Sinh Học 7 Bài 25: Nhện Và Sự đa Dạng Của Lớp Hình Nhện

https://www.elib.vn/hoc-tap/
  1. Trang chủ
  2. Học tập
  3. Bài học
  4. Bài học lớp 7
Sinh học 7 Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện (7) 163 lượt xem Share

Lớp hình nhện là một trong các lớp thuộc ngành chân khớp. Hiện nay, đã biết khoảng 36 nghìn loài là các chân khớp ở cạn đầu tiên. Chúng thích sống ở nơi hang hốc, rậm rạp và hoạt động chủ yếu vào đêm. Nội dung bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về lớp hình nhện.

Mục lục nội dung

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nhện

1.2. Sự đa dạng của lớp hình nhện

2. Bài tập minh họa

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

3.2. Bài tập trắc nghiệm

4. Kết luận

Sinh học 7 Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nhện

a. Đặc điểm cấu tạo

Cấu tạo ngoài của nhện

Hình 2: Cấu tạo ngoài của Nhện

1- Kìm, 2- Chân xúc giác, 3- Chân bò, 4- Khe thở,

5- Lỗ sinh dục, 6- Núm tuyến tơ

- Cơ thể nhện gồm: phần đầu - ngực và phần bụng

- Các bộ phận của nhện như sau:

+ Phần đầu – ngực:

  • Đôi kìm có tuyến độc: Bắt mồi và tự vệ
  • Đôi chân xúc giác (phủ đầy lông): Cảm giác về khứu giác, xúc giác
  • 4 đôi chân bò: Di chuyển và chăng lưới

+ Phần bụng:

  • Phía trước là đôi khe thở: Hô hấp
  • Ở giữa là 1 lỗ sinh dục: Sinh sản

b. Tập tính

- Chăng lưới

Nhện chăng lưới theo các bước theo thứ tự dưới đây:

  • Chăng bộ khung lưới (các dây tơ khung)

Chăng bộ khung lưới (các dây tơ khung)

  • Chăng tơ phóng xạ

Chăng tơ phóng xạ

  • Chăng các tơ vòng

Chăng các tơ vòng

- Bắt mồi

Khi rình mồi, nếu có sâu bọ sa lưới, lập tức nhện hành động theo các thao tác sắp xếp hợp lí sau đây:

  • Nhện ngoạm chặt mồi chích nọc độc
  • Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể con mồi
  • Trói chặt mồi rồi treo vào lưới để một thời gian.
  • Nhện hút dịch lỏng ở con mồi

Bắt mồi

1.2. Sự đa dạng của lớp hình nhện

a. Một số đại diện

Bọ cạp

Chúng sống nơi khô ráo, kín đáo, hoạt động về đêm, cơ thể dài, còn rõ phân đốt. Chân bò khỏe, cuối đuôi có nọc độc.

Chúng được khai thác làm thực phẩm và vật trang trí

Cái ghẻHình ảnh mô phỏng Cái ghẻ

Chúng gây bệnh ghẻ ở người. Con cái đào hang dưới da, gây ngứa ngáy và sinh mụn ghẻ

1- Bề mặt da người, 2- Hang do cái ghẻ đào

3- Con ghẻ cái, 4- Trứng cái ghẻ

Con ve bò

Chúng bám trên ngọn cỏ, khi có gia súc đi qua chúng chuyển sang bám vào lông chui vào đó hút máu

b. Ý nghĩa thực tiễn

  • Có lợi: Nhện chăng lưới, nhện nhà, bọ cạp,...
  • Có hại: Cái ghẻ, ve bò,...

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Tuyến nộc độc ở nhện và bọ cạp có vị trí khác nhau như thế nào?

Hướng dẫn giải

  • Tuyến nọc độc của nhện nằm đôi kìm.
  • Tuyến nọc độc của bọ cạp nằm ở đuôi.

