Sự Sống – Wikipedia Tiếng Việt

Bài viết này thuộc chuỗi các bài viết về:
Sự sống trong vũ trụ
Sinh học vũ trụ
Sự sống trong Hệ Mặt Trời
  • Sao Kim
  • Trái Đất
  • Sao Hỏa
  • Enceladus
  • Europa
  • Titan
Sự sống bên ngoài Hệ Mặt Trời
  • Vùng ở được quanh sao
  • Khả năng sinh sống trên hành tinh
  • Tìm kiếm trí thông minh ngoài Trái Đất
  • x
  • t
  • s

Sự sống, hay sinh mệnh/mạng, là một đặc điểm phân biệt các thực thể vật chất có cơ chế sinh học (ví dụ như khả năng tự duy trì, hay truyền tín hiệu), tách biệt chúng với các vật thể không có những cơ chế đó hoặc đã ngừng hoạt động, những vật đó được gọi là vô sinh hay vô tri giác. Nhiều dạng sự sống tồn tại như thực vật, động vật, nấm, nguyên sinh vật, vi khuẩn cổ và vi trùng. Các tiêu chí đôi khi có thể mơ hồ và có thể hoặc không thể xác định vi-rút, viroid, hoặc sự sống nhân tạo tiềm ẩn là "sống" và nói chung thì gọi là sinh mệnh. Sinh học là môn khoa học chính liên quan đến nghiên cứu về sự sống, mặc dù có nhiều khoa học khác cũng tham gia vào việc này.

Khái niệm của sự sống rất phức tạp. Hiện nay sinh vật được định nghĩa là có khả năng cân bằng nội môi, tạo nên bởi các tế bào, thực hiện các quá trình trao đổi chất, phát triển và thích ứng với môi trường, phản ứng với tác động và sinh sản. Nhưng một số các cách định nghĩa khác cũng được đề cập vì những điều kiện trên không áp dụng cho một số loài như vi-rút. Qua nhiều thời kì lịch sử, đã có nhiều nỗ lực để tìm ra định nghĩa của "sự sống" và nhiều lý thuyết về các đặc tính và sự xuất hiện của các sinh vật, như chủ nghĩa duy vật, niềm tin rằng mọi thứ đều được tạo ra từ vật chất và cuộc sống chỉ đơn thuần là một hình thức phức tạp của nó; Thuyết kỳ dị, niềm tin rằng tất cả mọi thứ là sự kết hợp của vật chất và hình thái, và hình dạng của một sinh vật là linh hồn của nó; Thế hệ tự phát, niềm tin rằng cuộc sống liên tục xuất hiện từ sự sống còn; Và thuyết sức sống, một giả thuyết hiện đại đã mất uy tín, cho rằng phần lớn các sinh vật sống có một "lực lượng sống" hoặc một "tia lửa". Định nghĩa của sự sống trong thời hiện đại phức tạp hơn, với sự đóng góp từ sự đa dạng của các định nghĩa khoa học. Các nhà lý sinh học đã đưa ra nhiều định nghĩa thông qua các hệ thống hóa học, ngoài ra còn có các định nghĩa dựa trên các lí thuyết về hệ thống sống, ví dụ như giả thuyết Gaia, phát biểu rằng Trái Đất cũng là một vật thể sống. Một ý tưởng khác cho rằng sự sống là một đặc tính của hệ sinh thái, và một số khác dựa trên cơ sở của Toán sinh học. Nguồn gốc sự sống (Abiogenesis) diễn tả sự sống tự nhiên được hình thành từ các vật chất vô sinh, ví dụ như là các hợp chất hữu cơ đơn giản. Tính chất chung của tất cả các sinh vật bao gồm nhu cầu biến đổi các nguyên tố hóa học cốt lõi nhất định để duy trì các chức năng sinh hóa.

Sự sống trên Trái Đất xuất hiện lần đầu vào khoảng 4.28 tỉ năm trước, ngay sau sự hình thành của biển vào khoảng 4.41 tỉ năm trước đây và cũng không lâu sau sự hình thành của Trái Đất 4.54 tỉ năm trước.[1][2][3][4] Sự sống trên Trấi đất có thể bắt nguồn từ các tế bào RNA, mặc dù sự sống với tế bào RNA có thể không phải là đầu tiên. Cơ chế hình thành sự sống trên Trái Đất chưa được giải thích, nhưng một số tin vào thí nghiệm Miller–Urey. Những dạng sống sớm nhất được phát hiện là hóa thạch của một số loài vi khuẩn. Vào tháng 7 năm 2016, các nhà khoa học báo cáo rằng đã xác định được một bộ 355 gien tin rằng bắt nguồn từ tổ tiên chung gần nhất của mọi loài (viết tắt: LUCA).[5]

Từ thuở sơ khai của lịch sử Trái Đất, hệ sinh thái luôn thay đổi theo thời gian. Để sinh tồn, mọi loài sinh vật phải thích nghi được với các tác động khác nhau của môi trường. Một vài loài vi sinh vật, gọi là Extremophile (vi sinh chịu cực hạn), những loài đó có thể sống sót trong các môi trường đạt giới hạn về vật lí cũng như địa lí, các môi trường cực hạn không có khả năng duy trì sự sống cho các loài khác.

