SKKN áp Dụng Phương Pháp Thuyết Trình Nhóm Trong Việc Rèn Luyện ...

Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo Dục - Đào Tạo
  4. >>
  5. Trung học cơ sở - phổ thông
SKKN áp dụng phương pháp thuyết trình nhóm trong việc rèn luyện kĩ năng nói tiếng anh của học sinh lớp 12 bậc THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 22 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúcSÁNG KIẾN KINH NGHIỆMÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH NHĨMTRONG VIỆC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NĨI TIẾNG ANHCỦA HỌC SINH LỚP 12 BẬC THPTHọ và tên: Nguyễn Thị Tuyết MaiChức vụ: Tổ phó chun mơnĐơn vị cơng tác: Trường THPT Phan Đình PhùngQuảng Bình, tháng 1 năm 2019 CỘNG HÒA XÃ HỘICHỦMỤCLỤCNGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúcMỤC LỤC ........................................................................................................ 11. PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 11.1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 21.2. Điểm mới của đề tài ................................................................................... 31.3. Đối tượng và phạm viáp dụng đề tài ........................................................ 32. PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................... 32.1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn ................................................................. 42.1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................ 4SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM2.1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 52.2. Áp dụng phương pháp thuyết trình nhóm để rèn luyện kĩ năng nóitiếng Anh của học sinh lớp 12 bậc THPT ....................................................... 72.2.1. Chuẩn bị .................................................................................................. 82.2.2. Ví dụ minh họa ..................................................................................... 10ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH NHĨM2.2.3. Ưu, Nhược điểm của phương pháp thuyết trình nhóm ...................... 15TRONG VIỆC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NÓI TIẾNG ANH2.3. Kết quả đạt được ..................................................................................... 16CỦA HỌC SINH LỚP 12 BẬC THPT2.3.1. Hiệu quả của phương pháp thuyết trình nhóm lên khả năng cải thiệnlỗi của học sinh ............................................................................................... 162.3.2. Thái độ của học sinh đối với phương pháp thuyết trình nhóm .......... 173. PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................... 173.1. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 173.2. Kiến nghị, đề xuất.................................................................................... 183.2.1. Đối với học sinh và giáo viên ................................................................ 183.2.2. Đối với Nhà trường và cấp trên ........................................................... 18Quảng Bình, tháng 1 năm 2019 MỤC LỤCMỤC LỤC ........................................................................................................ 11. PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 21.1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 21.2. Điểm mới của đề tài ................................................................................... 31.3. Đối tượng và phạm vi áp dụng đề tài ....................................................... 32. PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................... 32.1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn ................................................................. 42.1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................ 42.1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 52.2. Áp dụng phương pháp thuyết trình nhóm để rèn luyện kĩ năng nóitiếng Anh của học sinh lớp 12 bậc THPT ....................................................... 72.2.1. Chuẩn bị .................................................................................................. 72.2.2. Ví dụ minh họa ..................................................................................... 102.2.3. Ưu, Nhược điểm của phương pháp thuyết trình nhóm ...................... 