Sơ đồ Gantt Là Gì? Hướng Dẫn Cách Vẽ Sơ đồ Gantt - VietPro

20Nov 2020 by admin

Sơ đồ Gantt còn thường được gọi là biểu đồ Gantt là một loại biểu đồ dùng để trình bày các công việc và các sự kiện được thực hiện theo thời gian. Sơ đồ Gantt bao gồm 2 trục chính thể hiện tên công việc và trục hoành dùng để thể hiện các mốc thời gian thực hiện công việc này. Bất kỳ ai nhìn vào một sơ đồ Gantt đều nắm được các thông tin được trình bày và tiến độ của công việc đang được thực hiện của dự án. Bài viết sau đây của VietPro sẽ hướng dẫn cách vẽ sơ đồ Gantt từ cơ bản.

Mục lục

  • Khởi điểm của sơ đồ Gantt
  • Những lý do khiến cho sơ đồ Gantt trở nên phổ biến
    • Quản lý cùng lúc nhiều thông tin
    • Giúp nâng cao hiệu quả làm việc
    • Nguồn nhân lực được sử dụng hiệu quả
    • Sơ đồ Gantt không làm tốt với việc xử lý các ràng buộc của dự án .
  • Hướng dẫn vẽ biểu đồ Gantt
    • Bước 1: Xác định các đầu mục công việc cần thiết
    • Bước 2: Xác định mối quan hệ giữa các công việc
    • Bước 3: Biểu diễn sơ đồ Gantt
    • Bước 4: Cập nhật tiến độ dự án

Khởi điểm của sơ đồ Gantt

Khởi điểm của sơ đồ Gantt
Khởi điểm của sơ đồ Gantt

Trong thời gian cuối năm 1800 một kỹ sư người Ba Lan đã phát triển một sơ đồ thể hiện được trực quan khối lượng công việc mà ông gọi là “harmonogram“.

Vào khoảng những năm 1910, Henry Gantt là một kỹ sư quản lý đã đưa khái niệm lên một giai đoạn tiếp theo. Ông thiết kế biểu đồ để những người trực tiếp giám sát công việc có thể nắm rõ được công việc của họ và tiến hành thực hiện, xử lý công việc theo mốc thời gian và sau đó là một nền tảng của công cụ mà hiện nay đang được sử dụng khá phổ biến hiện nay.

Bạn có cần sử dụng biểu đồ Gantt không?

Sơ đồ Gantt bao gồm trục hoành thể hiện dòng thời gian của dự án hoặc công việc. Mỗi thanh đại diện cho một trong những quy trình với độ dài khác nhau biểu thị thời gian cần thiết mà khâu này cần để có thể hoàn thành công việc.

Sơ đồ Gantt là một lựa chọn có phải là tốt không?

Trực quan có thể lên được kế hoạch của một dự án, dòng thời gian: Sơ đồ Gantt rất phổ biến trong việc biểu thị những công việc sẽ được thể hiện, thời gian thực hiện và theo thứ tự như nào để có thể tạo ra sự rõ ràng trong từng kế hoạch và thời gian của dự án.

Có thể phối hợp với nhiều bên liên quan khác nhau: Thông qua biểu đồ gantt nhiều bộ phận liên quan có thể phối hợp cùng làm việc với nhau cung cấp cho bạn góc nhìn về những hoạt động của các bộ phận khác nhau tại bất kỳ một thời điểm cụ thể nào và khi nào thì lại nên tiếp tục công việc ở giai đoạn tiếp theo.

Có thể ước tình được khoảng thời gian và khối lượng công việc: Cho dù bạn có làm việc với một tập thể hay không thì biểu đồ Gantt đều cho bạn biết cần bao nhiêu thời gian và nguồn nhân lực thế nào để có thể hoàn thành dự án, phân bổ và sắp xếp thời hạn sao cho phù hợp.

