Sinh Học 6 Bài 6: Quan Sát Tế Bào Thực Vật

Home Đăng nhập Đăng kí Đăng nhập Đăng kí Home Tiểu học Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Hóa học Tài liệu Đề thi & kiểm tra Câu hỏi Tiểu học Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Hóa học Tài liệu Đề thi & kiểm tra Câu hỏi Trang chủ Lớp 6 Sinh học Lớp 6 SGK Cũ Chương 1: Tế Bào Thực Vật Sinh học 6 Bài 6: Quan sát tế bào thực vật Sinh học 6 Bài 6: Quan sát tế bào thực vật

Chương 1: Tế Bào Thực Vật

Sinh học 6 Bài 5: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng

Sinh học 6 Bài 6: Quan sát tế bào thực vật

Sinh học 6 Bài 7: Cấu tạo tế bào thực vật

Sinh học 6 Bài 8: Sự lớn lên và phân chia của tế bào

Lý thuyết Bài tập Mục lục

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Yêu cầu

1.2. Nội dung thực hành

1.3. Chuẩn bị dụng cụ, vật mẫu

1.4. Tiến hành

2. Bài tập minh hoạ

3. Luyện tập bài 6 Sinh học 6

4. Hỏi đáp Bài 6 Chương 1 Sinh học 6 

Tóm tắt bài

1.1. Yêu cầu

  • Biết làm một tiêu bản hiển vi tạm thời tế bào thực vật (tế bào biểu bì vảy hành hoặc tế bào thịt quả cà chua chín)
  • Biết sử dụng kính hiển vi. 
  • Tập vẽ hình quan sát được.

1.2. Nội dung thực hành

  • Quan sát tế bào biểu bì vảy hành,
  • Quan sát tế bào thịt quả cà chua chín

1.3. Chuẩn bị dụng cụ, vật mẫu

  • Kính hiển vi

  • Bản kính, lá kính.

  • Lọ đựng nước cất có ống nhỏ giọt.

  • Giấy thấm nước

  • Kim nhọn, kim mũi mác.

  • Vật mẫu: Củ hành tươi, quả

  • Cà chua chín.

1.4. Tiến hành

1.4.1. Quan sát tế bào biểu bì vẩy hành dưới kính hiển vi

Kính hiển vi và các bước quan sát tế bào thực vật

Hình 1: Kính hiển vi và các bước quan sát tế bào thực vật

Các bước tiến hành quan sát:

  • Bóc 1 vảy hành tươi ra khỏi củ,

  • Dùng kim mũi mác rạch 1 ô vuông (1cm2)  

  • Dùng kẹp gỡ nhẹ vảy cho vào bản kính có nhỏ giọt nước cất.

  • Sau đó đậy lá kính lại rồi đưa lên quan sát.

  • Quan sát ở vật kính 10x rồi chuyển sang 40x.

Củ hành và tế bào biểu bì vảy hành

Hình 2: Củ hành và tế bào biểu bì vảy hành

  • Bóc vảy hành tươi ra khỏi củ hành , dùng kim mũi mác (hoặc dao nhọn ) rạch một ô vuông, mỗi chiều khoảng 1/3 cm ở phía trong vảy hành. Dung kim mũi mác khẽ lột ô vuông vảy hành cho vào đĩa đồng hồ đã có nước cất.

  • Lấy một bản kính sạch đã nhỏ sẵn giọt nước, đặt mặt ngoài mảnh vảy hành sát bàn kính rồi nhẹ nhàng đậy lá kính lên. Nếu có nước tràn ra ngoài lá kính thì dùng giấy hút nước, hút cho đến khi không còn nước tràn ra nữa.

  • Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính.

  • Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi.

  • Chọn một tế bào rõ nhất để vẽ hình.

Tế bào biểu bì vảy hành dưới kính  hiển vi được nhuộm Metyl – xanh

Hình 3: Tế bào biểu bì vảy hành dưới kính hiển vi được nhuộm Metyl - xanh

Tế bào biểu bì vảy hành dưới kính hiển vi được nhuộm Iot

Hình 4: Tế bào biểu bì vảy hành dưới kính hiển vi được nhuộm Iot

  • Lưu ý: Khi đậy lá kính lên tấm kính có mẫu vật hạ từ từ tránh bọt khí.

Video 1: Quan sát tế bào biểu bì vảy hành

1.4.2. Quan sát tế bào thịt quả cà chua chín.

  • Cắt đôi quả cà chua,

  • Dùng kim mũi mác cạo một ít thịt (càng ít càng tốt, nhiều khó quan sát vì các tế bào chồng lấn lên nhau.

  • Lấy lame có sẵn giọt nước cất, đưa đầu mũi mác vào sao cho các tế bào cà chua tan đều trong nước rồi đậy lamelle lại.

  • Chọn vùng có tế bào quan sát được rõ nhất.

Tế bào cà chua dưới kính hiển vi

Hình 5: Tế bào cà chua dưới kính hiển vi

 

Bài 1:

Nhận xét về hình dạng, cấu tạo của tế bào biểu bì vảy hành và tế bào cà chua.

Tế bào biểu bì vảy hành (a) và tế bào cà chua (b) dưới kính hiển vi

Hình 1: Tế bào biểu bì vảy hành (a) và tế bào cà chua (b) dưới kính hiển vi

Hướng dẫn:

  • Hình dạng tế bào:

    • Tế bào biểu bì vảy hành có dạng hình đa giác.

    • Tế bào thịt quả cà chua chín có dạng hình cầu

  • Tế bào biểu bì vảy hành và tế bào thịt quả cà chua chín có cấu tạo chung gồm:

    • Vách tế bào

    • Màng tế bào

    • Chất tế bào

    • Nhân

Bài 2:

So sánh sự giống và khác nhau giữa tế bào biểu bì vảy hành và tế bào thịt quả cà chua chín?

Hướng dẫn:

  • Tế bào vảy hành: trong suốt, hình lục giác, tế bào đơn, màu đỏ sẫm, hình tròn, xếp cách nhau, phân bố mỏng.
  • Tế bào cà chua: tế bào kép, màu đỏ tươi, hinh tròn, xếp xít nhau, phân bố dày.

3. Luyện tập Bài 6 Sinh học 6

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 6 Bài 6 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 22 SGK Sinh học 6

Bài tập 2 trang 22 SGK Sinh học 6

Bài tập 5 trang 15 SBT Sinh học 6

Bài tập 2 trang 12 SBT Sinh học 6

4. Hỏi đáp Bài 6 Chương 1 Sinh học 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :)) Home Tiểu học Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Hóa học Tài liệu Đề thi & kiểm tra Câu hỏi Đọc truyện chữ Nghe truyện audio Công thức nấu ăn Hỏi nhanh

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK

Từ khóa » Khi Lấy Một Mảnh Biểu Bì Vảy Hành