Tự Học Vẽ Sketchnote Miễn Phí Cho Người Mới Bắt Đầu

Xin chào các bạn!!!

Tớ là Dino Văn Tuốt – Giảng viên Sketchnote so cute từ Học Viện Vẽ Tuốt.

Tớ biết bạn là một người thích vẽ và sáng tạo. Tự học Sketchnote vốn chẳng dễ dàng, nhất là khi đây là một bộ môn còn mới và ít tài liệu hướng dẫn. Tớ cũng đã từng như bạn, bắt đầu chỉ với niềm đam mê sáng tạo, tự mày mò và đúc rút kinh nghiệm. Và vì cho đi là còn mãi, bài viết này ra đời để giúp bạn bắt đầu với Sketchnote dễ dàng hơn.

Tớ sẽ là người bạn đồng hành cùng bạn trên hành trình chinh phục bộ môn Sketchnote đầy thú vị này. Tớ hứa là khi đọc hết bài hướng dẫn dưới đây, bạn sẽ thấy Tự học Sketchnote dễ như ăn kẹo ý.

P/S: Và nếu bạn muốn “gặp tớ” trực quan hơn, cùng nhau thực hành qua từng nét vẽ, thì đừng ngần ngại đăng ký ngay Khóa học Sketchnote qua video bên dưới nhé!

Thiet ke chua co ten

KHÓA HỌC SKETCHNOTE QUA VIDEO

Dành cho những bạn mới bắt đầu tìm hiểu về Sketchnote và muốn chủ động thời gian học tập. Với 15 bài giảng cô đọng, dễ hiểu, kết thúc khóa học, bạn sẽ nắm được kỹ thuật, nguyên tắc và cách làm một bài Sketchnote phù hợp cho từng nội dung.

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC QUA VIDEO

Tổng quan về Sketchnote

Bạn có tò mò làm cách nào để trở thành “dân Sketch” chuyên nghiệp như tớ không?

Bạn có nóng lòng muốn sở hữu “bí kíp” mà tớ sắp bật mí liền ngay đây?

Hãy cùng tớ bắt đầu chuyến phiêu lưu để chinh phục Sketchnote và ứng dụng ngay vào công việc và học tập nhé!

Mục lục hiện KHÓA HỌC SKETCHNOTE QUA VIDEO Tổng quan về Sketchnote 1. Sketchnote là gì? Vậy Sketchnote là gì? 2. Sketchnote được hình thành như thế nào? 2.1. Các nét và hình cơ bản 2.2. 5S – Quy tắc vẽ hình siêu chất 3. 5P – Nghệ thuật ẩn dụ hình ảnh 3.1. People – Vẽ người đơn giản 3.2. Place – Vẽ nơi chốn 3.3. Process – Vẽ mũi tên 3.4. Paper – Vẽ kiểu giấy 3.5. Paragraph – Đoạn văn bản Chủ đề 1: Food & Drink – Đồ ăn và thức uống Chủ đề 2: Travel – Du lịch Chủ đề 3: School – Trường học 4. Chữ viết trong Sketchnote 4.1. Kiểu chữ nét đơn 4.2. Kiểu chữ khối 4.3. Kiểu chữ bong bóng 4.4. Kiểu chữ Calligraphy 4.5. Cách trang trí chữ 5. Bố cục trong Sketchnote 5.1. Path – Bố cục con đường 5.2. Popcorn – Bố cục tự do 5.3. Put In Order – Sắp xếp theo thứ tự 5.4. Radial – Bố cục xuyên tâm 6. Các bước hoàn thiện bài Sketchnote 7. Lời kết

1. Sketchnote là gì?

Bạn cảm thấy mệt mỏi và nhàm chán với cách ghi chép thông thường?

Bạn cảm thấy rối tung và không thể nhớ gì với những trang giấy dày đặc toàn chữ?

Tớ cũng đã từng gặp vấn đề như bạn đó! Viết thật nhiều mà chẳng nhớ bao nhiêu, muốn tìm ý chính cũng không tài nào tìm được.

Chính Sketchnote – vị cứu tinh siêu đáng yêu – đã cứu tớ!

Vậy Sketchnote là gì?

