SKETCHNOTE – Phương Pháp Ghi Nhớ Sáng Tạo Bằng Hình ảnh
- Đăng nhập
- Liên hệ
SỨ MỆNH: Phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, góp phần đào tạo hiền tài
TẦM NHÌN: Xây dựng trường chuyên chất lượng cao, vươn tầm khu vực, hội nhập quốc tế.
GIÁ TRỊ CỐT LÕI: Trí tuệ, Nhân văn, Trách nhiệm, Tự tôn, Sáng tạo.
Ý tưởng sáng tạo trong dạy và học
Trang chủ › Ý tưởng sáng tạo trong dạy và học › SKETCHNOTE – Phương pháp ghi nhớ sáng tạo bằng hình ảnh SKETCHNOTE – Phương pháp ghi nhớ sáng tạo bằng hình ảnh 04/08/2021Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, nhiều bạn trẻ đang chọn sketchnote như một cách thức ghi chép dễ nhớ, dễ nhìn, thỏa sức sáng tạo, rèn luyện trí thông minh. Đặc biệt, phương pháp này đã và đang được các bạn Fschoolers yêu thích áp dụng trong quá trình học tập, làm dự án. Vậy sketchnote là gì mà khiến nhiều bạn học sinh trường THPT FPT mê mẩn như vậy?
1. Sketchnote là gì?
“Sketchnote là cách ghi chép và tổng hợp thông tin một cách sáng tạo bằng chữ viết kết hợp với hình vẽ tay đơn giản, được thể hiện theo phong cách riêng của người tạo ra nó”. Không như các phương pháp ghi chép khác, Sketchnote không đi sâu và việc thể hiện nội dung chi tiết mà tập trung vào ý tưởng và nội dung chính thông qua hình vẽ, bố cục, chữ viết.
2. Sketchnote được hình thành như thế nào?
Vẽ không hề khó như các bạn nghĩ đâu. Nếu bạn để ý thì vạn vật trên đời đều được tạp ra bởi 6 hình khối cơ bản
- Dấu chấm
- Đường thẳng
- Đường cong
- Hình vuông
- Hình tròn
- Hình tam giác
Bây giờ, hãy chỉ nhìn vào hình khối bên ngoài của các hình sau! Bạn có thấy là tất cả những hình vẽ phức tạp này đều được tạp ra từ những hình khối cơ bản vừa nhắc đến ở trên không?
4S – Quy tắc vẽ hình siêu chất
6 hình khối căn bản thật dễ dàng phải không nào. Vậy làm thế nào để có tư duy từ những hình khối căn bản thành các hình ảnh sinh động?
Xin bật mí với các bạn một quy tắc đơn giản có tên gọi là 4S:
- Simple – Đơn giản: vẽ các đường bao, tận dụng các hình khối căn bản.
- Special – Đặc biệt: tìm một điểm đặc biệt nhất của hình đó.
- Single line – 1 nét: chỉ sử dụng 1 nét vẽ liền mạch để vẽ.
- Sense of self – Phong cách cá nhân: sketchnote là ý tưởng của bạn, không phải nghệ thuật, xấu hay đẹp (Ideas not Art). Hãy tự tin thể hiện phong cách của mình trong hình vẽ.
3. Bố cục trong Sketchnote
3.1 Bố cục Put In Order (Theo thứ tự)
Đây là kiểu bố cục gặp nhiều nhất trong các bản sketchnote. Nội dung sẽ được thể hiện lần lượt từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.
*Tips: Hãy bắt đầu với một tiêu đề thật lớn và nổi bật nhé!
Bố cục Put In Order cũng rất hiệu quả khi diện tích vẽ có hạn (ví dụ chỉ có 1 trang giấy A5 trong cuốn sổ lò xo). Kiểu sắp xếp thông tin theo tuần tự này cũng cho phép bạn thoải mái sử dụng nhiều trang để ghi chép ý tưởng. Nó cũng rất dễ đọc vì tương tự như cấu trúc chuẩn của một cuốn sách vậy.
3.2 Bố cục Mindmap (Xuyên Tâm)
Nào, hãy thử liên tưởng đến một chiếc bánh xe đạp. Một cái trục bánh ở trung tâm và tỏa ra những tia xung quanh.
Bài sketchnote của chúng ta cũng sẽ có Nội dung chính ở tâm và các ý nhỏ tỏa ra xung quanh tương tự như một bánh xe đạp.
* Tips: Bạn có thể bắt đầu từ giữa trang giấy hoặc một góc của trang giấy đều được nhé. Miễn là nội dung chính phải nổi bật
Lợi ích của bố cục này là bạn có thể tự do bổ sung thông tin ở bất cứ chỗ nào có thể nối tia. Tuy nhiên thì nếu có quá nhiều ý nhỏ, nhiều tia nối, bản sketchnote sẽ dễ bị rối và khó theo dõi vì không theo một thứ tự nào cả.
