Skkn Một Số Biện Pháp Tổ Chức Trò Chơi Dân Gian Cho Học Sinh ...

Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo Dục - Đào Tạo
  4. >>
  5. Mầm non - Tiểu học
skkn một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh trường tiểu học cẩm long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.09 KB, 20 trang )

MỤC LỤCTT123456789101111121314151617181920212223NỘI DUNG1. Mở đầu1.1. Lý do chọn đề tài1.2. Mục đích nghiên cứu1.3. Đối tượng nghiên cứu1.4. Phương pháp nghiên cứu2. Nội dung sáng kiến nghiên cứu2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm2.2. Thực trạng của vấn đề của sáng kiến kinh nghiệm2.3. Các giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm2.3.1. Sưu tầm nhiều trò chơi dân gian, bổ sung KT về tròchơi dân gian2.3.2 Phổ biến cách chơi, luật chơi các trò chơi dân gian chohọc sinh2.3.2. Chọn trò chơi dân gian phù hợp với học sinh2.3.3. Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, lời ca, địa điểm.2.3.4. Cần động viên tất cả học sinh tham gia chơi.2.3.5. Tổ chức chuyên đề cho giáo viê về trò chơi đân gian.2.4. Hiệu quả của sang kiến.2.4.1. Đối với nhà trường2.4.2. Đối với giáo viên.2.4.3. Đối với học sinh3. Kết luận, kiến nghị3.1. Bài học kinh nghiệm3.2. Kết luận3.3. Kiến nghị4. Tài liệu tham khảoTRANG2-322-3333-143-44-55-125-66-77-88-1111-121212-1412-131313-1414-151414-15151611. Mở đầu.1.1. Lí do chọn đề tài.Trò chơi dân gian là một sinh hoạt văn hóa do nhân dân sáng tạo trongquá trình lao động, sản xuất và được lưu truyền tự nhiên, rộng rãi trong cộngđồng, trò chơi dân gian xưa được xem như là hình thức giáo dục đơn giản, giúphình thành nhân cách cũng như phát triển thể chất cho trẻ nhỏ. Nó thường đượcthể hiện là các hành vi bắt chước của trẻ nhỏ từ các hành động của người lớnhay sự truyền dạy của người lớn cho trẻ nhỏ. Cứ thế các trò chơi dân gian đượclưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như một di sản văn hoá dân tộc.Tuy nhiên trong bối cảnh xã hội hiện nay, các bậc cha mẹ thì luôn bận rộnvới công việc nên ít có thời gian để giải thích ý nghĩa và dạy cho con cách chơicác trò chơi này, còn các nhà trường thì thường vẫn còn tâm lý xem nhẹ các tròchơi dân gian cho trẻ mà chú ý quá nhiều vào vấn đề học của trẻ. Chính vì vậymà PGS, TS Nguyễn Văn Huy, Giám đốc bảo tàng dân tộc học Việt Nam chorằng: "Cuộc sống với trẻ nhỏ là không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dângian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ nhỏ mà nó còn chứa đựng cả mộtnền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân giankhông chỉ nâng cánh cho tâm hồn, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo,sự khéo léo mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hươngđất nước. Trẻ em ở một xã hội công nghiệp chỉ quen với máy móc và không cókhoảng trống để chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em khôngđược làm quen với những trò chơi dân gian của thiếu nhi thuở trước, đang ngàycàng bị mai một và quên lãng, không chỉ ở các thành phố mà ở cả các vùngnông thôn, nơi mà đang dần bị đô thị hoá mạnh mẽ. Vì thế giúp các em hiểu vềcội nguồn với những trò chơi dân gian là việc làm cần thiết"[1]Hướng đến mục tiêu “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”,việc đưa trò chơi dân gian vào trường học mang nhiều ý nghĩa thiết thực. Nókhông chỉ góp phần rèn luyện sức khỏe, kỹ năng ứng xử hợp lý với các tìnhhuống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm màcòn giúp học sinh rèn khả năng ứng xử văn hóa.Trong trường học sau những giờ học căng thẳng, các em được chơi các tròchơi dân gian bổ ích sẽ tạo nên hứng thú cho những giờ học tiếp theo. Trên đâylà lý do để bản thân tôi lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm tổ chức các tròchơi dân gian cho học sinh ở trường Tiểu học Cẩm Long.1.2. Mục đích nghiên cứu.Qua quá trình công tác tại trường tiểu học Cẩm Long nhiều năm , bảnthân nhận thấy trong các giờ ra chơi các em học sinh thương chơi những trò chơivô bổ chơi đanh nhau đùa, hoặc bốc đất, bẻ que… trò chơi mà các em đang chơikhông giúp cho học sinh được tính thẩm mĩ, tính kiên trì, óc suy luận. Học sinhnghèo nàn về tro chơi không gây được hứng thú cho các em học sinh, khôngkhích lệ được học sinh sau những giờ học tập mệt mỏi. vì mục đích này