“Sketchnote là phương pháp ghi chép và tổng hợp thông tin sáng tạo bằng các kết hợp chữ viết và hình vẽ tay đơn giản, được thể hiện theo phong cách riêng của người tạo ra nó”. Không như các phương pháp ghi chép khác, Sketchnote không đi sâu vào việc thể hiện nội dung chi tiết mà tập trung vào ý tưởng và nội dung chính thông qua hình vẽ, bố cục, chữ viết.

Sketchnote là gì?

2. Sketchnote được hình thành như thế nào?

2.1. Các nét và hình cơ bản

Uhmm…. Có phải là bạn đang muốn nói tới tớ rằng:

  • Mình không biết vẽ.
  • Mình vẽ dở tệ!
  • Mình không biết phải vẽ cái gì.
  • Mình sợ vẽ lắm! Mình từng bị điểm kém môn vẽ. :((

Tớ thì tin là bạn biết vẽ đấy. Vẽ không hề khó như bạn nghĩ đâu. Như tớ nói từ đầu ấy: “Vẽ dễ như ăn kẹo í!”.

Nếu bạn để ý thì vạn vật trên đời đều được tạo ra từ 6 hình và nét cơ bản sau:

  • Dấu chấm
  • Đường thẳng
  • Đường cong
  • Hình vuông
  • Hình tròn
  • Hình tam giác
Sach18

Bây giờ, hãy ngồi xuống và cùng tớ làm thử bài tập nhỏ sau đây! Chúng mình cùng nhau phân tích những hình ảnh quen thuộc.

Sach TTT ve SKetchnote Preview18 1
Sach TTT ve SKetchnote Preview19 1 1

Bạn có thấy là tất cả những hình vẽ phức tạp này đều được tạo ra từ những hình và nét cơ bản mà tớ vừa nhắc đến không! ^^

2.2. 5S – Quy tắc vẽ hình siêu chất

6 hình và nét cơ bản thật đơn giản phải không nào! Vậy làm thế nào để chúng mình có thể tư duy từ những hình cơ bản đó thành các hình ảnh sinh động?

Tớ sẽ bật mí với bạn một Quy tắc “siêu chất” có tên là 5S:

  • SIMPLE – Đơn giản: Vẽ các đường bao, tận dụng các hình cơ bản.
  • SPECIAL – Đặc biệt: Tìm điểm đặc biệt của hình ảnh.
  • SINGLE LINE – Đi nét đơn: Vẽ liền mạch, dứt khoát.
  • STYLE – Phong cách cá nhân: Sketchnote là ý tưởng của bạn, không phải nghệ thuật (Ideas not Art). Hãy tự tin thể hiện phong cách của mình trong hình vẽ.
  • SPEED – Tốc độ: Vẽ nhanh giúp hình vẽ trở nên dứt khoát, rõ ràng.

Chúng mình hãy thử làm một bài tập nhỏ nào! (Bạn nhớ chụp và khoe lên group Sketchnote Việt Nam để cả nhà cùng góp ý nhé! ^^). Bạn hãy thử tìm điểm đặc biệt của những hình ảnh sau, chỉ dùng 6 hình, nét cơ bản mà tớ vừa nhắc đến và vẽ lại những hình ảnh này nhé!

Sach TTT ve SKetchnote Preview23 3

Tập vẽ nhiều lần sẽ giúp bạn quen tay hơn. Hãy kiên trì nhé!

Sach TTT ve SKetchnote Preview24 1

3. 5P – Nghệ thuật ẩn dụ hình ảnh

Chúng mình vừa khám phá những nguyên tắc cơ bản trong Sketchnote. Giờ đây, hãy sẵn sàng chinh phục chìa khóa 5P để hiểu rõ về những yếu tố tạo nên một bài Sketchnote nhé!

3.1. People – Vẽ người đơn giản

Chữ P đầu tiên tớ muốn nói đến đó chính là People – Vẽ người.Dù là người cụ thể hay nhân vật được nhân hoá thì trong một bài Sketchnote đều rất dễ bắt gặp các hình vẽ người.Vậy vẽ người có khó như chúng ta vẫn nghĩ?Tớ thì tin rằng bạn hoàn toàn có thể làm được xịn luôn đấy!