* Tips: Nên đánh số cho các ý nhỏ và theo một thứ tự để dễ theo dõi hơn
3.3 Bố cục Path (Con đường)
Bố cục này sẽ tạo ra một con đường thông tin xuyên suốt bản sketchnote. Con đường có thể có bất cứ hình dạng nào mà bạn mong muốn: ngang, dọc, chéo, chữ Z, chữ C, chữ W, lượn sóng, v.v… Tất cả phụ thuộc ở trí tưởng tượng của bạn đó
Bố cục hình con đường phù hợp nhất khi kể về một sự kiện hoặc quá trình, quy trình có tuần tự. Bạn nên liệt kê ra các mốc chính để sắp xếp thông tin cho phù hợp với trang giấy nhé.
3.4 Bố cục Popcorn (Bỏng ngô)
Bạn đã bao giờ thử làm bỏng ngô hoặc xem người ta làm bỏng ngô chưa? Nó cứ nổ bung ra sắp nơi không ngừng. Bố cục bỏng ngô cũng vậy, hoàn toàn ngẫu hứng, không theo khuôn khổ nào. Bố cục này chú trọng vào việc ghi chép thông tin hơn là việc đặt chúng ở đâu.
Bố cục Popcorn đặc biệt hữu dụng khi cần tập trung thu thập ý tưởng mà không phải quan tâm nhiều về chỗ viết chúng
4. 5 bước đơn giản hoàn thiện bài Sketchnote
Bước 1: Xác định tiêu đề
Bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất: Bạn cần xác định Tiêu đề chính cho bài sketchnote.
Tiêu đề cần đảm bảo các tiêu chí: Ngắn gọn – Súc tích – Dễ nhớ
Sau khi đã chọn được tiêu đề, bạn cũng cần xác định nội dung mà mình định trình bày. Các câu hỏi sau sẽ giúp bạn:
- Nội dung trình bày gồm có mấy ý?
- Đó là những ý nào
- Viết ra một cách ngắn gọn các ý đó
*Tips: Sau khi chọn được tiêu đề, hãy thử viết bằng một kiểu chữ in đậm hoặc sáng tạo, sau đó vẽ một cái khung xung quanh để làm nó nổi bật nhất nhé!
Bước 2: Xác định bối cảnh
Bước tiếp theo, bạn cần xác định xem bối cảnh cho bài sketchnote này là gì để có cách trình bày hợp lý. Bạn sẽ dùng nó cho việc ghi chép, thuyết trình, hay làm báo cáo?
Bước 3: Chọn bố cục
Sau khi xác định được Tiêu đề, Nội dung chính và Bối cảnh cho bài sketchnote, hãy lựa chọn một bố cục phù hợp từ Phần 6 nhé.
- Bố cục đơn giản nhất là Put In Order.
- Nếu nội dung liên quan đến các mốc thời gian, hãy chọn bố cục Path – Đường đi.
- Bố cục Mindmap với một ý chính ở giữa và phát triển ra nhiều ý con bằng các mũi tên.
- Bố cục Bỏng ngô – Popcorn cho các ý tương đương nhau và không quan trọng thứ tự hay vị trí.
Bước 4: Chọn Icon – Bộ thư viện hình ảnh
Đây là bước quan trọng giúp bạn có thể biểu đạt bài vẽ của mình một cách dễ dàng.
Bạn hãy đọc lại các nội dung mà mình muốn trình bày, sau đó chọn biểu tượng phù hợp cho các ý. Đừng quên áp dụng các bí kíp ở Phần 5 – Vẽ Icon Đơn Giản nhé.
- Vẽ bằng các nét đơn, liền mạch
- Vẽ thật đơn giản – Ideas Not Art
- Sử dụng các hình khối căn bản
- Sử dụng bút màu đen
Bước 5: Màu sắc
Thêm một chút màu sắc sẽ giúp cho bài sketchnote của bạn thêm nổi bật và sinh động.
Bạn nên chọn từ 1 đến 3 màu chính để sử dụng, tránh sử dụng quá nhiều màu khiến cho bài sketchnote bị rối. Ví dụ như trong cuốn Sổ tay Sketchnote Khủng Long Nhí, tác giả đã dùng 3 màu chính là Vàng – Xanh – Đen.
Một số tông màu phù hợp cho sketchnote là: Cam – Đen, Vàng – Đen, hoặc các màu cùng tông nhưng có độ đậm nhạt khác nhau. Bạn có thể truy cập https://coolors.co/palettes/trending để tìm những gam màu yêu thích và phù hợp cho bài vẽ sketchnote của mình nhé.
Trong sketchnote, bạn cũng không nhất thiết phải tô hết màu cho bài của mình. Màu sắc nên được dùng để tạo các điểm nhấn, các ý cần nhấn mạnh, v.v..
