Skkn Tổ Chức Các Trò Chơi Dân Gian Trong Trường Tiểu Học - Tài Liệu Text

Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo Dục - Đào Tạo
  4. >>
  5. Trung học cơ sở - phổ thông
skkn tổ chức các trò chơi dân gian trong trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 34 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN1.Tên sáng kiến: " Tổ chức các trò chơi Dân gian trong trường tiểu học"2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lí3. Tác giả: 1-Nguyễn Thị TươiNam (nữ): NữNgày tháng/ năm sinh:07 / 02 / 1972Điện thoại:09781996862- Nguyễn Thị TĩnhNam (nữ): NữNgày tháng/ năm sinh:21 / 03 / 1965Điện thoại:09364099773- Hoàng Văn ĐoànNam (nữ): NamNgày tháng/ năm sinh:03 / 10 / 1978Điện thoại:09354354944. Đồng tác giả: Không5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Văn Đức- Thị xã Chí LinhTỉnh Hải Dương.Điện thoại: 032039304856. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Tiểu học Văn Đức- Thị xã ChíLinh- Tỉnh Hải Dương.Điện thoại: 032039304857. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: " Tổ chức trò chơi dân giantrong trường tiểu học"- Về Cơ sở vật chất: Có sân chơi (sân trường rộng, hẹp đều có thể tổ chứcnhiều trò chơi dân gian). Có thể sử dụng không gian lớp học để chơi một số tròchơi. Trang bị một số dụng cụ hoặc thiết bị để hỗ trợ tổ chức trò chơi: dây nhảy,que chuyền, sỏi cuội, quả bóng cao su nhỏ, khăn, dây kéo co, cờ nhỏ,… (Họcsinh có thể tự sưu tầm que chuyền, quả chơi chuyền, sỏi cuội, tờ lịch cũ để vẽ1bàn ô ăn quan, khăn bịt mắt, …). Có thể sử dụng những tấm lịch treo tường cũ đểtận dụng làm dụng cụ tổ chức trò chơi.- Về con người:+ Học sinh: Tất cả các em học sinh tiểu học từ khối 1 đến khối 5 đã đượctìm hiểu, hướng dẫn cách chơi các trò chơi trong phạm vi tổ chức đều có thểtham gia các trò chơi này.+ Giáo viên, tổng phụ trách Đội: Hiểu trò chơi, nắm chắc luật chơi, biết tổchức, hướng dẫn và giám sát khi học sinh chơi; nhiệt tình và trách nhiệm trong tổchức các hoạt động.8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2011- 2012HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢXÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊÁP DỤNG SÁNG KIẾNNguyễn Thị TươiNguyễn Thị TĩnhHoàng Văn Đoàn2TÓM TẮT SÁNG KIẾN1.Hoản cảnh nảy sinh sáng kiến:Hưởng ứng phong trào “Thi đua xây dựng trường học thân thiện học sinhtích cực” theo Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/8/2008 của Bộ Giáo dụcvà Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thânthiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013; kếhoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về triểnkhai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tíchcực”trong các trường phổ thông; Căn cứ 5 nội dung thi đua xây dựng trường họcthân thiện học sinh tích cực gồm có:- Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp an toàn;- Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địaphương, giúp các em tự tin trong học tập;- Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh;- Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh;- Học sinh tham gia tìm hiểu các di tích lịch sử, cách mạng, văn hóa có ở địaphương.Trong 5 nội dung thi đua xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cựcnói trên, việc tổ chức trò chơi dân gian trong trường tiểu học góp phần thực hiệntốt 2 trong 5 nội dung nói trên, đó là: Rèn kĩ năng sống cho học sinh và Tổ chứccác hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh.Không những thế, ngay từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo và ngành Giáo dụcphát động phong trào “Thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích3cực” nhà trường đã hưởng ứng tích cực bằng những hoạt động hiệu quả. Đặc biệttừ năm học 2011- 2012, việc tổ chức các trò chơi dân gian trong nhà trường đượcquan tâm thực hiện nghiêm túc, đều đặn, sáng tạo xuyên suốt các tháng trongtừng năm học, tạo cho các em học sinh trong nhà trường có những hoạt độngthực sự lành mạnh, vui tươi, góp phần rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.Xuất phát từ những lí do như trên, chúng tôi đã mạnh dạn viết sáng kiến“Tổ chức các trò chơi dân gian trong trường tiểu học” nhằm trao đổi kinhnghiệm cùng bạn bè đồng nghiệp bậc tiểu học cùng góp phần xây dựng mỗi ngôitrường tiểu học đều là những trường học thân thiện, tích cực.2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:2.1. Điều kiện áp dụng sáng kiến:Như đã trình bày ở trên, sáng kiến này cần các điều kiện về cơ sở vật chấtvà con người để áp dụng được sáng kiến, đó là:- Về Cơ sở vật chất: Có sân chơi (sân trường rộng, hẹp đều có thể tổ chứcnhiều trò chơi dân gian). Có thể sử dụng không gian lớp học để chơi một số tròchơi. Trang bị một số dụng cụ hoặc thiết bị để hỗ trợ tổ chức trò chơi: dây nhảy,que chuyền, sỏi cuội, quả bóng cao su nhỏ, khăn, dây kéo co, cờ nhỏ,… (Họcsinh có thể tự sưu tầm que chuyền, quả chơi chuyền, sỏi cuội, tờ lịch cũ để vẽbàn ô ăn quan, khăn bịt mắt, …). Có thể sử dụng những tấm lịch treo tường cũ đểtận dụng làm dụng cụ tổ chức trò chơi.