So tay Sketchnote Khung Long Nhi 6 1
  1. Hãy bắt đầu vẽ người với một hình tròn làm đầu.
  2. Dùng các đường thẳng để vẽ thân và tay chân.
  3. Thêm mắt, mũi, miệng. Tada!!! Bạn đã có người que rồi.
  4. Hãy thử thêm một vài biểu cảm, kiểu tóc và chuyển động nhé.
  5. Thử sáng tạo các kiểu người khác nhau với công thức [OBJECT] + MAN. Chúng mình sẽ có vô vàn kiểu người đáng yêu phải không nào.

Sẽ thế nào khi bạn là một fan cuồng pizza nhỉ?! 😛

image 14

Bạn thấy đó! Chúng ta hoàn toàn có thể vẽ bất cứ kiểu người nào, miễn là bạn thấy tự tin. Hãy bắt đầu bằng việc học theo người khác, và sau đó tự sáng tạo nhé! ^^

3.2. Place – Vẽ nơi chốn

Việc vẽ nơi chốn rất quan trọng trong Sketchnote. Nhờ có nơi chốn, độc giả biết bạn muốn đặt nhân vật trong bối cảnh nào.

Nhưng đâu phải ai cũng có năng khiếu để vẽ được đúng không nào! Vậy thì tại sao chúng ta không thử check-in theo một cách sáng tạo hơn.

Một cái bảng đơn giản thì sao nhỉ? ^^

Sach TTT ve SKetchnote Preview37 1

Sử dụng các hình vẽ liên quan, như thế này chẳng hạn:

image 17

Chúng mình cũng có thể sử dụng banner, ghim bản đồ,… Thật đơn giản phải không?!!

So tay Sketchnote Khung Long Nhi 9

3.3. Process – Vẽ mũi tên

Chữ P thứ 3 của chúng mình chính là Process – Vẽ mũi tên.

Mũi tên được dùng để thể hiện một quá trình, một cặp nguyên nhân – kết quả, sự kết nối, v.v. Hãy thử bắt đầu với những loại mũi tên đơn giản, và đừng ngần ngại sáng tạo mũi tên sinh động hơn, tùy thuộc vào nội dung mà bạn đang truyền tải nhé!

image 19

3.4. Paper – Vẽ kiểu giấy

Chúng ta tiếp nhận rất nhiều thông tin trước khi hệ thống lại thành một bài Sketchnote. Việc đặt nội dung trên một tờ giấy sẽ giúp chúng ta:

Sach TTT ve SKetchnote Preview41

Kiểu giấy được dùng để thể hiện thông điệp, các lưu ý quan trọng. Giờ thì hãy mở cuốn sổ của bạn ra, cùng tớ sáng tạo các kiểu giấy nhé!

image 20

3.5. Paragraph – Đoạn văn bản

Thông thường trong một bài Sketchnote, khi có các nhân vật thì thông điệp sẽ được thể hiện qua lời nói của những nhân vật này. Lời nói sẽ được đặt trong các bóng thoại – Paragraph.

Hình dáng bóng thoại nói lên ngữ khí, cảm xúc, thậm chí cả âm lượng của lời nói.

Sach TTT ve SKetchnote Preview43
Sach TTT ve SKetchnote Preview44

Bạn hoàn toàn có thể sáng tạo thêm nhiều kiểu bóng thoại khác nhau phù hợp với nội dung và nhân vật của mình.

Chúng ta có thể tìm kiếm thêm các mẫu bóng thoại bằng cách lên Google.com và gõ “Bubble speech” sẽ có cả một kho thư viện cho bạn thực hành đấy! ^^

Sach TTT ve SKetchnote Preview44 1

Vậy là bạn đã có trong tay 2 chiếc chìa khóa siêu lợi hại để Sketchnote rồi đó. Bắt đầu ngay với thử thách vẽ bộ thư viện hình ảnh nhé!

Chủ đề 1: Food & Drink – Đồ ăn và thức uống

Nếu bạn có một tình yêu mãnh liệt với ẩm thực, thì đây chắc chắn là chủ đề dành cho bạn!