152.3. Kết quả đạt được ..................................................................................... 162.3.1. Hiệu quả của phương pháp thuyết trình nhóm lên khả năng cải thiệnlỗi của học sinh ............................................................................................... 162.3.2. Thái độ của học sinh đối với phương pháp thuyết trình nhóm .......... 173. PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................... 173.1. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 173.2. Kiến nghị, đề xuất.................................................................................... 183.2.1. Đối với học sinh và giáo viên ................................................................ 183.2.2. Đối với Nhà trường và cấp trên ........................................................... 181 1. PHẦN MỞ ĐẦU1.1. Lí do chọn đề tàiTrong xu hướng chuyển mình theo sự phát triển và biến đổi theo nhịpchung của nền văn minh và văn hóa thế giới, việc học và sử dụng tiếng Anh làđiều tất yếu của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.Giảng dạy tiếng Anh ln có nhiều dao động, nó địi hỏi giáo viên phải ln linhhoạt và cập nhật theo xu thế mới, hơn nữa, người dạy phải ln tâm huyết và cótrách nhiệm để truyền đạt kiến thức thật hiệu quả, đáp ứng đúng yêu cầu của xãhội. Qua nhiều năm áp dụng phương pháp đổi mới trong giảng dạy môn tiếngAnh THPT theo hướng tích cực - lấy học sinh làm trung tâm - đã có nhiều kinhnghiệm, sáng kiến phục vụ tích cực trong công tác giảng dạy, tuy nhiên tôi nhậnthấy vẫn cịn có một số vấn đề nảy sinh trong thực tế Dạy-Học ở trường chúngtôi mà bản thân tôi ln trăn trở, suy nghĩ, tìm tịi để làm thế nào cho một tiếthọc mới mẻ, mang lại không những hứng thú mà cịn hiệu quả cho mơn học.Vấn đề nổi bật nhất mà tơi muốn trình bày đó là: Làm thế nào để Dạy-Học hứngthú và hiệu quả tiết SPEAKING ở học sinh THPT, hướng tới việc vận dụngtrong thực tế hữu ích, cũng như giúp học sinh mạnh dạn và nâng cao khả nănggiao tiếp trong xã hội hiện đại ngày nay.Hiện nay, việc Dạy và Học tiếng Anh, cũng giống như các môn học kháctrong các trường THPT, đều đang diễn ra với sự đổi mới phương pháp giáo dục,cải cách sách giáo khoa (SGK), ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy,giảm tải nội dung chương trình học… nhằm làm cho lượng kiến thức trong SGKphù hợp với học sinh, đồng thời giúp học sinh tiếp cận với nội dung kiến thứchiện đại. Tuy nhiên, quá trình Dạy-Học trên phạm vi lớp học ở bậc THPT lạigặp khơng ít khó khăn và cũng từ đó kết quả thi THPTQG không cao như mongđợi. Một trong những khó khăn phải kể đến đó là tâm sinh lý lứa tuổi của họcsinh bậc THPT. Ở giai đoạn này, đa số các em kinh nghiệm sống ít, khả nănggiao tiếp, kỹ năng nhận thức còn hạn chế, nhiều em còn ham chơi hơn ham học,một số bộ phận học sinh tư tưởng du học và xuất khẩu lao động sau khi tốtnghiệp…, nên việc học tiếng nước ngoài quả thật là một trở ngại, một thách thứcđối với các em. Vậy chúng ta phải làm gì để giúp các em khắc phục được tìnhtrạng đó? Một khó khăn khác khơng kém phần quan trọng phải kể đến đó là:việc Dạy và Học ở bậc THPT diễn ra trong mơi trường chật hẹp về giao tiếp, chỉcó giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, điều này dẫn đến sự nhàm chán vàkhơng kích thích được khả năng nói của học trò. Thêm một nguyên nhân nữa mà2 tôi nhận thấy qua công tác dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp trong trường mìnhđó là giảng dạy các tiết phát triển kỹ năng nói cịn chưa có sự đầu tư, cơng tácchuẩn bị cho một tiết dạy cịn qua loa, thiết kế bài dạy chưa mang tính vận dụngchiều sâu, chưa chú trọng làm mới các phương pháp dạy học để phù hợp với đốitượng học sinh của mình và cuốn hút các em vào bài. Theo trào lưu ngày nay, đasố học sinh không muốn bị áp đặt mà muốn tự sáng tạo, muốn đưa quan điểm vàý tưởng của mình vào bài học. Hơn nữa các em luôn muốn khám phá thế giớibằng cách riêng của mình để được bạn bè và thầy cơ cơng nhận, nên thay đổicách Dạy và Học mỗi ngày là mục tiêu của bất cứ giáo viên yêu ngành, yêu nghềnào.Từ thực tiễn trên, cùng với kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của bảnthân, tôi mạnh dạn đưa ra đổi mới phương pháp dạy kĩ năng nói hiệu quả thơngqua đề tài: “Áp dụng phương pháp thuyết trình nhóm trong việc rèn luyệnkĩ năng nói tiếng Anh của học sinh lớp 12 bậc THPT”Vì vậy, vấn đề ở đây đặt ra với mỗi giáo viên là đều phải thực sự đổi mớiphương pháp