- Về con người:+ Học sinh: Tất cả các em học sinh tiểu học từ khối 1 đến khối 5 đã đượctìm hiểu, hướng dẫn cách chơi các trò chơi trong phạm vi tổ chức đều có thểtham gia các trò chơi này.+ Giáo viên, tổng phụ trách Đội: Hiểu trò chơi, nắm chắc luật chơi, biết tổchức, hướng dẫn và giám sát khi học sinh chơi; nhiệt tình và trách nhiệm trong tổchức các hoạt động.42.2.Thời gian áp dụng sáng kiếnBắt đầu từ năm học 2011-2012, những biện pháp tổ chức hiệu quả các tròchơi dân gian trong nhà trường đã được chúng tôi thực nghiệm theo hướng sángtạo, hiệu quả và dần dần được rút kinh nghiệm, bổ sung trong những năm họctiếp theo cho đến năm học 2014- 2015 để hoàn thiện và đúc rút viết thành sángkiến này.2.3.Đối tượng áp dụng sáng kiến- Các trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân trên khắp mọimiền của đất nước.- Học sinh trong các trường tiểu học.- Các thày cô giáo dạy trong trường tiểu học.3. Nội dung sáng kiến:- Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến: Bắt đầu từ năm học 2008- 2009, BộGiáo dục và đào tạo đã phát động phong trào “Thi đua xây dựng trường học thânthiện, học sinh tích cực” trong đó có nội dung đưa trò chơi dân gian vào trongtrường tiểu học nhưng chưa có một tài liệu nào hoặc văn bản hay chưa cóchương trình tập huấn nào hướng dẫn các nhà trường tổ chức trò chơi dân giantrong nhà trường cụ thể vào thời gian nào, cách thức tổ chức, tuyên truyền,hướng dẫn học sinh duy trì trò chơi dân gian lành mạnh, bổ ích ra sao, phối kếthợp các hoạt động trong nhà trường sao cho thiết thực hiệu quả, tạo môi trườngvui tươi, lành mạnh, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho các em học sinh,…Trong khuôn khổ sáng kiến này, chúng tôi đã mạnh dạn đưa ra những cách làmmà chúng tôi đã thực hiện có hiệu quả trong nhà trường từ nhiều năm nay để giảiquyết vấn đề trên. Đó là:+ Tuyên truyền và giáo dục về tầm quan trọng của trò chơi dân gian trongtrường tiểu học và việc phát huy bản sắc văn hóa dân tộc;+ Bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên hiểu biết về các trò chơi dân gian, cáchtổ chức các trò chơi dân gian trong nhà trường;5+ Trang bị đủ đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho trò chơi đan gian.+ Tổ chức tập huấn và hướng dẫn học sinh cách chơi, phát động học sinhtoàn trường tham gia các trò chơi dân gian lành mạnh, bổ ích trong thời gian vuichơi;+ Tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi dân gian trong các giờ ra chơi,đầu giờ học;+ Tổ chức giao lưu, thi đua giữa các đội tham gia các trò chơi dân giantrong hoạt động ngoài giờ lên lớp;+ Phối hợp các ban ngành, đoàn thể trong và ngoài nhà trường để phát huyhiệu quả trong việc tổ chức các trò chơi dân gian trong nhà trường.- Khả năng áp dụng của Sáng kiến: Sáng kiến này có thể áp dụng rộngrãi trong các nhà trường tiểu học. Những biện pháp đề cập đến trong sáng kiếndễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện; trang thiết bị và cơ sở vật chất trong các nhàtrường hiện nay đều có thể đáp ứng được yêu cầu tổ chức các trò chơi dân giantrong phạm vi sáng kiến đề cập. Điều đó tạo điều kiện dễ dàng cho các nhàtrường sáp dụng sáng kiến này.- Lợi ích thiết thực của sáng kiến: Sáng kiến được thực hiện đã góp phầnrất lớn vào việc mang lại cho các em học sinh một môi trường giáo dục an toàn,bình đẳng, tạo hứng thú cho học sinh học tập, nâng cao chất lượng giáo dục.Sáng kiến thực hiện cũng đã thể hiện sự quan tâm đầu tư của nhà trường vì ngườihọc, nó còn thể hiện sự thân thiện và dân chủ trong môi trường giáo dục thời kìđổi mới.4. Giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến:Sau một thời gian thực hiện sáng kiến tại trường, chúng tôi thấy: Nhậnthức của cán bộ, giáo viên và học sinh trong nhà trường về lưu giữ và phát huytrò chơi dân gian trong nhà trường đã có sự chuyển biến tích cực. Các em họcsinh hứng thú tham gia các trò chơi dân gian, hàng ngày các em đã thay nhữngtrò chơi sử dụng đồ chơi súng ống, không an toàn thay bằng những trò chơi dân6gian vui tươi, lành mạnh; môi trường giáo dục thân thiện, dân chủ hơn, học sinhđược rèn nhiều kĩ năng sống qua các trò chơi, các hoạt động ngoài