây rêu
  • 3 Bài 39: Quyết - Cây dương xỉ
  • 4 Bài 40: Hạt trần - Cây thông
  • 5 Bài 41: Hạt kín - Đặc điểm của thực vật Hạt kín
  • 6 Bài 42: Lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm
  • 7 Bài 43: Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật
  • 8 Bài 44: Sự phát triển của giới Thực vật
  • 9 Bài 45: Nguồn gốc cây trồng

Chương 9: Vai trò của thực vật

  • 1 Bài 46: Thực vật góp phần điều hòa khí hậu
  • 2 Bài 47: Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước
  • 3 Bài 48: Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người
  • 4 Bài 49: Bảo vệ sự đa dạng của thực vật

Chương 10: Vi khuẩn - Nấm - Địa y

  • 1 Bài 50: Vi khuẩn
  • 2 Bài 51: Nấm
  • 3 Bài 52: Địa y
Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này Bỏ qua Đăng nhập ATNETWORK ATNETWORK

Từ khóa » Trình Bày Sự Hút Nước Và Muối Khoáng Của Rễ