dạy, học sinh thay đổi cách học, cách tư duy của mình thì mới đápứng được nhu cầu đào tạo hiện nay và phải nhận thức rõ giá trị giao tiếp củangôn ngữ trong cuộc sống cũng như nắm chắc cách thực hiện loại hình bài dạyđể cải thiện chính mình đem lại lợi ích cho người học.1.2. Điểm mới của đề tàiĐiểm mới của đề tài này là tạo được khơng khí học nhóm vui vẻ, kíchthích sự sáng tạo và tinh thần làm việc tập thể, đặc biệt là giúp học sinh mạnhdạn trong giao tiếp, tự tin vận dụng tiếng Anh với bạn bè, thầy cơ và cả vớingười nước ngồi mà khơng e ngại tới những trở ngại về văn hóa, phương ngữcả cấu trúc ngữ pháp.1.3. Đối tượng và phạm vi áp dụng đề tàiĐề tài này áp dụng cho học sinh lớp 12 bậc THPT. Trong quá tình giảngdạy, từ việc lĩnh hội kiến thức đến việc vận dụng vào thực tiễn, bản thân tơi đãcó ý tưởng về việc cho học sinh làm thuyết trình nhóm thay vì phải học gị bótrong khn khổ nội dung trong SGK và đã tích lũy được kinh nghiệm, kĩ năng,tiến hành thực nghiệm trong hai năm học, qua nhiều lớp với nhiều đối tượng họcsinh khác nhau (giỏi, khá, trung bình, yếu), với những mức độ khác nhau. Đồngthời qua đó tạo hứng thú học tập và sử dụng ngôn ngữ vào thực tiễn, kích thíchkhả năng tư duy và sáng tạo cũng như sự dạn dĩ trong giao tiếp của học sinh.2. PHẦN NỘI DUNG3 2.1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn2.1.1. Cơ sở lí luậnPhương pháp thuyết trình là phương pháp dạy học bằng lời nói sinh độngcủa giáo viên để trình bày một tài liệu mới hoặc tổng kết những tri thức mà họcsinh đã thu lượm được một cách có hệ thống.Theo Ur (2000), trong bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc viết thì nói thườngđược đánh giá là kỹ năng quan trọng nhất của quá trình dạy và học một ngoạingữ. Đó là lý do nhiều người học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêngln ưu tiên rèn luyện kỹ năng nói nhiều hơn các kỹ năng còn lại. Họ mong đợiđược GV cung cấp nhiều cơ hội luyện tập nhằm nâng cao khả năng nói tiếngAnh của mình.Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và họctheo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụngkiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghinhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơsở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ýcác hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụngcông nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mụctiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cầncó nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo địnhhướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương phápdạy học theo hướng này.Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chươngtrình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa làtừ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụngđược cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từphương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cáchvận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăngcường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theohướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnhviệc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môncần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên mơn nhằm phát triển năng lực giảiquyết các vấn đề phức hợp.4 Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thànhvà phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếmthơng tin...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo củatư duy. Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phươngpháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phươngpháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hồn thànhnhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chứcdạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà cónhững hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp,học ở ngoài lớp... Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành đểđảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn,nâng cao hứng thú cho người học.Kỹ năng nói đóngvai trị quan trọng trong việc học ngoại ngữ nói chungvà tiếng Anh nói riêng. Để đạt được trình độ nói tiếng Anh trơi chảy, mạch lạcnhư người bản ngữ địi hỏi sự nỗ lực khơng ngừng của cả người dạy và ngườihọc. Do vậy, trên cương vị của một giáo viên dạy tiếng Anh của trường THPT,tôi luôn áp dụng những phương pháp giảng dạy tích cực nhằm nâng cao khảnăng nói tiếng Anh của học sinh, trong đó có phương pháp thuyết trình nhómbằng cách quay video. Với mục đích đánh giá hiệu quả của phương pháp thuyếttrình nhóm tới khả năng nói tiếng Anh của học sinh, bản thân đã cho học sinhtiến hành thuyết trình nhóm bằng phương pháp can thiệp xã hội học, so sánh đốichứng giữa có và khơng có áp dụng phương pháp thuyết trình nhóm. Kết quảnghiên cứu cho thấy phương pháp thuyết trình nhóm đã cải thiện kỹ năng nóicủa học sinh và đã mang lại hiệu quả nhất định.2.1.2. Cơ sở thực tiễn2.1.2.1. Thực trạng về khả năng nói tiếng Anh của học sinh ở trườngTHPTTrong nhiều năm công tác ở trường THPT, dù trường nằm ở trung tâmthành phố, nhưng bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp thẳng thắn nhìn nhậnthực tế nói Tiếng anh yếu kém của học sinh ở các trường THPT.Đa số học sinhrất ngại giao tiếp bằng Tiếng anh, các em chủ yếu nghe hiểu, hoặc viết ra giấymỗi khi giáo viên yêu cầu hoạt động cặp, nhóm.Điều này cũng dễ hiểu vì mơitrường giao tiếp của các em cịn hạn chế, từ vựng quá ít ỏi, đi kèm với tâm lí sợsai ngữ pháp và sợ bạn cười mình khi diễn đạt chưa thành câu.Điều này cũng đã5 được rất nhiều giáo viên dạy tiếng Anh quan tâm và tìm giải pháp khắc phụcnhững nhân tố cản trở khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của học sinh.Một sốkhó khăn đã được bản thân tơi khảo sát trong thời gian nghiên cứu thể hiện quabảng dưới đây.Khó khănTỉ lệChủ đề bài học còn chưa gần gũi hoặc đã cũ, gây nhàm chán vớihọc sinh78%Mơi trường nói Tiếng anh cịn hạn chế56%E ngại vì sợ sai cấu trúc ngữ pháp82%Hạn chế từ vựng90%Học sinh yếu không theo kịp học sinh khá giỏi63%Học sinh có thể khơng hiểu mình phải làm gì trong hoạt động nói41%Ngồi ra, những hạn chế nhất định trong việc vận dụng phương pháp, kĩnăng truyền đạt và phương pháp tổ chức các hoạt động dạy học của giáo viêntrong từng tiết dạy cụ thể cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng của học sinh.Bên cạnh đó, ở cấp học THPT việc học bộ mơn tiếng Anh thường được chútrọng như một mơn thi chính trong kì thi THPTQG hơn là một phương tiện giaotiếp quan trọng. Nhận thức sai lệch này từ giáo viên và học sinh cần được thayđổi.2.1.2.2. Thực trạng Dạy và Học kĩ năng nói tiếng Anh ở trường THPTViệc thành công của học sinh trong học tập phụ thuộc vào nhiều yếu tốkhác nhau, trong đó 3 yếu tố quan trọng nhất đó là: Động cơ học tập, thái độ họctập và chiến lược học tập. Việc học được một ngơn ngữ mới đã khó, áp dụng nótrong đời sống hàng ngày lại khó hơn.Theo kết quả điều tra, phần lớn học sinh (60%) chưa có động cơ học tậpđúng đắn. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là do quy mơ lớp học cịn đơng,phân hóa học sinh chưa đồng đều, phương pháp giảng dạy của giáo viên vẫnmang đậm tính truyền thống, chủ yếu dựa vào SGK, phấn, bảng. Bên cạnh đó,thái độ học tập của học sinh cũng góp vai trị khơng nhỏ trong việc thành côngcủa việc học. Theo Brown (1980), thái độ là niềm tin của người học đối vớicộng đồng sử sụng ngôn ngữ đó và nền văn hóa của nước đó. Chiến lược học tậpcũng giúp cho học sinh định hướng được việc sắp xếp công việc, ưu tiên việc6 nào trước, có phương pháp học hiệu quả. Theo phương pháp dạy truyền thống,kĩ năng nói tiếng Anh thường diễ ra tại lớp học, ngay trong tiết SPEAKING. Cáchoạt động giao tiếp tại lớp thường được diễn ra theo trình tự như sau:- Giáo viên hướng dẫn đề tài.- Học sinh nhận nhiệm vụ.- Đưa ra ý tưởng bằng tiếng Việt.- Dịch ý tưởng sang tiếng Anh.- Viết các ý tưởng/mẫu câu ra giấy.- Nhìn vào bài đối thoại, hoặc bài thảo luận đã soạn sẵn để đọc.Chính vì cách tổ chức các hoạt động lặp đi lặp lại này đã làm mất đi độnhanh nhạy cũng như phản ứng của học sinh, làm ảnh hưởng đến khả năng tưduy bằng tiếng Anh, khả năng sáng tạo và khả năng thuyết trình của học sinh.Hậu quả là học sinh khơng tập trung vào bài giảng, làm việc riêng hoặc nóichuyện trong làm đẫn đến kết quả học tập không cao. Qua phiếu điều tra ở 3 lớp12A1, 12C1 và 12D1 trước khi tổ chức cho các em thuyết trình nhóm thì đa sốcác em (85%) đều nói rằng 45 phút thực hành ở trên lớp chưa thực sự hiệu quả,65% học sinh rất sợ phải nói tiếng Anh trong đó phần lớn vốn từ và khả nănggiao tiếp của các em cịn yếu.Trong những năm qua chất lượng bộ mơn tiếng Anh của trường vẫn cònthấp, tỉ lệ học sinh khá giỏi chưa nhiều, số học sinh đạt giải học sinh giỏi tỉnhcịn q ít. Thêm vào đó, đa số học sinh khối 12 không thể vận dụng ngôn ngữvào thực tiễn, đây là một thực tế đáng buồn đối với