mà tôi2đã chọn sáng kiến đưa các trò chơi dân gian vào trong nhà trường tiểu học CẩmLong.1.3. Đối tượng nghiên cứu.Các trò chơi dân gian ở xã Cẩm Long, một số biện pháp tổ chức và kinhnghiệm tổ chức các trò chơi dân gian trong trường Tiểu học nhằm giúp cho họcsinh trong nhà trường có nhiều trò chơi bổ ích trong các giờ ra chơi, tiết hoạtđộng ngoài giờ lên lớp nhằm giúp cho các em có tính kiên trì, óc thẩm mĩ, ócsuy luận và giúp các em cảm thấy sảng khoái sau giờ học mệt nhọc.1.4. Phương pháp nghiên cứu.Trong quá trình nghiên cứu bản thân tôi đã sử dụng một số phương phápsau:- Phương pháp nghiên cứu- Phương pháp vấn đáp- Phương pháp thực hành- Phương pháp quan sát- Phương pháp điều tra, thống kê.- Phương pháp phân tích ngôn ngữ.2. Nôi dung sáng kiến kinh nghiệm2.1. Cơ sở lí luận của sang kiến kinh nghiệmĐối với trẻ thơ, trò chơi dân gian là một trong những yếu tố hình thànhnên bản sắc văn hoá dân tộc, là nguồn sữa nuôi dưỡng thế giới tinh thần, là nhịpcầu nối tâm thức các em với mọi bài học về cuộc sống xã hội bởi vì nó có sứchấp dẫn, lôi cuốn mạnh mẽ nhất đối với các em. Tổ chức cho các em chơi cáctrò chơi dân gian là phương tiện giúp các em phát triển tình cảm, đạo đức, tìnhđoàn kết, mở rộng nhận thức, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, quađó góp phần giáo dục các em về truyền thống văn hoá của cộng đồng các dântộc Việt Nam.Trò chơi dân gian cũng là một di sản quý báu của dân tộc. Nó được kếtthành từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong đó tích tụ cả trí tuệ và niềm vuicuộc sống của bao thế hệ người Việt xưa. Đặc biệt đối với trẻ em, trò chơi dângian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiềuđiều thú vị, bổ íchTrò chơi đặc biệt là trò chơi dân gian là một hoạt động thu hút được thiếunhi, bởi tính hấp dẫn của nó. Với đặc điểm tâm lí của trẻ em là hiếu động, thíchcái mới, cái hấp dẫn, ham chơi, khi tổ chức các hoạt động cho thiếu nhi Phụtrách Đội không thể không đưa nội dung trò chơi vào nội dung hoạt động củaliên đội, chi đội chính vì thế mà tôi mà tôi đã hưỡng dẫn cho giáo viên lựa choncác nguồn tài liệu sau để tham khảo:3Các loại trò chơi dân gian đã được in thành sách: Cuốn 100 Trò chơi DânGian cho thiếu nhi - Nhà xuất bản Kim Đồng. Một số trò chơi được giới thiệutrên internet (Trang web ca dao và tục ngữ).Đã được in trên báo và giới thiệu trên truyền hình. Cụ thể Báo Tuổi trẻ,Tạp chí Giáo dục và Thời Đại, chuyên đề Giáo dục tiểu học, kênh VTV2Các trò chơi dân gian thường tổ chức trong sinh hoạt cộng đồng.2.2. Thực trạng của vấn đề:Trò chơi có hai dạng trò chơi, một là trò chơi học tập, hai là trò chơi ngoàigiờ học của các em học sinh.Trò chơi học tập là dạng trò chơi mà giáo viên tổ chức cho các em họcsinh chơi trong các tiết học của các môn học, nhằm giúp học sinh cũng cố vàkhắc sâu những mạch kiến thức mà giáo viên đã tổ chức trong các hoạt động dạyhọc.Trò chơi ngoài giờ học của các em học sinh, là dạng trò chơi mà các emthường chơi vào lúc trước giờ vào lớp, trong giờ ra chơi, hay thường chơi vàotrong dịp lễ hội.Hiện nay, ngoài giờ học, một số học sinh thường chơi game, nghe nhạc,xem ti vi... Có nhiều em quá mê game nên quên cả học, quên ăn uống. Ngồi chơivà xem ti vi lâu quá sẽ ảnh hưởng đến đôi mắt và cột sống.Vì vậy trò chơi dân gian giúp cho các em rèn luyện thể chất, sự khéo léo,trở nên nhanh nhẹn hoạt bát, tạo sự hoà đồng, thân thiện, đoàn kết... Những phútvui chơi thoải mái, lành mạnh sẽ giúp các em thêm hào hứng để học tập và sốnghồn nhiên hơn. Hơn nữa, việc vui chơi lành mạnh còn tạo ra nhiều đức tính tốtđẹp, hạn chế những tật xấu, đồng thời rèn luyện thể chất và tâm hồn các em theochiều hướng tốt hơn.