Sinh Thường Có được ăn Thịt Gà Không? | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Theo dân gian, có nhiều món ăn mà mẹ sau sinh cần phải kiêng như hải sản, rau muống, đồ nếp, còn với thịt gà thì sao? Sinh thường có được ăn thịt gà không? Hãy cùng TCI tìm hiểu ở trong bài viết này nhé.
Menu xem nhanh:
- 1. Thịt gà – thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất
- 2. Sinh thường có được ăn thịt gà hay không?
- 3. Những lưu ý về thực phẩm và sinh hoạt cho mẹ sau sinh thường
- 3.1. Lưu ý về thực phẩm
- 3.2. Lưu ý trong sinh hoạt
1. Thịt gà – thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất
Sau sinh, sự tiêu hao sức khỏe của mẹ rất lớn chính vì thế, để bổ sung dưỡng chất đầy đủ vừa giúp bồi bổ được năng lượng đã tiêu hao vừa bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết để mẹ có đủ lượng sữa cho con bú.
Thịt gà chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Thịt gà có nhiều chất albumin, chất béo, các loại Vitamin A, B1, B2, C, E, các axit canxi, sắt, phốt pho… Đặc biệt, sự phong phú protein và phức hợp amino axit có trong thịt gà ảnh hưởng tích cực đến não bộ làm phấn chấn tinh thần, giảm stress, cải thiện huyết áp và nhịp tim.
Bên cạnh những lợi ích kể trên, thịt gà còn giúp bồi bổ cho người bị bệnh lâu ngày, dạ dày bị phong hàn, suy yếu, cơ thể khó hấp thu thức ăn rất tốt.
2. Sinh thường có được ăn thịt gà hay không?
Thịt gà rất giàu dưỡng chất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên mẹ mới sinh thường có được ăn thịt gà hay không là điều cần cân nhắc.
Với những mẹ sinh thường bị rạch tầng sinh môn thì nên kiêng trong thời gian đầu sau sinh. Bởi lẽ lúc này vết khâu vẫn còn đau, ăn thịt gà nhất là da gà, dễ bị dị ứng, ngứa… Mẹ hãy chờ đến khi vết rạch liền lại thì có thể ăn thịt gà bình thường để đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cho sản phụ sau sinh.
Thêm vào đó, sau sinh đường ruột dạ dày của mẹ chưa phục hồi hoàn toàn trong khi hàm lượng chất béo ở thịt gà tương đối cao, nên nếu ăn nhiều sẽ gây táo bón, khó tiêu hóa. mẹ sinh thường không cần rạch tầng sinh môn cũng cần cân nhắc hạn chế ăn thịt gà trong thời gian đầu.
Khi vết thương ở tầng sinh môn đã lành, đường ruột và dạ dày ổn định mẹ có thể ăn thịt gà được như bình thường. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên ăn có chừng mực không nên ăn quá nhiều. Nếu thấy sau khi mẹ ăn, bé có những phản ứng tiêu chảy, dị ứng, nên ngừng ăn để không ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
3. Những lưu ý về thực phẩm và sinh hoạt cho mẹ sau sinh thường
Sau sinh thường mẹ cần có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt phù hợp để sức khỏe nhanh chóng hồi phục và không gặp phải những biến chứng không mong muốn.
3.1. Lưu ý về thực phẩm
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ, dưới đây là một số lưu ý mẹ nên ghi nhớ trong chế độ ăn uống hàng ngày.
– Mẹ nên kiêng những thực phẩm như nước uống có gas, thực phẩm cay nóng, đồ uống chứa chất kích thích, đồ ăn quá lạnh vì những thực phẩm này không có lợi cho sự hồi phục của mẹ.
– Mẹ nên kiêng rau muống, gạo nếp. lòng trắng trứng vì chúng làm tăng quá trình tạo mủ, gây viêm ở tầng sinh môn.
– Mẹ nên tránh các loại cá có chứa thủy ngân như cá kiếm, cá ngừ, cá mập,.. vì thủy ngân có thể truyền sang bé qua sữa và gây ảnh hưởng đến thần kinh của bé!
