Sơ đồ định Vị Thương Hiệu Là Gì? - Tino Group
Có thể bạn quan tâm
Một doanh nghiệp thành công là một doanh nghiệp tạo dựng được chỗ đứng vững chắc trên thị trường bởi chính thương hiệu của mình. Làm thế nào để doanh nghiệp có thể thực hiện được điều đó? Sơ đồ định vị thương hiệu là gì? Quy trình thiết kế sơ đồ định vị thương hiệu gồm các bước nào?
Định nghĩa sơ đồ định vị thương hiệu
Sơ đồ định vị thương hiệu là gì?
Sơ đồ định vị thương hiệu (Brand Positioning Map) là một công cụ trực quan giúp doanh nghiệp hiểu rõ vị thế của thương hiệu mình trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh. Sơ đồ này thường được thiết kế gồm hai trục chính (trục tung và trục hoành), mỗi trục đại diện cho một tiêu chí quan trọng mà người tiêu dùng quan tâm (ví dụ: giá và chất lượng, hoặc đổi mới và uy tín thương hiệu).
Nói một cách dễ hiểu, sơ đồ định vị thương hiệu là bảng xếp hạng, phân loại các thương hiệu trong cùng một lĩnh vực dựa vào các tiêu chí nhất định, được thể hiện dưới dạng sơ đồ để phân tích SWOT của thương hiệu mình. Hai yếu tố phổ biến nhất trong sơ đồ định vị thương hiệu là giá cả và chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Mục đích của việc lập sơ đồ định vị thương hiệu
Xác định vị trí thương hiệu
Sơ đồ định vị thương hiệu giúp doanh nghiệp xác định rõ ràng vị trí của mình trên thị trường. Thông qua việc so sánh các thuộc tính như giá cả và chất lượng, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về cách khách hàng nhận thức về thương hiệu của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này tạo điều kiện cho việc phát triển những chiến lược tiếp thị phù hợp nhằm cải thiện hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng.
Xây dựng chiến lược tiếp thị
Việc lập sơ đồ định vị cung cấp thông tin quan trọng về đối tượng mục tiêu và vị trí cạnh tranh. Doanh nghiệp có thể phân tích điểm mạnh và điểm yếu của mình để từ đó xây dựng các chiến lược tiếp thị phù hợp. Sơ đồ này cũng giúp xác định những lĩnh vực cần cải thiện để tăng cường khả năng thu hút khách hàng.
Tạo dựng uy tín với khách hàng
Sơ đồ định vị thương hiệu giúp doanh nghiệp xác định rõ ràng phân khúc khách hàng mục tiêu, từ đó có hướng tiếp cận hiệu quả hơn. Khi biết được vị trí của mình trên sơ đồ, doanh nghiệp có thể truyền tải thông điệp phù hợp, tạo ấn tượng mạnh mẽ và tăng cường sự ghi nhớ thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
Hỗ trợ ra quyết định kinh doanh
Sơ đồ này cung cấp cái nhìn tổng quan về vị thế của thương hiệu trên thị trường thông qua các chỉ số và số liệu cụ thể. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định chiến lược như phát triển sản phẩm mới, mở rộng thị trường hoặc tăng cường quảng bá thương hiệu.
Theo dõi và điều chỉnh chiến lược
Sơ đồ định vị không chỉ là một công cụ tĩnh mà còn là một công cụ động, cho phép doanh nghiệp theo dõi sự thay đổi trong nhận thức của khách hàng và điều chỉnh chiến lược khi cần thiết. Khi thị trường biến đổi hoặc khi có sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng, sơ đồ này giúp doanh nghiệp nhanh chóng điều chỉnh hướng đi để duy trì lợi thế cạnh tranh.
4 bước lập sơ đồ định vị thương hiệu
Bước 1: Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu mà thương hiệu hướng đến
Hành trình một nghìn bước vẫn luôn xuất phát từ bước đầu tiên và khởi điểm trong bất kỳ chiến dịch marketing, branding nào, lựa chọn khách hàng mục tiêu cũng là bước khởi đầu. Trên thị trường, có rất nhiều dòng sản phẩm của cùng một lĩnh vực, nhưng tất cả sản phẩm đó vẫn bán chạy và có chỗ đứng riêng là vì họ xác định được phân khúc khách hàng của mình.
Có những thương hiệu sẽ tập trung vào phân khúc thương lưu, khá giả, cũng sẽ có các doanh nghiệp nhắm vào tầng lớp trung lưu, bình dân. Cũng có thể sản phẩm của doanh nghiệp có thể hướng đến những nhân viên công sở, tầng lớp tri thức. Tất cả đều là do quyết định của doanh nghiệp. Để đưa ra quyết định này, họ cần tiến hành khảo sát thị trường tiềm năng với các thông tin của người dùng như: độ tuổi, giới tính, thu nhập, thói quen, sở thích, nhu cầu,…bằng cách trả lời các câu hỏi theo mô hình 5W.
