Sinh Học 7 Bài 22: Tôm Sông

Home Đăng nhập Đăng kí Đăng nhập Đăng kí Home Tiểu học Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Hóa học Tài liệu Đề thi & kiểm tra Câu hỏi Tiểu học Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Hóa học Tài liệu Đề thi & kiểm tra Câu hỏi Trang chủ Lớp 7 Sinh học Lớp 7 SGK Cũ Chương 5: Ngành Chân Khớp Sinh học 7 Bài 22: Tôm sông Sinh học 7 Bài 22: Tôm sông

Chương 5: Ngành Chân Khớp

Sinh học 7 Bài 22: Tôm sông

Sinh học 7 Bài 23: Thực hành Mổ và quan sát tôm sông

Sinh học 7 Bài 24: Đa dạng và vai trò của lớp Giáp xác

Sinh học 7 Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện

Sinh học 7 Bài 26: Châu chấu

Sinh học 7 Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ

Sinh học 7 Bài 28: Thực hành Xem băng hình về tập tính của sâu bọ

Sinh học 7 Bài 29: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp

Sinh học 7 Bài 30: Ôn tập phần I - Động vật không xương sống

Lý thuyết Bài tập Mục lục

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cấu tạo ngoài và di chuyển

1.2. Dinh dưỡng

1.3. Sinh sản

1.4. Tổng kết

2. Bài tập minh hoạ

3. Luyện tập bài 22 Sinh học 7

3.1. Trắc nghiệm 

3.2. Bài tập SGK & Nâng cao

4. Hỏi đáp Bài 22 Chương 5 Sinh học 7 

Tóm tắt bài

1.1. Cấu tạo ngoài và di chuyển

Cơ thể tôm có hai phần : đầu ngực và phần bụng

Cấu tạo ngoài của tôm sông

Hình 1: Cấu tạo ngoài của tôm sông

1.1.1. Vỏ cơ thể

Giáp đầu -ngực cũng như vỏ cơ thể tôm có cấu tạo bằng kitin. Nhờ ngắm thêm canxi nên vỏ tôm cứng cáp, làm nhiệm vụ che chở và chổ bám cho hệ cơ phát triển.Vỏ tôm chứa sắc tố làm tôm có màu sắc của môi trường.

1.1.2. Các phần phụ của tôm

  • Phần đầu - ngực có : đôi mắt kép, hai đôi râu, các chân hàm, các chân ngực (càng và chân bò)
  • Phần bụng có các chân bơi và tấm lái.

Cấu tạo của tôm

Hình 2: Cấu tạo của tôm

A- Phần đầu ngực: 1- mắt kép, 2- hai đôi râu, 3- các chân hàm, 4- các chân ngực (càng, chân bò)

B- Phần bụng: 5- Các chân bụng (chân bơi), 6- Tấm lái

STT Chức năng Tên các phần phụ  Vị trí của phần phụ
Phần đầu - ngực Phần bụng
1 Định hướng, phát hiện mồi 2 mắt kép, hai đôi râu X  
2 Giữ và xử lí mồi Các chân hàm X  
3 Bắt mồi và bò Các chân ngực X  
4 Bơi, thăng bằng, ôm trứng

Chân bơi (chân bụng)

  X
5 Lái và giúp tôm nhảy Tấm lái   X

Bảng 1: Chức năng chính các phần phụ của tôm 

1.1.3. Di chuyển

  • Tôm dùng chân ngực để bò trên bùn cát, các chân bơi giúp giữ thăng bằng và bơi.
  • Ngoài ra tôm có thể bơi giật lùi.

1.2. Dinh dưỡng

  • Tôm là động vật ăn tạp, kiếm ăn vào lúc chập tối. Trên hai đôi râu của tôm có các tế bào khứu giác giúp tôm nhận biết thức ăn từ khoảng cách rất xa.
  • Đôi càng bắt mồi, các chân hàm nghiền nát thức ăn. Thức ăn qua miệng vá hầu, được tiêu hoá ở dạ dày nhờ enzim từ gan tiết vào và được hấp thụ ở ruột.
  • Ôxi được hấp thụ qua các lá mang. Tuyến bài tiết nằm ở gốc đôi râu thứ hai.

1.3. Sinh sản

  • Tôm phân tính: tôm đực và tôm cái
  • Trứng tôm nở thành ấu trùng, lột xác nhiều lần mới thành tôm trưởng thành.

Vòng đời tôm càng xanh

Hình 3: Vòng đời tôm càng xanh

1.4. Tổng kết

Sơ đồ tư duy bài Tôm sông

Hình 4: Sơ đồ tư duy bài Tôm sông

Bài 1:

Giải thích tại sao tôm, cua khi chín lại có màu đỏ?