Các tính chất đặc trưng của sự sống

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Có cấu trúc phức tạp và tổ chức tinh vi: cơ thể sinh vật cũng được tạo nên từ các nguyên tố hóa học trong tự nhiên nhưng cấu trúc bên trong vô cùng phức tạp bao gồm vô số các hợp chất hóa học. Các chất phức tạp trong cơ thể sống hình thành nên các cấu trúc tinh vi thực hiện một số chức năng nhất định, ngay cả các đại phân tử cũng có những vai trò quan trọng nhất định.
  2. Có sự chuyển hóa năng lượng phức tạp: thu nhận năng lượng từ môi trường ngoài và biến đổi nó để xây dựng và duy trì tổ chức phức tạp đặc trưng cho sự sống.
  3. Thông tin của sự sống ổn định, chính xác và liên tục: liên quan đến các quá trình sống chủ yếu như sinh sản, phát triển, tiến hóa và các phản ứng thích nghi.

Các biểu hiện của sự sống

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Trao đổi chất: toàn bộ các hoạt động hóa học của cơ thể sinh vật.
  2. Sự nội cân bằng: xu hướng các sinh vật tự duy trì môi trường bên trong ổn định: các tế bào hoạt động ở mức cân bằng và ổn định ở một trạng thái nhất định.
  3. Sự tăng trưởng: tăng khối lượng chất sống của mỗi cơ thể sinh vật.
  4. Đơn vị tổ chức: cấu trúc được bao gồm một hoặc nhiều tế bào - đơn vị cơ bản của cuộc sống.
  5. Sự đáp lại: đáp lai các kích thích khác nhau từ môi trường bên ngoài.
  6. Sự sinh sản: gồm sinh sản hữu tínhsinh sản vô tính
  7. Sự thích nghi: khả năng cơ thể có thể sống bình thường trong một môi trường nhất định.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Nguồn gốc sự sống

Các bằng chứng cho thấy rằng sự sống trên Trái Đất đã tồn tại cách đây khoảng 3,7 tỉ năm,[6] với những dấu vết về sự sống cổ nhất được tìm thấy trong các hóa thạch có tuổi 3,4 tỉ năm.[7] Tất cả các dạng sống đã được biết đến có chung các cơ chế phân tử cơ bản, phản ánh sự thành tạo từ cùng nguồn gốc của chúng; dựa trên các quan sát, giả thiết về nguồn gốc của sự sống để tìm ra một cơ chế nhằm giải thích cho sự thình thành của cùng một nguồn gốc trong vũ trụ, từ các phân tử hữu cơ đơn giản ở các dạng sống tiền tế bào đến các tế bào nguyên thủy và có quá trình trao đổi chất. Các mô hình đã được chia ra thành các nhóm "genes-first" và "metabolism-first", nhưng xu hướng hiện nay là sự xuất hiện của việc lồng ghép 2 nhóm trên.[8]

Hiện nay, không có kết luận khoa học về sự sống có nguồn gốc như thế nào. Tuy nhiên, các mô hình khoa học được chấp nhận nhiều nhất được xây dựng dựa trên các quan sát sau:

  • Thí nghiệm Miller-Urey, và công trình của Sidney Fox, thể hiện các điều kiện của Trái Đất nguyên thủy bao gồm các phản ứng hóa học tổng hợp các amino acid và các hợp chất hữu cơ khác từ các tiền chất vô cơ.
  • Phospholipid được hình thành liên tục từ các lớp lipid kép, một cấu trúc cơ bản của màng tế bào.

Các sinh vật sống tổng hợp protein, là các polymer của các axit amim sử dụng các thông tin được mã hóa bởi các DNA. Quá trình tổng hợp protein đòi hỏi các polymer RNA trung gian. Khả năng sự sống bắt đầu như thế nào là từ các gen có nguồn gốc đầu tiên, tiếp theo là bởi các protein;[9] một giả thiết khác là protein có trước và sau đó là gene.[10]

Tuy nhiên, do gen và protein đều là cơ sở để sản xuất qua lại, do đó vấn đề đặt ra là cái nào có trước và cái nào có sau giống như câu chuyện con gà và quả trứng. Hầu hết các nhà khoa học áp dụng giả thiết này vì không chắc rằng gene và protein phát sinh một cách độc lập.[11]

Mặc khác, một khả năng có thể khác đã được Francis Crick đề xuất đầu tiên,[12] rằng lúc đầu sự sống dựa trên RNA,[11] có các đặc điểm giống như DNA trong việc lưu trữ thông tin và các tính chất xúc tác của một số protein. Giải thích này được gọi là giả thiết trong thế giới RNA, và nó được chứng minh thông qua sự quan sát nhiều thành phần quan trọng nhất của các tế bào (các thành phần của tế bào tiến hóa chậm nhất) được cấu tạo chủ yếu hoặc toàn bộ là RNA. Cũng như những đồng yếu tố (cofactor) (ATP, Acetyl-CoA, NADH,...) là các nucleotid hoặc chất có quan hệ một cách rõ ràng với chúng. Các tính chất xúc tác của RNA vẫn chưa được minh họa khi giả thiết này được đề xuất lần đầu tiên,[13] nhưng chúng đã được Thomas Cech xác nhận năm 1986.[14]

