Sớ điệp Công Văn - Tập 3 - Thích Nguyên Tâm - Phần Điệp

Sách: SỚ ĐIỆP CÔNG VĂN – TẬP 3 – THÍCH NGUYÊN TÂM – PHẦN ĐIỆP

Miễn phí vận chuyển toàn quốc ————-

Tiếp theo Sớ điệp công văn tập 1 (các lòng văn Sớ), Sớ điệp công văn tập 2 (Bản Công Văn của Hòa Thượng Giác Tiên), chúng tôi xin giới thiệu đến quý vị Sớ Điệp Công Văn Tập 3 với nội dung gồm các lòng văn Điệp, trong đó chủ yếu có hai phần chính: Điệp cầu SiêuĐiệp cầu An. Ngoài ra, còn có phần Điệp Cúng Đám Tang, Trạng, Dẫn, Văn, Hịch, v.v. sẽ được giới thiệu trong tập kế tiếp.

Nội dung tập III này gồm có:

1, Điệp Cầu Siêu: có 99 Điệp, gồm những lòng văn Điệp chủ yếu dùng đê cúng cầu siêu cho các vong linh đã quá vãng như Điệp Cúng Cha Mẹ, Điệp Chồng Cúng Cho Vợ, Điệp Cha Mẹ Cúng Cho Con, Điệp Cúng Linh Dịp Sóc Vọng, Điệp Tam Thế Tiền Khiên, Điệp Nghinh Đón Linh Xuống Nước, Điệp Cúng Nam Thương Thăng Bảo Đài, Điệp Cúng Bạt Độ Huyết Hồ Thăng Bảo Đàỉ,v.

2, Điệp Cầu An: có 41 Điệp, với các lòng văn Điệp dùng cho các lễ cúng cầu an như Điệp Cúng An Phù Tông Mộc, Điệp Cúng Sao, Điệp Cúng Thần Môn, Điệp Cúng Sám Hối Tạ Ngũ Hành, Điệp Cúng Phóng Sanh, v.v.

Sớ điệp công văn tập 3
Sớ điệp công văn tập 3

Xưa kia, Điệp là tên gọi của một loại văn thư của quan phủ, hay nói đúng hơn là bức văn chuyển giao của cấp trên, là cái Trát hay tờ Trình. Người xưa thường viết trên thẻ tre hay miêng gỗ. Dưới thời kỳ Xuân Thu(春秋,770-476/403 ttl, người ta đã biết dùng tờ thư chép thành văn và gọi đó là Điệp. Đến thời nhà Hán (漢,202 ttl=220 stl, thì Điệp được chánh thức công nhận. Đến thời kỳ Nam Bắc Triều(南北 朝,420 – 589, phần lớn người ta dùng Điệp cho các văn thư qua lại giữa quan phủ.

Việc sử dụng Điệp từ đó trở thành rộng lớn, cho nên dưới thời nhà Đường(唐,618-907, các văn thư qua lại giữa quan phủ được gọi là Văn Điệp(文牒. Vào thời Đường, Tống(宋, 960-1279, Điệp đã trở thành danh xưng của loại hình văn chương theo quy định quốc gia. Từ niên hiệu Nguyên Phong(元豐, 1078-1085 nhà Bắc Tống trở đi, các văn từ tố tụng được gọi là Trạng(狀, chỉ có các công văn chuyển giao của quan phủ mới gọi là Điệp.

Đối với Nhật Bản, Điệp cũng là một hình thức công văn thư theo quy địnli của Luật Lịnh(律令, với các loại như Thái Chính Quan Điệp 政•官牒, Viện Sảnh Điệp 院廳牒v.v.

Nhân đây xin giới thiệu về cấu trúc nội dung của Điệp như sau:

  1. Nơi chốn, mục đích tiến hành lễ, bắt đầu với một số thuật ngữ như Tư Độ Vãng Sanh (資度往生),Khải Kiến Pháp Diên (啟建法筵),Kiến Thiết Mông Sơn Cam Lộ Pháp Thí (建設蒙山甘露法施),Thiết Cúng Trầm Nịch Kỳ Siêu Pháp Diên (設供沉溺祈超法筵),Khai Giải Trùng Tang Nam Thương Thần Sát Kỳ Siêu Pháp Đàn (開解重喪南疏神煞 祈超法壇),v.? với trường hợp cầu siêu; và các thuật ngữ như Thiết Cúng An Phù Tống Mộc Kỳ An Pháp Diên (設 供安符送木祈安法筵),Thiết Cúng Tống Hỏa Kỳ An Pháp Diên (設供送火祈安法筵),Thiết Cúng Thần Nông Kỳ An Pháp Diên (設供神農祈安法筵),Thiết Cúng Cát Táng Kỳ An Pháp Diên (設供吉葬祈安法筵),Thiết Cúng Tống Trừ Mộc Ương Kỳ An (設供送除木殃祈安),Thiết Cúng Bạt Độ Tạ Thổ Kỳ An (設供拔度謝土祈安),V.V., với trường hợp câu an;
  2. Phần thiết niệm (竊念,nép nghĩ, trộm nghĩ), thống niệm (痛 念,xót nghĩ), ngôn niệm (言 念,trộm nghĩ), thong duy (痛 惟,xót nghĩ, xót thương), ô hô (嗚呼,than ôi), V.V., đối với trường hợp câu siêu, đê bày tỏ tâm tư, nôi niêm của người đứng cúng đối với người đã quá vãng; phục niệm (伏念,cúi nghĩ), cung duy (恭惟,kính mong), ngôn niệm, thỉểt niệm, V., đôi với trường hợp câu an;
  3. Phần duy nguyện (惟願,cúi mong), phục nguyện (伏願,cúi mong), phục khất (伏乞,cúi xin), v..v., được dùng chung cho cả trường họp cầu siêu lẫn cầu an, để bày tỏ nguyện vọng chí thành chí thiêt của người đứng cúng;

Phần ghi ngày tháng năm thiết lễ cúng với một số dụng ngữ kết thúc như thỉnh tiến điệp (請薦片菓,điệp thỉnh cúng), thỉnh điệp (請牒,điệp thỉnh cúng), ngưỡng điệp(仰牒, dâng điệp)v.v.

Xem thêm >>> Sớ điệp công văn tập 4

Xem thêm >>> Sớ điệp công văn trọn bộ

Bản in lại theo nguyên gốc, chỉ còn vài bộ. Quý vị mua sách nhắn: Tên sách, địa chỉ, điện thoại, họ tên người nhận để được chuyển sách miễn phí tận nhà. Kiểm tra sách ưng ý mới thanh toán. Dự án phục chế sách cổ để lấy kinh phí trang bị thiết bị dập lửa tự động góp phần bảo tồn 20.000 ngôi đình ngôi chùa Việt Nam. Xin cảm ơn!

Từ khóa » Sớ điệp Thành Phục