Để văn hóa truyền thống thấm dần vào tâm hồn trẻ thơ, không có cáchnào hay hơn là áp dụng trò chơi dân gian vào trường học. Sự kết hợp giữa cáctrò chơi dân gian, trò chơi có tính trí tuệ trong giải toán tuổi thơ, trò chơi có tínhứng xử trên cơ sở “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” sẽ giúpcác em được ôn luyện, trau dồi thêm kiến thức về lịch sử dân tộc, văn hóa dângian…Ở Trường Tiểu học Cẩm Long hiện nay, học sinh 98% là con em các dântộc, khả năng giao tiếp còn hạn chế, nên rất khó khăn cho việc học tập và thamgia các hoạt động tập thể.Thêm vào đó trò chơi dân gian là những trò chơi đôikhi còn xa lạ với các em chỉ một số trò chơi dân gian của dân tộc mình mà cácem biết. Chẳng hạn như: đẩy gậy, kéo co, ném còn, đánh cù... Chính vì vậy việclôi kéo các em vào tham gia các trò chơi cũng gặp không ít khó khăn.Bên cạnh đó vốn kiến thức về trò chơi dân gian của giáo viên rất nghèo,nhiều giáo viên không thuộc các bài hát, bài đồng dao, không nắm được cáchchơi. Cách tổ chức chơi cho học sinh chưa linh hoạt, sáng tạo, nhiều giáo viênrất lúng túng khi làm người quản trò4Theo khảo sát đầu năm học 2016 – 2017: Khi tôi tổ chức một số trò chơicho 60 học sinh các lớp 3,4 và 5 tại khu Vân Long Trường Tiểu học Cẩm Long,thu được kết quả như sau:Tổng số CònHSrụt rèthamkhigiathamgia tròkhảochơisátSố HShamthíchtrò chơiDGHiểubiết vềtrò chơiDGMạnhdạn, tựtin khitham giatrò chơiBiết tự tổchức tròchơi489356Sáng tạotrong khichơi tròchơiDG60254Tôi nhận thấy rằng với tỷ lệ này là rất thấp nên tôi cần phải tìm ra các giảipháp để các em ham thích và tham gia trò chơi hiệu quả hơn.2.3. Các giải pháp đã thực hiện:Từ thực tế như trên tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để tổ chức cho học sinhthật nhiều những trò chơi dân gian vào các hoạt động trong nhà trường khôngchỉ ở các giờ ra chơi, các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm, các tiếtsinh hoạt tập thể. Cần thu hút tất cả các em tham gia chơi các trò chơi dân gianphù hợp với lứa tuổi, với thời gian hoạt động vì vậy mà tôi đã thực hiện các giảipháp sau:2.3.1. Sưu tầm nhiều trò chơi dân gian, bổ sung vốn kiến thức về cáctrò chơi dân gian:Biết nhiều trò chơi dân gian là một nhu cầu không thể thiếu được củangười quản trò. Trong "bộ nhớ" của người quản trò cần phải có nhiều loại tròchơi. Theo tính chất, nội dung, theo độ tuổi, theo địa hình (vị trí chơi), theo yêucầu, theo quy mô... để từ đó có thể sử dụng cho bất kỳ cuộc chơi nào, ở đâu, chođối tượng nào.Trước hết, quản trò cần nắm vững một số trò chơi hay nhất đã được ngườichơi hưởng ứng và đã được tổ chức thành công để khởi đầu cho những trò chơitập thể tiếp theo. Muốn vậy người giáo viên cần phải tự sưu tầm, tìm hiểu các tròchơi dân gian, tôi đã hướng dẫn giáo viên tham khảo theo các nguồn sau:- Các loại trò chơi dân gian đã được in thành sách: Cuốn 100 Trò chơiDân Gian cho thiếu nhi - Nhà xuất bản Kim Đồng. Một số trò chơi được giớithiệu trên internet (Trang web ca dao và tục ngữ).- Đã được in trên báo và giới thiệu trên truyển hình. Cụ thể Báo Tuổi trẻ,Tạp chí Giáo dục và Thời Đại, chuyên đề Giáo dục tiểu học, kênh VTV2- Các trò chơi dân gian thường tổ chức trong sinh hoạt cộng đồng mà bảnthân được tham dự, được tập huấn, được quan sát, sau đó ghi chép lại. Như tậphuấn về trường học thân thiện, học sinh tích cực - Kỹ năng sống.5- Các trò chơi dân gian được người khác phổ biến lại. Người quản trò cầnbiết ghi chép lại những câu đố dân gian, những mẩu chuyện vui để sử dụng khicần thiết để làm thư giãn cuộc chơi hay khi chuyển sang trò chơi khác. Đồngthời giáo viên cần phải ghi lại những kinh nghiệm, tư liệu của người khác màmình đã gặp đề tích luỹ thêm vốn trò chơi, kỹ năng tổ chức trò chơi.2.3.2 Phổ biến cách chơi, luật chơi các trò chơi dân gian cho học sinh.Trò chơi có rất nhiều thể loại và phong phú mỗi một trò chơi lại có cáchchơi và luật chơi riêng, chính vì vậy mà đòi hỏi giáo viên và học sinh cần hiểurõ cách chơi và luật chơi thì mới tổ chức tham gia chơi được.Để một trò chơi dân gian tổ chức sôi nổi, thu hút được đông đảo học sinhtham gia chơi thì người quản trò nắm được cách chơi, hiểu rõ luật chơi thì mớitổ chức cho các bạn chơi tốt được ví dụ như trong trò chơi nhảy Bao bố thìngười quản trò cần nắm được:* Cách chơi:Người chơi chia làm hai đội trở lên thông thường thì từ hai đến ba đội,mỗi đội phải có số người bằng nhau. Mỗi đội có một ô hàng dọc để nhảy và cóhai lằn mức một xuất phát và một mức đích. Mỗi đội xếp thành một hàng dọc.Người đứng đầu bước vào trong bao bố hai tay giữ lấy miệng bao. Sau khi nghelệnh xuất phát người đứng đầu mỗi đội mới nhảy đến đích rồi lại quay trở lạimức xuất phát đưa bao cho người thứ 2. Khi nào người thứ nhất nhảy về đếnđích thì người thứ 2 tiếp theo mới bắt đầu nhảy. Cứ như vậy lần lượt đến ngườicuối cùng. Đội nào về trước đội đó thắng* Luật chơi:Người chơi nào nhảy trước hiệu lệnh xuất