những giáo viên dạy bộ môntiếng Anh như chúng tơi. Vì vậy bản thân tối quyết định đổi mới cách DẠY HỌC kĩ năng nói, thay vì nói đơn, cặp hay nhóm nhỏ diễn ra tại lớp học thì lớpsẽ chia thành 4 nhóm để cùng nhau làm thuyết trình (các nhóm tự tìm tư liệu,quay video liên quan đến chủ đề bài học), để học sinh khi ra trường có thể tự tinhơn trong giao tiếp.2.2. Áp dụng phương pháp thuyết trình nhóm để rèn luyện kĩ năngnói tiếng Anh của học sinh lớp 12 bậc THPTCấu trúc của phương pháp thuyết trình: Khi dùng phương pháp thuyếttrình để trình bày vấn đề nào đó cũng phải trải qua bốn bước: Đặt vấn đề, phátbiểu vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận rút ra từ vấn đề đó.- Đặt vấn đề là bước đầu tiên nhằm thơng báo vấn đề dưới dạng tổng qtđể kích thích sự chú ý ban đầu của học sinh.7 - Phát biểu vấn đề là bước nêu lên những câu hỏi cụ thể nhằm vạch raphạm vi những vấn đề cần phải xem xét.- Giải quyết vấn đề: Bước này có thể tiến hành theo logic quy nạp haylogic diễn dịch.- Kết luận: Là bước kết thúc việc trình bày vấn đề. Nó là sự kết tinh dướidạng xúc tích, chính xác những khái quát bản chất của vấn đề đưa ra xem xét.2.2.1. Chuẩn bịThuyết trình (presentation) là một vấn đề mà đang rất nóng hiện nay, vàthường chúng ta thường chú tâm vào việc kỹ năng thuyết trình “cá nhân” mà bỏqn kỹ năng thuyết trình nhóm. Để có được một bài thuyết trình hiệu quả chobản thân, có thể khơng q khó với nhiều người.Nhưng với một nhóm, việc để chuẩn bị được một bài thuyết trình làm hàilịng tất cả cá nhân trong nhóm là một điều vơ cùng khó khăn. Mỗi người một ýtưởng, một góc nhìn, một quan điểm khác nhau. Vậy người giáo viên giải quyếtnó như thế nào cho hồn hảo nhất? Theo kinh nghiệm cá nhân tôi, để giải quyếtvấn đề này học sinh cần đảm bảo các bước cơ bản sau:Bước 1: Lên ý tưởng.Các nhóm thường lên ý tưởng bằng cách nào? Đa số các nhóm tập trungnhau lại và từng người đưa ra ý kiến, nếu cả nhóm thấy hợp lý thì lấy, cịnkhơng thì bác bỏ. Và đây là một phương pháp đưa lại hiệu quả “khá cao”, bởi vìcó những ý kiến hay để hỗ trợ lẫn nhau và lựa chọn để đi đến các cuối cùng khiđã có sự đồng thuận của cả nhóm.Bước 2: Chọn lọc ý tưởng chủ đạo.Vai trò của người giáo viên là biết hướng dẫn học sinh thảo luận và tìm ranội dung chủ đạo cho bài thuyết trình. Sau đó, dựa vào nội dung chủ đạo đó cácem hãy cho nhóm chọn ra 2-4 ý chính để nói trong bài thuyết trình, lên kịch bảnvà quay phim.Bước 3: Sắp xếp ý tưởng theo mạch nói.Cơng việc của bước này khá đơn giản, đó là giáo viên giúp học sinh xácđịnh thứ tự các vấn đề sẽ nói trong bài thuyết trình và sắp xếp các ý cho vấn đềđó một cách hợp lý và mạch lạc. Nhóm trưởng có thể phân cơng cho mỗi thànhviên trong nhóm đảm nhiệm một phần.Bước 4: Phác thảo hình thức bài thuyết trình lên giấy.8 Các ý tưởng được vẽ “thô” trên giấy. Học sinh không cần tạo ra những tácphẩm hội họa, chỉ cần vài nét vẽ nguệch ngoạc để phát thảo hình thức. Bạn nênchuẩn bị một tập giấy sticker để vẽ các nội dung, hình ảnh thơ mà mình muốnđưa vào slide. Sở dĩ tơi khuyến khích học sinh mình vẽ lên giấy trước thay vì bắttay vào làm scene hoặc slide ln là vì các lý do sau: Thứ nhất, việc vẽ lên mộttờ sticker bé xíu sẽ khiến cho người học bị bị bó khơng gian, qua đó kiềm chếham muốn “nhồi” cả đống thơng tin lên đó. Thứ hai, vẽ lên giấy trước sẽ giúphọc sinh tự do sáng tạo về cấu trúc chữ cái, hình ảnh…Bước 5: Hồn thiện.Vất vả với 4 bước trên, và cuối cùng học sinh cũng đến được bước cuốicùng. Nhưng công việc cuối cùng này cũng không hề đơn giản chút nào! Việc đểthiết kế được một đoạn phim hay, hoặc một bài Powerpoint đẹp và chất lượngđòi hỏi người thiết kế là một người có tính thẩm mỹ cao, vậy nên nhómtrưởngphải biết chọn ra một người duy nhất trong nhóm có tính thẩm mỹ nhất đểlàm cơng việc này.Để có được sự thành công trong việc học ngoại ngữ, người học ln cầncó những cơ hội để được sử dụng những kiến thức ngôn ngữ trong môi trườnggiao tiếp và trong thực tế. Vì thế, người giáo viên phải ln có một sự khởi độnghứng thú, có tổ chức hoạt động tích cực nhằm kích thích sự ham học hỏi và tìmtịi cái mới, lạ của học sinh.Kĩ năng nói cũng vậy, nó địi hỏi ln ln có mộtsự biến hóa để học sinh phải tự mình tìm ra được hướng đi đúng và có cách phảnxạ nhanh nhất.Theo phương pháp cũ, giờ học nói của học sinh thường thụ độngtrong việc sử dụng ngữ liệu mới.hầu hết nội dung bài nói được đa số giáo viênsoạn sẵn, hoặc có mẫu câu sẵn trong SGK mà qua đó học sinh chỉ cần học vẹt làđủ. Chính bản thân tơi cũng thấy mệt mỏi với sự chây lười của học sinh khi thựchành tiếng Anh.