Sinh Học Lớp 10/Sự Sống/Khái Niệm – Wikibooks Tiếng Việt

Các khái niệm và tính chất của sự sống

[sửa]

Thế nào là một sinh vật sống

Trả lời câu hỏi này không phải là một điều đơn giản. Bạn đã gặp nhiều sinh vật sống rất quen thuộc: chó, mèo, các loại côn trùng như kiến, gián, muỗi..., hay chính loài người chúng ta. Tất cả các loại cây cỏ cũng là những sinh vật sống, mặc dù chúng không thể di chuyển được và không có nhận thức. Tuy nhiên, ranh giới giữa sinh vật sống và các vật thể không sống không phải lúc nào cũng rõ ràng. Các loại siêu vi khuẩn (viruses) hiện nay vẫn là đề tài của nhiều cuộc tranh luận. Mặc dù có ảnh hưởng rất lớn đối với thế giới sinh vật, siêu vi khuẩn không có đầy đủ những tính chất sở hữu bởi tất cả những sinh vật khác. Trong bài học này chúng ta sẽ xem xét các tính chất cơ bản này.

  • Tính hệ thống
  • Khả năng sinh trưởng và phát triển
  • Khả năng sinh sản
  • Khả năng sử dụng và tích lũy năng lượng
  • Khả năng nội cân bằng
  • Khả năng thích ứng với môi trường
  • Khả năng tiến hóa

Tính hệ thống của sinh vật

[sửa]

Vật chất được cấu tạo một cách có hệ thống

[sửa]

Một trong những đặc điểm quan trọng và cơ bản nhất của vật chất dưới góc nhìn của Sinh học và các môn khoa học khác là tính hệ thống. Mọi vật chất, sống hay không sống (ngoại trừ một số các hạt cơ bản đang được nghiên cứu), đều được cấu tạo bởi các thành phần vật chất nhỏ hơn. Những thành phần vật chất này đều có những tính chất riêng biệt. Tuy nhiên khi được tập hợp lại với nhau những thành phần này cùng nhau tạo ra những tính chất mới đặc trưng cho vật chất mà chúng cấu tạo nên. Những tính chất mới này vốn được hình thành do thứ tự, hệ thống, hay sự tương tác giữa các thành phần với nhau. Chúng ta hãy cùng quan sát đặc điểm này của vật chất thông qua hai ví dụ dưới đây.

Ví dụ 1: Cấu trúc của phân tử nước đem đến cho nước những tính chất đặc trưng

[sửa]

Bạn có thể dễ dàng nhận thấy đặc điểm này của vật chất khi tìm hiểu cấu tạo của các phân tử. Phân tử nước (H2O)là một ví dụ điển hình. Phân tử nước được cấu tạo từ 3 nguyên tử: 2 nguyên tử hydrogen và 1 nguyên tử oxygen. Các đơn chất hydrogen (H2) và oxygen (O2) đều ở thể khí trong điều kiện tự nhiên và đều là các phân tử không phân cực (các khái niệm hóa học này sẽ được đề cập chi tiết hơn ở chương sau). Tuy nhiên phân tử nước lại là một phân tử phân cực do sự chênh lệch giữa về mức độ điện âm giữa nguyên tử oxygen và nguyên tử hydrogen (xem hình).

Chính sự phân cực của phân tử nước đem lại những tính chất rất đặc trưng. Nước có nhiệt độ sôi cao và ở thể lỏng trong điều kiện tự nhiên. Nước có sức căng bề mặt lớn, và là một dung môi rất tốt cho nhiều chất tan. Những tính chất này giúp nước có một vài trò cực kỳ quan trọng trong thế giới sinh học.

Sinh trưởng và Phát triển

[sửa]

mọi vật đều có sự sinh trưởng phát triển riêng của mình để đạt được độ cân bằng sinh học mà bản chất môi trường đặt ra.Sinh trưởng có thể coi là giai đoan tích lũy để vật có thể phát triển tối đa theo mặt nào đó mà cuộc sống đặt ra theo những cách khác nhau.Phát triển là giai đoạn hình thành các tố chất đề kháng lại các nguy hiểm cơ bản trong môi trường sẵn có.

Sinh sản

[sửa]

Sinh sản của con người là thông qua việc kết hợp giữa tinh trùng và trứng, tạo thành trứng thụ tinh, trứng thụ tinh không ngừng phân chia, phân phối đều đặn vật chất di truyền cho hai tế bào mầm, tiến tới phân bào hình thành các tổ chức, cơ quan. Tinh trùng mang vật chất di truyền có nguồn gốc từ bố, trứng mang vật chất di truyền có nguồn gốc từ mẹ, trứng thụ tinh mang vật chất di truyền của cả bố và mẹ.

Nội cân bằng

[sửa]

Khả năng thích ứng với môi trường

[sửa]

Khả năng tiến hóa

[sửa]

Từ khóa » Trình Bày Các đặc Trưng Cơ Bản Của Sự Sống