phát là phạm luật, người nhảychưa đến mức quy định mà quay lại cũng phạm luật. Nhảy chưa đến đích mà bỏbao ra cũng phạm luật và có thể bị loại khỏi cuộc chơi.6hay trò chơi Dung dăng dung dẻ thì người quản trò và người chơi chơi cầnnắm được:* Cách chơi:+ Địa điểm: trong nhà ngoài sân+ Số lượng: từ 5-10 em chơi 1 nhóm+ Hướng dẫn: Quản trò vẽ sẳn các vòng tròn nhỏ trên đất, số lượng vòngtròn ích hơn số người chơi là 1.Khi chơi các bạn nắm áo tạo thành một hàng đi quanh các vòng tròn vàcùng đọc “dung dăng dung dè dắc trẻ đi chơi, đi đến cổng trời gặp cậu gặp mợ,cho cháu về quê, cho dê đi học, cho cóc ở nhà cho gà bới bếp, ngồi xệp xuốngđây” khi đọc hết chữ đây các bạn chơi nhanh chóng tìm một vòng tròn và ngồixệp xuống. sẽ có một bạn không có vòng tròn để ngồi tiếp tục xoá vòng tròn vàchơi như trên, lại sẽ có 1 bạn không có, trò chơi tiếp tục khi chỉ còn 2 người* Luật chơi+ Trong 1 khoản thời gian bạn nào khống có vòng thì bị thua+ Hai bạn ngồi cùng 1 vòng bạn nào ngồi xuống trước là thắng.Còn rất nhiều trò chơi khác đòi hỏi người tham gia chơi phái nắm đượccách chơi và luật chơi, qua đây ta thấy được mỗi một trò chơi dân gian nó cómột cách chơi khác nhau nó luật riêng của trò chơi đấy vì vậy mà đòi hỏi ngườitham gia chơi phải nắm được cách chơi và hiểu luật chơi thi mới tham gia chơiđược. Và còn rất nhiều trò chơi khác nữa…2.3.3. Chọn trò chơi dân gian cho phù hợp với học sinh tiểu học.Trò chơi dân gian có nhiều thể loại phong phú, mỗi trò chơi dân gian đềucó quy luật riêng, mang những sắc thái khác nhau, chính vì thế người quản tròphải chọn những trò chơi phù hợp với học sinh về sức khoẻ, trình độ, hoàn cảnhđiều kiện... Đặc điểm chung của trò chơi dân gian được triển khai trong trườnghọc là đơn giản, dễ chơi, dễ hòa nhập. Dù bất cứ nơi đâu, trong gia đình, tạitrường học hay trên đường làng đều có thể tổ chức được các trò chơi dân gianphù hợp. Nếu sân nhà nho nhỏ thì các em chơi ô ăn quan, chơi cờ, đánh chuyền,chặt cây dừa chừa cây mận, bắt ve… Nếu diện tích rộng hơn thì có thể chơi rồngrắn lên mây, đá cầu, trốn tìm, bịt mắt bắt dê… Ở những bãi cỏ lớn thì có thể tổchức các trò cướp cờ, đánh đu, đá gà, chồng bông sen, cờ chém, kéo co…Cần lưu ý chọn trò chơi không quá đơn giản nhưng cũng không quá phứctạp, đồ dùng phục vụ cho trò chơi dễ kiếm, dễ tìm, cần có sự tham gia của tậpthể. Xét về chức năng giáo dục trò chơi dân gian có thể chia thành bốn nhóm:- Nhóm 1: Loại trò chơi vận động: Giúp tăng cường sức khoẻ, thể chấtcho học sinh*Ví dụ: Như tập tầm vông; Dung dăng dung dẻ; Lò cò; Bịt mắt bắt dê;Mèo đuổi chuột; Thả đỉa ba ba...- Nhóm 2: Loại trò chơi học tập: Giúp các em biết quan sát, tính toán,tính nhẩm.7*Ví dụ: Trò chơi Ô ăn quan, chơi chuyền, cờ que- Nhóm 3: Loại trò chơi sáng tạo: Giúp học sinh có thể tự làm nênnhững đồ vật bằng vật liệu trong thiên nhiên như chong chóng bằng lá dừa, nặncon trâu bằng đất sét, xếp lá dừa thành con châu chấu, làm tò he, làm con nghébằng lá đa, làm con sâu bằng lá chuối,.... Những trò chơi này giúp trẻ khéo tay,phát huy sáng kiến, năng khiếu thẩm mỹ cần thiết cho hiện tại và tương lai saunày.*Ví dụ: Chơi diều; Xếp thuyền; làm chong chóng....- Nhóm 4: Loại trò chơi mô phỏng: là những trò chơi mà học sinh bắtchước cách sinh hoạt của người lớn như làm nhà, nấu ăn, mua bán. Trong khichơi trẻ thi nhau xem ai làm đúng, làm đẹp, ai nhanh hơn... từ đó mà rèn kỹ năngsống cho các em sau này.*Ví dụ: Trò chơi Đi chợ mà các em còn đọc kèm bài đồng dao: “Bắt đượccua bấy đem về nấu canh, băm tỏi bỏ hành, xương sông lá lốt. Hay Canh ốc thìngọt, canh bứa thì chua”.Không nên đưa ra những trò chơi dân gian mà bản thân không nắm vữngluật, chưa có sự chuẩn bị, những trò chơi dân gian nguy hiểm:*Ví dụ: Trò chơi đánh khẳng, quay cù2.3.4. Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, lời ca, địa điểm:- Đồ dùng đồ chơi dân gian cũng vô cùng đa dạng và phong phú, mang tínhchất đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của từng trò chơi.Mỗi trò chơi dân gian có thể không có đồ dùng:*Ví dụ: Trò chơi Thả đỉa ba ba, Mèo đuổi chuột, Chi chi chành chành,Rồng rắn lên mây; Tập tầm vông....