giờ lên lớphiệu quả, thiết thực và sôi nổi hứng thú hơn rất nhiều. Không những thế, việchuy động các lực lượng tham gia cùng đã tạo cho nhà trường một môi trườnggiáo dục đoàn kết, gắn bó, thân thiện; học sinh chủ động, sáng tạo hơn.5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến:Để sáng được áp dụng hoặc mở rộng trong toàn bậc học, chúng tôi đề xuấtmột số ý kiến sau:- Đối với phòng Giáo dục và Sở giáo dục và Đào tạo: Tổ chức tuyêntruyền giáo dục rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên về tầm quan trọng của việcduy trì, phát huy các trò chơi dân gian, góp phần giữ gìn nét văn hóa dân tộc. Tổchức tập huấn và nhân rộng điển hình các trường tổ chức tốt trò chơi dân giangóp phần quan trọng tạo môi trường giáo dục thân thiện, học sinh tích cực.- Các nhà trường: Chuẩn bị tốt nhân lực, các trang thiết bị, đồ dùng, vật dụng đểtổ chức trò chơi hiệu quả. Việc chuẩn bị này có thể huy động từ chính học sinh,vì đều là những đồ dùng, vật dụng các em dễ kiếm, dễ tìm.- Đối với cán bộ, giáo viên: Có hiểu biết về các trò chơi triển khai, tíchcực, tâm huyết và trách nhiệm trong việc hướng dẫn, tổ chức và giám sát các emthực hiện để có thể điều chỉnh kịp thời.- Đối với học sinh: Tham gia tích cực, chủ động và tự giác.7MÔ TẢ SÁNG KIẾN1, Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiếnNhư đã trình bày ở phần TÓM TẮT SÁNG KIẾN và từ việc hưởng ứngphong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực do Bộ Giáodục và đào tạo phát động, từ thực tế thực hiện xây dựng môi trường giáo dục antoàn, lành mạnh, vui tươi, thân thiện, dân chủ và tích cực; từ thực tế trong nhàtrường các em học sinh còn thiếu những trò chơi lành mạnh, bổ ích, một bộ phậncác em học sinh trong trường tiểu học còn bị lôi cuốn vào những đồ chơi, tròchơi thiếu bổ ích, kém an toàn, … Từ bối cảnh và yêu cầu của giáo dục tiểu họchiện nay, chúng tôi đã mạnh dạn chọn và thực hiện sáng kiến “Tổ chức trò chơidân gian trong trường tiểu học”.2. Cơ sở lý luận của vấn đề:Các trò chơi dân gian các dân tộc có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học vôcùng lớn. Đó còn thể hiện tính cộng đồng, tính tập thể, tinh thần đoàn kết trongnhân dân rất cao.Trò chơi dân gian được phát huy và bảo tồn góp phần hình thành phẩmchất kiên cường, sự dẻo dai và ý thức vươn lên, giành chiến thắng trong cuộcsống. Trò chơi dân gian Việt Nam thể hiện bản sắc văn hóa của đất nước và conngười Việt Nam.Những trò chơi dân gian Việt Nam đã đến với trẻ thơ nhất là lứa tuổi Tiểuhọc một cách nhẹ nhàng theo kiểu “vừa học, vừa chơi”qua những bài đồng dao theocách nói vần, và chinhs những bài đồng dao ấy đã làm tốt chức năng biểu đạt ý,giáo dục nhận thức, bồi dưỡng tình cảm cho trẻ thơ. Và từ những trò chơi ấy với ýnghĩa giáo dục trong các bài đồng dao giúp trẻ: Học mà chơi, chơi mà học!3. Cơ sở thực tiễn:Thực tế trong nền kinh tế hội nhập và phát triển, trẻ em được sống trongmôi trường phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin với tốc độ phát triển8nhanh chóng cùng những trò chơi hiện đại nhiều trẻ em hôm nay không cònđược biết tới những trò chơi cổ truyền dân gian. Đặc biệt, giá trị của các trò chơiđang có nguy cơ mai một, biến mất hay biến tướng một cách bất thường vànhanh chóng. Thay thế vào đó là các trò chơi mới được du nhập không phù hợpvới văn hóa, thể chất của con người và học sinh Việt Nam. Chính vì thế nhữngnăm gần đây, ở một số địa phương việc bảo tồn, lưu giữ và phát huy giá trị củacác trò chơi văn hóa dân gian đã được quan tâm, chú trọng. Từ năm học 20082009, hưởng ứng phong trào “Thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinhtích cực”, các nhà trường đã chú ý đưa trò chơi dân gian vào nhà trường songcòn ở mức độ hạn chế và chưa thực sự được đầu tư quan tâm.4. Thực trạng tình hình.Qua thực tế tìm hiểu thực trạng tình hình của nhà trường qua một thời gianthực hiện các nội dung thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực,và trực tiếp khảo sát về nhận thức, tầm quan trọng của trò chơi dân gian trongnhà trường; qua tìm tiểu nhu cầu chơi trò chơi cũng như quan sát thực tế chơi tròchơi của các em học sinh ở các giờ vui chơi; qua việc tổ chức trò chơi dân giantrong các hoạt động ngoài giờ lên lớp chúng tôi thấy:- Nhà trường: Việc quan tâm đầu tư cho việc tuyên truyền, giáo dục và tổchức trò chơi dân gian trong nhà trường còn hạn chế, chưa sáng tạo và chưa thuhút được sự tham gia của những lực lượng trong và ngoài nhà trường.