Một vấn đề còn tồn tại của giả thiết thế giới RNA là nó xuất phát từ các tiền chất vô cơ đơn giản thì khó khăn hơn so với từ các phân tử hữu cơ khác. Một lý do để giải thích nó là các tiền thân RNA rất ổn định và phản ứng với nhau một cách rất chậm chạp trong các điều kiện môi trường xung quanh, và người ta cũng từ đề xuất rằng các sinh vật sống được cấu thành từ các phân tử khác trước khi có RNA.[15] Dù vậy, sự tổng hợp thành công các phân tử RNA nhất định trong các điều kiện môi trường đã từng tồn tại trước khi có sự sống trên Trái Đất đã đạt được bằng cách thêm vào các tiền chất có thể thay thế theo một thứ tự đặc biệt với các tiền chất-phosphat có mặt trong suốt quá trình phản ứng.[16] Nghiên cứu này làm cho giả thiết thế giới RNA trở nên hợp lý hơn.[17]

Năm 2009, người ta thực hiện các thí nghiệm minh họa tiến hóa Darwin của hệ hai hợp phần gồm các enzyme RNA (ribozymes) trong ống nghiệm.[18] Công trình được thực hiện trong phòng thí nghiệm của Gerald Joyce, ông cho rằng "Đây là ví dụ đầu tiên, ngoài sinh học và ngoài thích nghi tiến hóa trong một hệ thống di truyền phân tử."[19]

Các phát hiện của NASA năm 2011 dựa trên những nghiên cứu về thiên thạch được phát hiện trên Trái Đất cho thấy rằng các thành phần của RNA và DNA (adenine, guanine và các phân tử hữu cơ liên quan) có thể được hình thành trong không gian bên ngoài Trái Đất.[20][21][22][23]

Các môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]
Vi khuẩn lam đã làm thay đổi đáng kể các thành phần của các dạng sống trên Trái Đất dẫn đến khả năng gần như tuyệt chủng của các sinh vật không ưa oxy.

Sự đa dạng của sự sống trên Trái Đất là kết quả của sự tương tác năng động giữa cơ hội di truyền, khả năng trao đổi chất, những thách thức của môi trường vật lý,[24] và sự cộng sinh.[25][26][27] Đối với hầu hết sự tồn tại của nó, các môi trường sống trên Trái Đất bị chiếm lĩnh chủ yếu bởi các vi sinh vật và là môi trường cho quá trình trao đổi chất và tiến hóa của chúng. Hệ quả là, môi trường vật lý-hóa học trên Trái Đất đã và đang thay đổi theo thời gian địa chất, do đó nó ảnh hưởng đến con đường tiến hóa của các sự sống kế tục.[28] Ví dụ, hoạt động quang hợp của vi khuẩn lam thải ra khí oxy gây ra các thay đổi trong môi trường toàn cầu. Vì oxy là chất độc đối với hầu hết sự sống trên Trái Đất thời buổi đầu. Điều này đặt ra những thách thức tiến hóa mới, và cuối cùng đó là sự hình hành nên các loài động và thực vật trên Trái Đất. Sự tác động qua lại giữa các sinh vật và môi trường là một đặc điểm vốn có của các hệ sống.[24]

Hình dạng và chức năng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tế bào là đơn vị cơ bản cấu thành nên mỗi cơ thể sống, và tất cả các tế bào phát triển từ những tế bào có trước bằng phương thức phân bào. Học thuyết tế bào được các tác giả Henri Dutrochet, Theodor Schwann, Rudolf Virchow và những người khác đưa ra vào đầu thế kỷ 19, và sau đó được chấp nhận rộng rãi.[29] Hoạt động của các cơ quan phụ thuộc vào tất cả hoạt động của tế bào của chúng, với dòng năng lượng xuất hiện bên trong và giữa chúng. Các tế bào chứa thông tin di truyền chúng truyền tải mã di truyền trong quá trình phân bào.[30]

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Phân loại sinh học

Sự sống ngoài Trái Đất

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Sự sống ngoài Trái Đất

Hầu hết các nhà khoa học cho rằng sự sống ngoài Trái Đất nếu có tồn tại thì sự tiến hóa của nó đã xuất hiện độc lập ở nhiều nơi khác nhau trong vũ trụ. Có giả thuyết khác cho rằng sự sống ngoài Trái Đất có thể có nguồn gốc ban đầu chung, và sau đó phân tán khắp vũ trụ, từ hành tinh có thể sống được này tới hành tinh có thể sống được khác. Lại có đề xuất cho rằng nếu chúng ta tìm thấy được sự sống và nền văn minh ngoài Trái Đất gần chúng ta thì sự sống và nền văn minh đó hoặc đã phát triển hơn chúng ta rất nhiều hoặc vẫn còn sơ khai hơn chúng ta rất nhiều.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Khoa học sự sống
  • Chết