Câu 2:

  • Các biện pháp bảo vệ Hình nhện có lợi?
  • Các biện pháp tiêu diệt Hình nhện có hại?

Hướng dẫn giải

- Các biện pháp bảo vệ Hình nhện có lợi:

  • Nuôi để tăng số lượng, tạo điều kiện cho phát triển tốt.
  • Khai thác hợp lý, tránh nguy cơ tuyệt chủng.
  • Lai tạo các giống mới (lai tằm và nhện).

- Các biện pháp tiêu diệt Hình nhện có hại:

  • Biện pháp thủ công như phát động phong trào bắt và tiêu diệt.
  • Dùng thiên địch (Bọ rùa).
  • Thuốc hóa học diệt trừ (chú ý khi dùng).

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: So sánh các phần cơ thể nhện với Giáp xác (tôm sông)?

Câu 2: Hãy nêu đặc điểm cấu tạo của lớp Hình nhện?

Câu 3: Nêu tập tính thích nghi với lối sống của nhện?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Lớp Hình nhện có bao nhiêu loài

a. 13 nghìn loài

b. 16 nghìn loài

c. 33 nghìn loài

d. 36 nghìn loài

Câu 2: Nhện có bao nhiêu phần

a. Có 2 phần: phần đầu – ngực và phần bụng

b. Có 3 phần: phần đầu, phần ngực và phần bụng

c. Có 2 phần là thân và các chi

d. Có 3 phần là phần đầu, phần bụng và các chi

Câu 3: Bộ phận nào của nhện KHÔNG thuộc phần đầu – ngực

a. Đôi kìm

b. Đôi chân xúc giác

c. 4 đôi chân bò

d. Lỗ sinh dục

Câu 4: Nhện bắt mồi và tự vệ được là nhờ có

a. Đôi chân xúc giác

b. Đôi kìm

c. 4 đôi chân bò

d. Núm tuyến tơ

4. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Trình bày được đặc điểm cấu tọa ngoài của nhện và một số tập tính của chúng. Nêu được sự đa dạng của hình nhệnvà ý nghĩa thực tiễn của chúng.
  • Rèn kĩ năng quan sát tranh, phân tích và hoạt động nhóm.
  • Có ý thức bảo vệ các loài hình nhện có lợi trong tự nhiên.
  • Tham khảo thêm

  • doc Sinh học 7 Bài 22: Tôm sông
  • doc Sinh học 7 Bài 23: Thực hành Mổ và quan sát tôm sông
  • doc Sinh học 7 Bài 24: Đa dạng và vai trò của lớp Giáp xác
  • doc Sinh học 7 Bài 26: Châu chấu
  • doc Sinh học 7 Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ
  • doc Sinh học 7 Bài 28: Thực hành Xem băng hình về tập tính của sâu bọ
  • doc Sinh học 7 Bài 29: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp
  • doc Sinh học 7 Bài 30: Ôn tập phần I - Động vật không xương sống
(7) 163 lượt xem Share Ngày:11/08/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan TẢI VỀ XEM ONLINE Bài giảng Sinh học 7 Ngành Chân Khớp Sinh học 7 Sinh học 7 Chương 5

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Ngữ văn 9
  • Công nghệ 8 Bài 59: Thực hành: Thiết kế mạch điện
  • Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Ngữ văn 9
  • Công nghệ 8 Bài 58: Thiết kế mạch điện
  • Tổng kết phần văn học Ngữ văn 9
  • Công nghệ 8 Bài 57: Thực hành: Vẽ sơ đồ lắp mạch điện
  • Tôi và chúng ta Ngữ văn 9
  • Công nghệ 8 Bài 56: Thực hành: Vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện
  • Tổng kết phần Tập làm văn Ngữ văn 9
  • Công nghệ 8 Bài 55: Sơ đồ điện
Bài học Sinh 7