- Học sinh: Rất thích chơi trò chơi, thích được tham gia trò chơi vào giờthể dục hay những tiết hoạt động ngoài giờ lên lên lớp, các buổi ngoại khóa vàsinh hoạt tập thể. Rất nhiều em học sinh bị cuốn hút bởi các đồ chơi bằng nhựatái sinh màu sắc độc hại không rõ nguồn gốc, hoặc những đồ chơi nguy hiểm,bạo lực, không an toàn như súng, kiếm, hạt nở hóa chất,… Các em còn thiếuhiểu biết và chưa được tham gia nhiều các trò chơi dân gian, hiểu biết về trò chơidân gian còn kém,…9- Giáo viên: Nhận thức về tầm quan trọng của việc duy trì phát huy tròchơi dân gian trong nhà trường còn chưa đúng mức độ, hiểu biết về các trò chơidân gian còn hạn chế; đa số còn coi việc tổ chức trò chơi dân gian trong nhàtrường là trách nhiệm của Tổng phụ trách Đội hoặc chưa tham gia tích cực vàocông tác tổ chức, hướng dẫn, giám sát các em học sinh thực hiện.5. Các giải pháp, biện pháp thực hiện5.1. Khảo sát thực trạng:Để có kết quả cụ thể về thực trạng nhằm tổ chức tốt các trò chơi dân giantrong trường tiểu học, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trước khi thực hiện nghiệmsáng kiến về các nội dung sau:- Nhu cầu chơi trò chơi của học sinh:(Chọn mỗi khối 50 em, khối 1 tham gia trả lời trực tiếp qua phỏng vấn, khối 2đến khối 5 trả lời trên phiếu)HSthamgia KSKhối 150 emKhối 250 emKhối 350 emKhối 450 emKhối 550 emMức độRất thíchThíchBình thườngKhông thíchSLSL%SL%SL45905100429461224,0448851012,0479624,012,0459048,012,010%%- Khảo sát mức độ hiểu và biết chơi các trò chơi dân gian của học sinh:HSthamgia KSHiểu và biết cách chơi trò chơi dân gian1 trò chơi dângianSLKhối 150 emKhối 250 emKhối 350 emKhối 450 emKhối 550 em%2 trò chơi dângianSL%3 trò chơi dângianSL%4 trò chơi dângian trở lênSL351500225167313268283010233015%- Khảo sát về sự hiểu biết, cách tổ chức các trò chơi dân gian của giáo viênCBGVthamgia KSHiểu và biết cách tổ chức chơi trò chơi dân gianBiết cách chơi TC DG thôngdụng, chưa thông hiểu về tròchơiSL40Hiểu rõ và biết cách tổ chứcchơi các trò chơi DG thôngdụng%SL25%15Qua khảo sát bằng số liệu cụ thể một số nội dung như trên và trực tiếpquan sát, phỏng vấn giáo viên, học sinh nhiều nội dung về tổ chức trò chơi dângian trong thực tế ở nhà trường, chúng tôi thấy rằng:+ Đa số các em học sinh rất thích được tham gia chơi trò chơi. Các emthích được tổ chức cho chơi trò chơi với các bạn ở trong giờ học, giờ ra chơi vàcác giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp và sinh hoạt tập thể.11+ Rất nhiều học sinh, đặc biệt là các em học sinh khối 1, 2 chưa biết và íttham gia nhiều trò chơi dân gian. Số lượng các em này còn tham gia những tròchơi tự phát, sử dụng đồ chơi nguy hiểm độc hại do thiếu hiểu biết.+ Còn rất nhiều giáo viên chưa hiểu rõ về trò chơi dân gian, dẫn đến việchướng dẫn và tổ chức cho học sinh chơi còn hạn chế hoặc hướng dẫn qua loa,chưa tạo được hứng thú cho tất cả các em học sinh.+ Nhận thức về tầm quan trọng của việc giữ gìn và phổ biến rộng rãi tròchơi dân gian trong nhà trường của giáo viên và học sinh còn hạn chế.5.2. Tuyên truyền và giáo dục về tầm quan trọng của trò chơi dân gian trongtrường tiểu học và việc phát huy bản sắc văn hóa dân tộcĐể thực hiện tốt nội dung này, trước tiên Ban giám hiệu nhà trường chúngtôi đã tiến hành bồi dưỡng về nhận thức cho tập thể cán bộ giáo viên trong nhàtrường để từng cán bộ, giáo viên, nhân viên hiểu rõ được các nội dung:“Qua các trò chơi dân gian tổ chức cho học sinh trong trường tiểu học, tathấy đó là những trò chơi thích hợp với nhu cầu nguyện vọng và tâm lý của trẻem, xét ở nhiều phạm vi như: lời đồng dao, động tác chơi, qui trình tổ chức chơi,chủ định chơi, các luật chơi…Đặc biệt lời đồng dao có vai trò rất quan trọngtrong việc góp phần làm cho trò chơi hấp dẫn và bổ ích với các em. Đồng daonghĩa là ca dao nhi đồng, hay chính là lời ca dân gian của trẻ em. Nếu ca dao lànguồn sống tâm tư của lớp người lớn, sinh hoạt thi ca là hình thức giao cảm giữacuộc sống, thì đồng dao cũng lại tác động vào nguồn sống nhi đồng cùng tínhchất tương tự. Đồng dao trong trò chơi dân gian có tác dụng thỏa mãn nhu cầuvui chơi và học tập cho trẻ có một số tri thức để bước vào đời. Do ngôn ngữ đặcthù, đồng dao trong trò chơi dân gian đã góp phần trong việc bồi dưỡng rènluyện tiếng nói cho học sinh tiểu học hiệu quả. Trước hết là tập cho các em nhỏtuổi phát âm chính xác: Nu na/ Nu nống/ Cái trống/ nằm trong/ Cái nong/ nằmngoài/ (Trong trò chơi Nu na nu nống). Bài đồng dao này luyện cho các em nóiâm N phân biệt với L. Hay trò chơi Đếm sao: Một ông/ sáng sao/ Hai ông/ sao12sáng/ Ba ông/ sáng sao… là bài tập về số đếm, vui vẻ, nhẹ nhàng, không nặng nềnhư một số bài số học. Điều cơ bản trò chơi dân gian dành cho các em giúp cácem học tập bằng ấn tượng thực tế chứ không