Skkn Thiết Kế Trò Chơi Trong Dạy Học Môn Toán Lớp 3 - Tài Liệu Text

Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Khoa học xã hội
  4. >>
  5. Giáo dục học
skkn thiết kế trò chơi trong dạy học môn toán lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.75 KB, 22 trang )

THIẾT KẾ TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những vấn đề cấp thiếttrong giai đoạn hiện nay nhất là ở bậc tiểu học. Ở lứa tuổi này các emcòn mang đậm bản sắc hồn nhiên, sự chú ý chưa cao. Bên cạnh hoạtđộng học là chủ đạo thì nhu cầu chơi, giao tiếp với bạn bè vẫn tồn tại,cần được thoả mãn. Nếu người giáo viên biết phối hợp nhịp nhàng giữanhiệm vụ của hoạt động học với sự thỏa mãn nhu cầu chơi, giao tiếp củacác em "Học mà chơi, chơi mà học" thì các em sẽ hăng hái say mê họctập và tất yếu kết quả của việc dạy học cũng học tập của các em đạt tớiđiểm đỉnh. Đây cũng là đặc thù của phương pháp dạy học: “ Phát huytính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trên cơ sở khai thác triệtđể đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học.” Dạy học bằng phương pháp tổ chức trò chơi là đưa học sinh đếnvới các hoạt động vui chơi giải trí nhưng có nội dung gắn liền với bàihọc. Trò chơi trong học tập có tác dụng giúp học sinh hăng say vào họctập, chống mệt mỏi không làm cho tiết học nặng nề nhàm chán. Tăngcường khả năng thực hành kiến thức của bài học. Phát huy hứng thú, tạoThiết kế trò chơi trong dạy học môn toán lớp 31thói quen độc lập, chủ động và sự sáng tạo của học sinh lôi cuốn các emvào những hoạt động học tập. Là một giáo viên tôi luôn trăn trở làm sao để giờ học Toán đạt hiệuquả cao nhất? Các em không còn thấy tiết học toán nặng nề, nhàm chánchỉ học và làm bài mà thôi. Xuất phát từ lý do trên tôi đã mạnh dạn chọnđề tài:" Thiết kế các trò chơi trong giờ học toán lớp 3" nhằm nâng caochất lượng môn toán của lớp. Mong các thầy cô góp ý kiến cho tôi ngàymột hoàn thiện hơn, giảng dạy có chất lượng hơn. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận: Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học:" Họcsinh Tiểu học luôn luôn hiếu động, ham chơi thích cái mới lạ nhưng lạichóng chán". Đối với trẻ trò chơi là một phát hiện mới, kích thích tò mò,muốn tìm hiểu, khám phá. Do vậy quan điểm:“ Thông qua hoạt độngvui chơi để tiến hành hoạt động học tập” là phù hợp với học sinh trườngtiểu học . Trò chơi toán học nhằm mục đích là thông qua trò chơi để củng cốkiến thức của bài học, luyện tập lại kiến thức của bài mới, phát hiện rakiến thức mới của bài học. Thông qua trò chơi học sinh nắm được kiếnThiết kế trò chơi trong dạy học môn toán lớp 32thức của bài học một cách nhẹ nhàng. Trong quá trình học toán ở tiểuhọc, sử dụng trò chơi toán học có nhiều tác dụng như sau: - Giúp học sinh thay đổi loại hình hoạt động trong giờ học, làmcho giờ học bớt căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. Học sinhtiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, học sinh ham học và gây hứng thú tronghọc tập . - Kích thính sự tìm tòi, tạo cơ hội để học sinh tự thể hiện mình . Thông qua trò chơi, học sinh vận dụng kiến thức năng nổ, hoạt bát,kích thích trí tưởng tượng, trí nhớ. Từ đó phát triển tư duy mềm dẻo, họctập cách xử lý thông minh trong những tình huống phức tạp tăng cườngkhả năng vận dụng trong cuộc sống để dễ dàng thích nghi với điều kiệnmới của xã hội. Vì vậy trò chơi toán học rất cần thiết trong giờ học toánở tiểu học.2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài2.1 Nguyên tắc thiết kế trò chơi a. Nguyên tắc vừa sức, dễ thực hiện : - Mỗi trò chơi phải củng cố được một nội dung toán học cụ thểtrong chương trình (Có thể là kiến thức cần kiểm tra bài cũ, kiến thứcbài mới, kiến thức thực hành, luyện tập…)Thiết kế trò chơi trong dạy học môn toán lớp 33 - Chương trình toán 3 được chia thành 5 mạch kiến thức : Số họcvà yếu tố đại số, đại lượng và đo đại lượng, yếu tố hình học, yếu tốthống kê, các dạng toán giải. Các trò chơi được xây dựng từ các dạng bàitập có chọn lọc của các tiết học trong 5 mạch kiến thức trên, nhưng cóthể mang những cái tên gợi cảm, gây hứng thú, góp phần hình thành,củng cố hoặc hệ thống kiến thức . - Các trò chơi phải giúp học sinh rèn luyện kỹ năng toán học, pháthuy trí tuệ, óc phân tích, tư duy sáng tạo . - Trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian (Sử dụng trong giờ họctừ 5 đến 10 phút ), thích hợp với môi trường học tập. - Trò chơi có sức hấp dẫn, thu hút được sự chú ý, tham gia củahọc sinh, tạo không khí vui vẻ, thoải mái . - Trò chơi cần phải gần gũi, sát thực, phù hợp với tâm lý lứa tuổihọc sinh lớp 3. Tổ chức trò chơi không quá cầu kỳ, phức tạp.b. Nguyên tắc khai thác và thực hành - Sử dụng triệt để yêu cầu, nội dung kiến thức cơ bản, củng nhưđồ dùng, phương tiện có sẵn của môn học ( ở thư viện , đồ dùng của giáoviên, học sinh…). - Các đồ dùng tự làm của giáo viên khai thác từ những vật liệu gầngũi xung quanh ( Từ các phế liệu như: Vỏ hộp bánh kẹo, đầu gỗ, đầuThiết kế trò chơi trong dạy học môn toán lớp 34nứa, nắp chai, giấy bìa…) Sao cho đồ dùng vừa đảm bảo tính khoa học,tính giáo dục, tính thẩm mỹ nhưng ít tốn kém. Từ các nguyên tắc trên, tôi đã căn cứ vào nội dung kiến thức trongsách giáo khoa, căn cứ vào thời gian, mục tiêu đề ra ở mỗi tiết học cũngnhư đối tượng học sinh, môi trường học tập ở đơn vị trường vùng sâuvùng xa như trường Tiểu học Xuân Đường, nơi tôi đang công tác đểthiết kế các trò chơi sử dụng trong giờ học toán lớp 3 và cách vận dụngtrò chơi vào trong các tiết dạy. 2.2 Quy trình tổ chức trò chơiTrò chơi toán học thông qua 5 bước : - Giới thiệu tên trò chơi - Phổ biến luật chơi - Tiến hành chơi - Thảo luận rút ra kiến thức - Đánh giá kết luận .2.3 Thiết kế trò chơi dạy học toán lớp 3A. Trò chơi có nội dung số học và yếu tố đại sốTrong các năm giảng dạy lớp 3 tôi thấy học sinh thường sai vềmảng kiến thức so sánh và gấp (giảm) một số đi nhiểu lần cũng như mộtsố đơn vị bên cạnh đó kỹ năng cộng, trừ, nhân chia các số tròn chụcThiết kế trò chơi trong dạy học môn toán lớp 35trăm còn chậm. Do đó tôi đã thiết kế một