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Dodd, Matthew S.; Papineau, Dominic; Grenne, Tor; Slack, John F.; Rittner, Martin; Pirajno, Franco; O'Neil, Jonathan; Little, Crispin T. S. (ngày 1 tháng 3 năm 2017). “Evidence for early life in Earth's oldest hydrothermal vent precipitates”. Nature. 543 (7643): 60–64. Bibcode:2017Natur.543...60D. doi:10.1038/nature21377. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2017.
  2. ^ Zimmer, Carl (ngày 1 tháng 3 năm 2017). “Scientists Say Canadian Bacteria Fossils May Be Earth's Oldest”. New York Times. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2017.
  3. ^ Ghosh, Pallab (ngày 1 tháng 3 năm 2017). “Earliest evidence of life on Earth 'found”. BBC News. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2017.
  4. ^ Dunham, Will (ngày 1 tháng 3 năm 2017). “Canadian bacteria-like fossils called oldest evidence of life”. Reuters. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2017.
  5. ^ Wade, Nicholas (ngày 25 tháng 7 năm 2016). “Meet Luca, the Ancestor of All Living Things”. New York Times. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2016.
  6. ^ Milsom, Clare; Rigby, Sue (2009). Fossils at a Glance (ấn bản thứ 2). John Wiley & Sons. tr. 134. ISBN 1405193360.
  7. ^ Dean, Tim (ngày 23 tháng 8 năm 2011). “World's oldest fossils reveal earliest life on Earth”. Australian Life Scientist. IDG Communications. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2012.
  8. ^ Coveney, Peter V.; Fowler, Philip W. (2005). “Modelling biological complexity: a physical scientist's perspective”. Journal of the Royal Society Interface. 2 (4): 267–280. doi:10.1098/rsif.2005.0045.
  9. ^ Senapathy, Periannan (1994). Independent birth of organisms. Madison, WI: Genome Press. ISBN 0964130408.
  10. ^ Eigen, Manfred; Winkler, Ruthild (1992). Steps towards life: a perspective on evolution (German edition, 1987). Oxford University Press. tr. 31. ISBN 019854751X.
  11. ^ a b Barazesh, Solmaz (ngày 13 tháng 5 năm 2009). “How RNA Got Started: Scientists Look for the Origins of Life”. Science News. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2012.
  12. ^ Watson, James D. (1993). Gesteland, R. F.; Atkins, J. F. (biên tập). Prologue: early speculations and facts about RNA templates. The RNA World. Cold Spring Harbor, New York: Cold Spring Harbor Laboratory Press. tr. xv–xxiii.
  13. ^ Gilbert, Walter (ngày 20 tháng 2 năm 1986). “Origin of life: The RNA world”. Nature. 319 (618). Bibcode:1986Natur.319..618G. doi:10.1038/319618a0.
  14. ^ Cech, Thomas R. (1986). “A model for the RNA-catalyzed replication of RNA”. Procedings of the National Academy of Science USA. 83 (12): 4360–4363. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2012.
  15. ^ Cech, T.R. (2011). The RNA Worlds in Context. Source: Department of Chemistry and Biochemistry, University of Colorado, Boulder, Colorado 80309-0215. Cold Spring Harb Perspect Biol. 2011 Feb 16. pii: cshperspect.a006742v1. doi:10.1101/cshperspect.a006742.
  16. ^ Powner, Matthew W.; Gerland, Béatrice; Sutherland, John D. (ngày 14 tháng 5 năm 2009). “Synthesis of activated pyrimidine ribonucleotides in prebiotically plausible conditions”. Nature. 459: 239–242. Bibcode:2009Natur.459..239P. doi:10.1038/nature08013. PMID 19444213.
  17. ^ Szostak, Jack W. (ngày 14 tháng 5 năm 2009). “Origins of life: Systems chemistry on early Earth”. Nature. 459: 171–172. Bibcode:2009Natur.459..171S. doi:10.1038/459171a.
  18. ^ Lincoln, Tracey A.; Joyce, Gerald F. (ngày 27 tháng 2 năm 2009). “Self-Sustained Replication of an RNA Enzyme”. Science. 323 (5918): 1229–1232. Bibcode:2009Sci...323.1229L. doi:10.1126/science.1167856. PMC 2652413. PMID 19131595.
