Sinh Sản Sinh Dưỡng Là Gì? Các Hình Thức Sinh ... - Máy Rửa Xe Gia đình
Có thể bạn quan tâm
Thực vật có nhiều sinh thức sinh sản vô cùng đa dạng để đảm bảo sự tiếp tục của chúng trên Trái Đất vì thế mà số lượng thực vật rất phong phú về chủng loại. Chúng thể hiện cả 2 phương thức sinh sản hữu tính và vô tính. Một trong những hình thức sinh sản vô tính phổ biến nhất là sinh sản sinh dưỡng. Sinh sản sinh dưỡng ở thực vật là phương thức thường được áp dụng nhiều để nhân giống.
Vậy sinh sản sinh dưỡng là gì? Đặc điểm của sinh sản sinh dưỡng ra sao? Ví dụ về sinh sản sinh dưỡng?….. Cùng tìm hiểu chi tiết sinh học sinh sản sinh dưỡng ngay trong bài viết dưới đây cùng mayruaxegiadinh.com.vn nhé!
Contents
- 1 Khái niệm sinh sản sinh dưỡng là gì?
- 2 Có mấy hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật?
- 2.1 Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
- 2.2 Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo
- 3 Ưu, nhược điểm của phương pháp sinh sản sinh dưỡng là gì?
- 3.1 Ưu điểm:
- 3.2 Nhược điểm:
- 4 Lời Kết
Khái niệm sinh sản sinh dưỡng là gì?
Sinh sản sinh dưỡng trước tiên cần hiểu là một phương pháp sinh sản vô tính, nghĩa là sự tạo thành một cơ thể mới trọn vẹn hoàn toàn từ một phần bất kỳ nào đó của cơ thể cây “mẹ”. Sự tạo thành này được gọi là một quá trình tái sinh và là một hiện tượng vô cùng phổ biến ở thực vật hay cả sự phân đôi ở các cơ thể đơn bào cũng được xác định là hình thức sinh sản sinh dưỡng.
Trong sự sinh sản sinh dưỡng, các thế hệ cây con đều được thừa hưởng những đặc tính của cây mẹ truyền lại. Tuy nhiên, đối với cá thể cái được tạo thành thì không phải luôn luôn lặp lại các tính chất của các dạng cá thể cha mẹ mà thường có sự biến đổi lớn, một số đặc tính có giá trị của loài có thể bị mất đi trong khi thực hiện sinh sản bằng hột.
Bởi thế mà trong nông nghiệp hiện nay, trong nghề trồng cây ăn quả hay nghề trồng hoa thì sinh sản sinh dưỡng được áp dụng phổ biến và rộng rãi. Lợi dụng khả năng sinh sản sinh dưỡng ở thực vật mà người ta tạo ra cây mới một cách nhanh chóng để có thể giữ được những đặc tính tốt của cây.
Có mấy hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật?
Cho đến hiện tại thì sinh sản sinh dưỡng gồm 2 phương pháp chính đó là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và sinh sản sinh dưỡng nhân tạo. Vậy đặc điểm của sinh sản sinh dưỡng ở 2 phương pháp này như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên gồm: Sinh sản bằng sự chia cắt cơ quan sinh dưỡng mẹ, bằng thân bò, bằng nhánh đặc biệt và bằng các cơ quan đặc biệt khác.
Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên xảy ra khi thực vật không có bất kỳ sự can thiệp nào của con người, sinh trưởng và phát triển hoàn toàn tự nhiên. Việc nhân giống sinh dưỡng tự nhiên được thực hiện có thể nhờ vào sự phát triển của các bộ ở cây bố mẹ như: rễ, thân, lá.
Theo đó, cá thể mới có thể mọc ra từ rễ, thân hay lá của cây mẹ. Một số cách sinh sản sinh dưỡng tự nhiên ở thực vật điển hình như:
Bằng sự chia cắt cơ quan sinh dưỡng mẹ: Hình thức sinh sản sinh dưỡng bằng sự chia cắt cơ quan sinh dưỡng mẹ phổ biến ở thực vật bậc thấp điển hình như tảo, cơ thể đơn bào như tảo lục Chlamydomonas sẽ phân chia từ một tế bào ban đầu thành 2, 4, 8, 16, 32, 64,…tế bào còn tảo đa bào dạng sợi như là Oscillatoria thì sinh sản bằng tảo đoạn.
Hình thức này rất đa dạng ở thực vật có hoa, thậm chí trong một số trường hợp còn quan trọng hơn cả sự sinh sản bằng hột. Trường hợp đơn giản nhất như ở các cành của cây gỗ, cây bụi hay cây thân cỏ có thân ngầm, nằm sát mặt đất thì các chồi phụ đều có khả năng sinh ra rễ để đâm chồi trong sinh sản sinh dưỡng.