- Who: Đối tượng mình hướng đến là ai? Ai là người mua/ sử dụng sản phẩm, dịch vụ này?
- What: Khách hàng mong muốn điều gì ở mình: giá cả phải chăng, ưu đãi hấp dẫn, chất lượng đảm bảo,…? Hay mình có thể đem đến những giá trị thiết thực nào cho người dùng?
- Why: Tại sao khách hàng phải chọn lựa sản phẩm, dịch vụ của mình mà không phải một thương hiệu nào khác?
- Where: Khách hàng của mình ở những đâu, trong hay ngoài nước, nội thành hay ngoại ô? Họ thuộc tầng lớp nào của xã hội?
- When: Khi nào khách hàng có nhu cầu tìm đến mình? Hoặc mình sẽ ra mắt sản phẩm, dịch vụ khi nào?
Bước 2: So sánh, phân tích tương quan tiềm lực giữa mình và đối thủ
Sau khi đã xác định được nhóm đối tượng muốn hướng đến, bạn cần tìm hiểu xem trên thị trường sẽ có những đối thủ đang hoạt động cùng phân khúc. Bước này cũng vô cùng quan trọng bởi “thương trường như chiến trường”, mà đã “biết người biết ta, trăm trận trăm tháng”. Nếu bạn không nắm bắt tình hình nhanh chóng, kịp thời, bạn rất dễ bị đối thủ bỏ lại phía sau.
Khi phân tích tương quan lực lượng, hãy nhớ làm rõ SWOT của các bên bao gồm: strength (sở trường), weakness (sở đoản), opportunity (cơ hội), threat (thách thức) cũng như pros and cons (ưu thế và bất lợi). Sau đó, hãy tận dụng nguồn lực để phát huy điểm mạnh và khắc phục, hạn chế các yếu điểm để củng cố cơ hội cạnh tranh và loại vượt qua thách thức hiện tại. Vậy nên, hãy nghiên cứu, tìm hiểu thật kỹ càng để đưa ra các kế sách cho phù hợp.
Bước 3: Lựa chọn thuộc tính cho các trục giá trị tương ứng
Nếu như bạn đã có được các thông tin của mình cũng như các đối thủ khác trên thị trường, hãy lựa chọn các tiêu chí so sánh phù hợp. Không có bất kỳ thước đo hay khuôn mẫu nào cho việc chọn lựa này. Việc đưa ra tiêu chí so sánh sẽ phụ thuộc phần lớn vào sản phẩm của doanh nghiệp cũng như tầm nhìn và năng lực của người lập sơ đồ định vị thương hiệu.
Hãy là người có chọn lọc thông minh. Bạn không thể nào đưa tất cả các tiêu chí so sánh lên một sơ đồ định vị thương hiệu, điều đó là bất khả thi. Thế nhưng, điều này không có nghĩa bạn chỉ thiết kế một sơ đồ định vị thương hiệu. Bạn cần có cái nhìn đa chiều, sâu sắc hơn thông qua nhiều sơ đồ định vị với nhiều các tiêu chí khác nhau. Có thể khi lựa chọn giá cả và chất lượng, sản phẩm của bạn ở vị trí rất tốt trên thị trường nhưng điều này đôi khi không đồng nghĩa với tiêu chí tính năng, cảm xúc.
Bước 4: Tiến hành thiết kế sơ đồ định vị thương hiệu
Sau khi bạn đã hoàn thành ba bước trên, hãy đặt các thương hiệu ở những vị trí tương ứng. Một sơ đồ định vị cơ bản thường sẽ chỉ thể hiện hai tiêu chí và theo các cấp độ tăng – giảm dần. Bạn chỉ thực sự đạt được kết quả mong muốn khi đặt thương hiệu ở các vị trí khách quan, công tâm và chính xác. Nếu kết quả có khiến bạn đau lòng, cũng đừng vội nản vì khi bạn đã biết được chỗ đứng của mình trên thị trường, cũng như các khiếm khuyết của sản phẩm, bạn sẽ có thể điều chỉnh đúng hướng với nhu cầu của khách hàng.
Đừng chỉ đơn thuần thiết kế sơ đồ định vị bằng cách đặt các thương hiệu lên đúng vị trí, bạn cần phải phân tích và đánh giá để đưa ra chiến lược cải thiện hoặc phát huy sau khi biết được chỗ đứng của mình. Như vậy, việc tiến hành lập sơ đồ định vị thương hiệu mới thực sự có ý nghĩa và đạt hiệu quả.
Các tiêu chí quan trọng trong sơ đồ định vị thương hiệu
Bạn có thể lựa chọn một trong các tiêu chí sau để thiết kế sơ đồ định vị cho doanh nghiệp của mình.