số trò chơi có nội dung sốhọc và yếu tố đại số này.1. Trò chơi thứ 1: Xếp hàng thứ tự * Mục đích chơi : Giúp học sinh củng cố cách so sánh và sắp xếpcác số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại . * Thời gian chơi : 5 phút * Chuẩn bị chơi : - Giáo viên – chuẩn bị 2 lá cờ hiệu ( Cờ giấy nhỏ, 2 lá có màu khácnhau )- Một số tấm thẻ từ ghi các số Học sinh – mỗi đội 5 tấm thẻ Ví dụ: Tiết 1: Đọc, viết và so sánh các số có 3 chữ số bài tập số 4,5trang 3 SGK .Khi tổ chức trò chơi giáo viên có thể chuẩn bị nội dung ghitrong bìa: 537; 162; 573; 621;126. * Chọn đội chơi : Mỗi đội 5 Em; các em tự đặt tên cho đội mình( Ví dụ : tên gọi tương ứng với màu sắc của cờ hiệu như đội Xanh, độiĐỏ ) * Cách chơi : Hai đội trưởng lên thẻ của tổ và phát cho mỗi bạn ởđội mình. Giáo viên yêu cầu hai đội quan sát, tự so sánh các số vừa nhậntrong nhóm với nhau (trong 1, 2 phút )Thiết kế trò chơi trong dạy học môn toán lớp 36537162573621126 * Quy ước : Khi cô giáo hô hiệu lệnh và giơ 2 lá cờ trên 2 tay vềhai phía ( sang ngang ) yêu cầu các em nghe, giơ thẻ lên cao và xếp mỗiđội một hàng ngang, bắt đầu từ cô giáo. Khi cô đưa 2 lá cờ song song vềphía trước các em tập hợp hàng dọc. * Giáo viên bắt đầu hô các cách khác nhau như : “ Tập hợp theothứ tự từ bé đến lớn”; “ Tập hợp theo thứ tự từ lớn đến bé ” sau hai * Ban thư ký ghi kết quả và tổng hợp điểm. Mỗi lần xếp hàng đúngthứ tự, nhanh, không ồn ào, xô lấn, làm lộn xộn, cho 10 điểm . Xếpchậm, không thẳng hàng, mất trật tự trừ 2 điểm . Đội nào xếp sai khôngghi điểm. Sau 5 phút kết thúc trò chơi đội nào nhiều điểm sẽ thắngcuộc .Trò chơi có thể sử dụng ở các tiết : So sánh các số trong phạm vi10 000 bài tập số 2 trang 101 . So sánh các số trong phạm vi 100 000 bàitập số 4 trang 147.@Lưu ý: Đối với trò chơi Xếp hàng thứ tự này giáo viên có thểbiến tấu và vận dụng qua các bài có nội dung phân tích một số dướidạng tổng.Ví dụ: Khi dạy bài:" Các số có bốn chữ số trang 96." Trong hoạtđộng 1 bài mới hay bài tập 2 ở hoạt động 2 Thiết kế trò chơi trong dạy học môn toán lớp 371537 =Phần chuẩn bị giáo viên chuẩn bị một số bộ thẻ từ ghi sẵn các sốnhư:- Chia thành các nhóm, mỗi nhóm 5 em, nhóm trưởng lên nhận bộthẻ của nhóm mình. Sau đó phát mỗi em một thẻ trong vòng 15 giây cácem phải thực hiện đúng theo yêu cầu.2. Trò chơi thứ 2: Kết bạn * Mục dích yêu cầu : - Rèn luyện, củng cố kỹ năng tính nhẩm nhanh các phép tính cộng,trừ hoặc nhân, chia ( số tròn chục, tròn trăm ).- Luyện tác phong nhanh nhẹn, tinh mắt . * Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị 10 đến 15 tấm bìa hình chữ nhậtkích thước 10 x15 cm ; có dây đeo . Mỗi tấm đều ghi một phép tính hoặckết quả tương ứng . Ví dụ : Tiết cộng trừ các số có 3 chữ số ( không nhớ ) bài tập số 1trang 4.Nội dung ghi trong thẻ như sau :300 + 400 500 + 40 300 504700 + 400 700 540 124Thiết kế trò chơi trong dạy học môn toán lớp 381000 +30 +500 +7100 + 20 + 4 500 + 4 700-200-20480 * Thời gian: từ 5 đến 7 phút. * Cách chơi : Học sinh xung phong lên rút thẻ của mình, sau đótất cả đội