Hãy vẽ 20 icon liên quan đến đồ ăn mà bạn yêu thích. Tham khảo video sau đây, đừng quên sử dụng công cụ hỗ trợ Google nếu bạn cần thêm ý tưởng nhé! 😉

Vẽ đồ ăn cực đơn giản

Vẽ đồ uống một cách dễ dàng

Chủ đề 2: Travel – Du lịch

Dân thích dịch chuyển như tớ đây rất chăm cày Travel Doodle nha! ^^ Hãy thử múa bút với video hướng dẫn này nhé!

Doodle chủ đề Travel – Du lịch

Chủ đề 3: School – Trường học

Chúng mình cùng tham gia thử thách xem ai sẽ minh họa được nhiều dụng cụ học tập và môn học nhất nào!

Doodle chủ đề School – Trường học

Còn vô vàn các chủ đề để bạn có thể luyện doodle để “nâng trình” nữa đấy. Ấn Subscribe Kênh Youtube của Sketchnote Academy – Học Viện Vẽ Tuốt để cùng thực hành nhé!

Sketchnote Doodle cùng Học Viện Vẽ Tuốt nhé!

4. Chữ viết trong Sketchnote

Hình ảnh và chữ viết là hai người bạn thân thiết luôn song hành với nhau, được sử dụng xuyên suốt trong bài Sketchnote. Từ đầu đến giờ chúng mình đã luyện phần Sketch (hình vẽ) rất kỹ rồi, bây giờ hãy đến với một phần quan trọng không kém – chính là phần Note (chữ viết).

Cùng khám phá 4 kiểu chữ hay dùng trong Sketchnote nhé!

4.1. Kiểu chữ nét đơn

Đây là kiểu chữ cơ bản và đơn giản nhất. Bạn chỉ cần dùng một cây bút đi nét là có thể thực hiện được rồi.

Kiểu chữ nét đơn có 2 loại: CHỮ IN HOA và chữ viết thường.

Sử dụng chữ in hoa khi viết đề mục, hoặc để nhấn mạnh các nội dung chính trong bài Sketchnote. Chữ viết thường dùng khi trình bày các nội dung chi tiết giúp nội dung gọn gàng, dễ đọc.

Kieu chu co ban Sketchnote 1
Kiểu chữ nét đơn trong Sketchnote (Nguồn: Sketchnote Lý Thuyết – Mike Rohde)

Tips: Với nội dung chi tiết, bạn nên dùng font chữ không chân sẽ giúp bài Sketchote gọn gàng và thoáng mắt hơn nhiều đó! ^^

4.2. Kiểu chữ khối

Bằng cách vẽ thêm những đường thẳng viền xung quanh chữ cái, bạn có thể tạo ra kiểu chữ hộp rất hữu ích để viết Tiêu đề chính hoặc đề mục của bài Sketchnote đấy.

Chúng mình cùng viết chữ khối theo 3 bước siêu đơn giản sau nhé!

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là Sach-TTT-ve-SKetchnote-Preview51-1024x456.jpg

Hãy lấy sổ ra và thử viết tên của bạn theo kiểu chữ hộp nào!!!

4.3. Kiểu chữ bong bóng

Nếu như chữ khối vuông vắn thì ngược lại, chữ bong bóng sẽ tròn trịa và cực dễ thương. ^^

Cách viết chữ bong bóng cũng tương tự như viết chữ khối. Chúng mình cùng thực hiện theo 3 bước sau nhé!

Sach TTT ve SKetchnote Preview53

Thật dễ dàng và thật đẹp phải không nào! ^^

4.4. Kiểu chữ Calligraphy

Calligraphy tạm dịch là nghệ thuật viết chữ, được yêu thích bởi sự mềm mại và tính thẩm mỹ cao. Kết hợp kiểu chữ này sẽ giúp bài Sketchnote của chúng ta thu hút và hấp dẫn hơn rất nhiều.

Tuy nhiên kiểu chữ này không dễ chinh phục. Bạn cần có một thời gian luyện tập kiên trì để có thể thành thạo viết Calligraphy.