+ Có trò chơi yêu cầu có một đồ dùng:*Ví dụ: Bịt mắt bắt dê (một chiếc khăn bịt mắt); Cướp cờ (Một lá cờ);Nhảy dây (Một cái dây)....8+ Nhưng cũng có trò chơi cần phải nhiều đồ dùng:*Ví dụ: Trò chơi Chơi chuyền (Một bộ chuyến gồm mười cây chuyền dàibằng chiếc đũa ăn cơm, có thề nhỏ hơn hay ngắn hơn một chút và một quả bóngnhỏ bằng nắm tay học sinh), Ô ăn quan, nhảy bao bố...Tuy nhiên những đồ dùng cho các trò chơi dân gian bao giờ cũng đơn giảnvà dễ kiếm, không cầu kỳ phức tạp, rất tiện lợi khi tổ chức chơi ở bất kỳ chỗ nàochỉ cần một không gian phù hợp, an toàn là được.- Một đặc điểm đặc trưng của trò chơi dân gian là khi chơi không bao giờchơi hùng hục thực hiện các vận động của mình mà chúng thường vừa chơi vừahát hoặc đọc lời đồng dao nào đó. Các bài đồng dao đó khiến cho không khíchơi vui vẻ, nhộn nhịp hơn và phù hợp với tư duy của học sinh. Nên người giáoviên muốn tổ chức các trò chơi dân gian có hiệu quả, thu hút học sinh tham giabắt buộc phải thuộc các lời bài hát hoặc đồng dao của trò chơi đó. Đồng dao baogồm nhiều loại cung cấp cho các em kiến thức mà không là kiến thức hệ thốngnhư tư duy người lớn mà là trình bày liệt kê, dừng lại ở những nét bề ngoài dễnhớ, dễ phân biệt, kích động trí tò mò ở trẻ em.*Ví dụ: Trò chơi Thả đỉa ba ba – lời như sau:Thả đỉa / ba baChớ bắt / đàn bàTha tội / đàn ôngCơm trắng như bôngGạo thuyền như nướcĐổ mắm / đổ muốiĐổ chuối / hạt tiêuĐổ niêu / nước chèĐổ phải nhà nàoNhà ấy ..... chịu*Trò chơi Rồng rắn lên mâyRồng rắn lên mâyCó cây lúc lắcHỏi thăm thầy thuốcCó nhà hay không...............................- Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con.- Con lên mấy ?- Con lên một9- Thuốc chẳng hay- Con lên hai.- Thuốc chẳng hayCứ thế cho đến khi:- Con lên mười.- Thuốc hay vậy.Kế đó, thì thầy thuốc đòi hỏi:+ Xin khúc đầu.- Những xương cùng xẩu.+ Xin khúc giữa.- Những máu cùng me.+ Xin khúc đuôi.- Tha hồ mà đuổi.......* Trò chơi Chơi chuyền:Bắt đầu từ bàn một: “ Cái mốt, cái mai, cái trai, cái hến, con nhện, chăng tơ,quả mơ có hột....” sau đó là nhóm đôi: “ Đôi tôi, đôi chị.....cùng với đọc là việctung quả bóng lên và tay nhặt lấy cây chuyền và đỡ quả bóng vừa tung sao chokhỏi rơi.Đồng dao chẳng những cung cấp về kiến thức tự nhiên mà còn là kho kiếnthức, trong họ ngoài làng xã hội, về hội hè, đình đám, về đồ ăn, thức uống...*Ví dụ: “Những nồi cơm nếp, những tệp bánh chưng, mứt bí, mứt gừng,mứt chanh, mứt khế”. Hay “Ông thầy có sách, thợ ngạch có dao, thợ rèn có búa”10Như vậy thiếu những câu nói, bài đồng dao hay những câu hát thì trò chơikhông thể tiến hành. Đồng dao và trò chơi như chất keo kết nối những tình bạntrong sáng, ngây thơ giữa lũ trẻ với nhau mà ta khó tìm thấy trong những tròchơi hiện đại ngày nay. Vì vậy muốn tổ chức các trò chơi dân gian đạt yêu cầugiáo viên phải cho các em vừa chơi vừa đọc lời và thuộc lời. Các bài đồng daodù dài hay ngắn nhưng rất dễ nhớ và phù hợp với tư duy hồn nhiên của trẻ em.Lựa chọn địa điểm và không gian chơi:Trò chơi dân gian đều có luật chơi và cách chơi khác nhau. Có những tròchơi vận động mang tính tập thể rất cao, số lượng người tham gia chơi lớn đòihỏi địa điểm chơi phải có diện tích rộng như Kéo co; Rồng rắn lên mây; Thả đỉaba ba; Trồng nụ trồng hoa.+ Nếu là không gian hẹp thì tổ chức Ô ăn quan, Chơi chuyền, Kéo cưa lừaxẻ.+ Nếu là tổ chức ở các tiết học: Nghỉ giải lao giữa tiết (đối với khối 1) haycuối tiết học (Với các khối 2, 3, 4, 5) thì tổ chức các trò như: Tập tầm vông chohai em quay vào nhau chơi vừa hát vừa đập lòng bàn tay vào nhau, hoặc đậpthẳng hoặc đập chéo, hoặc một cao một thấp; Tổ chức nhóm chơi chi chi chànhchành...Chính vì vậy người giáo viên cần phải nắm vững cách chơi của từng trò đểlựa chọn tổ chức chơi cho phù hợp với yêu cầu.2.3.5. Cần động viên tất cả học sinh đều tham gia chơi:Một ưu thế của trò chơi dân gian chính là ở chỗ có thể dung nạp tất cảnhững ai muốn chơi. Không bao giờ quy định một số người chơi nhất định. Vì11vậy yêu cầu người hướng dẫn cần khuyến khích, động viên tất cả học sinh thamgia chơi, càng đông càng vui:*Ví dụ: Trò chơi Bịt mắt bắt dê: Mỗi khi có một người vào thêm vòng trònchỉ rộng ra một chút chứ trò chơi không thay đổi. Trò chơi Rồng rắn lên mây thìcái đuôi sẽ dài ra và mọi người đều được chơi được chạy như nhau. Trong khichơi mọi học sinh đều bình đẳng như nhau.Người giáo viên phải khách quan, trung thực đối với mọi nhóm chơi, mọiđối tượng chơi để đảm bảo tính giáo dục của