Biểu đồ gantt là một trong những biểu đồ đơn giản nhất có thể tổng quan được dự án, nó là một trong những công cụ phù hợp nếu bạn muốn trình bày cho nhân viên của mình nắm được các đầu công việc cụ thể. Đến nay nó vẫn còn được sử dụng rất thường xuyên trên các công cụ tracking đo lường hoặc là công cụ hỗ trợ báo cáo cho các thiết kế website thương mại điện tử, website bán hàng…

Những lý do khiến cho sơ đồ Gantt trở nên phổ biến

Không phải tự nhiên mà biểu đồ Gantt lại trở nên phổ biến đúng không nào. Nó là một trong những phương thức hoàn hảo để bạn có thể lên một kế hoạch với những dự án phù hợp với công việc, công việc ít chồng chéo lên nhau và có thể dễ dàng tạo nên một kế hoạch và thấy được thời gian thực hiện công việc.

Quản lý cùng lúc nhiều thông tin

Quản lý cùng lúc nhiều thông tin
Quản lý cùng lúc nhiều thông tin

Chỉ với việc nhìn đồ thị được trình bày một cách đơn giản gồm 2 trục chính mà có thể giúp bạn nắm rõ được các thông tin cần thiết của dự án. Ai là người chịu trách nhiệm thực thi, thời điểm để có thể bắt đầu và thời hạn bạn hoàn thành một dự án dự kiến, mối quan hệ giữa công việc với toàn bộ tiến độ dự án như thế nào.

Cách thể hiện bao quát, trực quan và đơn giản nhưng rất dễ hiểu và nhanh chóng nắm được những thông tin chính.

Giúp nâng cao hiệu quả làm việc

Các thông tin về người thực hiện, người chịu trách nhiệm và tiến độ của các công việc thực hiện được công bố một cách công khai giúp cho các cá nhân có thể hiểu hơn được sự quan trọng với từng mắt xích trong toàn bộ dự án và giúp họ hiểu thêm rằng sự chậm tiến độ sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ dự án và từ đó có thể điều chỉnh sao cho phù hợp hơn.

Biểu đồ Gantt giúp hoàn thành công việc với tinh thần trách nhiệm là một trong những yếu tố giúp tăng hiệu quả làm việc

Nguồn nhân lực được sử dụng hiệu quả

Nguồn nhân lực được sử dụng hiệu quả 
Nguồn nhân lực được sử dụng hiệu quả

Biểu đồ cung cấp cho người quản lý và lập một kế hoạch với dự án để có được một cái nhìn tổng quan nhất về dự án điều này giúp bạn có thể phân phối công việc sao cho có hiệu quả nhất bởi các nguồn nhân lực được sử dụng hợp lý và tối ưu hạn chế được tình trạng một nhân sự ôm quá nhiều việc, không đảm bảo được chất lượng của dự án.

Tuy nhiên biểu đồ cũng có một vài nhược điểm sau

  • Nó phụ thuộc vào một trong những cấu trúc phân chia và kế hoạch đã xây dựng. Ngoài ra trong quá trình thực hiện dự án nếu thực hiện theo kế hoạch thì có thể làm lại toàn bộ biểu đồ chưa được tính toán đến.
  • Khi kế hoạch công việc kéo dài quá một trang, biểu đồ Gantt dẽ mất dần chức năng của nó và trở thành một biểu đồ có những nhược điểm làm cho người ta khó có thể nắm được kế hoạch và tiến độ của dự án đặc biệt với những dự án có nhiều công việc cần phải xử lý.
  • Biểu đồ Gantt không làm tốt được chức năng của nó nếu có những đầu công việc phức tạp ví dụ như nếu một cột mốc thời gian có nhiều công việc cần phải hoàn thành và từng công việc đấy lại có thêm những việc phụ phải thực hiện để hoàn thành kế hoạch chính vì lý do này các nhà quản trị dự án không nên phụ thuộc vào biểu đồ Gantt vì lúc này nó không phải là một trong những lựa chọn được ưu tiên với bạn.

Sơ đồ Gantt không làm tốt với việc xử lý các ràng buộc của dự án .

Điều này là do trọng tâm chính của sơ đồ Gantt là thời gian. Trong một biểu đồ có 3 ràng buộc chính là thời gian, chi phí và phạm vi. Với một số dự án nó không thể hiện được những công việc ưu tiên nếu nó còn quá nhiều những công việc khác cần đan xen làm một cách liên tiếp và xen kẽ nhau.