tập hợp thành vòng tròn, các em đeo thẻ trước ngực, mỗi em tựquan sát số thẻ của mình đứng trước và sau số thẻ của bạn nào trongnhóm mình. Tự tính nhẩm kết quả hoặc phép tính tương ứng với kết quảhoặc phép tính ghi trên thẻ của mình. * Yêu cầu cả đội lặc cò cò, vừa hát vừa vỗ tay cùng cả lớp: “ Lặccò cò cho cái giò nó khoẻ, đi xen kẽ cho nó khoẻ cái giò ”Khi giáo viênhô “ Tìm bạn! Tìm bạn !” Các em phải nhanh chóng tìm và chạy về vớibạn đeo thẻ có kết quả hoặc phép tính tương ứng với thẻ của mình.Những ai tìm đúng, tìm nhanh bạn mình nhất thì ghi được 10 điểm. Bạnnào tìm sai thì phải tự nhẩm lại để tìm đúng bạn mình. Sau một lượt giáoviên đổi thẻ lẫn lộn, sau đó cho các em tiếp tục chơi hoặc nhóm khácchơi . Trò chơi có thể áp dụng cho tiết luyện tập bài số 2 trang 103 SGK,tiết luyện tập bài số 3 trang 148 SGK, tiết ôn tập bốn phép tính trongphạm vi 100000 đặc biệt là các bài tập tính nhẩm.@Lưu ý: Đối với trò chơi Kết bạn này giáo viên có thể thay đổihình thức chơi khác như trò chơi Đố bạn.Thiết kế trò chơi trong dạy học môn toán lớp 39- Mục đích chơi: Rèn luyện, củng cố kỹ năng tính nhẩm nhanh cácphép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia ( số tròn chục, tròn trăm).- Cách chơi: Cá nhân, Lớp trưởng hay một bạn nào khác là ngườikhởi xướng hô: 8000 – 3000 đố bạn, đố bạn – cả lớp đồng thanh đố ai,đố ai; rồi người khởi xướng hô tên một bạn bất kỳ trong lớp. Bạn đượckêu tên sẽ đứng lên nêu kết quả nếu đúng thì được quyền đố tiếp còn saimất quyền ưu tiên đố. Cứ tiếp tục chơi như vậy cho đến hết số lượng bàitập theo yêu câu trong sách giáo khoa.Đối với trò chơi này giáo viên có thể áp dụng trong các tiết dạy ởhoạt động 2 có dạng bài tập tính nhẩm như bài 3 trang 148, bài 1 trang31 3. Trò chơi thứ 3: Giành cờ chiến thắng * Mục đích chơi :- Củng cố khái niệm giảm đi một số lần và gấp lên một số lần - Luyện cách xử lý linh hoạt, hợp tác với nhau làm việc *Chuẩn bị chơi : Giáo viên chuẩn bị một số phiếu học tập có thể cónội dung giống nhau: Thêm 20 Giảm 6 lần Bớt 14Gấp 4 lần Gấp 9 lần Thiết kế trò chơi trong dạy học môn toán lớp 310 4Cách chơi : Giáo viên phát cho mỗi bàn một phiếu . Em ngồi đầudãy làm phép tính đầu tiên rồi viết kết quả vào hình tròn sau đó chuyểnngay phiếu cho bạn thứ 2 trong dăy để tính tiếp. Cứ như vậy cho đến họcsinh cuối cùng của dãy. Nếu nhóm nào về đích trước (làm nhanh vàđúng nhất) thì thắng cuộc, giành được cờ chiến thắng, nhận được phầnthưởng. Trong trường hợp các đội cùng làm xong một lúc thì đội nào cókết quảđúng, trật tự khi chơi sẽ thắng cuộc. (Trò chơi có thể sử dụng trong tiếtluyện tập bài số 1 trang 38 SGK, tiết luyện tập chung bài số 4 trang 77SGK.) và giáo viên có thể sử dụng trong hoạt động củng cố của bài họcgiúp học sinh khắc sâu lại các kiến thức liên quan tới tiết học.4. Trò chơi thứ 4: Phân tích số * Mục đích chơi :- Giúp học sinh củng cố cách phân tích số có bốn chữ số thànhtổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại. Phát triển năng lực phân tích,tổng hợp Thiết kế trò chơi trong dạy học môn toán lớp 311 - Rèn tác phong nhanh nhẹn hợp tác với nhau trong khilàm việc. * Chuẩn bị chơi: Giáo viên chuẩn bị 2 bảng phụ hoặc 2 tờ giấy rôki có nội dung ghi giống nhau. Ví dụ : Viết số thích hợp vào chỗ chấm .