Định vị theo chất lượng
Đây có thể xem là tiêu chí quan trọng hàng đầu của bất kỳ loại hình sản phẩm, dịch vụ nào. Để định vị theo tiêu chí này, doanh nghiệp cần hoạt động một cách kiên trì, bền bỉ và thực sự có tâm.
Định vị theo giá trị
Giá trị là những thứ sản phẩm, dịch vụ mang lại cho người tiêu dùng, có thể kể đến như sự tiện nghi, thoải mái, sự sang trọng, quý phái, đẳng cấp,…
Định vị theo giá cả
Đây có lẽ là tiêu chí ảnh hưởng đến quyết định sử dụng, tin dùng ở khách hàng. Nếu bạn cho rằng sản phẩm của doanh nghiệp có mức giá cạnh tranh trên thị trường, hãy lựa chọn tiêu chí định vị này.
Định vị theo tính năng
Sản phẩm của bạn có thực sự hữu dụng và cần thiết cho người tiêu dùng? Dịch vụ của bạn có những tính năng nào mới lạ, độc đáo hơn so với các thương hiệu còn lại?
Định vị theo mong ước
Khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm của bạn hay không? Sản phẩm của bạn có thể đáp ứng được điều gì mà khách hàng đang mong chờ trong cuộc sống này?
Định vị theo vấn đề giải pháp
Đây thường sẽ là tiêu chí định vị cho các sản phẩm trong ngành dược. Các phương thuốc có thể giúp người bệnh cải thiện vấn đề gì và bằng cách nào? Đây cũng có thể là tiêu chí định vị cho các startup khi đưa ra được các giải pháp mới cho những vấn đề cũ.
Bên cạnh các tiêu chí trên, người dùng có thể chọn lựa tiêu chí định vị theo cảm xúc, định vị theo đối thủ và định vị theo mối quan hệ.
Ví dụ về sơ đồ định vị thương hiệu
Giả sử doanh nghiệp A kinh doanh sản phẩm cà phê đóng gói và muốn lập sơ đồ định vị thương hiệu để tìm ra vị trí của mình trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh. Dưới đây là cách thực hiện theo 4 bước đã được trình bày ở trên.
Bước 1: Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
- Đối tượng hướng đến: Nhân viên văn phòng, tầng lớp tri thức từ 25 – 40 tuổi.
- Nhu cầu chính: Sản phẩm tiện lợi, chất lượng tốt, mang đến sự tỉnh táo cho ngày làm việc dài.
- Lý do chọn phân khúc này: Đây là nhóm khách hàng có nhu cầu tiêu thụ cà phê thường xuyên, đề cao tính tiện dụng nhưng cũng yêu cầu chất lượng cao.
- Kỳ vọng của khách hàng: Hương vị đậm đà, không có phụ gia độc hại, bao bì bắt mắt, và mức giá vừa phải.
Bước 2: So sánh, phân tích tương quan tiềm lực giữa mình và đối thủ
Trên thị trường, có nhiều thương hiệu cà phê lớn đang cạnh tranh, trong đó:
- Thương hiệu B: Định vị cao cấp, giá cao, nhắm đến khách hàng sành điệu, yêu thích hương vị độc đáo.
- Thương hiệu C: Cung cấp cà phê giá rẻ, phù hợp với đối tượng bình dân, chấp nhận chất lượng vừa phải.
- Thương hiệu A (của doanh nghiệp): Tập trung vào phân khúc tầm trung, kết hợp giữa giá hợp lý và chất lượng ổn định.
- Phân tích SWOT cho thương hiệu A:
- Strength (Điểm mạnh): Sản phẩm tiện lợi, chất lượng tốt với giá cả hợp lý.
- Weakness (Điểm yếu): Khả năng quảng bá và nhận diện thương hiệu chưa mạnh.
- Opportunity (Cơ hội): Khách hàng ngày càng chú trọng đến sự tiện lợi và an toàn thực phẩm.
- Threat (Thách thức): Cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu lớn với tiềm lực mạnh.
Bước 3: Lựa chọn thuộc tính cho các trục giá trị tương ứng
Doanh nghiệp A chọn hai tiêu chí để xây dựng sơ đồ định vị:
- Trục ngang: Giá cả (từ thấp đến cao)
- Trục dọc: Chất lượng sản phẩm (từ thấp đến cao)
Bước 4: Tiến hành thiết kế sơ đồ định vị thương hiệuDựa trên phân tích, doanh nghiệp tiến hành đặt các thương hiệu lên sơ đồ định vị như sau:
- Thương hiệu B: Nằm ở góc trên bên phải (giá cao, chất lượng cao).
- Thương hiệu C: Nằm ở góc dưới bên trái (giá thấp, chất lượng trung bình).