Chương Mở đầu

  • 1 Bài 1: Thế giới động vật đa dạng, phong phú
  • 2 Bài 2: Phân biệt động vật với thực vật. ĐĐC của động vật

Chương 1: Ngành Động Vật Nguyên Sinh

  • 1 Bài 3: Thực hành Quan sát một số động vật nguyên sinh
  • 2 Bài 4: Trùng roi
  • 3 Bài 5: Trùng biến hình và trùng giày
  • 4 Bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét
  • 5 Bài 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh

Chương 2: Ngành Ruột Khoang

  • 1 Bài 8: Thủy tức
  • 2 Bài 9: Đa dạng của ngành Ruột khoang
  • 3 Bài 10: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang

Chương 3: Các Ngành Giun

  • 1 Bài 11: Sán lá gan
  • 2 Bài 12: Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp
  • 3 Bài 13: Giun đũa
  • 4 Bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn
  • 5 Bài 15: Giun đất
  • 6 Bài 16: Thực hành Mổ và quan sát giun đất
  • 7 Bài 17: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành Giun đốt

Chương 4: Ngành Thân Mềm

  • 1 Bài 18: Trai sông
  • 2 Bài 19: Một số thân mềm khác
  • 3 Bài 20: Thực hành: Quan sát một số thân mềm
  • 4 Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm

Chương 5: Ngành Chân Khớp

  • 1 Bài 22: Tôm sông
  • 2 Bài 23: Thực hành Mổ và quan sát tôm sông
  • 3 Bài 24: Đa dạng và vai trò của lớp Giáp xác
  • 4 Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện
  • 5 Bài 26: Châu chấu
  • 6 Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ
  • 7 Bài 28: Thực hành Xem băng hình về tập tính của sâu bọ
  • 8 Bài 29: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp
  • 9 Bài 30: Ôn tập phần I - Động vật không xương sống

Chương 6: Ngành Động Vật Có Xương Sống

  • 1 Bài 31: Cá chép
  • 2 Bài 32: Thực hành Mổ cá
  • 3 Bài 33: Cấu tạo trong của cá chép
  • 4 Bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá
  • 5 Bài 35: Ếch đồng
  • 6 Bài 36: Thực hành Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ
  • 7 Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư
  • 8 Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài
  • 9 Bài 39: Cấu tạo trong của thằn lằn
  • 10 Bài 40: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát
  • 11 Bài 41: Chim bồ câu
  • 12 Bài 42: Thực hành Quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu
  • 13 Bài 43: Cấu tạo trong của chim bồ câu
  • 14 Bài 44: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim
  • 15 Bài 45: Thực hành Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim
  • 16 Bài 46: Thỏ
  • 17 Bài 47: Cấu tạo trong của thỏ
  • 18 Bài 48: Đa dạng của lớp Thú và Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi
  • 19 Bài 49: Đa dạng của lớp Thú Bộ Dơi và bộ Cá voi
  • 20 Bài 50: Đa dạng của lớp Thú và Bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt
  • 21 Bài 51: Đa dạng của lớp Thú và Các bộ Móng guốc và bộ Linh trưởng
  • 22 Bài 52: Thực hành Xem băng hình về đời sống và tập tính của Thú

Chương 7: Sự Tiến Hóa Của Động Vật

  • 1 Bài 53: Môi trường sống và sự vận động, di chuyển
  • 2 Bài 54: Tiến hóa về tổ chức cơ thể
  • 3 Bài 55: Tiến hóa về sinh sản
  • 4 Bài 56: Cây phát sinh giới Động vật

Chương 8: Động Vật Và Đời Sống Con Người

  • 1 Bài 57: Đa dạng sinh học
  • 2 Bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo)
  • 3 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
  • 4 Bài 60: Động vật quý hiếm
  • 5 Bài 63: Ôn tập
Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này Bỏ qua Đăng nhập ATNETWORK ATNETWORK

Từ khóa » Trình Bày Sự đa Dạng Của Lớp Hình Nhện