Tại sao tôm chín có màu đỏ

Hướng dẫn:

Những loài thủy hải sản như tôm, tép, cua, ghẹ… khi nấu (luộc, hấp…) thì lại chuyển sang màu đỏ hồng sặc sỡ. Lý do của sự đổi màu này là do trong cơ thể của chúng tồn tại một loại sắc tố (pigment) đặc biệt mang tên: Astaxanthin bị ẩn đi dưới lớp vỏ cứng, và sắc tố này chỉ xuất hiện khi có ảnh hưởng của nhiệt độ cao. Astaxanthin là một loại sắc tố gốc carotene (carotenoid), vốn là những loại sắc tố kỵ nước, tan trong dầu, gần giống với vitamin A (retinol). Những phân tử Astaxanthin thường có màu đỏ hoặc cam vì chúng hấp thụ ánh sáng màu lam. Astaxanthin thường có trong cơ thể các loài giáp xác (Crustacean) như tôm, cua, ghẹ… hoặc một số loài cá như cá hồi (salmon, trout)…

Khi tôm còn sống, những phân tử astaxanthin liên kết với các phân tử protein có trong lớp vỏ xương ngoài (exoskeleton) cứng cáp bao bọc cơ thể chúng. Do vậy, màu sắc đặc trưng của astaxanthin bị che phủ, dẫn đến tính chất hấp thụ ánh sáng màu lam bị mất đi, và tôm có màu xanh đậm hoặc xám như thường thấy. Khi bị làm chín (như luộc, nướng, hấp…), nhiệt độ sẽ khiến các protein có tên beta-crustacyanin thay đổi cấu trúc phân tử, phá vỡ các liên kết giữa chúng (beta-crustacyanin) và sắc tố astaxanthin, dẫn đến việc màu đỏ của astaxanthin xuất hiện rõ ràng. Sự biến đổi màu sắc của các loài động vật giáp xác này gần giống với sự thay đổi màu của lá cây. Ở trạng thái sinh trưởng khỏe mạnh bình thường, sắc tố vàng (Xanthophyll) có trong lá cây bị che phủ bởi những sắc tố màu lục (diệp lục tố, Chlorophyll). Khi mùa thu về, những phân tử chlorophyll bị phá vỡ, và do vậy, các sắc tố màu vàng cam có cơ hội xuất hiện. Nhờ đó, lá cây đổi sang màu vàng đặc trưng và là một trong những dấu hiệu dịu dàng và êm ả của mùa lãng mạn nhất trong năm (“Vàng rơi, vàng rơi, thu mênh mông”).

Bài 2:

Tôm đực, tôm cái khác nhau như thế nào? 

Hướng dẫn:

Tôm đực và tôm cái khác nhau như thế nào?

Tôm đực khác tôm cái ở chỗ tôm đực có kích thước lớn, đôi kìm to và dài.

Bài 3:

Tại sao trong quá trình lớn lên, ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần?

Hướng dẫn:

Ấu trùng phải lột xác nhiều lần vì lớp vỏ cứng bao bọc không lớn theo cơ thể được.

Bài 4:

Tập tính ôm trứng của tôm mẹ mang ý nghĩa gì?

Hướng dẫn:

Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa bảo vệ trứng để không bị kẻ thù ăn mất.

3. Luyện tập Bài 22 Sinh học 7

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Tìm hiểu được đặc điểm cấu tạo ngoài và một phần cấu tạo trong của tôm sông thích nghi với môi trường nước.

  • Trên cơ sở đó giải thích và nắm được cách di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản ở tôm. 

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 22 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Tôm được xếp vào ngành chân khớp vì?

    • A. Cơ thể chia thành 2 phần: phần ngực và bụng
    • B. Có phần phụ, thân đốt, khớp động với nhau
    • C. Thở bằng mang
    • D. Có chân bơi và tấm lái
  • Câu 2:

    Hình thức di chuyển thể hiện bản năng tự vệ của tôm là?

    • A. Bơi lùi
    • B. Bơi tiến
    • C. Nhảy
    • D. Cả a, b, c
  • Câu 3:

    Ngành nào có số loài lớn nhất 

    • A. Ngành thân mềm
    • B. Ngành động vật nguyên sinh
    • C. Ngành chân khớp 
    • D. Các ngành giun

Câu 4- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 7 Bài 22 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 76 SGK Sinh học 7

Bài tập 2 trang 76 SGK Sinh học 7

Bài tập 3 trang 76 SGK Sinh học 7

Bài tập 1 trang 51 SBT Sinh học 7

Bài tập 2 trang 51 SBT Sinh học 7

Bài tập 3 trang 52 SBT Sinh học 7

Bài tập 3 trang 53 SBT Sinh học 7

4. Hỏi đáp Bài 22 Chương 5 Sinh học 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :)) Home Tiểu học Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Hóa học Tài liệu Đề thi & kiểm tra Câu hỏi Đọc truyện chữ Nghe truyện audio Công thức nấu ăn Hỏi nhanh

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK

Từ khóa » Tôm Sông Dinh Dưỡng Như Thế Nào