Để gây được sự hứng thú, làm mới trong việc rèn luyện kĩ năng nói củahọc sinh, tơi đã mạnh dạn triển khai hoạt động nhóm bằng phương pháp thuyếttrình để các em tự do tạo nên kịch bản cho chủ đề của nhóm mình, ghi lại nhữngthước phim đó và trình chiếu trên lớp. Qua nhiều lần làm nhóm cùng nhau, cácem đã mạnh dạn hơn, tự tin hơn và đã có thể giao tiếp trực tiếp với người nướcngoài. Phương pháp này huy động được đa số học sinh tham gia, các nhóm phâncơng cơng việc tùy theo năng lực của từng thành viên của nhóm. Điều này làm9 các em có cơ hội học hỏi, rút kinh nghiệm từ bạn và có thể thể hiện được ýtưởng của mình.Dưới đây là một số video thuyết trình của các lớp 12, nơi tôiđang công tác. Các video thể hiện rõ sự lóng ngóng cho lần đầu làm thuyết trình,nhưng lần tiếp theo đã có sự thay đổi tích cực rõ rệt.2.2.2. Ví dụ minh họaVì thời gian chưa triển khai được lâu, chuyển từ thuyết trình bằngpowerpoint sang quay video, và với dung lượng không cho phép nên dưới đâytôi chỉ đưa ra 2 video của một lớp 12 tại trường tơi đang cơng tác, thực tế thì tơiđã triển khai ở cả 3 lớp mà tôi đang giảng dạy.Unit 10- ENDANGERED SPECIES, TIẾNG ANH 12Video 1- Class 12 D1(LƯU ĐĨA PHỤ LỤC)Ưu điểm: Các em đã phát triển tính tư duy, sáng tạo trong chủ đề củamình. Phân loại được đối tượng học sinh, phát huy được tính đồn kết trongnhóm, và điều quan trọng nhất là các em rất nhiệt tình hăng say với tác phẩmcủa mình.Tồn tại: Vẫn có nhiều em chưa mạnh dạn nói, chưa dám đưa ra ý tưởng vìsợ phát âm khơng hay, sợ bạn chế nhạo.So sánh với bài thuyết trình nhóm được học sinh chuẩn bị bằngpowerpoint thì việc lên ý tưởng và thực hiện bằng cách ghi hình hiệu quả hơnnhiều. Làm powerpoint học sinh vẫn đưa ra được ý tưởng, nhưng chỉ một em lêntrình bày với những hình ảnh minh họa thì chưa thể chứng minh được liệunhững bạn khác trong nhóm có tham gia thực hiện hay khơng? Từ bài thuyếttrình bằng powerpoint cho thấy được mặt hạn chế của việc tham gia nhóm, cácthành viên chưa thực sự thể hiện được vai trị trong cơng việc của mình. Rútkinh nghiệm, tơi đã cho ý tưởng quay video để lưu lại được hình ảnh của cácem, đơng thời cho thấy các em đã tích cực hơn khi được chọn những địa điểmyêu thích, gần gũi với chủ đề và thoải mái khi thực hiện ý tưởng của mình.Dưới đây là 1 bài powerpoint (thuyết trình nhóm bằng powerpoint) củahọc sinh lớp 12 đã cho thấy được ý tưởng, tìm tịi tài liệu, hình ảnh minh họanhưng vẫn chưa làm nổi bật được tinh thần tập thể khi làm việc. Thoạt đầu,thuyết trình nhóm bằng powerpoint cũng rất được học sinh yêu thích, nhưng dần10 dần thì chán vì chủ yếu các bạn khá giỏi làm, cịn bạn yếu kém lại khơng thamgia.Ví dụ UNIT 8 - LIFE IN THE FUTURE, TIẾNG ANH 12. Class 12D111 12 13 14 Video 2- UNIT 11: BOOKS TIẾNG ANH 12 (Thuyết trình nhómClass 12D1) (LƯU ĐĨA PHỤ LỤC)Rút kinh nghiệm từ lần trước, lần trình bày này đã tốt hơn nhiều, khả năngsáng tạo ý tưởng cũng như tinh thần làm việc hăng say hơn, học sinh rất thíchviệc làm nhóm ngoại cảnh và có cơ hội gặp gỡ với người nước ngồi để rènluyện kĩ năng nói của mình.2.2.3. Ưu, Nhược điểm của phương pháp thuyết trình nhóm2.2.3.1. Ưu điểm:- Cho phép giáo viên truyền đạt những nội dung lý thuyết tương đối khó,phức tạp, chứa đựng nhiều thơng tin mà học sinh tự mình khơng dễ dàng tìmhiểu được một cách sâu sắc.- Giúp học sinh nắm được hình mẫu về cách tư duy logic, cách đặt và giảiquyết vấn đề khoa học, cách sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt những vấn đề khoahọc một cách chính xác, rõ ràng, xúc tích thơng qua cách trình bày của giáoviên.- Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tác động mạnh mẽ đến tư tưởng,tình cảm của học sinh qua việc trình bày tài liệu với giọng nói, cử chỉ, điệu bộthích hợp và diễn cảm.- Tạo điều kiện phát triển năng lực chú ý và kích thích tính tích cực tư duycủa học sinh, vì có như vậy học sinh mới hiểu được lời giảng của giáo viên vàmới ghi nhớ được bài học.- Bằng phương pháp thuyết trình, giáo viên có thể truyền đạt một khốilượng tri thức khá lớn cho nhiều học sinh trong cùng một lúc, vì vậy đảm bảotinh kinh tế cao.2.2.3.2. Nhược điểmTuy nhiên, phương pháp thuyết trình cịn có những hạn chế, nếu sử dụngkhơng đúng có thể:- Làm cho học sinh thụ động, chỉ sử dụng chủ yếu thính giác cùng với tưduy tái hiện, do đó làm cho họ chóng mệt mỏi.