Sinh Học 7 Bài 57: Đa Dạng Sinh Học

https://www.elib.vn/hoc-tap/
  1. Trang chủ
  2. Học tập
  3. Bài học
  4. Bài học lớp 7
Sinh học 7 Bài 57: Đa dạng sinh học (5) 168 lượt xem Share

Cùng eLib tìm hiểu sự đa dạng của giới động vật như thế nào. Vai trò của chúng ra sao? Làm thế nào để bảo vệ sự đa dạng đó bằng những biện pháp nào? Mời các em cùng tham khảo.

Mục lục nội dung

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Môi trường đới lạnh

1.2. Môi trường hoang mạc đới nóng

2. Bài tập minh họa

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

3.2. Bài tập trắc nghiệm

4. Kết luận

Sinh học 7 Bài 57: Đa dạng sinh học

1. Tóm tắt lý thuyết

  • Động vật phân bố rất rộng rãi trên Trái Đất. Ước tính số loài động vật hiện nay được biết có khoảng 1,5 triệu loài. Đa dạng sinh học được biểu thị bằng số lượng loài.
  • Sự đa dạng về loài được thể hiện bằng sự đa dạng về đặc điểm hình thái và tập tính của từng loài.
  • Có sự đa dạng về loài là do khả năng thích nghi cao của động vật đối với các điều kiện sống rất khác nhau trên các môi trường địa lí của Trái Đất như : các môi trường đới lạnh, đới ôn hòa, nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa, hoang mạc…
  • Tuy nhiên ở những môi trường có khí hậu khắc nghiệt (đới lạnh, hoang mạc), độ đa dạng thấp vì chỉ có những loài thích nghi được với điều kiện giá lạnh (môi trường đới lạnh) hoặc quá khô (hoang mạc) tồn tại.
  • Còn ở những môi trường nhiệt đới khí hậu nóng ẩm, giới Thực vật phát triển phong phú, nên điều kiện sống đa dạng, tạo điều kiện cho sự thích nghi đa dạng của nhiều loài, số loài lớn, độ đa dạng cao.

1.1. Đa dạng sinh học động vật ở môi trường đới lạnh

- Điều kiện khí hậu: khắc nghiệt, chủ yếu là mùa đông, thời gian mùa hè ngắn, băng tuyết phủ gần như quanh năm.

- Đặc điểm sinh vật:

+ Thực vật thưa thớt, thấp lùn, chỉ có 1 số loài.

+ Động vật:

  • Chỉ có 1 số ít loài tồn tại, có đặc điểm: lông rậm rạp, lớp mỡ dưới da dày để giữ nhiệt cho cơ thể và dự trữ năng lượng chống rét (gấu trắng, hải cầu, cá voi, chim cánh cụt …).
  • 1 số loài có đặc điểm di cư để tránh rét, 1 số loài ngủ động để tiết kiệm năng lượng.
  • 1 số loài (chồn, cáo, cú trắng) về mùa đông màu trắng dễ lẫn tuyết, che mắt kẻ thù, về mùa hè bộ lông chuyển màu nâu hay xám, hoạt động ban ngày (thời tiết ấm hơn, tận dụng được nguồn nhiệt).

1.2. Đa dạng sinh học động vật ở môi trường hoang mạc đới nóng

- Điều kiện khí hậu: rất nóng và khô, vực nước rất hiểm và phân bố rải rác xa nhau.

- Đặc điểm sinh vật:

  • Thực vật nhỏ, xơ xác.

  • Động vật: ít loài và có những đặc trưng đối với khí hậu khô và nóng.