Một sơ đồ Gantt được dựng bằng tay sẽ rất công phu. Mỗi dự án có sự thay đổi thì cần phải vẽ lại và điều này là tiền đề để các công ty phần mềm chuyên nghiệp cho ra đời các phần mềm hiện đại hơn như phần mềm quản lý ERP có tích hợp tính năng vẽ biểu đồ Gantt dành cho máy tính một cách dễ dàng.

Hướng dẫn vẽ biểu đồ Gantt

Hướng dẫn vẽ biểu đồ Gantt
Hướng dẫn vẽ biểu đồ Gantt

Bước 1: Xác định các đầu mục công việc cần thiết

Đây là công việc giúp bạn định hình được việc cần làm là gì và các đầu mục cần thiết để thực hiện dự án. Để xác định được những công việc cần thực hiện bạn cần phải tính toán về mục tiêu và các mốc thời gian cụ thể. Sau khi có danh mục các đầu công việc bạn cần phải xác định thời gian sớm nhất và bắt đầu dự án với những thời gian đã ước tính thực hiện.

Bước 2: Xác định mối quan hệ giữa các công việc

Điểm mạnh của những lợi ích mà sơ đồ Gantt biểu diễn được là các mối quan hệ của công việc. Sau khi có những đầu mục công việc và khoảng thời gian cụ thể cần thực hiện thì nên xác định xem công việc nào cần phải hoàn thành để có thể xác định xem công việc tiếp theo cần thực hiện là gì. Những hoạt động công việc phụ thuộc vào nhau như này thì nó được gọi là những công việc tuần tự hoặc tuyến tính.

Những công việc khác bạn cần thực hiện song song nghĩa là chúng có thể được thực hiện một cách song song với những công việc khác. Dự án nào càng có những công việc song song nhiều thì tiến độ dự án của bạn càng được rút ngắn.

Cần xác định những nhiệm vụ được thực hiện song song với nhau và để ý đến mối quan hệ này nó giúp bạn có thể nắm bắt được kỹ hơn về thông tin dự án và bắt đầu mô tả được lịch trình hoạt động trên biểu đồ.

Trong biểu đồ Gantt, có ba mối quan hệ chính giữa các nhiệm vụ tuần tự:

Finish to Start (FS) – Nhiệm vụ FS đây là những nhiệm vụ buộc phải thực hiện xong nhiệm vụ trước thì mới được hoàn thành tiếp dến ở nhiệm vụ sau.

Start to Start (SS) – Nhiệm vụ SS không thể bắt đầu cho đến khi nhiệm vụ trước đó bắt đầu. Chúng bắt đầu sau.

Finish to Finish (FF) – Nhiệm vụ FF không thể kết thúc trước khi nhiệm vụ  trước kết thúc. Chúng kết thúc sau.

Start to Finish (SF) – đây là một trong những nhiệm vụ rất ít khi xảy ra

Bước 3: Biểu diễn sơ đồ Gantt

Bạn có trong tay được các thông tin và yêu cầu cần thiết thì bây giờ là lúc biểu diễn chúng trên sơ đồ. Bạn có thể vẽ biểu đồ Gantt bằng tay và cũng có thể vẽ trên Exel hay sử dụng những phần mềm lập kế hoạch công việc như  phần mềm Gannto, Microsoft Project, Base Wework…

Bên cạnh những công cụ được thiết kế thành phần mềm bạn cũng có thể sử dụng nó để truy cập vào bất kỳ một vị trí nào giúp bạn có thể thảo luận và tối ưu hóa các báo cáo của dự án

Bước 4: Cập nhật tiến độ dự án

Khi dự án của bạn di chuyển theo biểu đồ đã thiết lập có nghĩa là nó đang tiến triền. Bên cạnh đó trong quá trình triển khai các dự án có rất nhiều những thay đổi do vậy để hoàn thành công việc triển khai tiếp theo thì bạn cần phải hoàn thiện công việc trước đấy. Vậy bạn cần điều chỉnh các tiến độ như thế nào cho kịp thời điều chỉnh thì mỗi người quản lý đểu có những phương án triển khai cho phù hợp điều này giúp bạn cập nhật thông tin về kế hoạch dự án và nắm được các thông tin một cách kịp thời nhất.

Từ khóa » Sơ đồ Gantt Có Máy Bước