Bằng thân bò: Các loài thực vật thân bò ở các mắt thân nơi giáp với đất thường hình thành nên dễ bất định, tại đây chồi nách sẽ mọc thành nhánh phát triển thẳng đứng lên; chồi mới được hình thành vẫn có khả năng sống độc lập mặc thì lóng của thân bò có thể bị cắt đứt hoặc bị chết.
Hình thức sinh sản sinh dưỡng trong tự nhiên này chúng ta có thể bắt gặp ở rau má (Centella), cỏ lá gừng (Axonopus) hay rau dệu (Alternanthera) đâm rễ mọc tràn lan, phần già ở giữa lâu ngày sẽ phóng thích ra rất nhiều cây con. Một số loại khác thì có thể đứt đoạn ra trước sau đó nhánh mọc rễ và vẫn tiếp tục sự sống. Ví dụ sinh sản sinh dưỡng bằng hình thức này điển hình như: Cỏ thủy tinh (Hydrilla), lục bình (Eichhornia) hay cỏ kim ngư (Ceratophyllum),….
Bằng nhánh đặc biệt:
- Ngó hay nhánh dài: Ở một số những thân cây có hoặc không có lá bò trên mặt đất bằng các lóng dài, ở khoảng giữa những lóng dài trên thân cây mọc ra nhiều lóng ngắn với mắt hay còn gọi là đốt thường mọc rễ, chồi nách mọc thành cây phát triển thẳng đứng lên.
Những nhánh đặc biệt này được xác định là ngó, thường gặp ở húng lũi (Mentha Aquatica var. crispa), cát đằng (Thunbergia grandiflora), lá lốt (Piper lolot) hay họ Sen (Nymphaeaceae),…. Những nhánh dài được gọi là drageons có thể là những nhánh ngầm, thường gặp ở cỏ cựa gà (Panicum repens) cho vô cùng nhiều những nhánh ngầm có khả năng sinh ra thân khác rất mau hay rau diếp cá (Houttuynia cordata) cũng nảy mầm rất nhanh nhờ drageons.
- Nhánh ngắn: Hình thức sinh sản sinh dưỡng bằng nhánh ngắn gặp thấy như ở cỏ chỉ (Cynodon dactylon), gặp đất tốt chúng thường mọc rất mau và trên ngọn nhánh thì nảy sinh ở một mắt vô cùng nhiều chồi nách và cả chồi bất định và mỗi mắt ấy đều có thể cho ra rất nhiều thân khác khi gặp được đất.
Bằng các cơ quan đặc biệt:
- Thân rễ hoặc căn hành: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng thân rễ/căn hành thường gặp ở cỏ đa niên, rễ mang các vảy lá tại các mắt thường mọc trên thân ngầm, tại vị trí đó các mầm chồi cùng rễ sẽ phát triển thành các cây con mới. Ví dụ các thực vật sinh sản sinh dưỡng theo hình thức này như là: cỏ gà (Cynodon dactylon), cỏ tranh (Imperata Cylindrica), họ Gừng (Zingiberaceae), các cây họ Củ dong (Marantaceae),….
- Củ và thân củ: Sau khi rời khỏi thân mẹ thân củ và củ có nhánh ngầm phát triển thành cây con mau lẹ như ở huỳnh tinh (Maranta esculenta – Marantaceae), cỏ cú (Cyperus rotundus), năng (Eleocharis tuberosa), khoai lang (Ipomoea batatas), khoai ngọt, khoai tây, khoai từ (Dioscorea),… cũng là những loại củ có khả năng sinh sản sinh dưỡng.
- Hành: Từ kẽ các vảy mọng nước của thân cỏ như hành sẽ mọc ra một hành con, ví dụ như: Thủy tiên (Amaryllidaceae), họ Hành (Liliaceae),….
- Miên hành: là nhánh ngắn được các vảy (lá) bao bọc và chứa chất dinh dưỡng, khi gặp thời tiết thuận hợp chúng sẽ phát triển thành cây mới như ở: Myriophyllum, Utricularia, Hydrocharis,….
- Chồi thân/chồi rễ: Từ chồi phụ trên rễ hoặc ở gốc thân phát triển thành cá thể mới. Hình thức sinh sản này rất phổ biến ở thực vật ví dụ như ở mía cây con sẽ mọc từ gốc cây để cho mùa sau.
Truyền thể/cầu hành/tép: là những nhánh ngắn có lá phù to dần thành củ. Riêng cầu hành có khả năng mọc cụ thể: Nách lá, trên lá hay mọc trên phát hoa, trên hoa gọi là sobole.