- Đặc điểm của động vật thích nghi với khí hậu khô nóng (hoang mạc)

+ Cấu tạo:

  • Chân dài: hạn chế ảnh hưởng của cát nóng
  • Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày: không bị lún, đệm thịt chống nóng
  • Bướu mỡ lạc đà: dự trữ mỡ (nước trao đổi chất)
  • Màu lông nhạt, giống màu: giống màu môi trường

+ Tập tính:

  • Mỗi bước nhảy cao và xa, di chuyển bằng cách quăng thân: hạn chế tiếp xúc với cát nóng.
  • Hoạt động vào ban đêm: tránh nóng ban ngày
  • Khả năng đi xa tốt, nhịn khát: tìm nguồn nước

2. Bài tập minh họa

Hãy giải thích các đặc điểm thích nghi của động vật ở môi trường hoang mạc đới nóng?

Hướng dẫn giải

- Về cấu tạo:

  • Chân dài vì để nâng cơ thể cao so với cát nóng, nhảy được xa giúp di chuyển nhanh tránh được cát nóng
  • móng chân rộng, đệm thịt dày để cơ thể không bị lún, đệm thịt có tác dụng chống nóng
  • có bướu mỡ ở lạc đà là nơi dự trữ mỡ (nước trao đổi chất), màu lông giống màu cát dễ lẩn tránh kẻ thù

- Về tập tính:

  • mỗi bước nhảy cao và xa, di chuyển bằng cách quăng thân để hạn chế sự tiếp xúc với cát nóng
  • hoạt động vào ban đêm để tránh nóng ban ngày
  • có khả năng di chuyển xa để tìm nguồn nước
  • khả năng nhịn khát giỏi để khắc phục khí hậu khô và thời gian tìm nước lâu
  • thường có tập tính chui rúc sâu vào trong cát để chống nóng

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Tại sao động vật lại có sự đa dạng về loài? Sự đa dạng đó biểu hiện Ở những đặc điểm nào?

Câu 2: Giải thích vì sao số loài động vật ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng lại ít?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Sự đa dạng loài được thể hiện ở

a. Số lượng loài

b. Sự đa dạng về đặc điểm hình thái của từng loài

c. Sự đa dạng về đặc điểm tập tính của từng loài

d. Tất cả các ý trên đúng

Câu 2: Số loài động vật trên Trái Đất là

a. 1 triệu loài

b. 1,5 triệu loài

c. 2 triệu loài

d. 2,5 triệu loài

Câu 3: Môi trường nào có đa dạng sinh học lớn nhất

a. Đới lạnh

b. Hoang mạc đới nóng

c. Nhiệt đới khí hậu nóng ẩm

d. Cả a và b đúng

Câu 4: Động vật nào thích nghi với đời sống ở môi trường hoang mạc đới nóng

a. Chuột nhảy

b. Gấu trắng

c. Cú tuyết

d. Cáo Bắc cực

4. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu được đa dạng sinh học thể hiện ở số loài, khả năng thích nghi cao của động vật với các điều kiện sống khác nhau
  • Rèn luyện các kĩ năng quan sát so sánh, kĩ năng hoạt động nhóm

  • Tham khảo thêm

  • doc Sinh học 7 Bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo)
  • doc Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
  • doc Sinh học 7 Bài 60: Động vật quý hiếm
  • doc Sinh học 7 Bài 63: Ôn tập
(5) 168 lượt xem Share Ngày:12/08/2020 Chia sẻ bởi:Nhi TẢI VỀ XEM ONLINE Bài giảng Sinh học 7 Động Vật Và Đời Sống Con Người Sinh học 7 Sinh học 7 Chương 8

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Ngữ văn 9
  • Công nghệ 8 Bài 59: Thực hành: Thiết kế mạch điện
  • Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Ngữ văn 9
  • Công nghệ 8 Bài 58: Thiết kế mạch điện
  • Tổng kết phần văn học Ngữ văn 9
  • Công nghệ 8 Bài 57: Thực hành: Vẽ sơ đồ lắp mạch điện
  • Tôi và chúng ta Ngữ văn 9
  • Công nghệ 8 Bài 56: Thực hành: Vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện
  • Tổng kết phần Tập làm văn Ngữ văn 9
  • Công nghệ 8 Bài 55: Sơ đồ điện
Bài học Sinh 7