trò chơi, không nên tranh cãi tronglúc chơi và tuyệt đối không dùng nhục hình để phạt người chơi sai, chơi khôngđúng. Giáo viên phải biết động viên khuyến khích học sinh tham gia chơi. Tuyêndương các em bằng những tràng vỗ tay hay những bài hát tạo không khí vuitươi, thoải mái, phấn khởi tạo những ấn tượng tốt đẹp, gây hứng thú trong nhữnggiờ chơi khác.2.3.6. Tổ chức chuyên đề cho giáo viên về trò chơi dân gian, thi chơi cáctrò chơi dân gian của học sinh giữa các khối:Để tất cả giáo viên có những kiến thức và nhớ về trò chơi dân gian (cáchchơi và lời đồng dao kèm theo trong khi chơi), ngay từ đầu năm học tôi đã triểnkhai chuyên đề Giới thiệu một số trò chơi dân gian do cô Bùi Thị Thoa – giáoviên Âm nhạc kiêm tổng phụ trác Đội triển khai. Mỗi trò chơi sau khi đã hướngdẫn cách chơi, tôi yêu cầu giáo viên đều tham gia chơi thử. Đồng thời yêu cầumỗi giáo viên giới thiệu cho đồng nghiêp của mình một trò chơi khác mà mìnhđã biết đề bổ sung vốn kiến thức về trò chơi dân gian cho phong phú.Trong năm học nhà trường đã tổ chức được sân chơi lớn hoạt động ngoàigiờ về các trò chơi dân gian cho học sinh toàn trường đó là: Tổ chức chơi các tròchơi dân gian.Ngoài ra, vào những giờ ra chơi giáo viên đã hướng dẫn cho các em chơicác trò chơi dân gian một vài lần và những trò chơi khác nhau cho các em thamgia chơi tập thể như nhảy bao bố, cướp cờ, Bịt mắt bắt dê; Ô ăn quan.... từ đócác giờ ra chơi hàng ngày các em tự tổ chức chơi với nhau và nhiều cô giáocũng tham gia cùng chơi với các em.Bên cạnh đó vui nhất, thoải mái nhất là các tiết học thể dục có đan xenchơi, các tiết sinh hoạt tập thể. Đặc biệt các tiết sinh hoạt sao các em học sinhkhối 4, khối 5 đã hướng dẫn và tổ chức cho các em khối 1, khối 2 khối 3 chơicác trò chơi dân gian rất sinh động, sảng khoái.2.4. Hiệu quả của sang kiến kinh nghiệm2.4.1. Đối với nhà trường:- Góp phần thực hiện các tiêu chí của phong trào “Trường học thân thiện,học sinh tích cực”.- Thành lập được Thư viện trò chơi dân gian để giáo viên và đồng nghiệptham khảo.12- Góp phần vào việc bảo tồn được di sản văn hoá dân tộc Việt Nam- Ngoài giờ ra chơi, các hoạt động giờ lên lớp các trò chơi dân gian cònđược thực hiện ở các giờ Thể dục, môn Tiếng Việt (Phần luyện từ và câu), cảgiáo viên và học sinh đều thích thú và thoải mái, giảm căng thẳng sau các giờhọc.- Được đông đảo phụ huynh nhiệt tình ủng hộ nhất là sau khi được tham dựvề nhà trường tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh.2.4.2. Đối với giáo viên:- Góp phần gìn giữ, phát huy các trò chơi dân gian, làm cho vốn kiến thứcvề trò chơi dân gian ngày càng phong phú về thể loại. Phát huy khả năng tìm tòi,sáng tạo trong các hoạt động để có thể lồng ghép các trò chơi đó vào các tiết họcvới nội dung phù hợp.- Tạo sự thân thiện gần gũi với học sinh vì vừa là người hướng dẫn vừa làbạn chơi với học sinh.- Giáo viên trở nên năng động, linh hoạt, tự tin hơn khi tổ chức các hoạtđộng tập thể từ đó tham gia nhiệt tình các phong trào tập thể.- Nâng cao năng lực chuyên môn. Như được sống lại với thuở ấu thơ củamình.2.4.3. Đối với học sinh:- Chính các em là những người nuôi dưỡng và phổ biến văn hoá, phong tụctruyền thống dân tộc. Học sinh cảm nhận được nét đẹp của văn hoá dân tộc. Từđó giúp học sinh tạo được lòng ham muốn tạo ra những nét đẹp trong cuộc sống.- Học sinh nhớ tên các trò chơi biết được cách chơi và luật chơi của nhữngtrò chơi dân gian, vì vậy tăng khả năng ghi nhớ có chủ đích và khả năng tưởngtượng trong các hoạt động vui chơi.- Đa số các em đều tích cực và thích thú khi chơi các trò chơi dân gian,tham gia nhiệt tình, sôi nổi, thoải mái và tự tin. Các em góp phần không nhỏ vàosự thành công của các hoạt động trong nhà trường như vào các ngày lễ lớn, ngàyhội ( Phẩn chơi các trò chơi dân gian), các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp...- Tăng cường sức khoẻ, cân bằng nguồn năng lượng dư thừa trong cơ thể,nhanh nhẹn, năng động, tự tin và hồn nhiên trong giao tiếp với mọi người.- Giúp học sinh có kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộcsống, thói quen và kỹ năng làm việc theo nhóm, các em không tham gia các tròchơi vô bổ, bạo lực..- Các em thêm yêu quý và tự hào về văn hoá, phong tục truyền thống củadân tộc Việt Nam, thêm yêu trường lớp, yêu quý bạn bè, thầy cô, thích được đếntrường.