Xem thêm: Tính trạng là gì? Tính trạng trội – lặn là gì? & Các kiến thức liên quanSinh sản sinh dưỡng nhân tạo
Từ những đặc điểm của sinh sản sinh dưỡng tự nhiên ở thực vật mà nhà trồng trọt có thể áp dụng những đặc tính đó để trồng hay tạo cây mới. Sự tác động của yếu tố con người này gọi là sinh sản sinh dưỡng nhân tạo. Các hình thức sinh sản sinh dưỡng nhân tạo cụ thể như sau:
Giâm cành:
Giâm cành là một trong số những hình thức sinh sản có nhiều ý nghĩa trong thực tiễn. Trong tự nhiên, trên cơ thể thực vật sở hữu các phần khác nhau có khả năng tái sinh thành cây mới, dựa vào khả năng này người ta có thể áp dụng vào thực tiễn để trồng cây một cách nhanh nhất. Khi cắt rời một bộ phận hay là một cơ quan nào đó của cây cắm xuống đất, chúng sẽ mọc thành rễ rồi hình thành cây mới khi gặp điều kiện thuận lợi.
Chiết cây:
Đây là hình thức sinh sản sinh dưỡng nhân tạo bằng cách tạo điều kiện cho cành chiết ra rễ từ trên cây mẹ, đến thời điểm khi cành đã mọc rễ phù hợp thì cắt rời khỏi cây mẹ sau đó đem trồng chỗ khác; thường được áp dụng với một số loại cây điển hình như hoa hồng, cam, chanh, hồng xiêm,…
Ghép cây:
Ghép cây là phương pháp dùng một cành, một chồi cắt rời của một cây rồi đem ghép lên một cây khác cùng loài hoặc thứ của cùng loài. Mục đích của việc này là dùng một cây hay gốc ghép để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng đồng thời phù hợp với môi trường khắc nghiệt như: khô cằn sỏi đá, đất mặn, xấu, kháng bệnh hay chịu lạnh,….
Ưu, nhược điểm của phương pháp sinh sản sinh dưỡng là gì?
Ưu điểm:
- Phương pháp nhân giống bằng sinh sản sinh dưỡng mang ưu điểm chính đó là cây mới chỉ chứa các đặc điểm, đặc tính được di truyền từ cây bố hoặc cây mẹ.
- Trong các sản phẩm làm từ cây trồng hoặc từ thực vật có thể duy trì được chất lượng cũng như hương vị nhất quán.
- Thực vật khi được nhân giống sinh dưỡng cũng bỏ qua giai đoạn từ nảy mầm đến khi thành cây con vì thế giai đoạn trưởng thành sẽ diễn ra sớm hơn.
Nhược điểm:
- Sinh sản sinh dưỡng có thể ảnh hưởng làm giảm sự đa dạng sinh học của một loài.
- Nếu cây bố mẹ đã từng bị nhiễm một số bệnh từ trước thì rất có thể các cây con mới được nhân giống theo phương pháp sinh sản sinh dưỡng sẽ dễ bị nhiễm bệnh.
Lời Kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin để trả lời cho câu hỏi sinh sản sinh dưỡng là gì? Cùng với sự phân tích về các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, ưu nhược điểm của nó, mayruaxegiadinh.com.vn hi vọng quý bạn đọc đã hiểu rõ về hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật này. Hãy để lại bình luận nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hay đóng góp quan điểm để bài viết được đầy đủ và chính xác hơn bạn nhé!
Từ khóa » đặc điểm Của Sinh Sản Sinh Dưỡng ở Thực Vật
-
Sinh Sản Sinh Dưỡng Là Gì? - Thư Viện Hỏi Đáp
-
Bài 41. Sinh Sản Vô Tính ở Thực Vật - Củng Cố Kiến Thức
-
Bài 26. Sinh Sản Sinh Dưỡng Tự Nhiên - Hoc24
-
Sinh Sản Sinh Dưỡng (Sinh Học) - Mimir Bách Khoa Toàn Thư
-
Sinh Sản Sinh Dưỡng Là:
-
Nêu ưu, Nhược điểm Của Sinh Sản Dinh Dưỡng ,sinh Sản ... - Hoc247
-
Sinh Sản Dinh Dưỡng Nhân Tạo Của Thực Vật Potx - 123doc
-
Sinh Sản Sinh Dưỡng ở Thực Vật - Bestshop
-
Sinh Sản Sinh Dưỡng Là Gì?
-
Nêu Khái Niệm Và Cho Ví Dụ Về Sinh Sản Sinh Dưỡng Tự Nhiênsinh ...
-
Sinh Sản Sinh Dưỡng Là Gì? - Kiến Thức Cho Người Lao Động Việt Nam
-
Sinh Sản Sinh Dưỡng Là Gì? - Top Lời Giải
-
Lý Thuyết Sinh Sản Sinh Dưỡng Tự Nhiên | SGK Sinh Lớp 6
-
Dạy Học Theo Chủ đề "Sinh Sản ở Thực Vật" - Trường THPT Hà Huy Tập