Sơ Cứu Ban đầu Chấn Thương Phần Mềm: Liệu Bạn đã Làm đúng?
Có thể bạn quan tâm
Trong cuộc sống năng động và hiện đại ngày nay thì việc gặp phải các chấn thương phần mềm là điều không phải hiếm gặp với bất kỳ ai. Tại bệnh viện Đức Giang mỗi ngày tiếp đón và điều trị cho hàng chục ca chấn thương phần mềm. Bạn có thể trẹo chân khi bước đi vội vàng, đau cổ tay khi cố cứu một pha bóng trong lúc chơi tenis hay bầm dập cẳng chân trong lúc chơi bóng đá với bạn bè…Tuy nhiên khi gặp phải các chấn thương tưởng như nhỏ nhặt này không phải ai cũng có được thái độ xử trí đúng đắn, để rồi tự mình lại làm cho chấn thương nặng thêm hoặc đau trở thành kéo dài hoặc thậm chí phải nhờ đến sự giúp đỡ của thầy thuốc. Vậy câu hỏi ở đây là liệu bạn đã nắm được các nguyên tắc cơ bản của việc sơ cứu ban đầu chấn thương phần mềm hay chưa?
Nếu bạn gặp phải các chấn thương phần mềm như bong gân, căng cơ, bầm dập phần mềm thì điều trị cấp cứu ngày lập tức có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng, làm tổn thương mau lành hơn. Nguyên tắc cấp cứu ban đầu khi chấn thương phần mềm được viết tắt bằng từ RICE ( tiếng anh có nghĩa là gạo - cho dễ nhớ), đó là viết tắt của Rest, Ice, Compression và Elevation. Đây là nguyên tắc xử trí hết sức ngắn gọn và dễ nhớ cho tất cả mọi người. Hãy cùng xem bạn làm đúng hay chưa?
Rest- nghỉ ngơi: Đây là việc đầu tiên phải làm khi gặp chấn thương. Nếu đang chơi thể thao, hãy ngừng ngay lập tức, việc này giúp ngăn ngừa tổn thương thêm. Nó bao hàm việc bạn không được dồn trọng lượng lên phần tổn thương, nếu chấn thương ở chân hãy ngừng ngay việc đi lại. Nếu có thể hãy bất động phần chi thể bị tổn thương như treo tay, đặt nẹp chân…
Ice- làm lạnh vùng tổn thương: Một thói quen rất hay gặp với người Việt Nam theo quan điểm cũ đó là sau chấn thương hay xoa bóp vùng sưng đau với dầu nóng, đây là một việc làm hết sức tai hại. Khi chấn thương nếu chườm nóng sẽ làm tăng lưu lượng máu tới vùng tổn thương, làm vùng tổn thương càng sưng to, đau nhức. Việc cần làm ngay là chườm đá, bạn có thể dùng đá viên bọc trong khăn mặt hay một túi đậu Hà Lan đông lạnh đặt trong khăn mỏng và chườm lên vùng tổn thương. Việc làm lạnh vùng tổn thương giúp giảm lưu lượng máu tới mô chấn thương , giúp giảm sưng nề, giảm đau tạm thời. Không nên đặt đá lạnh trực tiếp lên da trừ khi bạn thực hiện “massage đá”, nghĩa là di chuyển mảnh đá lạnh lên tục thay đổi trên mặt da. Một điểm cần lưu ý là không chườm lâu quá 20 phút vì có thể làm hại cho da của bạn hoặc làm bạn tê cóng.
Compression- băng ép: việc băng ép vùng tổn thương bằng các loại băng chun không quá chặt giúp làm giảm sự sưng nề tại vùng tổn thương. Nên nhớ không băng quá chặt, nếu thấy căng tức tại vùng tổn thương sau băng ép hãy tháo băng và quấn lại một cách lỏng hơn.
Elevation- gác cao: khi bị chấn thương nên gác cao vùng tổn thương, tốt nhất là cao hơn độ cao của tim. Ví dụ nếu bạn bị chấn thương ở cổ chân hãy nằm trên giường với chân gác lên 2 chiếc gối.
Với các chấn thương dạng bong gân hay căng cơ thì sau khoảng 48 giờ các biểu hiện sưng nề, đau thường sẽ cải thiện với các biện pháp trên. Nếu sau khoảng thời gian này các triệu chứng không thuyên giảm hoặc tăng lên hãy sắp xếp một cuộc hẹn với bác sỹ của bạn hoặc đến phòng khám về chấn thương để được thăm khám và tư vấn tốt nhất.
Tại bệnh viện Đức Giang khi gặp phải các chấn thương bạn có thể khám tại khoa cấp cứu hoặc phòng khám chuyên khoa chấn thương chỉnh hình. Tại đây bạn có thể được các bác sỹ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình nhiều kinh nghiệm khám và cho lời khuyên tốt nhất đến sức khỏe của mình.
Địa chỉ liên hệ: Bệnh viện Đức Giang 54 Trường Lâm- Long Biên- Hà Nội.
Từ khóa » Sơ Cứu Trẹo Chân
-
Sơ Cứu Trật Mắt Cá Chân - Y Học Cộng Đồng
-
4 Bước Sơ Cứu Người Bị Bong Gân, Trật Khớp - Bộ Y Tế
-
Sơ Cứu Và điều Trị Trật Mắt Cá Chân | Vinmec
-
4 Lưu ý Sơ Cứu Nhanh Khi Bị Trật Khớp
-
4 Bước Sơ Cứu Người Bị Bong Gân, Trật Khớp - VnExpress Sức Khỏe
-
Cách Xử Lý Khi Bị Bong Gân Cổ Chân Như Thế Nào Thì An Toàn?
-
Cách Chữa Trẹo Chân Nhanh Khỏi | TCI Hospital - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Bạn đã Biết Cách Sơ Cứu Hiệu Quả Khi Bị Lật Cổ Chân Hay Chưa?
-
Trật Khớp Cổ Chân Nên Làm Gì? Bao Lâu Thì Khỏi?
-
Trật Mắt Cá Chân: Tôi Nên Làm Như Thế Nào? - YouMed
-
Bị Bong Gân Mắt Cá Chân Phải Làm Sao để Nhanh Khỏi? | ACC
-
Hướng Dẫn Sơ Cứu Bong Gân, Trật Khớp | Bệnh Viện Tâm Anh
-
Những Sai Lầm Thường Gặp Khi Xử Lý Chấn Thương Trật Khớp Bàn Chân
-
Chấn Thương Bàn Chân & Mắt Cá Chân Và Phương Pháp điều Trị
-
Chân Bị Trẹo Nguy Hiểm Không? Cách Xử Lý Khi Bị Trẹo Chân An ...
-
Trẹo Cổ Chân Là Gì? Cách Chữa Trẹo Cổ Chân Nhanh Khỏi - Bác Sĩ Luân
-
Cách Xử Trí Bong Gân Mắt Cá Chân ở Trẻ Em | VIAM
-
Khuyến Cáo Về Sự Khác Biệt Giữa Bong Gân Và Căng Cơ ở Trẻ Em.
-
CÁCH XỬ TRÍ KHI BỊ BONG GÂN CHÂN | Sở Y Tế Nam Định