Sơ Cứu Gãy Xương Cẳng Tay Gồm Những Bước Nào? - Vietrek Travel

Sơ cứu gãy xương cẳng tay cần làm đúng để tránh dẫn đến biến chuwngns cho nạn nhân. Nếu chưa biết, bạn nên tham khảo bài viết này. 

Khi đi công việc hay du lịch, mọi người vẫn có nguy cơ xảy ra sự cố bất cứ lúc nào. Cho nên việc biết về cách sơ cứu gãy xương cẳng tay sẽ là trang bị kiến thức cần thiết để áp dụng trong lúc cấp bách. Nếu bạn chưa biết kỹ thuật sơ cứu, trong nội dung bài viết này Vietrek Travel sẽ cung cấp.

Triệu chứng của gãy xương cẳng tay

Dấu hiệu gãy xương ở cẳng tay

Gãy xương cẳng tay là tai nạn nguy hiểm gây đau đớn và phải được sơ cứu kịp thời mới không gây các vấn đề về sau. Các dấu hiệu nhận biết nạn nhân bị gãy xương:

  • Vùng gãy xương bị xước xát, sưng đỏ lên, đau nhức dữ dội

  • Có thể cẳng tay không cử động được, thử dịch chuyển sẽ đau đớn, khu vực bị gãy biến dạng không như bình thường

  • Vùng thị thương bị tê, mất chức năng

  • Nhiều trường hợp nguy hiểm còn bị chọc xương ra bên ngoài, chảy máu nhiều.

Các bước sơ cứu gãy xương cẳng tay

Gãy xương cẳng tay là một trong những tình trạng sự cố thường gặp, hoàn toàn có thể bất ngờ ập tới với nạn nhân. Lúc này, nạn nhân đau đớn và nếu có thể hãy kêu gọi người khác tới hỗ trợ, sơ cứu gãy xương cẳng tay. Cùng lúc đó, bạn cần gọi cho cấp cứu 115.

Các cách sơ cứu sẽ được nêu bên dưới theo chia sẻ từ các y bác sĩ:

Cầm máu chỗ bị thương

Nhiều trường hợp bị va chạm, ngã xe hoặc vật nhọn nặng đâm vào chỗ cẳng tay gây gãy và bị chảy máu nhiều. Lúc này, bạn cần phải quan sát tính chất chảy máu như thế nào để tìm cách sơ cứu gãy xương cẳng tay cho phù hợp.

Cầm máu khi gãy xương cẳng tay

Khi máu chảy mạnh thành các tia đỏ tức là đã bị đứt động mạch lớn phải dùng garo cầm máu nhanh chóng. Chọn loại garo bản co bằng cao su đặt sát vị trí tổng thương và bịt lại chỗ máu chảy. Nếu máu chảy ít hơn, bạn có thể dùng băng ép hoặc băng nhồi cầm lại.

Vệ sinh vị trí gãy xương cẳng cay

Đối với vết thương bị nhiễm bụi bẩn nên dùng dung dịch NaCl 0,9%, thuốc tím 0,1% để lau rửa quanh vết thương bằng băng vô khuẩn để tránh bị nhiễm khuẩn. Tuyệt đối không đổ dung dịch trực tiếp vào chỗ gãy xương khiến vi khuẩn đi vào trong.

Quanh vết thương có thể dùng sản phẩm sát khuẩn như cồn 70 độ, thuốc đỏ, cồn iot 1%, Betadin 10%… Lau nhanh chóng và nhẹ nhàng để tránh gây đau đớn cho người bị thương. Dùng vật dụng gắp bỏ các mảnh dị vật cắm hoặc dính trên vị trí gãy xương nếu có.

Dùng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn vết thương

Tiến hành băng ép

Dụng cụ chuẩn bị cần mua nhanh chóng bao gồm có 2 nẹp gỗ, bông gạc, băng cuộn, một băng tam giác, thuốc chống sốc. Bạn cần đặt nạn nhân nằm hoặc ngồi theo tư thế dễ chịu và tiện cho việc băng ép, nói cho nạn nhân biết cách thức mình tiến hành để phối hợp.

Bước 1: Có người đỡ nạn nhân

Nên có người phụ băng cho người bị gãy xương để họ không ngã đột ngột, người này sẽ đứng trước nạn nhân đỡ phần trên và dưới ổ gãy. Một tay sẽ đỡ khuỷu, một tay nắm nhẹ bàn tay của nạn nhân để đưa theo trục chi.