Sau đây là video hướng dẫn hoàn thiện bài sketchnote kèm cách sử dụng màu sắc nhé!
Các bước hoàn thiện bài Sketchnote
Tóm tắt
FOREC – CÁCH VẼ SKETCHNOTE – 5 BƯỚC HOÀN THIỆN BÀI SKETCHNOTE
-
Frame and title
Hãy bắt đầu bài sketchnote với Tiêu đề và một cái khung.
-
Outline with pencil
Lập danh sách ý tưởng và nội dung chính, sau đó chọn layout và vẽ phác họa bằng bút chì.
-
Redraw with black pen
Sau khi mọi thứ ổn định, viền lại bằng bút mực đen.
-
Erase pencil mark
Xóa đi các phần bút chì trước đó
-
Color
Bước cuối cùng là tô màu cho các phần cần nhấn mạnh và làm nổi bật.
Nguồn: Học viện vẽ tuốt
Tin liên quan
- Phương pháp “xây dựng câu chuyện bằng hình ảnh trong dạy học”
- Tiết sinh hoạt chủ nhiệm đầu năm dựa trên hoạt động xây dựng mục tiêu
- Sinh hoạt chủ nhiệm đầu năm: Nội quy nhà trường
- Dự án dạy học trải nghiệm của các thầy cô giáo tổ Xã hội trường THPT Ban Mai, Hà Đông, Hà Nội
- Làm thế nào để dạy học hiệu quả? Làm thế nào để phát huy tinh tích cực chủ động của học sinh?
Tin tiêu điểm
GẶP MẶT GIAO LƯU GIỮA CÁC THẾ HỆ CÁN BỘ GIÁO VIÊN NHÂN VIÊN...
LỄ KỶ NIỆM 42 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/2024
Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ chúc mừng Trường THPT chuyên Lê Hồng...
THẦY TRÒ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG ĐÓN ĐỒNG CHÍ BÍ TH...
Hội thảo công tác giáo viên chủ nhiệm năm học 2024-2025
Khoa học - Công nghệ
- CHỈ THỊ SỐ 34/CT-TTg NGÀY 16/9/2024 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC XÂY DỰNG ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG
- Ngành Giáo dục chủ động nghiên cứu, sử dụng ChatGPT, trí tuệ nhân tạo
- 10 nhà khoa học Việt Nam có tên trong bảng xếp hạng thế giới của research.com
- Luật An ninh mạng nghiêm cấm các hành vi nào
- Học sinh trường làng nghiên cứu sáng tạo thuốc trừ sâu sinh học
Hội trường 100 năm
- Clip ra mắt BST Áo dài kể chuyện trăm năm
- Bộ sưu tập Áo dài mang tên "Mái trường kể chuyện trăm năm"
- Phóng sự tọa đàm số 2 - Những chặng đường kiến tạo
- Phát biểu của TS Phạm Thị Huệ - Hiệu trưởng nhà trường trong buổi gặp mặt đại diện BLL cựu học sinh các khoá Lê Hồng Phong - Nam Định
Liên kết website
- Cổng cung cấp dịch vụ công trực tuyến tỉnh Nam Định
- Công ty Niềm tin
Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong Địa chỉ: 76 Vị Xuyên, phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định Điện thoại: 0228 3640 297
Số người Online: 20318 Tổng số: 54276693 Copyright 2019 Le Hong Phong High School Thiết kế bởi Niềm Tin JSC
Từ khóa » Sơ đồ Sketchnote
-
100 Sketchnote (sơ đồ Tư Duy) ý Tưởng | Sổ Tay, Viết Chữ, Nghệ Thuật ...
-
85 Sketchnote ý Tưởng Trong 2022 | Sổ Tay, Viết Chữ, Sơ đồ Tư Duy
-
3 Phương Pháp Ghi Chép Và Học Sáng Tạo Hơn, Nhớ Lâu Hơn
-
Tự Học Vẽ Sketchnote Miễn Phí Cho Người Mới Bắt Đầu
-
Tiếp Sau Mindmap, Sketchnote Trở Thành Phương Pháp Ghi Nhớ đỉnh ...
-
Các Thành Phần |Tư Duy Hình Ảnh| Của Một Bài Sketchnote
-
Vẽ Sketchnote Như Thế Nào - Youth+
-
Sketchnote Là Gì? Học Vẽ Sketchnote SIÊU DỄ - Nhân Hòa
-
Sketchnote Viet Nam - NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP - Facebook
-
Phương Pháp Ghi Chép Hiệu Quả Sketch Note - Sản Xuất Sổ Tay
-
BỐ CỤC SKETCHNOTE - WeStudy
-
Sketchnote: Cách Ghi Chép đầy Sáng Tạo Và Nghệ Thuật Làm Giới Trẻ ...
-
Sketchnote Là Gì? Bật Mí Phương Pháp Học Sketchnote Hiệu Quả