phải bằng lý luận. Trong các bàiđồng dao được sử dụng cùng trò chơi dân gian có những câu không dịch, khônggiảng được, song không phải là không có ý nghĩa Ví như “nu na nu nống”,“dung dăng dung dẻ”, “chồng lộng chồng cà”, “dâm dâm da da”, “chi vi chivít”… Đây là những lời dẫn cảm, gây hứng thú cho các em học sinh tiểu học rấtcao. Người ta có thể dựa ngay vào động tác của một trò chơi, hay một hành độngnói đến trong bài đồng dao, rồi lấy từ chính diễn tả sự việc, dùng phương pháp từlấp láy, cấu tạo tiếng đệm mà phát triển ra thành ngôn ngữ. Trò dung dăng dungdẻ tập trung ý nghĩa ở chữ dăng, có nghĩa là dăng tay; trò Vu vi vút vít có chữvút, trẻ cầm cây roi vung khắp xung quanh. Tham gia chơi trò chơi dân gian gắnvới đồng dao là các em học sinh tiểu học đã bắt đầu bước vào sinh hoạt văn hóatập thể một cách tự nguyện. Tuỳ theo khối lớp, học sinh có thể chơi các trò khácnhau như: Chi chi chành chành, Mèo đuổi chuột, Kéo co, Nhảy bao bố, Ô ănquan, Oẳn tù tì, nhảy dây..(Theo tác giả Bùi hữu Cường viết trong cuốn sách “Giá trị của tròchơi dân gian trong nhà trường tiểu học”)Với ý nghĩa5.3. Bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên hiểu biết về những trò chơi dân gianthường tổ chức trong nhà trường tiểu học và cách tổ chức các trò chơi dângian trong nhà trường (Theo 100 trò chơi dân gian cho thiếu nhi)5.3.1. Chi chi chành chành- Tác dụng: Trò chơi này rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn cho các em họcsinh và không đòi hỏi phải có sân chơi cũng như cần có quá nhiều ngườichơi.Trò chơi thường là sự kết hợp giữa hai đến 4 học trò và thường dành chocác em học sinh nhỏ tuổi ở khối lớp 1.13-Cách chơi: Một người xòe bàn tay ra, người khác giơ một ngón tay trỏ rađặt vào lòng bàn tay đó, người đó đọc nhanh:Chi chi chành chànhCái đanh thổi lửaCon ngựa chết trươngBa Vương Ngũ đếBắt dế đi tìmÙ à ù ậpĐóng sập của vào.Đến chữ “vào” thì người đó nắm tay lại, còn mọi người thì cố gắng rút taythật nhanh. Ai rút không kịp bị nắm trúng thì bị thua cuộc, phải xòe tay và đọccâu đồng dao cho người khác chơi.5.3.2. Oẳn tù tì- Tác dụng: Rèn luyện tính phán đoán và khả năng phản xạ nhanh nhẹn14- Cách chơi: Trò chơi có thể tiến hành khi có 2 người chơi trở lên cùngđứng hoặc ngồi, tay đung đưa theo nhịp câu hát:Oẳn tù tìRa cái gìRa cái này!Kết thúc câu hát, tất cả người chơi cùng xòe tay theo các hình: nắm tay làbúa, chĩa hai ngón trỏ và ngón giữa là kéo, ngón trỏ là dùi, xòe cả bàn tay là lá.Tìm ra người thắng theo quy tắc sau: búa nện được kéo, dùi nhưng bị lá bọc; kéocắt được lá; dùi đâm thủng lá; dùi khoan được kéo.5.3.3. Ô ăn quan- Tác dụng: giúp bé làm quen với cách thức tính toán và rèn luyện tư duysáng tạo.- Cách chơi: Ô ăn quan có thể chơi ở trong nhà hay ngoài trời với các ô kẻtrên giấy, nền đất, miếng gỗ phẳng… Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhậtrồi chia hình chữ nhật đó thành mười ô vuông, mỗi bên có năm ô đối xứng nhau.Ở hai cạnh ngắn hơn của hình chữ nhật, kẻ hai ô hình bán nguyệt hoặc hình vòngcung hướng ra phía ngoài. Các ô hình vuông gọi là ô dân còn hai ô hình bánnguyệt hoặc vòng cung gọi là ô quan. Cũng có thể biến tấu thành chơi ba, chơi 4tùy theo số lượng người tham gia chơi.Quân chơi gồm 2 loại quan và dân được thu thập từ những vật có kíchthước dễ cầm nắm và không quá nhẹ để tránh gió thổi như: sỏi, đá, khuy áo, hạt15một số loại quả… (chú ý: quân quan phải to hơn hẳn quân dân). Số lượng “quan”luôn là 2, còn số lượng “dân” thay đổi tùy theo số ô ở hai bên, miễn là đảm bảo 5“dân” trong một ô lúc bắt đầu chơi.Hai học sinh (hoặc ba, bốn) ngồi bên cạnh của hình chữ nhật đã vẽ và lầnlượt bốc quân ở ô bất kỳ để rải 1 quân ở tất cả các ô đi qua, rải đến khi nào gặpmột ô trống (trừ ô quan) thì được ăn số quân ở ô liền sau ô trống đó. Cứ rải quânnhư vậy cho đến khi nào ăn hết quan thì đếm số quân ở hai bên, ai nhiều hơn làngười thắng.5.3.4. Bịt mắt bắt dê- Tác dụng: Rèn luyện thể chất và tính phán đoán, định hướng.- Cách chơi: Trò chơi này càng nhiều học sinh tham gia càng vui. Khi bắtđầu chơi, các em học sinh đứng nắm tay nhau quây thành vòng tròn rộng. Haihọc sinh đứng giữa vòng tròn cùng bị bịt chặt mắt bằng miếng vải, một học sinhđóng vai con dê vừa chạy vừa kêu “be be”, bé còn lại là thợ săn, phải bắt đượcdê dựa theo tiếng kêu.Các em học sinh làm vòng tròn reo hò mách nước cho người bắt nhưng làmách sai để gây cười. Người săn bắt được dê thì dê được thay chỗ làm người săn vàmột người khác ở hàng rào vào làm dê, người săn thắng cuộc trở lại làm hàng rào.165.3.5. Rồng rắn lên mây:- Tác dụng: Rèn luyện thể chất và tính nhanh nhẹn, linh hoạt Ngoài ra còndạy các em học sinh tinh thần đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.