Xem thêm:

  • Các bước sơ cứu người bị đuối nước chi tiết

  • Các bước sơ cứu người bị gãy xương

Bước 2: Tiến hành nẹp và băng cẳng tay

Chú ý bạn không căn chỉnh lại xương hoặc đẩy cho xương bị lìa dính lại gây phản tác dụng và cực kỳ đau đớn. Khi gãy xương cẳng tay người thực hiện cần để cẳng tay sát thân mình, vuông góc với cánh tay. Cố định nẹp từ lòng bàn tay đến khuỷu tay, nẹp ngoài đi từ đầu các ngón tay đến quá khuỷu. Cố định nẹp bàn tay và cả thân cẳng tay cho ổn định, tránh cử động mạnh cho phần xương bớt bị nguy hại hơn.

Sử dụng đệm lót vào chỗ 4 đầu nẹp, khuỷu tay, mặt trước cổ tay, mu tay để tránh nẹp gỗ lại tổn thương hoặc gây đau với vùng xước hoặc đang chảy máu. Cố định nẹp vào chi với 2 đường băng, đường băng cố định ở cô tay sẽ làm theo kiểu băng số 8. Bạn hình dung như băng vết thương găng tay nhưng cần tăng các vòng băng tròn quanh nẹp để cho chắc chắn hơn.

Nẹp lại rồi băng tay cẩn thận

Đường băng cố định ở khuỷu tay sẽ được băng theo kiểu băng số 8 kép, hình dung giống như băng vết thương nếp gấp khuỷu. Sau đó treo tay ở trước ngực trong tư thế cẳng tay hơi vuông góc với cánh tay, bàn tay ở tư thế nhẹ nhàng với nạn nhân.

Chú ý độn thêm bông vào các đầu nẹp và vùng tỳ đè cho tránh tổn thương thêm cũng giảm đau. Dùng băng cuộn cố định hai nẹp lại với nhau từ từ theo tuần tự, trên chỗ gãy, dưới chỗ gãy, bàn tay, khuỷu nếu cần thiết. Đỡ tay nạn nhân nhẹ nhàng và gấp 90° so với cánh tay rồi bạn dùng băng cuộn đỡ cẳng tay nạn nhân vòng qua cổ của nạn nhân.

Bước 3: Kiểm tra lại băng nẹp có bị chặt không

Khi tiến hành băng xong thì bạn nên kiểm tra nhiệt độ bàn tay ấm như bình thường và màu sắc ngón tay hồng hào hay tím ngắt. Nếu tay lạnh và các ngón tay bị tím hoặc thâm thì có nghĩa người băng quá chặt cần phải nới lỏng ra cho máu lưu thông tốt hơn.

Điều trị sốc

Có nhiều trường hợp người bị gãy xương cẳng tay vì quá nặng và mất máu nhiều mà dẫn tới hiện tượng sốc. Cụ thể như nạn nhân bị lờ đờ, ngất xỉu, hơi thở yếu, mặt tái nhợt. Lúc này, bạn cần nhanh chóng đặt người nằm xuống với đầu hơi thấp hơn thân người, nếu có thể, hãy nâng cao chân cao để máu lưu thông. Có thuốc điều trị sốc tạm thời tránh nguy hiểm hơn.

Nạn nhân cần điều trị sốc khi gãy xương

Gọi cho cấp cứu y tế 115

Tốt hơn hết với người bị gãy xương này việc di chuyển phải có kỹ thuật tránh các ảnh hưởng về sau. Bạn nên gọi cho cơ quan cấp cứu 115 để họ điều xe ô tô và lực lượng y bác sĩ tới chở trên cán mang vào viện.

Thông tin Vietrek Travel gửi tới để bạn biết thêm được cách sơ cứu gãy xương cẳng tay. Trên website công ty có nhiều tin tức hướng dẫn sơ cứu các vị trí, tổn thương khác bạn có thể tham khảo thêm. Và đồng thời Vietrek Travel cũng có cung cấp các tour du lịch truyền thống cũng như khám phá, trải nghiệm với nhiều trò chơi bạn có thể liên hệ để thử sức.

CÔNG TY TNHH DV & DL VIETREK TRAVEL - VIETNAM TOUR TREKKING AND TRAVEL

  • Hotline/Zalo: 0377 130 051

  • Website: vietrektravel.com

  • Email: info@vietrektravel.com

Từ khóa » Sơ Cấp Cứu Gãy Xương Cẳng Tay