  19. ^ Joyce, Gerald F. (2009). “Evolution in an RNA world”. Cold Spring Harbor Symposium on Quantitative Biology. 74: 17–23. doi:10.1101/sqb.2009.74.004. PMC 2891321. PMID 19667013.
  20. ^ Callahan; et, al. (ngày 11 tháng 8 năm 2011). “Carbonaceous meteorites contain a wide range of extraterrestrial nucleobases”. PNAS. doi:10.1073/pnas.1106493108. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2011.
  21. ^ Steigerwald, John (ngày 8 tháng 8 năm 2011). “NASA Researchers: DNA Building Blocks Can Be Made in Space”. NASA. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2011.
  22. ^ ScienceDaily Staff (ngày 9 tháng 8 năm 2011). “DNA Building Blocks Can Be Made in Space, NASA Evidence Suggests”. ScienceDaily. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2011.
  23. ^ Gallori, Enzo (tháng 11 năm 2010). “Astrochemistry and the origin of genetic material”. Rendiconti Lincei. 22 (2): 113–118. doi:10.1007/s12210-011-0118-4. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2011.[liên kết hỏng]
  24. ^ a b Rothschild, Lynn (tháng 9 năm 2003). “Understand the evolutionary mechanisms and environmental limits of life”. NASA. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2009.
  25. ^ King, G.A.M. (tháng 4 năm 1977). “Symbiosis and the origin of life”. Origins of Life and Evolution of Biospheres. 8 (1): 39–53. Bibcode:1977OrLi....8...39K. doi:10.1007/BF00930938. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2010.[liên kết hỏng]
  26. ^ Margulis, Lynn (2001). The Symbiotic Planet: A New Look at Evolution. London, England: Orion Books Ltd. ISBN 0-7538-0785-8.
  27. ^ Douglas J. Futuyma & Janis Antonovics (1992). Oxford surveys in evolutionary biology: Symbiosis in evolution. 8. London, England: Oxford University Press. tr. 347–374. ISBN 0-19-507623-0.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  28. ^ Rothschild, Lynn (tháng 9 năm 2003). “Understand the evolutionary mechanisms and environmental limits of life”. NASA. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2009.
  29. ^ Sapp, Jan (2003). Genesis: The Evolution of Biology. Oxford University Press. tr. 75–78. ISBN 0195156196.
  30. ^ Lintilhac, P. M. (1999). “Thinking of biology: toward a theory of cellularity--speculations on the nature of the living cell” (PDF). BioScience. 49 (1): 59–68. doi:10.2307/1313494. PMID 11543344. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2012.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Sự sống.
  • Sự sống tại Từ điển bách khoa Việt Nam
  • Life (biology) tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
Hình tượng sơ khai Bài viết chủ đề cơ bản này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • BNE: XX530995
  • BNF: cb11933780m (data)
  • GND: 4034831-3
  • LCCN: sh85076810
  • NDL: 00570344
  • NKC: ph128022
  • NLI: 000707709
  • TDVİA: hayat
  • x
  • t
  • s
Sinh học
  • Introduction (Genetics, Evolution)
  • Outline
  • Lịch sử
    • Timeline
  • Index
Sinh học
Overview
  • Khoa học
  • Sự sống
  • Properties (Thích nghi, Trao đổi chất, Phát triển, Cấu trúc, Cân bằng nội môi, Sinh sản (Self-replication), Kích thích)
  • Tổ chức sinh học (Nguyên tử > Phân tử > Bào quan > Tế bào > Mô > Cơ quan > Hệ sinh học > Sinh vật > Quần thể > Quần xã sinh học > Hệ sinh thái > Sinh quyển)
  • Chủ nghĩa rút gọn
  • Nguyên lý đột sinh
  • Mechanistic
  • Phương pháp khoa học
  • Bậc phân loại
  • Lý thuyết
  • Định luật
  • Bình duyệt
  • Biology journals
  • Tên thông thường
Chemical basis
  • Atoms
  • Amino acids
  • Carbohydrates
  • Chemical bond
  • Chemical element
  • Lipids
  • Matter
    • Quantum
  • Molecules
  • Monomer
  • Nucleic acids
  • Organic compounds
  • pH
  • Polymer
  • Proteins
  • Water
Cells
  • ATP
  • Cell cycle
  • Cell theory
  • Cell signaling
  • Cellular respiration