…… = 1000 + 900 +50 +2 7550 = …….+……+… ……. =9000 + 900 +90 +9 7050 =……….+…….+…… = 9000 +100 + 50 +2 1095 =…… +……+……. 8001 = 8000 + … 8100 = 8000 + ………… = 7000 + 500 9009 = 9000 + …… - Học sinh chuẩn bị phấn ( hoặc bút dạ ) Thời gian chơi: 3 – 5 phút Cách chơi: Chơi theo kiểu đồng đội, chia lớp thành hai nhóm, mỗinhóm chọn đội chơi (5-10 em ), các em còn lại cỗ vũ cho đội mình . Hai đội xếp thành hai hàng dọc các đội quan sát và nhẩm bài làmcủa mình (1-2 phút ) Khi giáo viên có hiệu lệnh bắt đầu chơi, yêu cầu từng bạn trongđội lên điền kết quả của mình vào bảng phụ treo trên bảng lớp (phần bàicủa đội mình). Bạn thứ nhất điền xong quay xuống nhanh chóng và vỗvào tay bạn thứ hai, bạn thứ hai lên điền ….Cứ thế tiếp tục cho điền hết.Thiết kế trò chơi trong dạy học môn toán lớp 312Học sinh dưới lớp và giáo viên đánh giá, thống kê điểm . Mỗi kết quảđúng ghi 10 điểm. Đội nào nhiều điểm sẽ thắng. Trong trường hợp cảhai đội đều điền đúng kết quả thì đội nào nhanh hơn, trình bày đẹp hơnsẽ thắng.( Trò chơi được sử dụng ở tiết các số có bốn chữ số (tiếp theo) bàitập 2trang 96, vận dụng ở tiết ôn tập các số đến 100 000 bài số 3 trang 169SGK .) @ Lưu ý: Giáo viên có thể biến chế các nội dung khác tổ chức chohọc sinh tham gia ví dụ như thành lập bảng nhân hoặc chia Ngoài ragiáo viên có thể tổ chức trò chơi dưới một hình thức khác có tên gọi là:"Ai nhanh ai đúng."Ví dụ: Bài tập 4 trang 81 Mỗi số là giá trị biểu thức nào? Thiết kế trò chơi trong dạy học môn toán lớp 31380:2 x 370 + 60: 381– 20+ 750+ 20x 411x 3+ 6901201303968 Mục đích chơi: - Giúp học sinh củng cố cách tính giá trị một biểu thức và rèn kỹnăng tính nhẩm cộng, trừ, nhân và chia các số tròn chục.- Rèn tác phong nhanh nhẹn hợp tác với nhau trong khi làm việc.Cách tiến hành chơi giáo viên cũng thực hiện như trò chơi Phân tíchsố các em lần lượt lên nối kết quả với biểu thức.Đặc biệt hơn cả với trò chơi Tiếp sức này giáo viên có thể áp dụngtrong các phân môn chính tả hay luyện từ và câu trong bộ môn tiếngviệt.(Ví dụ bài 1 môn luyện từ và câu tuần 11 ).@ Sau khi áp dụng các trò chơi vào mảng nội dung số học và yếu tốđại số các em học sinh đã nắm chắc được cách tính giảm và gấp một sốđi nhiều lần. Nắm chắc cách so sánh các số. Đồng thời các em có kỷnăng tính nhẩm tốt hơn.B. Trò chơi: Củng cố nội dung hình họcViệc nắm chắc các quy tắc tính chu vi và diện tích của một hìnhđối với các em học sinh lớp 3 là rất khó. Các em nhớ đó rồi quên đó chonên các em thường tính toán sai. Do đó thôi đã thiết kế các quy tắc tínhdiện tích và chu vi của một dưới dạng bài thơ để giúp cho các em ghinhớ được tốt hơn.1. Trò chơi: Ô số bí mậtThiết kế trò chơi trong dạy học môn toán lớp 314 * Mục đích chơi: Giúp học sinh nhớ lâu các công thức tính chuvi , diện tích của hình chữ nhật, hình vuông. Từ đó vận dụng linh hoạt,kết hợp với kỹ năng tính nhẩm để tính chu vi, diện tích của hình với sốđo cho trước … - Phát triển khả năng diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. * Chuẩn bị: - Giáo viên chuẩn bị một bảng phụ kẻ 5 ô ghi thứ tự từ 1 tới 5.