Sach55

Tips: Với kiểu chữ này, hãy luôn nhớ quy tắc Lên thanh, xuống đậm. Khi viết nét đi lên, bạn đưa tay thật nhẹ để tạo nét thanh, mảnh. Còn khi viết nét đi xuống thì ngược lại, hãy nhấn bút một chút để tạo nét đậm nhé!

Để dễ dàng chinh phục kiểu chữ này, có những ứng dụng thật xịn, cùng với sự đồng hành của Giảng viên siêu tâm huyết, bạn hãy đăng ký ngay khóa học Calligraphy in Sketchnote của Học Viện Vẽ Tuốt nhé!

4.5. Cách trang trí chữ

Sáng tạo, trang trí chữ viết là cách để cho bài Sketchnote trở nên sinh động, thú vị và thu hút hơn. Đây cũng là phần để bạn thể hiện cá tính riêng của mình đó! ^^

Sử dụng các họa tiết cơ bản như: chấm tròn, kẻ sọc, kẻ caro, các đường lượn sóng, hình trái tim,… Hoặc liên quan đến chủ đề của bài Sketchnote. Ví dụ như: họa tiết bông tuyết cho chủ đề Giáng Sinh, họa tiết đốm cho bài Sketchnote về chú báo đốm,…

image 21

Đây là chữ của tớ, tròn tròn xinh xinh và được trang trí những họa tiết không lẫn đi đâu được của Dino Văn Tuốt. ^^ Hãy thử viết tên của bạn và trang trí thật sáng tạo nào!!!

Sử dụng hình ảnh lồng trong chữ cũng là một cách rất thú vị và dễ liên tưởng.

image 22

Chưa hết, bạn hoàn toàn có thể làm ngược lại – chữ lồng vào hình – một cách gây ấn tượng cực kỳ mạnh với người xem. Rất sinh động phải không nào!

Sach TTT ve SKetchnote Preview59

5. Bố cục trong Sketchnote

Bạn vừa thu thập được thêm một chiếc chìa khóa mang tên “Chữ viết” vô cùng lợi hại. Còn một chìa khóa rất quan trọng giúp bài Sketchnote trở nên rõ ràng, hệ thống, đó chính là Bố cục. Hãy cùng khám phá nhé!

Chìa khóa lần này của chúng ta có tên là 3P1R. Vậy 3P1R là gì? Chúng mình cùng giải mã thôi!!!

Sach TTT ve SKetchnote Preview69

5.1. Path – Bố cục con đường

Bố cục Path sẽ tạo ra một con đường thông tin xuyên suốt bài Sketchnote, có điểm bắt đầu và điểm kết thúc. Con đường có thể có bất cứ hình dạng nào mà bạn mong muốn: ngang, dọc, chéo, chữ Z, chữ C, chữ W, lượn sóng,… Tất cả phụ thuộc vào trí tưởng tượng của bạn. ^^

Bố cục PATH phù hợp khi kể về một hành trình, một chuyến đi, kế hoạch cho các năm trong tương lai,… Nếu nội dung bạn muốn thể hiện có nhắc đến các mốc thời gian thì khả năng rất cao sẽ dùng đến bố cục Path đấy!

Bo cuc con duong 3
Bo cuc con duong 6
Sketchnote review sách Nhà Giả Kim bằng bố cục con đường – Path

5.2. Popcorn – Bố cục tự do

Bố cục tự do còn có tên gọi khác là bố cục “bỏng ngô”. Bạn đã bao giờ thử làm bỏng ngô hoặc xem người khác làm bỏng ngô chưa? Các hạt cứ nổ bung ra sắp nơi không ngừng phải không nào! ^^ Ở bố cục Popcorn, các ý tưởng được trình bày trên giấy không theo bất cứ một quy luật nào, hoàn toàn ngẫu hứng. Chúng ta chú trọng vào việc ghi chép thông tin hơn là việc đặt chúng ở đâu.

Bố cục POPCORN đặc biệt hữu dụng khi bạn cần ghi chú, thu thập ý tưởng nhanh mà không cần phải quan tâm nhiều về việc sắp xếp chúng như thế nào.