- Cách chơi: Một học sinh đóng làm thầy thuốc, các em còn lại sắp hàngmột, tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phíatrước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi hát đồngdao:Rồng rắn lên mâyCó cây xúc sắcCó nhà hiển minhHỏi thăm thầy thuốcCó nhà hay không?17“Thầy thuốc” trả lời: “Thấy thuốc đi chơi (hay đi chợ, đi câu cá , đi vắngnhà…). Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời: “Có!”.Khi thầy thuốc trả lời “có” thì người đầu đoàn “rồng rắn” bắt đầu cuộc đối đáp:- Chô tôi xin ít lửa.- Lửa làm gì?- Lửa kho cá.- Cho ta xin khúc đầu.- Cục xương cụ xẩu.-Cho ta xin khúc giữa.- Cục máu cụ me.-Cho ta xin khúc đuôi- Tha hồ thầy đuổiLúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối cùngtrong hàng. Còn người đứng đầu phải dang tay chạy, cố ngăn cản không chongười thầy thuốc bắt được cái đuôi của mình, trong lúc đó cái đuôi phải chạy vàtìm cách né tránh thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì ngườiđó phải ra thay làm thầy thuốc.5.3.6. Đánh chuyền- Mục đích: Rèn luyện tính nhanh nhẹn, khéo léo của tay kết hợp chân.- Cách chơi: Chơi hai hoặc vài người. Cỗ chuyền gồm 10 que tre vót tròn,nhỏ bằng que kem, dài 20cm và một hòn cái (hòn cuội tròn hoặc quả cà pháo).Người chơi ngồi duỗi một chân, rải cỗ chuyền dọc theo ống chân, vừa đọc mộtcâu, vừa tung hòn cái, vừa nhặt số que theo lời bài, đồng thời phải đỡ bắt hòn cáikhông để rơi.Số que rải xuống hoặc lấy lên phải đúng theo lời ca. Hết bàn 10, ngườichơi xoay đảo cả 2 tay chùm que, mỗi câu là một lần tung hứng hòn cái, đoạncuối đặt xuống từng que rồi lại nhặt lên đôi một cho đến hết. Rơi cái, hoặc nhặtsai số que là bị loại. Người chơi vừa chơi vừa đọc theo bài ca:18Que mốt (nhặt 1 que)Chín lìa mộtQue mai (nhặt tiếp 1 que và nắm lại Một sang mườitrong tay cho đến hết bàn)Ngả năm mươi (đặt xuống 5 que)Cái còMười vơ cả (lại nhặt lên)Nỏ năngNgả xuống đất (đặt cả 10 que xuống)Con khăngCất lên tay (nhặt cả lên)Hòn chắtXoay ống nhổ (quay cả cụm que)Nhấm nhaĐổ tay chuyềnNhấm nhắtChuyền chuyền một (xoay một vòngQuạ bắtque trên hai tay)Sang bàn đôi (rải lại ra chân)Một đôiĐôi tôi (nhặt 2 que)Chuyền chuyền haiĐôi chịHai đôiĐôi cái bịChuyền chuyền baĐôi cành hoaBa đôiRải bàn ba (rải que lại ra chân)Chuyền chuyền bốnBa quả càBốn đôiBa quả táoChuyền chuyền nămBa lá gáoNăm đôiMột sang tưĐầu quạ (Bắt đầu thả từng que xuốngRải bàn tư (rải lại que)chân)Tư củ từQuá giang19Tư củ cảiSang sôngHai sang nămVề đòRải bàn năm (rải lại que)Cò nhảyNăm còn nămGẫy câyNăm sang sáuMây leoRải bàn sáu (rải lại que)Bèo trôiSáu củ ấuổi xanhBốn sang bảyHành bócRải bàn bảy (rải lại que)Trứng đỏ lòng (quơ 2 que lên một lần)Bảy lìa baTôm cong đít vịtBa sang támVào làng xin thịtRải bàn tám (rải lại que)Ra làng xin xôiTám hai lìaAnh chị em ơi, cho tôi vét bàn thiên hạ.Hai sang chínRải bàn chín (rải lại que)5.3.7. Nhảy bao bố- Mục đích ý nghĩa: Rèn luyện sức khoẻ, nhanh nhẹn, khéo léo. Tạokhông khí vui vẻ, thoải mái để học tập, sinh hoạt- Cách chơi: Chuẩn bị: Bao bố ( bao tải) to để hai người có thể đứng trongbao được, số lượng bao bằng 1/2 số người chơi.Quản trò chia tập thể chơi thànhcác đội có số lượng đều nhau, đều nam, đều nữ. Cứ hai người đứng trong mộtbao xếp thành hàng dọc trước vạch xuất phát chờ lệnh. Khi có lệnh của quản trò,từng đôi của từng đội nhảy về đích qui định cho đến đôi cuối cùng. Khi đôi đầu20tiên nhảy, đôi số 2 tiến lên vạch xuất phát. Đội nào về đích nhanh nhất là thắng.Nếu bị ngã đứng dậy chơi tiếp. Có thể mỗi bạn một bao tải hoặc 3,4 bạn mộtbao. Chọn sân chơi phù hợp như sân đất, cỏ, cát tránh nguy hiểm. Khoảng cáchxa hay gần tuỳ thuộc vào khối lớp học sinh5.3.8. Đá cầu- Mục đích: Rèn luyện sức khỏe, tính linh hoạt của cổ chân, sự kết phốihợp toàn thân để tâng cầu.- Cách chơi: Số người chơi không hạn định. Có nhiều cách chơi: Ngườichơi nhảy lò cò một chân, một chân vừa đỡ cầu vừa đá hất lên, vừa đá vừa đếmkết quả cho đến khi cầu rơi xuống đất là hết ván. Chân đá có thể duỗi thẳng, gậpvòng trước mặt hoặc đá hậu gập chân qua đằng sau. Đá cầu bằng ống chân, bànchân, đùi, đều được. Hoặc vạch một vạch ngang làm giới hạn, chia hai đội với sốngười bằng nhau. Một bên gieo cầu đá sang phía bên kia, họ đỡ và đá trả về bênnày, có thể đỡ chuyền nhau qua vài người rồi mới đá sang đối phương. Cầu rơixuống đất bên nào bên ấy thua một bàn.5.3.9.Nhảy dây- Mục đích: Rèn luyện sức khỏe của đôi chân, biết đoàn kết đồng đội, yêuthương giúp đỡ lẫn nhau.