  • Energy transformation
  • Enzyme
  • Eukaryote
  • Fermentation
  • Metabolism
  • Meiosis
  • Mitosis
  • Photosynthesis
  • Prokaryote
Genetics
  • DNA
  • Epigenetics
  • Evolutionary developmental biology
  • Gene expression
  • Gene regulation
  • Genomes
  • Mendelian inheritance
  • Post-transcriptional modification
Tiến hóa
  • Adaptation
  • Earliest known life forms
  • Chức năng
  • Genetic drift
  • Gene flow
  • History of life
  • Macroevolution
  • Microevolution
  • Mutation
  • Natural selection
  • Phylogenetics
  • Speciation
  • Taxonomy
Diversity
  • Archaea
  • Bacteria
  • Eukaryote
    • Alga
    • Animal
    • Fungus
    • Plant
    • Protist
  • Virus
Plant form and function
  • Epidermis (botany)
  • Flower
  • Ground tissue
  • Leaf
  • Phloem
  • Plant stem
  • Root
  • Shoot
  • Vascular plant
  • Vascular tissue
  • Xylem
Animal form and function
  • Breathing
  • Circulatory system
  • Endocrine system
  • Digestive system
  • Homeostasis
  • Immune system
  • Internal environment
  • Muscular system
  • Nervous system
  • Reproductive system
  • Respiratory system
Ecology
  • Biogeochemical cycle
  • Biological interaction
  • Biomass
  • Biomes
  • Biosphere
  • Climate
  • Climate change
  • Community
  • Conservation
  • Ecosystem
  • Habitat
    • niche
  • Microbiome
  • Population dynamics
  • Resources
Research methods
Laboratory techniques
  • Genetic engineering
  • Transformation
  • Gel electrophoresis
  • Chromatography
  • Centrifugation
  • Cell culture
  • DNA sequencing
  • DNA microarray
  • Green fluorescent protein
  • vector
  • Enzyme assay
  • Protein purification
  • Western blot
  • Northern blot
  • Southern blot
  • Restriction enzyme
  • Polymerase chain reaction
  • Two-hybrid screening
  • in vivo
  • in vitro
  • in silico
Field techniques
  • Belt transect
  • mark and recapture
  • species discovery curve
BranchesPage 'Template:Branches of biology' not found
Glossaries
  • Biology
  • Botanical terms
  • Ecological terms
  • Plant morphology terms
  • Thể loại Category
  • Trang Commons Commons
  • Dự án Wiki WikiProject
  • x
  • t
  • s
Các thành phần tự nhiên
Vũ trụ
  • Không gian
  • Thời gian
  • Năng lượng
  • Vật chất
    • các hạt
    • các nguyên tố hóa học
  • Sự thay đổi
Trái Đất
  • Khoa học Trái Đất
  • Lịch sử (địa chất)
  • Cấu trúc Trái Đất
  • Địa chất học
  • Kiến tạo mảng
  • Đại dương
  • Giả thuyết Gaia
  • Tương lai của Trái Đất
Thời tiết
  • Khí tượng học
  • Khí quyển (Trái Đất)
  • Khí hậu
  • Mây
  • Mưa
  • Tuyết
  • Ánh sáng Mặt Trời
  • Thủy triều
  • Gió
    • lốc xoáy
    • xoáy thuận nhiệt đới
  • Bức xạ Mặt Trời
Môi trường tự nhiên
  • Sinh thái học
  • Hệ sinh thái
  • Trường
  • Bức xạ
  • Vùng hoang dã
  • Cháy rừng
Sự sống
  • Nguồn gốc (phát sinh phi sinh học)
  • Lịch sử tiến hóa
  • Sinh quyển
  • Tổ chức sinh học
  • Sinh học (sinh học vũ trụ)
  • Đa dạng sinh học
  • Sinh vật
  • Sinh vật nhân thực
    • hệ thực vật
      • thực vật
    • hệ động vật
      • động vật
    • nấm
    • sinh vật nguyên sinh
  • sinh vật nhân sơ
    • cổ khuẩn
    • vi khuẩn
  • Virus
  • Thể loại Thể loại
  • Thiên nhiên
  • Trang Commons Hình ảnh
  • x
  • t
  • s
Tài nguyên thiên nhiên
Khí quyển Trái Đất
  • Ô nhiễm không khí
  • Chỉ số chất lượng không khí
    • Chỉ số sức khỏe chất lượng không khí
  • Luật chất lượng không khí
  • Airshed
  • Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh
  • Thương mại phát thải
  • Chất lượng không khí trong nhà
  • Sự suy giảm ôzôn
  • Giảm phát thải từ chặt phá rừng
Sự sống
  • Đa dạng sinh học
  • Bioprospecting
  • Sinh quyển
  • Bushfood
  • Thịt rừng
  • Thủy sản
    • Luật Thủy sản
    • Quản lý thủy sản
  • Thực phẩm
  • Rừng