- Làm cho học sinh thiếu tính tích cực trong việc phát triển ngơn ngữ nói.- Thiếu điều kiện cho phép giáo viên chú ý đầy đủ đến trình độ nhận thứccũng như kiểm tra đầy đủ sự lĩnh hội tri thức của từng học sinh.* Những yêu cầu cơ bản khi sử dụng phương pháp thuyết trình:Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên cần:15 - Trình bày chính xác các hiện tượng, sự kiện, khái niệm, định luật, vạchra bản chất của vấn đề, ý nghĩa tư tưởng, chính trị của tài liệu học tập.-Trình bày phải đảm bảo tính tuần tự logic, rõ ràng, dễ hiểu với lời nóigọn, rõ, sáng sủa, giàu hình tượng, chuẩn xác, xúc tích.- Trình bày phải thu hút và duy trì sự chú ý, gây được hứng thú, hướngdẫn tư duy của học sinh thông qua giọng nói, tốc độ nói, âm lượng thay đổi thíchhợp, qua các mẩu chuyện vui đúng lúc, qua cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề,kết hợp lời nói với điệu bộ, nét mặt, biết đưa những lời trích dẫn vào đúng lúc,đúng chỗ.- Trình bày phải đảm bảo cho học sinh ghi chép được những vấn đề cơbản và qua đó mà dạy cho họ biết cách vừa ghi vừa tập trung nghe giảng.2.3. Kết quả đạt được2.3.1. Hiệu quả của phương pháp thuyết trình nhóm lên khả năng cảithiện lỗi của học sinhTuy chỉ mới áp dụng phương pháp thuyết trình nhóm này trong học kì 2 ởlớp 12 bậc THPT, nhưng từ video cho thấy học sinh đã khắc phục được rất nhiềutừ việc cải thiện khả năng phát âm, khả năng sử dụng từ vựng, khả năng biểu đạtngữ pháp, khả năng sử dụng các từ nối câu và khả năng nói trơi chảy của cácem.Từ đó đã chứng minh rằng phương pháp thuyết trình nhóm có hiệu quảtích cực đối với khả năng nói của học sinh thể hiện qua bảng 1, 2.Bảng 1. Tỷ lệ mắc lỗi ở lần thuyết trình nhóm đầu tiênCác mức độ lỗiTỉ lệMắc lỗi rất nhiều17Mắc lỗi nhiều55Mắc lỗi ít24Hầu như không4Bảng 2. Tỷ lệ mắc lỗi ở lần thuyết trình nhóm thứ 2Các mức độ phát âm saiTỉ lệMắc lỗi rất nhiều3Mắc lỗi nhiều44Mắc lỗi ít12Hầu như khơng4116 2.3.2. Thái độ của học sinh đối với phương pháp thuyết trình nhómVới kết quả khá tốt ở trên, có thể thấy phương pháp thuyết trình nhóm cótác dụng giúp cải thiện trình độ nói của học sinh lớp 12 nói riêng và học sinh bậcTHPT nói chung. Tuy nhiên, một phương pháp có giá trị cải thiện trình độ ngườihọc có thể được áp dụng đại trà hay khơng, ngồi tính hiệu quả của nó, cịn cầnkhả năng tương hợp của nó với người học. Học sinh, chủ thể của q trình đàotạo, phải thấy thích hợp và sẵn sàng tiếp nhận thì hiệu quả của quá trình đào tạongoại ngữ mới thành cơng. Tơi thăm dị thái độ của học sinh lớp 12 (3 lớp với sĩsố 110 em) với phương pháp thuyết trình nhóm, kết quả thu được trong bảng 3.Bảng 3. Thái độ của học sinh đối với phương pháp thuyết trình nhómThái độ u thíchSố lượngTỉ lệ %Rất thích6256,3Thích4343,25Bình thường50,45Khơng thích00110100Tổng sốCác số liệu trong bảng 3 cho thấy phần lớn học được hỏi (95,5%) rất thíchhoặc thích giáo viên áp dụng phương pháp thuyết trình nhóm trong các giờ họctiếng Anh tại bậc THPT. Chỉ có 5 học sinh chiếm 0,45% tổng số đối tượngnghiên cứu có thái độ bình thường đối với phương pháp này. Điều đó chứngminh rằng phương pháp thuyết trình nhóm đã nhận được sự u thích của hầuhết học sinh trong nhóm áp dụng.3. PHẦN KẾT LUẬN3.1. Ý nghĩa của đề tàiQua các kết quả nghiên cứu ở trên, tôi rút ra một số kết luận về hiệu quảcủa phương pháp thuyết trình nhóm như sau:- Phương pháp thuyết trình nhóm có khả năng cải thiện kỹ năng phát âmcủa học sinh lớp 12 bậc THPT. Phương pháp này có thể giúp các em nâng caokhả năng phát âm chuẩn xác, không bị lỗi về phát âm sai trọng âm. Tăng tỷ lệphát âm đúng, chuẩn.- Phương pháp thuyết trình nhóm có khả năng cải thiện kỹ năng từ vựngcủa học sinh. Phương pháp này có thể làm nâng cao trình độ sử dụng từ vựng,17 giúp cho việc sử dụng từ thành thạo, đúng nghĩa và gần với ý định mà họ địnhtrình bày. Khả năng dùng từ đúng, chuẩn.- Phương pháp thuyết trình nhóm có khả năng cải thiện kỹ năng ngữ phápcủa học sinh. Sau khi áp dụng phương pháp thuyết trình nhóm, các em đã tăngkhả năng sử dụng các câu phức xen kẽ vào các câu đơn. Mức độ sử dụng câuphức thành thạo và thường xuyên khá tốt, khá lưu lốt.- Phương pháp thuyết trình nhóm có khả năng nâng cao khả năng nói trơichảy. Kết quả đã cho thấy, tỷ lệ người nói lưu lốt, khơng bị ngắt qng.- Phương pháp thuyết trình nhóm có khả năng tăng mức độ mạch lạchtrong hành văn 56 N.T.T. Hiền/Tạp chí Nghiên cứuNướcngồi, Tập 34, Số 3(2018) 46-57 nói của học sinh sinh viên. Nó giúp cho người học biết cách diễnđạt ý tưởng và biểu đạt ý tưởng sáng rõ bằng cách kết hợp với các từ nối.