- 5 mảnh giấy ghi nội dung câu hỏi theo thứ tự từ 1 tới 5 Ví dụ: Khi dạy bài : “ Ôn tập hình học “ cuối năm ở hoạt độngcủng cố giáo viên có thể chọn nội dung: 1. Muốn tìm diện tích hình vuông Một cạnh nhân bốn ra ngay khó gì? Bạn hãy cho biết hai câu thơ trên đúng hay sai? Hãy tính nhẩmnhanh diện tích hình vuông mà cạnh bằng 3cm Đáp án: Câu thơ trên sai vì diện tích hình vuông bằng cạnh nhân vớicạnh . Diện tích hình vuông có cạnh bằng 3cm là 9cm2 Thiết kế trò chơi trong dạy học môn toán lớp 315 1 2 3 4 5 2. Nêu quy tắc tính chu vi hình vuông ? 3. Đố bạn điền tiếp những từ thích hợp và chỗ trống trong bài thơ sau: Diện tích chữ nhật là gì? Lấy dài………… tức thì ra ngay. Chu vi chữ nhật dễ thay. Lấy ……………nhân hai là thành . Đáp án: Diện tích chữ nhật là gì? Lấy dài nhân rộng tức thì ra ngay. Chu vi chữ nhật dễ thay . Lấy dài cộng rộng nhân hai là thành. 4. Một hình chữ nhật có số cạnh dài bằng 6m, cạnh rộng bằng 40dm .Bạn A nói: Diện tích hình chữ nhật bằng 24 mét vuông . Bạn B nói: Diện tích hình chữ nhật bằng 240 mét vuông . Theo bạn ai nói đúng? ai nói sai? vì sao? 8m Đáp án: Bạn A nói đúng, bạn B nói sai . 5. Hình bên tên gọi là gì? Chu vi , diện tích em thì tính mau? 5m Thiết kế trò chơi trong dạy học môn toán lớp 316 Đáp án: hình bên là hình chữ nhật .Chu vi = ( 8 + 5 ) x 2 = 26 ( m) . Diện tích = 8 x 5 = 40 ( m2) Cách chơi: Chơi thi đua giữa các nhóm - Chia lớp thành 4 nhómĐại diện nhóm chọn ô số nào thì giáo viên đọc nội dung câu đó ratoàn đội suy nghĩ trong vòng 15 giây rồi trả lời. Đúng đạt 10 điểm, saiđội khác trả lời bổ sung. Sau khi hết lượt chơi của 4 đội mà số điểmbằng nhau giáo viên sẽ đọc nội dung ô cuối cùng đội nào giành quyềnưu tiên trả lời trước và trả lời đúng thì giành chiến thắng.@ Sau khi vận dụng các quy tắc tính chu vi và diện tích của mộthình dưới dạng một bài thơ thì các em đã nắm chắc cách tính hơn vàthực hiện một cách chính xác. C. Trò chơi rèn luyện, ứng dụng kĩ năng giải toánTrong chương trình toán lớp 3 một trong các điểm yếu nhất củahọc sinh là kỹ năng giải toán và nhận dạng bài toán có lới văn. Đa số cácem rất yếu về mảng kiến thức này. Để giúp học sinh nắm chắc các dạngtoán cũng như kỷ năng giải toán tôi đã thiết kế trò chơi rèn luyện, ứngdụng kĩ năng giải toán. 1. Trò chơi : Tìm nhà vô địch * Mục đích chơi: Thiết kế trò chơi trong dạy học môn toán lớp 317- Rèn luyện kỹ năng giải các bài toán có hai phép tính đơn giản,các bài toán có liên quan đến việc rút về đơn vị.