    • Forest genetic resources
    • Luật Bảo vệ rừng
    • Quản lý rừng
  • Game (food)
    • Game law
  • Ngân hàng gen
  • Bảo tồn biển
  • List of plants used in herbalism
  • Non-timber forest products
  • Rangeland
  • Seedbank
  • Loài hoang dã
    • Bảo tồn loài hoang dã
    • Quản lý loài hoang dã
  • Gỗ
Năng lượng
  • Luật năng lượng
  • Tài nguyên năng lượng
  • Nhiên liệu hóa thạch
  • Năng lượng địa nhiệt
  • Năng lượng hạt nhân
  • Đỉnh dầu
  • Shade (shadow)
  • Năng lượng Mặt Trời
  • Bức xạ Mặt Trời
  • Năng lượng thủy triều
  • Năng lượng sóng
  • Năng lượng gió
Đất vàKhoáng vật
  • Conflict minerals
  • Bảo tồn sinh cảnh
  • Đất đai
    • Arable land
    • Thoái hóa đất
    • Luật đất đai
    • Quản lý đất đai
    • Quy hoạch sử dụng đất
    • Sử dụng đất
  • Quyền khoáng sản
  • Khai thác mỏ
    • Luật khoáng sản
    • Khai thác mỏ cát
  • Open space reserve
  • Đỉnh khoáng sản
  • Property law
  • Đất
    • Bảo tồn đất
    • Soil fertility
    • Soil health
    • Soil resilience
Nước
  • Tầng ngậm nước
  • Nước uống
  • Nước ngọt
  • Nước ngầm
    • Bổ cập nước dưới đất
    • Groundwater remediation
  • Thủy quyển
  • Leaching (agriculture)
  • Đỉnh nước
  • Nước
    • Chiến tranh nước
    • Bảo tồn nước
    • Băng
    • Luật nước
    • Ô nhiễm nước
    • Water privatization
    • Chất lượng nước
    • Water right
  • Tài nguyên nước
    • Quản lý tài nguyên nước
    • Chính sách tài nguyên nước
Liên quan
  • Commons
    • Common-pool resource
    • Enclosure
    • Global commons
    • Bi kịch của mảnh đất công
  • Kinh tế sinh thái
  • Dịch vụ sinh thái
  • Natural capital
  • Tài nguyên không tái tạo
  • Khai thác quá mức
  • Tài nguyên tái tạo
  • Resource curse
  • Natural resource economics
  • Khai thác tài nguyên thiên nhiên
  • Resource extraction
  • Quản lý tài nguyên thiên nhiên
    • Quản lý thích nghi
  • Hệ sinh thái
  • Wilderness
  • Cổng thông tin
  • Thể loại Thể loại:Tài nguyên thiên nhiên
  • Trang Commons Commons:Category:Tài nguyên thiên nhiên
  • x
  • t
  • s
Sinh học tiến hóa
  • Dẫn nhập
  • Tóm tắt
  • Dòng thời gian
  • Lịch sử tiến hóa
  • Chỉ mục
Tiến hóa
  • Nguồn gốc sự sống
  • Phát sinh phi sinh học
  • Thích nghi
  • Phát xạ thích nghi
  • Phát xạ phi thích nghi
  • Miêu tả theo nhánh học
  • Đồng tiến hóa
  • Dòng dõi chung
  • Hội tụ
  • Phân tách
  • Song song
  • Dạng sống sớm nhất được biết
  • Bằng chứng về tiến hóa
  • Tuyệt chủng
    • Sự kiện
  • Quan điểm di truyền học
  • Tính tương đồng
  • Tổ tiên phổ quát chung cuối cùng
  • Tiến hóa vĩ mô
  • Tiến hóa vi mô
  • Giả thuyết hạt giống toàn vũ trụ
  • Sự hình thành loài
  • Đơn vị phân loại
Di truyền họcquần thể
  • Nhân giống chọn lọc
  • Đa dạng sinh học
  • Dòng gen
  • Phiêu bạt di truyền
  • Đột biến sinh học
  • Chọn lọc tự nhiên
  • Chọn lọc theo dòng dõi
  • Chọn lọc nhân tạo
  • Đột biến sinh học
  • Biến dị di truyền
  • Quần thể
  • Dị hình giới tính
  • Chọn lọc giới tính
  • Lựa chọn bạn đời
Phát triển
  • Canalisation
  • Sinh học phát triển tiến hóa
  • Đảo nghịch
  • Mô-đun
  • Tính dẻo dai kiểu hình
Của việc phân loại
  • Chim
    • Nguồn gốc
  • Ngành Tay cuộn
  • Ngành Nhuyễn thể
    • Lớp Chân đầu
  • Khủng long
  • Nấm
  • Côn trùng
    • Bướm
  • Sự sống
  • Lớp thú
    • Mèo
    • Họ Chó
      • Sói
      • Chó nhà
    • Linh cẩu
    • Cá heo và cá voi
    • Ngựa
    • Linh trưởng
      • Người
      • Vượn cáo
    • Bò biển
  • Thực vật
  • Bò sát
  • Nhện
  • Động vật bốn chân
  • Vi-rút
    • Bệnh cúm
Của cáccơ quan
  • Tế bào
  • ADN
  • Tiên mao
  • Sinh vật nhân thực
    • Thuyết nội cộng sinh
    • Nhiễm sắc thể
    • Hệ thống nội màng
    • Ty thể
    • Nhân
    • Lạp thể
  • Ở động vật
    • Mắt
    • Lông
    • Xương tai
    • Hệ thần kinh