- Cách chơi: Một sợi dây thừng dài 2m cho nhảy cá nhân, hoặc 4 - 5m chonhảy tập thể. Nhảy cá nhân: Hai tay cầm hai đầu dây dang ra vung lên qua đầu,khi dây chạm đất, chân nhảy lên để dây vượt qua, như vậy là một vòng, vừa nhảyvừa đếm xem đến vòng bao nhiêu thì vướng chân vào dây phải ngừng để ngườikhác nhảy. Ai đạt nhiều vòng là thắng. Chơi giỏi, hai tay cầm dây vắt chéongang ngực. Nhảy tập thể: Hai người cầm hai đầu dây bằng một tay, quay nhanhdây chạy vòng tròn cho vài người nhảy. Ai chạm dây phải ra thay làm người cầmdây cho người kia vào nhảy.215.3.10. Kéo co:- Mục đích: Rèn luyện sức mạnh, sự đoàn kết, đồng lòng, đồng sức.- Cách chơi: số người chơi được chia làm hai đội, mỗi đội cùng dùng sứcmạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình. Có khi cả hai bên đều là nam,có khi bên nam, bên nữ. Hai bên ra sức kéo, sao cho dấu mốc trên dây kéo về bênmình là thắng. Bên ngoài cổ vũ hai bên bằng tiếng "cố lên". Kéo co tổ chức 3hiệp, bên nào thắng liền ba hiệp hoặc 2 hiệp là bên ấy được.5.4.Trang bị và sưu tầm đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị phục vụ cho tổ chứccác trò chơiXác định việc tổ chức trò chơi dân gian trong nhà trường có thành cônghay không thì trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho những trò chơi đóđóng vai trò rất quan trọng, nếu thiếu chúng, coi như việc tổ chức trò chơi thấtbại. Chính vì vậy, ngay sau khi nghiên cứu, khảo sát thực tế nhà trường đã phátđộng toàn thể các em học sinh tự sư tầm một số dụng cụ, đồ dùng có thể phục vụcho một số trò chơi mà các em dễ kiếm, dễ làm như: que chuyền, sỏi, cuội, hạtna, hạt nhãn, quả bòng tenis cũ, ... Một số dụng cụ, trang thiết bị khác nhà trườngđầu tư trang bị như: dây nhảy, dây kéo co, khăn bịt mắt, quả cầu,...5.5.Tổ chức hướng dẫn học sinh cách chơi, phát động học sinh toàn trườngtham gia các trò chơi dân gian lành mạnh, bổ ích trong thời gian vui chơiĐể tổ chức thành công các trò chơi dân gian đã nêu trên, BGH nhà trườngchúng tôi đã họp bàn và phân công đồng chí Tổng phụ trách Đội cùng giáo viênchủ nhiệm trong nhà trường, giáo viên bộ môn kết hợp cùng nhân viên các bộphận tổ chức hướng dẫn cho học sinh cách chơi 10 trò chơi dân gian dễ sử dụngtrong nhà trường tiểu học.Lịch hướng dẫn được bố trí linh hoạt: vừa cố định trong các tiết hoạt độngngoài giờ lên lớp, hoặc linh hoạt trong những buổi chào cờ đầu tuần, trong giờ rachơi hoặc trong cả những tiết học có sử dụng trò chơi. Sau một thời gian hướng22dẫn, các đồng chí được phân công nhiệm vụ sẽ kiểm tra, hướng dẫn bổ sung kịpthời cho các em, đảm bảo các em đều biết chơi những trò chơi phù hợp với lứatuổi của mình.Song song với nhiệm vụ hướng dẫn cách chơi các trò chơi, chúng tôi cũngđã tiến hành tuyên truyền sâu rộng trên hệ thống phát thanh măng non về ýnghĩa, lợi ích của trò chơi dân gian trong nhà trường tiểu học. Từ đó bồi dưỡngcho các em học sinh ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dântộc.Để thực sự trò chơi dân gian giúp cho môi trường giáo dục thêm thânthiện, gần gũi, vui vẻ và dân chủ, chúng tôi đã phát động toàn thể các em họcsinh tích cực chủ động chơi các trò chơi dân gian trong những giờ vui chơi, giờra chơi giữa giờ,... Sau mỗi tháng đều có đánh giá rút kinh nghiệm trong toàntrường với từng lớp.5.6. Tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi dân gian trong các giờ ra chơiĐể hoạt động chơi trò chơi dân gian trong nhà trường trở thành một nétđẹp trong hoạt động hướng tới lợi ích của các em học sinh, vì một môi trườngthân thiện, an toàn, vui tươi, chúng tôi đã chỉ đạo Liên đội đưa hoạt động vuichơi trò chơi dân gian vào các giờ ra chơi để các em học sinh thực sự được vuichơi thỏa mái. Lịch vui chơi trò chơi được đan xen vào các buổi trong tuần như:thứ 2, 4, 6 chơi trò chơi dân gian. (Thứ 3,5: múa hát, thể dục)Bằng sự suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo, chúng tôi đã bàn bạc để phân khu trongsân chơi cho các em học sinh có thể tham gia chơi trò chơi theo khu với từng sởthích hoặc theo khu vực khối lớp của mình. Khu các em chơi trò chơi nhảy dây,khu các em chơi cầu, khu chơi ô ăn quan, khu các em chơi những trò chơi vậnđộng: Bịt mắt bắt dê, Rồng rắn lên mây,... Cứ như vậy lịch chơi trò chơi định kìđược tổ chức đều đặn giúp các em rèn luyện một số kĩ năng cơ bản và tham giachủ động trong các trò chơi.235.7. Tổ chức giao lưu, thi đua giữa các đội tham gia các trò chơi dân giantrong hoạt động ngoài giờ lên lớpĐể khích lệ các cá nhân và tập thể lớp tích cực tham gia chơi các trò chơidân gian và tạo cho các em những sân chơi bổ ích, lý thú, chúng tôi đã tổ chứcgiao lưu, thi đua giữa các đội tham