– Mẹ nên ăn uống điều độ, bổ sung các vitamin B, C, A, K để tránh tình trạng viêm nhiễm, bổ sung một số thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm để giúp lành vết mổ.
– Các thực phẩm mẹ nên ăn là cá hồi, chế phẩm từ sữa ít béo, thịt bò, rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt,…
Bên cạnh đó, sau khi mẹ ăn một loại thực phẩm nào đso mẹ cũng cần chú ý quan sát phản ứng của bé. Nếu bé có biểu hiện như bú kém, khó tiêu, tiêu chảy, nổi mẩn đỏ, sưng mắt, sưng môi, nôn trớ, chảy nước mũi,… mẹ cần ngừng ăn và đưa trẻ đến bác sĩ để được hỗ trợ. Các thực phẩm dễ gây dị ứng thường là trứng, sò, tôm ,cua, thịt bò, sữa bò,…
3.2. Lưu ý trong sinh hoạt
Trong sinh hoạt, mẹ cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ để giúp khí huyết lưu thông, giúp ăn ngủ tốt hơn. Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý một số điều như:
– Tránh quan hệ tình dục sớm vì khi này cơ thể sức khỏe yếu, tầng sinh môn chưa lành hẳn dễ dẫn đến nhiễm trùng. Mẹ chỉ nên quan hệ tình dục sau sinh từ 4 đến 6 tuần
– Giữ vệ sinh tầng sinh môn và có thể để hạn chế nhiễm trùng và gây ra các bệnh về da hoặc bệnh về tiêu hóa cho cả mẹ và bé.
– Khi cơ thể có những biểu hiện bất thường như đau, mệt mỏi, sốt cao không dứt,… mẹ cần liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ sớm nhất.
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp trả lời câu hỏi sinh thường có được ăn thịt gà hay không và những lưu ý quan trọng trong ăn uống và sinh hoạt thường ngày cho mẹ. Hy vọng bài viết đã giúp mẹ giải đáp được thắc mắc của mình. Nếu như có câu hỏi về dinh dưỡng sau sinh cần được giải đáp hoặc có nhu cầu thăm khám sức khỏe sau sinh, bạn có thể liên hệ với TCI để được hỗ trợ.
Từ khóa » đẻ Bị Rạch Có ăn được Thịt Gà Không
-
Rạch Tầng Sinh Môn Kiêng Ăn Gì Điều Mà Các Bà Mẹ Nên Biết
-
Rạch Tầng Sinh Môn Kiêng ăn Gì - Phòng Khám Đa Khoa Thái Dương
-
Rạch Tầng Sinh Môn Kiêng ăn Gì? Những Thực Phẩm Mẹ Nên Tránh Xa
-
Giải đáp Thắc Mắc: Rạch Tầng Sinh Môn Có được ăn Thịt Gà Không?
-
Top 15 đẻ Bị Rạch Có ăn được Thịt Gà Không
-
Rạch Tầng Sinh Môn Có được ăn Thịt Gà Không?
-
Thắc Mắc Khâu Tầng Sinh Môn Có được ăn Thịt Gà Không Vậy?
-
Các Chị Cho Em Hỏi, Khâu Tầng Sinh Môn Có được ăn Thịt Gà ... - Bé Yêu
-
Bị Vết Thương Hở ăn Gà được Không? - Vinmec
-
Phụ Nữ Sau Sinh Có Nên Ăn Thịt Gà? Sinh Thường Và Mổ
-
Ăn Gì để Vết Khâu Tầng Sinh Môn Mau Lành? Hồi Phục Nhanh
-
Chăm Sóc Và Phục Hồi Vết Rạch Tầng Sinh Môn Sau Sinh
-
Giúp Mẹ Sinh Thường Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi Rạch Tầng Sinh Môn
-
Vết Khâu Tầng Sinh Môn Bị Lồi Do đâu? Cần Làm Gì để Xử Lý? - Dizigone
-
CHĂM SÓC HẬU SẢN SAU SINH MỔ - Y Khoa Diamond
-
Mẹ ăn Trứng Sau Khi Rạch Tầng Sinh Môn Có để Lại Sẹo Lồi Không?
-
14 Món để Vết Khâu Tầng Sinh Môn Mau Lành Nên ăn Và Nên Kiêng