Chương Mở đầu

  • 1 Bài 1: Thế giới động vật đa dạng, phong phú
  • 2 Bài 2: Phân biệt động vật với thực vật. ĐĐC của động vật

Chương 1: Ngành Động Vật Nguyên Sinh

  • 1 Bài 3: Thực hành Quan sát một số động vật nguyên sinh
  • 2 Bài 4: Trùng roi
  • 3 Bài 5: Trùng biến hình và trùng giày
  • 4 Bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét
  • 5 Bài 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh

Chương 2: Ngành Ruột Khoang

  • 1 Bài 8: Thủy tức
  • 2 Bài 9: Đa dạng của ngành Ruột khoang
  • 3 Bài 10: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang

Chương 3: Các Ngành Giun

  • 1 Bài 11: Sán lá gan
  • 2 Bài 12: Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp
  • 3 Bài 13: Giun đũa
  • 4 Bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn
  • 5 Bài 15: Giun đất
  • 6 Bài 16: Thực hành Mổ và quan sát giun đất
  • 7 Bài 17: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành Giun đốt

Chương 4: Ngành Thân Mềm

  • 1 Bài 18: Trai sông
  • 2 Bài 19: Một số thân mềm khác
  • 3 Bài 20: Thực hành: Quan sát một số thân mềm
  • 4 Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm

Chương 5: Ngành Chân Khớp

  • 1 Bài 22: Tôm sông
  • 2 Bài 23: Thực hành Mổ và quan sát tôm sông
  • 3 Bài 24: Đa dạng và vai trò của lớp Giáp xác
  • 4 Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện
  • 5 Bài 26: Châu chấu
  • 6 Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ
  • 7 Bài 28: Thực hành Xem băng hình về tập tính của sâu bọ
  • 8 Bài 29: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp
  • 9 Bài 30: Ôn tập phần I - Động vật không xương sống

Chương 6: Ngành Động Vật Có Xương Sống

  • 1 Bài 31: Cá chép
  • 2 Bài 32: Thực hành Mổ cá
  • 3 Bài 33: Cấu tạo trong của cá chép
  • 4 Bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá
  • 5 Bài 35: Ếch đồng
  • 6 Bài 36: Thực hành Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ
  • 7 Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư
  • 8 Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài
  • 9 Bài 39: Cấu tạo trong của thằn lằn
  • 10 Bài 40: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát
  • 11 Bài 41: Chim bồ câu
  • 12 Bài 42: Thực hành Quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu
  • 13 Bài 43: Cấu tạo trong của chim bồ câu
  • 14 Bài 44: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim
  • 15 Bài 45: Thực hành Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim
  • 16 Bài 46: Thỏ
  • 17 Bài 47: Cấu tạo trong của thỏ
  • 18 Bài 48: Đa dạng của lớp Thú và Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi
  • 19 Bài 49: Đa dạng của lớp Thú Bộ Dơi và bộ Cá voi
  • 20 Bài 50: Đa dạng của lớp Thú và Bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt
  • 21 Bài 51: Đa dạng của lớp Thú và Các bộ Móng guốc và bộ Linh trưởng
  • 22 Bài 52: Thực hành Xem băng hình về đời sống và tập tính của Thú

Chương 7: Sự Tiến Hóa Của Động Vật

  • 1 Bài 53: Môi trường sống và sự vận động, di chuyển
  • 2 Bài 54: Tiến hóa về tổ chức cơ thể
  • 3 Bài 55: Tiến hóa về sinh sản
  • 4 Bài 56: Cây phát sinh giới Động vật

Chương 8: Động Vật Và Đời Sống Con Người

  • 1 Bài 57: Đa dạng sinh học
  • 2 Bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo)
  • 3 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
  • 4 Bài 60: Động vật quý hiếm
  • 5 Bài 63: Ôn tập
Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này Bỏ qua Đăng nhập ATNETWORK ATNETWORK

Từ khóa » Tóm Tắt Bài 57 Sinh Học 7