- Thương hiệu A (của doanh nghiệp): Nằm ở giữa sơ đồ (giá trung bình, chất lượng tốt).
Sơ đồ minh họa
- Kết quả: Sơ đồ cho thấy thương hiệu A đang có lợi thế ở phân khúc trung cấp – một thị trường tiềm năng giữa hai thái cực cao cấp và giá rẻ. Tuy nhiên, để tăng sức cạnh tranh, thương hiệu cần đầu tư thêm vào quảng bá hình ảnh và tạo ra sự khác biệt trong trải nghiệm khách hàng.
- Do đó, doanh nghiệp có thể:
- Đẩy mạnh truyền thông: Nhấn mạnh yếu tố chất lượng tốt với mức giá hợp lý.
- Tăng cường trải nghiệm khách hàng: Phát triển thêm các dòng sản phẩm đặc biệt (như cà phê hữu cơ hoặc phiên bản giới hạn) để tăng sức hấp dẫn.
Trên đây là các chia sẻ về sơ đồ định vị thương hiệu cũng như các kiến thức liên quan. Hy vọng bạn sẽ thấy bài viết này hữu ích và hãy ủng hộ TinoHost bằng cách nhấn like cũng như đánh giá năm sao ở cuối bài. Đây sẽ là động lực giúp đội ngũ nhân viên tiếp tục chia sẻ những kiến thức bổ ích đến với quý bạn đọc. Chúc bạn thành công!
Những câu hỏi thường gặp
Làm thế nào để so sánh được tương quan khả năng giữa mình và đối thủ?
Bạn có thể dựa trên sự phân tích SWOT cũng như pros and cons của mình và đối thủ để có thể so sánh tương quan. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ chính mình cũng như các đối thủ cạnh tranh khác.
Định vị thương hiệu là gì?
Định vị thương hiệu là xác định được vị thế, chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường, giúp gia tăng Brand Awareness ở khách hàng. Định vị thương hiệu thành công là khi nhắc đến một mặt hàng bất kỳ, khách hàng sẽ gọi tên doanh nghiệp của bạn.
Làm sao để đánh giá hiệu quả của sơ đồ định vị thương hiệu?
Sơ đồ định vị thương hiệu được xem là hiệu quả nếu:
- Giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh sau khi áp dụng các điều chỉnh từ sơ đồ.
- Phản ánh đúng vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.
- Cung cấp thông tin hữu ích để đưa ra chiến lược cải thiện hoặc phát triển.
Doanh nghiệp nhỏ có cần lập sơ đồ định vị thương hiệu không?
Có. Dù quy mô nhỏ, việc lập sơ đồ định vị vẫn rất cần thiết vì:
- Giúp xây dựng chiến lược cạnh tranh thông minh với nguồn lực hạn chế.
- Giúp doanh nghiệp nhỏ tìm ra phân khúc thị trường phù hợp.
- Tận dụng những khoảng trống trên thị trường mà các đối thủ lớn chưa khai thác.
Những khó khăn thường gặp khi lập sơ đồ định vị thương hiệu là gì?
- Nếu không thu thập được dữ liệu khách hàng và đối thủ rõ ràng, sơ đồ sẽ thiếu tính chính xác.
- Tiêu chí không phù hợp có thể làm cho sơ đồ mất đi ý nghĩa.
- Đặt thương hiệu của mình ở vị trí không khách quan có thể dẫn đến chiến lược sai lầm.
Từ khóa » Bản đồ định Vị Là Gì
-
Bản đồ định Vị Thương Hiệu Là Gì? 5 Bước Xác Lập Hiệu Quả - Bizfly
-
Bản đồ định Vị Thương Hiệu Là Gì? Nội Dung Và Các Bước Tạo Lập?
-
Bản đồ định Vị Thương Hiệu - GMarks Vietnam
-
Cách Vẽ Sơ đồ định Vị Sản Phẩm
-
Bản đồ định Vị Thương Hiệu – Positioning Map
-
Thông Tin Liên Quan Tới Bản đồ định Vị Thương Hiệu Cần Biết
-
Sơ đồ định Vị Thương Hiệu Là Gì? Các Bước Lập Sơ đồ định Vụ Chuẩn
-
Bản đồ định Vị Thương Hiệu Và Các Bước Xây Dựng Hiệu Quả
-
Bản đồ định Vị Vệ Tinh Là Gì? Loại Bản đồ Nào được Dùng Nhiều Nhất?
-
Bản đồ định Vị Thương Hiệu Và Sản Phẩm Doanh Nghiệp - - CrmViet
-
Vẽ Sơ đồ định Vị Sản Phẩm | Dương Lê
-
Brand Map – 4 Thành Phần Chính Trong Chiến Lược Thương Hiệu
-
Bản đồ định Vị Thương Hiệu Là Gì? 5 Bước Xác Lập Hiệu Quả