gia trò chơi dân gian trong dịp lễ lớn haytrong hoạt động ngoài giờ lên lớp tập trung toàn trường.Những trò chơi thường được sử dụng để thử tài khéo của các đội chơitrong các dịp giao lưu mà nhà trường đã tổ chức đó là: Chơi chuyền, kéo co,nhảy bao bố,...Sau mỗi đợt giao lưu như vậy, nhà trường đều có tổng kết, trao cho các emhọc sinh những phần quà động viên sự cố gắng của các em.5.8.Phối hợp các ban ngành, đoàn thể trong và ngoài nhà trường để phát huyhiệu quả trong việc tổ chức các trò chơi dân gian trong nhà trường.Xác định việc tuyên truyền giáo dục, tạo môi trường giáo dục an toàn thânthiện nói chung và việc tổ chức các trò chơi dân gian trong nhà trường tiểu họcnói riêng rất cần sự đóng góp chung của toàn xã hội. Chính vì vậy, ngay từ đầunăm học, chúng tôi đã lập kế hoạch, họp bàn với các bộ phận trong nhà trường,phân công nhiệm vụ tổ chức và giám sát với từng bộ phận cùng phối kết hợphiệu quả trong công việc: Chi đoàn thanh niên chịu trách nhiệm cùng phòng thiếtbị mua sắm những trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho chơi trò chơi. Liên độichịu trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn,... Không những thế, chúng tôi còn thammưu với Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội đồng Đội của xã, Đoàn thanh niên xãcó mặt động viên các em học sinh trong những ngày giao lưu tập trung toàntrường.5.9. Kết quả đạt được:Sau một thời gian thực nghiệm sáng kiến, chúng tôi đã tiến hành khảo sátvà thu được kết quả như sau:24- Khảo sát mức độ hiểu và biết chơi các trò chơi dân gian của học sinh:HSthamgia KSKhối 150 emKhối 250 emKhối 350 emKhối 450 emKhối 550 emHiểu và biết cách chơi trò chơi dân gian1 trò chơi dângian2 trò chơi dângian3 trò chơi dângian4 trò chơi dângian trở lênSL%SL%SL%SL%0024,03570132600005104590000024,04896000024,0489600000050100- Khảo sát về sự hiểu biết, cách tổ chức các trò chơi dân gian của giáo viênCBGVthamgia KSHiểu và biết cách tổ chức chơi trò chơi dân gianBiết cách chơi TC DG thôngdụng, chưa thông hiểu về tròchơi40Hiểu rõ và biết cách tổ chứcchơi các trò chơi DG thôngdụngSL%SL%0040100Nhìn vào bảng thống kê số liệu khảo sát và qua phỏng vấn, quan sát vàtheo dõi học sinh vui chơi, tham gia giao lưu các hoạt động trong nhà trường,chúng tôi thấy:Sau một thời gian áp dụng sáng kiến vào trong nhà trường, số lượng cácem học sinh hiểu và biết cách chơi từ một đến hai trò chơi dân gian đã giảm đi,số lượng các em học sinh từ khối 1 đến khối 5 hiểu rõ và biết cách chơi từ 4 tròchơi dân gian trở lên đã tăng rõ rệt. Đặc biệt có những khối lớp 100% các emđều hiểu và biết cách chơi từ 4 trò chơi dân gian trở lên.25

Tài liệu liên quan

  • SKKN Kinh nghiệm tổ chức các trò chơi dân gian ở trường tiểu học SKKN Kinh nghiệm tổ chức các trò chơi dân gian ở trường tiểu học
    • 15
    • 4
    • 21
  • Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả khi tổ chức các trò chơi dân gian ở trường tiểu học Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả khi tổ chức các trò chơi dân gian ở trường tiểu học
    • 16
    • 478
    • 0
  • skkn một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo 3 4 tuổi  skkn một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo 3 4 tuổi
    • 10
    • 971
    • 1
  • skkn tổ chức các trò chơi dân gian trong trường tiểu học skkn tổ chức các trò chơi dân gian trong trường tiểu học
    • 34
    • 1
    • 4
  • 50 TRÒ CHƠI dân GIAN TRONG TRƯỜNG TIỂU học 50 TRÒ CHƠI dân GIAN TRONG TRƯỜNG TIỂU học
    • 21
    • 424
    • 0
  • skkn một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo skkn một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo
    • 14
    • 828
    • 2
  • Một số giải pháp chức trò chơi dân gian trong trường tiểu học Một số giải pháp chức trò chơi dân gian trong trường tiểu học
    • 22
    • 274
    • 0
  • SKKN Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho lứa tuổi mẫu giáo 5 6 tuổi SKKN Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho lứa tuổi mẫu giáo 5 6 tuổi
    • 15
    • 270
    • 0
  • SKKN Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho lứa tuổi mẫu giáo lớn SKKN Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho lứa tuổi mẫu giáo lớn
    • 15
    • 241
    • 0
  • SKKN Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo SKKN Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo
    • 27
    • 424
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(1009 KB - 34 trang) - skkn tổ chức các trò chơi dân gian trong trường tiểu học Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Trò Chơi Dân Gian Học Sinh Tiểu Học