- Đa phần học sinh tỏ ra thích thú với phương pháp thuyết trình nhóm. Tỷlệ học sinh u thích (thích và rất thích) là 95,5%. Khơng có học sinh nào tỏ rakhơng phù hợp với phương pháp thuyết trình nhóm (0%).3.2. Kiến nghị, đề xuất3.2.1. Đối với học sinh và giáo viên- Đối với học sinhCần chủ động tích cực tự giác trong học tập, ln có thái độ hợp tác tốtvới các thành viên trong nhóm lúc tham gia hoạt động.- Đối với giáo viênPhải nắm vững nội dung chương trình, có thể gợi ý ý tưởng cho cácnhóm, có phương pháp tốt khi tổ chức hoạt động, đánh giá chính xác mỗi videothuyết trình. Tăng cường dự giờ rút kinh nghiệm.3.2.2. Đối với Nhà trường và cấp trênTạo điều kiện cơ sở vật chất cho việc dạy và học như đồ dùng dạy học,phương tiện, thiết bị cơ bản và cần thiết để góp phần nâng cao hơn nữa khả năngnói tiếng Anh của học sinh.Tổ chức hội thảo (cấp trường, cấp tỉnh) để giao lưu học tập, rút kinhnghiệm.Trong thanh tra toàn diện, cần đánh giá giáo viên trên quan điểm đổi mớiphương pháp dạy học, thái độ học tập tích cực của học sinh.18 TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Sách giáo khoa lớp 12, Nhà XB Giáo Dục2. Nguồn từ Internet- Mandel, S. (2000). Effective Presentation Skill: A Practical Guide toBetter Speaking. United States of America: Crisp Learning Publisher.- Mark Powell (2002). Presenting in English. England: Thomson HeinlePublisher. Mark Powell (2011). Dynamic Presentations.Cambridge: CambridgeUniversity PressBaker, A. (2000). Improve your Communication Skill. London:Kogan Page. Baker, L. & Emden, J.V (2004).Presentation Skill for Students.London: Plogrove Macmillan.- Grussendorf, M. (2007). English for presentations. Oxford, England:Oxford University Press.- Harmer, J. (2000). How to Teach English. London: Foreign LanguageTeaching and Research- Press.Hieke, A (1985). A Componential Approach to Oral FluencyEvaluation.The Modern Language Journal. LXIX/2: 135-42. PHỤ LỤC01 đĩa gồm hai video ví dụ thể hiện thuyết trình nhóm của học sinh

Tài liệu liên quan

  • Phương pháp rèn luyện kĩ năng nói tiếng anh cho học sinh trường THPT tô hiến thành Phương pháp rèn luyện kĩ năng nói tiếng anh cho học sinh trường THPT tô hiến thành
    • 15
    • 3
    • 21
  • DẠY kỹ NĂNG nói TIẾNG ANH CHO học SINH KHỐI 12 – TRƯỜNG THPT PHAN bội CHÂU THÔNG QUA VIỆC ỨNG DỤNG PHẦN mềm SOẠN GIẢNG ACTIVINSPIRE DẠY kỹ NĂNG nói TIẾNG ANH CHO học SINH KHỐI 12 – TRƯỜNG THPT PHAN bội CHÂU THÔNG QUA VIỆC ỨNG DỤNG PHẦN mềm SOẠN GIẢNG ACTIVINSPIRE
    • 27
    • 899
    • 2
  • SKKN Luyện kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh lớp 7 SKKN Luyện kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh lớp 7
    • 21
    • 1
    • 0
  • SKKN Rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh lớp 7 SKKN Rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh lớp 7
    • 27
    • 3
    • 12
  • SKKN kinh nghiệm trong việc rèn luyện kỹ năng tính theo PTHH cho học sinh lớp 8 SKKN kinh nghiệm trong việc rèn luyện kỹ năng tính theo PTHH cho học sinh lớp 8
    • 13
    • 621
    • 0
  • SKKN kinh nghiệm trong việc rèn luyện kỹ năng tính theo PTHH cho học sinh lớp 8 SKKN kinh nghiệm trong việc rèn luyện kỹ năng tính theo PTHH cho học sinh lớp 8
    • 13
    • 771
    • 0
  • Áp dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học để nâng cao kỹ năng nói tiếng anh cho học sinh lớp 12 tại trường THPT tư thục quốc văn cần thơ Áp dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học để nâng cao kỹ năng nói tiếng anh cho học sinh lớp 12 tại trường THPT tư thục quốc văn cần thơ
    • 182
    • 530
    • 0
  • skkn rèn kĩ năng nói tiếng anh cho học sinh lớp 6 thí điểm và lớp 6,7 skkn rèn kĩ năng nói tiếng anh cho học sinh lớp 6 thí điểm và lớp 6,7
    • 33
    • 5
    • 67
  • skkn rèn luyên kỹ năng nói tiếng anh cho học sinh lớp 6 skkn rèn luyên kỹ năng nói tiếng anh cho học sinh lớp 6
    • 19
    • 1
    • 7
  • SKKN Rèn Luyện Kỹ Năng Nói Tiếng Anh Cho Học Sinh Lớp 6 -7 SKKN Rèn Luyện Kỹ Năng Nói Tiếng Anh Cho Học Sinh Lớp 6 -7
    • 24
    • 1
    • 3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(1.05 MB - 22 trang) - SKKN áp dụng phương pháp thuyết trình nhóm trong việc rèn luyện kĩ năng nói tiếng anh của học sinh lớp 12 bậc THPT Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Thuyết Trình Skkn