    • Não bộ
Của cácquá trình
  • Lão hóa
    • Chết
    • Sự chết theo chương trình của tế bào
  • Bay lượn của chim
  • Phức tạp sinh học
  • Hợp tác
  • Sắc giác
    • ở linh trưởng
  • Cảm xúc
  • Đồng cảm
  • Đạo đức học
  • Tổ chức xã hội cao
  • Hệ miễn dịch
  • Trao đổi chất
  • Đơn giao
  • Đạo đức
  • Tiến hóa mô-đun
  • Sinh vật đa bào
  • Sinh sản hữu tính
    • Giới tính
    • Vòng đời
    • Kiểu giao hợp
    • Giảm phân
    • Quyết định giới tính
  • Nọc độc rắn
Tempovà mode
  • Thuyết phát sinh loài từng bước một/Cân bằng ngắt quãng/Thuyết nhảy vọt
  • Đột biến vi mô/Đột biến vĩ mô
  • Thuyết đồng nhất/Thuyết thảm họa
Sự hìnhthành loài
  • Biệt lập địa lí
  • Anagenesis
  • Catagenesis
  • Cladogenesis
  • Đồng hình thành loài
  • Sinh thái
  • Lai
  • Cận địa lý
  • Ngoại vi
  • Hiệu ứng Wallace
  • Đồng địa lý
Lịch sử
  • Thời Phục Hưng và Khai Sáng
  • Thuyết biến hình
  • Charles Darwin
    • Nguồn gốc các loài
  • Lịch sử cổ sinh vật học
  • Hóa thạch chuyển tiếp
  • Kế thừa pha trộn
  • Di truyền Mendel
  • Sự che khuất của học thuyết Darwin
  • Thuyết tiến hoá tổng hợp
  • Lịch sử tiến hóa phân tử
  • Thuyết tiến hoá tổng hợp mở rộng
Triết học
  • Học thuyết Darwin
  • Các giả thuyết thay thế
    • Thuyết thảm họa
    • Thuyết Lamarck
    • Thuyết tiến bộ
    • Thuyết đột biến
    • Thuyết nhảy vọt
    • Thuyết cấu trúc
      • Spandrel
    • Thuyết hữu thần
    • Thuyết sức sống
  • Mục đích luận trong sinh học
Liên quan
  • Địa lý sinh học
  • Di truyền học sinh thái
  • Tiến hóa phân tử
  • Phát sinh chủng loại học
    • Cây tiến hóa
  • Đa hình
  • Tế bào đầu tiên
  • Quan hệ tiến hóa
  • Thể loại Thể loại
  • Trang Commons Commons
  • x
  • t
  • s
Sự sống hiện hữu trên Trái Đất
Vi khuẩn
  • Acidobacteria
  • Xạ khuẩn
  • Aquificae
  • Bacteroidetes
  • Chlamydiae
  • Chlorobi
  • Chloroflexi (phylum)
  • Chrysiogenaceae
  • Vi khuẩn lam
  • Deferribacteraceae
  • Deinococcus-Thermus
  • Dictyoglomi
  • Fibrobacteres
  • Firmicutes
  • Fusobacteria
  • Gemmatimonadetes
  • Nitrospirae
  • Planctomycetes
  • Proteobacteria
  • Spirochaetes
  • Thermodesulfobacteria
  • Thermomicrobia
  • Thermotogae
  • Verrucomicrobia
Cổ khuẩn
  • Crenarchaeota
  • Euryarchaeota
  • Korarchaeota
  • Nanoarchaeota
  • Archaeal Richmond Mine Acidophilic Nanoorganisms
Sinh vật nhân thực
Sinh vật nguyên sinh
  • Heterokontophyta
  • Haptophyta
  • Cryptophyta
  • Ciliophora
  • Apicomplexa
  • Dinoflagellata
  • Euglenozoa
  • Percolozoa
  • Metamonada
  • Trùng tia
  • Trùng lỗ
  • Cercozoa
  • Rhodophyta
  • Glaucophyta
  • Amoebozoa
  • Choanozoa
Nấm
  • Chytridiomycota
  • Blastocladiomycota
  • Neocallimastigomycota
  • Glomeromycota
  • Zygomycota
  • Ascomycota
  • Basidiomycota
Thực vật
  • Chlorophyta
  • Ngành Luân tảo
  • Marchantiophyta
  • Anthocerotophyta
  • Ngành Rêu
  • Ngành Thạch tùng
  • Pteridophyta
  • Cycadophyta
  • Ginkgophyta
  • Ngành Thông
  • Ngành Dây gắm
  • Magnoliophyta
Động vật
  • Porifera
  • Placozoa
  • Ctenophora
  • Ngành Thích ty bào
  • Orthonectida
  • Dicyemida
  • Acoelomorpha
  • Chaetognatha
  • Chordata
  • Hemichordata
  • Echinodermata
  • Xenoturbellida
  • Kinorhyncha
  • Loricifera
  • Priapulida
  • Nematoda
  • Nematomorpha
  • Onychophora
  • Tardigrada
  • Arthropoda
  • Platyhelminthes
  • Gastrotricha
  • Rotifera
  • Động vật đầu móc
  • Gnathostomulida
  • Micrognathozoa
  • Cycliophora
  • Ngành Sá sùng
  • Nemertea
  • Phoronida
  • Bryozoa
  • Entoprocta
  • Brachiopoda
  • Động vật thân mềm
  • Ngành Giun đốt
  • Echiura
Incertae sedisParakaryon
Liên quan * Sự sống ngoài Trái Đất
Thẻ nhận dạng đơn vị phân loại
  • Wikidata: Q3
  • Open Tree of Life: 805080

Từ khóa » Trình Bày Các đặc Trưng Cơ Bản Của Sự Sống