- Không còn cảnh nhiều học sinh trượt đuổi nhau, nghịch phá. Thay vào đósân trường rộn rã những nhóm nhảy lò cò, túm tụm chơi ô ăn quan... Các em13thuộc các bài đồng dao hay. Sau giấc ngủ trưa, chuẩn bị vào giờ học buổi chiều,các em cũng khởi động bằng những trò chơi dân gian thú vị như nhảy lò cò, Ôăn quanTính đến giữa học kỳ II năm học 2016 - 2017, cũng bằng phương phápkhảo sát đối với 60 em học sinh mà tôi đã khảo sát đầu năm học này, kết quả thuđược như sauTổng sốHSthamgiaCòn rụt Số HSHiểurè khihambiết vềthamthích trò chơigia tròtrò chơiDGchơiDGMạnhdạn, tựtin khitham giatrò chơiBiết tự tổchức tròchơiSáng tạotrong khichơi tròchơi605750DG6006057Như vậy sau khi áp dụng các biện pháp cũng như các kinh nghiệm trongtổ chức trò chơi tôi nhận thấy 100% học sinh đều ham thích trò chơi dân gian,số học sinh hiểu biết, mạnh dạn, tự tin, biết tự tổ chức và sáng tạo trong khi chơităng lên đáng kể. Đó cũng là thành quả của quá trình nỗ lực nghiên cứu và ápdụng những biện pháp, kinh nghiệm mà bản thân đã đúc rút ra trong quá trìnhcông tác.3. Kết luận, kiến nghị.3.1. Bài học kinh nghiệm:- Bản thân phải nhận thức sâu sắc về ý nghĩa việc đưa các trò chơi dân gianvào trường học. Nắm được mục đích của việc chơi, đó là hình thức chơi mà học.- Cần phải tích cực tìm tòi, sưu tầm thật nhiều các trò chơi dân gian. Cầnlựa chọn các trò chơi mang tính giáo dục, lành mạnh, an toàn cho học sinh.- Luôn tạo không khí thân mật, cởi mở, gần gũi với học sinh, tạo điều kiệnvà khuyến khích cho tất cả học sinh được tham gia, cần động viên khi các emchơi.- Phát huy vai trò của Tổng phụ trách đội, các đoàn thể, giáo viên bộ môn,giáo viên chủ nhiệm lớp.- Cần nắm rõ cách chơi trước khi hướng dẫn các em. Chọn trò chơi dângian phù hợp với không gian và đặc điểm của buổi chơi.3.2. Kết luận.Trò chơi dân gian là loại hình giáo dục rất có hiệu quả vì nó vừa là phươngtiện giải trí lành mạnh, vui chơi sinh động, phù hợp với đặc điểm tâm lý, vừa làphương tiện giáo dục nhẹ nhàng sâu sắc, các trò chơi dân gian vừa dễ tiếp cậnvừa không tốn kém mà mang lại kết quả giáo dục cao trong trường học. Gópphần nâng cao nhận thức, tăng cường thể lực cho trẻ, phát triển các giác quan,14giúp trẻ trở thành những người tài giỏi trong tương lai. Giúp trẻ thoả mãn nhucầu vui chơi mà lại bảo tồn được một di sản văn hoá tốt đẹp của dân tộc, gópphần vào việc thực hiện phong trào Trường học thân thiện, học sinh tích cực.Việc đưa trò chơi dân gian vào trường học là đúng đắn vì trò chơi dân gian đốivới trẻ em đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thờithể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em vớibè bạn, cộng đồng. Nó làm cho thế giới xung quanh của các em đẹp hơn và rộngmở. Tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỷ niệm quý báu theo suốt cuộcđời, làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ của các em. Chính vì vậy Trò chơi dângian cần được giữ gìn, phát huy và bảo tồn, rất cần thiết được lựa chọn, giớithiệu trong nhà trường phù hợp với lứa tuổi. Trò chơi dân gian không thể thiếutrong các lần sinh hoạt đội, sao, sinh hoạt tập thể, ngoại khóa. Qua đó giúp họcsinh giảm bớt căng thẳng sau những tiết học, làm các em thêm yêu trường, lớp,thầy cô, bạn bè. Cụ thể hơn là góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục về xâydựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc tổ chức thực hiện cáctrò chơi dân gian trong trường tiểu học Cẩm Long. Bước đầu thực hiện nhưngcũng thu được kết quả tương đối tốt, dễ áp dụng cho mọi đối tượng cho mọiđiểm trường, qua đây tôi mong muốn chia sẻ kinh nghiệm việc tổ chức các tròchơi dân gian cho học sinh của mình với các đồng nghiệp. Trong năm học tớingoài việc tiếp tục tổ chức chơi các trò chơi dân gian.3.3.Kiến nghị.a. Đối với giáo viên: Ciáo viên cần nắm vững các trò chơi dân gian, nămrõ được luật chơi, cách chơi và các bài đồng dao trong khi tham gia trò chơi,động viên khuyến khích, tạo hứng thú học tập cho học sinh.b. Đối với nhà trường : Nhà trường cần mua sắm thêm đồ dung, trang bịthêm cho trò chơi dân gian. Cần tổ chức thi trò chơi dân gian vào các ngày lễtrong năm học. Cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để làm tốtcông tác xã hội hóa giáo dục.Tôi xin chân thành cảm