Sach75
Bo cuc Popcorn

5.3. Put In Order – Sắp xếp theo thứ tự

Khác với sự tự do của bố cục Popcorn, với bố cục Put in order các ý tưởng sẽ được sắp xếp lần lượt theo từng hàng hoặc từng cột, với hướng đọc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.

Bố cục PUT IN ORDER sẽ phù hợp khi bạn muốn trình bày quy trình làm việc, kế hoạch mang tính tuần tự, các bước nấu ăn,…

Sach77 1
Bo cuc Put in Order 1 1

5.4. Radial – Bố cục xuyên tâm

Bố cục cuối cùng – Radial là một công cụ siêu lợi hại khi làm việc nhóm, đặc biệt ở bước thu hoạch và sắp xếp ý tưởng thành từng nhóm nội dung. Với bố cục này, ý chính sẽ được đặt một vị trí thu hút mắt người nhìn. Các ý phụ được trình bày theo quy luật phát tán, tỏa ra từ ý chính.

Bố cục RADIAL sẽ rất hiệu quả khi bạn muốn tóm tắt bài học, tóm tắt sách, trình bày báo cáo, tóm tắt nội dung cuộc họp,…

Sach82
Nguồn: Scriberia
Sach81
Nguồn: Gabriela Emmerich

Vậy là bạn đã có trong tay 4 bố cục cơ bản của Sketchnote. Tuy nhiên, Sketchnote luôn đề cao tính sáng tạo của từng cá nhân, nên bạn hoàn toàn có thể kết hợp các loại bố cục, hoặc thêm vào đó các ý tưởng của mình để mang lại hiệu quả truyền tải tốt nhất nhé. ^^

Giờ thì cùng tớ đến với phần cuối cùng thôi nào!

6. Các bước hoàn thiện bài Sketchnote

Tén tén tén ten…

Vậy là chúng mình đã cùng nhau đi qua những chặng đường quan trọng, có trong tay những chiếc chìa khóa để tạo nên các thành phần của một bài Sketchnote rồi. Phần cuối này này, tớ sẽ giúp bạn kết nối các thành phần đó và hoàn thiện bài Sketchnote với 3 giai đoạn: trước, trong và sau khi làm bài. Giai đoạn nào cũng có tầm quan trọng riêng, hãy nhớ đừng bỏ qua nhé. Bắt đầu nào!

Sach85

Ở giai đoạn Trong khi thực hiện bài Sketchnote, tớ sẽ bật mí với bạn bí kíp chân truyền của nhà Tuốt đây!

FOREC – 5 BƯỚC HOÀN THIỆN BÀI SKETCHNOTE

  1. Frame and title

    Hãy bắt đầu bài sketchnote với Khung và Tiêu đề.

  2. Outline with pencil

    Lập danh sách ý tưởng và nội dung chính, sau đó chọn layout và vẽ phác họa bằng bút chì.

  3. Redraw with black pen

    Sau khi mọi thứ ổn định, viền lại bằng bút mực đen.

  4. Erase pencil mark

    Xóa đi các phần bút chì trước đó.

  5. Color

    Bước cuối cùng là tô màu cho bài Sketchnote của bạn thôi.

Để tô màu hiệu quả cho bài Sketchnote, bạn hãy tham khảo các cách kết hợp màu sau đây:

  1. Sử dụng các màu cùng tone: Cùng nóng (cam, vàng,…) hoặc cùng lạnh (xanh lá, xanh dương,…).
  2. Chỉ sử dụng một màu và thay đổi độ đậm nhạt.
  3. Sử dụng các màu khác tone: 1 nóng + 1 lạnh
  4. Bạn có thể truy cập https://coolors.co/palettes/trending để tìm những gam màu yêu thích và phù hợp cho bài Sketchnote của mình nhé.

Trong Sketchnote, bạn không nhất thiết phải tô hết màu cho toàn bài. Màu sắc nên được dùng để tạo các điểm nhấn, các nội dung cần nhấn mạnh,…

image 23

Và sau đây, gửi tặng bạn video Hướng dẫn hoàn thiện bài Sketchnote kèm cách sử dụng màu sắc nhé!