- Rèn tác phong hợp tác nhau , biết phân công các thành viên trongnhóm. * Chuẩn bị: Giáo viên chia lớp thành 6 đội. Giáo viên viết sẵn tóm tắt lên giấy kẻ ô ly gồm đủ 2 dạng. Phô tôlàm 2 bản cho mỗi đội (các đội có nội dung giống nhau) để vào phong bì(để học sinh không nhìn thấy bài trước khi tính giờ )Đề 1: Đội 1 4385 m 87 m ? m Đội 2Đề 2: 5565 kg gạo Xe thứ nhất 1965 kg Xe thứ hai ? kg gạo * Cách chơi: Khi giáo viên hô: (5 phút bắt đầu ) thì tất cả 6nhóm mở phong bì phân chia công việc cho các thành viên trong nhóm,đọc kỹ và giải quyết nhanh chóng yêu cầu đặt ra. Nhóm nào xong nộpbài cho giáo viên rồi về chỗ ngồi, giáo viên đánh dấu những bài nộptrước thời gian quy định. Hết giờ nếu bài của đội nào viết tiếp là phạmThiết kế trò chơi trong dạy học môn toán lớp 318quy không tính điểm. Mỗi bài giải đúng ghi 10 điểm. Mỗi bài nộp trướcthời gian, đúng ghi thêm 1 điểm. Kết thúc đội nào có tổng điểm nhiềuhơn là thắng cuộc. Trò chơi được sử dụng trong tiết ôn tập về giải toán( tiếp theo ) trang 176 SGK.@ Sau khi vận dụng trò chơi này vào giải toán học sinh từng bướcđã biết nhận định các dạng được các dạng toán giải. Bên cạnh đó kĩ nănggiải toán ngày càng cải thiện.III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI- Các em học sinh đã nắm chắc được cách tính giảm và gấp một sốđi nhiều lần. Nắm chắc cách so sánh các số. Đồng thời các em có kỷnăng tính nhẩm tốt hơn.- Học sinh nắm chắc cách tính chu vi cũng như diện tích của mộthình. Từ đó các em vận dụng vào giải bài tập một cách chắc chắn.- Học sinh đã nhận định các dạng toán giải tốt hơn. Bên cạnh đó kĩnăng giải toán ngày càng cải thiện.Sau một khoảng thời gian vận dụng trò chơi trong dạy môn toán tôithấy chất lượng môn toán ngày càng tiến bộ. Các giờ học toán đã đượcdiễn ra nhẹ nhàng, gây được hứng thú nhiều hơn cho học sinh không cònnặng nề nhàm chán, sợ học toán như trước nữa. Sau đây là số liệu khảo sát cụ thể:Thiết kế trò chơi trong dạy học môn toán lớp 319LớpTrước khi áp dụng trò chơitrong dạy họcSau khi áp dụng trò chơi trongdạy họcHứng thú Không hứngthúHứng thú Không hứng thú3A1 5/22 15/22 21/22 1/223A2 7/23 16/23 20/23 3/233A3 7/24 17/24 22/24 2/24 Với sự hứng thú đó chất lượng lớp ngày cảng một đi lên và tiếnbộ rõ rệt: Lớp Học kì 1(điểm TB trởlên)Học kì 2(điểm TB trởlên)3A1 20/22 22/223A2 17/23 23/233A3 21/24 24/24IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Qua quá trình áp dụng sáng kiến:“ Thiết kế trò chơi góp phần đổimới phương pháp dạy học trong giờ toán lớp 3”. Bản thân tôi nhận thấyviệc đưa hình thức trò chơi vào giờ học toán ở Tiểu học nói chung vàgiờ học toán lớp 3 nói riêng là rất cần thiết. Bởi vì sử dụng trò chơi họctập không chỉ giúp học sinh nắm và củng cố được nội dung kiến thứctoán một cách nhẹ nhàng, mà còn giúp học sinh phát triển năng lực tưduy, phát triển trí tưởng tượng, khả năng diễn đạt mạch lạc. Nhất là tạohứng thú học tập, tạo niềm vui, lòng say mê học tập cho học sinh, đồngthời các em biết phối hợp và hợp tác với nhau. Từ đó rèn luyện đức tínhchăm chỉ, tự tin, năng động sáng tạo góp phần rèn luyện cho học sinhThiết kế trò chơi trong dạy học môn toán lớp 320phẩm chất và phong cách làm việc của người lao động mới. Mặc dù đãcố gắng nhưng thời gian áp dụng chưa nhiều, kinh nghiệm và trình độbản thân còn hạn chế nên sáng kiến kinh nghiệm còn nhiều điểm thiếusót, mong các bạn đồng nghiệp góp ý để tôi ngày càng tiến bộ hơn. * Ý kiến đề xuất: Muốn có kết quả cao trong việc sử dụng trò chơi trong giờ họctoán ngoài những mục tiêu chung của bài dạy giáo viên cần chú ý đếnnhững vấn đề sau : a. Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học, từ đó lựachọn thiết kế trò chơi cho phù hợp . b. Tổ chức trò chơi sao cho mọi học sinh được chơi, nhất lànhững em còn hay rụt rè thiếu tự tin. c. Giáo viên cần khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất, sưutầm các vật liệu đơn giản để làm đồ dùng trong trò chơi. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Tiểu học2. Đổi mới giảng dạy bậc tiểu học3. Sách Toán lớp 3 tập 1 và 24. Sách giáo viên Toán lớp 3 tập 1 và 2.Thiết kế trò chơi trong dạy học môn toán lớp 321 Xuân Đường. ngày 25 tháng 5năm 2012 Người thực hiện Nguyễn Ngọc ThiênThiết kế trò chơi trong dạy học môn toán lớp 322

Tài liệu liên quan

  • skkn thiết kế trò chơi trong dạy học môn toán lớp 3 skkn thiết kế trò chơi trong dạy học môn toán lớp 3
    • 10
    • 2
    • 3
  • skkn thiết kế trò chơi trong dạy học môn toán lớp 3 skkn thiết kế trò chơi trong dạy học môn toán lớp 3
    • 22
    • 2
    • 5
  • Ứng dụng phần mềm powerpoint để thiết kế trò chơi trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 3 Ứng dụng phần mềm powerpoint để thiết kế trò chơi trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 3
    • 58
    • 1
    • 9
  • xây dựng e book “ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi trong dạy học hóa học” xây dựng e book “ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi trong dạy học hóa học”
    • 146
    • 726
    • 2
  • Ứng dụng phần mềm Powerpoint để thiết kế trò chơi trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 Ứng dụng phần mềm Powerpoint để thiết kế trò chơi trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3
    • 58
    • 1
    • 4
  • SKKN thiết kế trò chơi trong dạy học toán 3 SKKN thiết kế trò chơi trong dạy học toán 3
    • 42
    • 424
    • 3
  • Vận dụng phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn toán lớp 2 nhằm nâng cao hiệu quả học tập ở trường tiểu học Vận dụng phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn toán lớp 2 nhằm nâng cao hiệu quả học tập ở trường tiểu học
    • 64
    • 3
    • 36
  • SKKN tổ chức trò chơi trong giờ học môn toán lớp 8 SKKN tổ chức trò chơi trong giờ học môn toán lớp 8
    • 15
    • 1
    • 12
  • Ứng dụng phần mềm powerpoint để thiết kế trò chơi trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 3 Ứng dụng phần mềm powerpoint để thiết kế trò chơi trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 3
    • 58
    • 384
    • 1
  • Tổ chức một số trò chơi  trong dạy học môn toán  lớp 2 Tổ chức một số trò chơi trong dạy học môn toán lớp 2
    • 27
    • 1
    • 12

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(130 KB - 22 trang) - skkn thiết kế trò chơi trong dạy học môn toán lớp 3 Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Trò Chơi Trong Dạy Học Toán Lớp 3