ơn!XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊHIỆU TRƯỞNGCẩm Long, ngày 15 tháng 3 năm 2017Tôi xin cam đoan đây là SKKN củamình viết, không sao chép nội dungcủa người khác.Người viếtNguyễn Văn HoàngNguyễn Văn Dũng15Tài liệu tham khảo1. Cuốn 100 Trò chơi Dân Gian cho thiếu nhi - Nhà xuất bản Kim Đồng.2. Một số trò chơi được giới thiệu trên internet (Trang web ca dao và tụcngữ).3. Tạp chí Giáo dục và Thời Đại, chuyên đề Giáo dục tiểu học,4. Truyền hình kênh VTV25. Các trò chơi dân gian thường tổ chức trong sinh hoạt cộng đồng.16DANH MỤCCÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đà ĐƯỢC HỘI ĐỒNGĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁCCẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊNHọ và tên tác giả: Nguyễn Văn DũngChức vụ và đơn vị công tác:Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Cẩm LongTTTên đề tàiSKKNCấp đánh giá xếp loại(Phòng, Sở, Tỉnh...)Kết quả đánh giá xếploại (A, B, hoặc C)Năm học đánhgiá xếp loại1.2.3.ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI SKKN CỦA HĐKH NHÀ TRƯỜNG17……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI SKKN CỦA HĐKH PHÒNG GIÁO DỤC……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………18ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI SKKN CỦA HĐKH SỞ GIÁO DỤC…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM THỦY……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC CẨM LONG…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………Người thực hiện: Nguyễn Văn DũngChức vụ: Phó hiệu trưởngĐơn vị công tác: Trường Tiểu học Cẩm LongSKKN thuộc lĩnh mực (môn): Khác……………………………………………………………………………………………19THANH HÓA NĂM 201720

Tài liệu liên quan

  • Skkn một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non 5 6 tuổi vùng dân tộc thiểu số trường mầm non hoa pơ lang Skkn một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non 5 6 tuổi vùng dân tộc thiểu số trường mầm non hoa pơ lang
    • 26
    • 823
    • 1
  • skkn một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non 5 6 tuổi vùng dân tộc thiểu số trường mầm non hoa pơ lang skkn một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non 5 6 tuổi vùng dân tộc thiểu số trường mầm non hoa pơ lang
    • 15
    • 796
    • 0
  • skkn một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh trường tiểu học cẩm long skkn một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh trường tiểu học cẩm long
    • 20
    • 1
    • 1
  • skkn một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5 6 tuổi tại trường mầm non thị trấn, thường xuân skkn một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5 6 tuổi tại trường mầm non thị trấn, thường xuân
    • 21
    • 531
    • 0
  • skkn một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động đội trường tiểu học skkn một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động đội trường tiểu học
    • 22
    • 497
    • 0
  • Chỉ đạo giáo viên một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh tiểu học Chỉ đạo giáo viên một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh tiểu học
    • 18
    • 142
    • 0
  • skkn một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động đội trong trường tiểu học (2019) skkn một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động đội trong trường tiểu học (2019)
    • 31
    • 473
    • 2
  • SKKN một số biện pháp tổ chức trò chơi trong tiết tiếng anh ở trường tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạ SKKN một số biện pháp tổ chức trò chơi trong tiết tiếng anh ở trường tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạ
    • 19
    • 190
    • 0
  • skkn Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội trong trường Tiểu học skkn Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội trong trường Tiểu học
    • 28
    • 149
    • 0
  • skkn một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động đội trong trường tiểu học skkn một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động đội trong trường tiểu học
    • 28
    • 136
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(374 KB - 20 trang) - skkn một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh trường tiểu học cẩm long Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Trò Chơi Dân Gian Học Sinh Tiểu Học