Các bước hoàn thiện bài Sketchnote

7. Lời kết

Vậy là Dino Văn Tuốt đã cùng bạn trải qua hành trình chinh phục Sketchnote dành cho người mới bắt đầu rồi. Chúng tớ hy vọng bạn luôn giữ được niềm đam mê với Sketchnote và tiếp tục lan tỏa bộ môn Tư duy Hình ảnh thú vị này đến nhiều người hơn nữa nhé.

Dưới đây là một số tài liệu, khóa học và nơi luyện tập để bạn tiếp tục hoàn thiện, nâng cao kỹ năng Sketchnote của mình và tự tin ứng dụng vào thực tế nhé:

Bộ Ebook Tự Học Sketchnote: Bộ tài liệu do Học Viện Vẽ Tuốt biên soạn và đã gửi tặng đến hơn 3000 người yêu thích Sketchnote trên khắp cả nước.

Sketchnote Viet Nam: Cộng đồng chia sẻ và luyện tập dành cho người lớn giúp bạn trau đồi khả năng Sketchnote và kết bạn với những người có cùng đam mê,

Doodle Kids: Cộng đồng dành riêng cho các bạn nhỏ dưới 14 tuổi, với lịch học đều đặn lúc 19h30 thứ 7 hằng tuần, giúp các bạn nhỏ gia tăng kho thư viện hình ảnh, tăng khả năng tư duy và ứng dụng hình ảnh vào học tập ngày một dễ dàng.

Khóa học Sketchnote Tutorial dành cho trẻ emKhóa dành cho người lớn (qua Zoom): Học Sketchnote dễ dàng ngay tại nhà, dưới sự hướng dẫn của Giảng viên Học Viện Vẽ Tuốt. Hơn 2500+ học viên đã tự tin áp dụng Sketchnote vào công việc và học tập.

Khóa học Calligraphy In Sketchnote (qua Zoom): Nghệ thuật viết chữ trong Sketchnote. Bí quyết để có bài Sketchnote Sang-Xịn-Mịn và thật nhiều ứng dụng Calligraphy khác.

– Học Sketchnote chủ động thời gian và linh hoạt hơn dành cho người bận rộn với khóa học qua Video Sketchnote for Beginners trên Udemy, với học phí vô cùng ưu đãi.

– Nếu bạn đang cần một Bộ dụng cụ thực hành Sketchnote để bắt đầu ngay hành trình thú vị này, hãy ghé Tiệm Họa Cụ Nhà Tuốt để lựa vài món xinh xinh nhé.

– Sổ luyện Doodle Tớ là Siêu nhân Pre Sketchnote: Luyện vẽ Doodle theo các chủ đề, dành cho mọi độ tuổi.132

– Sách Tuốt Tuồn Tuột về Sketchnote: Cuốn sách là Hành trình tìm kiếm kho báu Sketchnote đầy thú vị của cô Chung Le Visual, hướng dẫn bạn tự học và thực hành Sketchnote bao gồm cả lý thuyết và bài tập với thiết kế đáng yêu, ngộ nghĩnh, sáng tạo, là người bạn không thể thiếu cho các Sketchnoter mọi lúc, mọi nơi.Toàn bộ cuốn sách là những trang vẽ vô cùng sinh động, kết hợp với câu chuyện thú vị, phù hợp cho mọi lứa tuổi. Chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy hào hứng mỗi khi lật mở từng trang sách đấy!021– Cùng với đó, để đạt hiệu quả học tập tốt nhất, chúng tớ thường xuyên tạo các Challenge học tập và thực hành sáng tạo dành cho cộng đồng. Cùng tớ chiêm ngưỡng một số tác phẩm từ thử thách 21 ngày thực hành cùng Sách đang diễn ra trên Cộng đồng Sketchnote VietNam nhé!

Day0 Sunny 1
Day2 Vulethu 1
Day1 Phamtragiang2015 1
Day1 Vuthuyan 1
Day4 Vulethu 1

Hm hm… Tớ chỉ bật mí tới đây thôi! Hãy bước chân vào chuyến hành trình Tư duy Hình ảnh thú vị này và khám phá cùng tớ nhé!

Nhắn gửi từ Nhà Tuốt với tất cả tình yêu thương! ❤️

Từ khóa » Sơ đồ Sketchnote