Sơ đồ Hạch Toán Tài Khoản 521 Theo Thông Tư 200

Thông tư 133 không còn tài khoản giảm trừ doanh thu Tài khoản 521 như quyết định 48/2006/QĐ-BTC hay thông tư 200/2014/TT-BTC.

Nội dung chính Show
  • 1. Tài khoản sử dụng hạch toán giảm trừ doanh thu: Tài khoản 511
  • 3. Cách hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
  • 1.Phản ánh số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán.
  • 2. Kế toán hàng bán bị trả lại
  • 3. Cuối kỳ kế toán thực hiện kết chuyển.
  • Video liên quan

Như vậy, các khoản giảm trừ doanh thu sẽ được hạch toán như thế nào theo Thông tư 133. Bài viết dưới đây, đội ngũ giảng viên tại lớp học kế toán thực hành tại Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn các bạn cách hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu theo Thông tư 133.

>>> Xem thêm: Hạch toán tài khoản 131 - Phải thu khách hàng theo Thông tư 133

1. Tài khoản sử dụng hạch toán giảm trừ doanh thu: Tài khoản 511

Nội dung: Tài khoản 511 Phản ánh các khoản doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu phát sinh trong kỳ kế toán.

Bên Nợ:

  • Phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu như giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại phát sinh trong kỳ.
  • Phản ánh doanh thu kết chuyển sang tài Khoản xác định kết quả kinh doanh cuối kỳ.

Bên Có:

  • Phản ánh các khoản doanh thu từ cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ… phát sinh trong kỳ kế toán của doanh nghiệp.

Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.

2. Các khoản giảm trừ doanh thu theo quy định.

  • Chiết khấu thương mại: là khoản người bán giảm trừ cho người mua khi người mua với số lượng lớn hoặc mua đạt được một doanh số nào đó. Hoặc theo chính sách kích thích bán hàng của doanh nghiệp trong từng giai đoạn.
  • Hàng bán bị trả lại: Cũng là một khoản làm giảm doanh thu bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ. Hàng bán bị trả lại trong trường hợp doanh nghiệp cung cấp hàng hóa sai quy cách, phẩm chất, kích cỡ… so với hợp đồng kinh tế.
  • Giảm giá hàng bán: Doanh nghiệp giảm giá hàng bán khi hàng của doanh nghiệp gần hết date, doanh nghiệp muốn tiêu thụ hết hàng tồn kho … Giảm giá hàng bán cũng làm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp bị giảm.

3. Cách hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

a. Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

  • Doanh nghiệp chiết khấu thương mại cho khách hàng:

Nợ TK 511: Phần chiết khấu cho khách hàng chưa thuế GTGT

Nợ TK 333: Phần thuế GTGT trên giá trị hàng chiết khấu cho khách hàng.

        Có TK 131: Tổng giá trị chiết khấu cho khách hàng.

  • Doanh nghiệp giảm giá hàng bán cho khách hàng

Nợ TK 511: Giá trị giảm giá hàng bán cho khách hàng chưa có thuế GTGT

Nợ TK 333: Phần thuế GTGT trên giá trị giảm giá hàng bán

        Có TK 131: Tổng giá trị giảm giá hàng bán.

  • Doanh nghiệp chấp nhận nhận lại hàng đã bán

Nợ Tk 511: Giá trị hàng đã bán bị trả lại chưa có thuế GTGT

Nợ TK 333: Phần thuế GTGT của số hàng đã bán bị trả lại

        Có TK 131: Tổng giá trị hàng bán bị trả lại.

b. Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

  • Doanh nghiệp chiết khấu thương mại cho khách hàng:

Nợ TK 511: Phần chiết khấu cho khách hàng chưa thuế GTGT

        Có TK 131: Tổng giá trị chiết khấu cho khách hàng.

  • Doanh nghiệp giảm giá hàng bán cho khách hàng

Nợ TK 511: Giá trị giảm giá hàng bán cho khách hàng chưa có thuế GTGT

        Có TK 131: Tổng giá trị giảm giá hàng bán.

  • Doanh nghiệp chấp nhận nhận lại hàng đã bán

Nợ Tk 511: Giá trị hàng đã bán bị trả lại chưa có thuế GTGT

        Có TK 131: Tổng giá trị hàng bán bị trả lại.

Trên đây, Kế toán Lê Ánh hướng dẫn các bạn cách hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu theo Thông tư 133/2016/TT-BTC. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!

>>> Xem thêm: Cách hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ TK 511 theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

Nếu như bạn muốn theo học kế toán thì có thể liên hệ:

KẾ TOÁN LÊ ÁNH 

  Chuyên đào tạo các khóa học kế toán thực hành và làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tốt nhất thị trường

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

HOTLINE: 0904 84 88 55 (Mrs Ánh)

Hiện tại trung tâm Lê Ánh có đào tạo các khoá học kế toán và khoá học xuất nhập khẩu tại Hà Nội và TPHCM cho người mới bắt đầu và người đã có kinh nghiệm cần học chuyên sâu, nếu bạn quan tâm đến các khoá học này, vui lòng truy cập website: www.ketoanleanh.vn để biết thêm thông tin chi tiết.

Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu theo Thông tư 200

Thông tư 200/2014/TT-BTC các tài khoản 531, 532, 521 giờ gộp chung thành tài khoản 521 thành các khoản giảm trừ doanh thu. Các khoản giảm trừ doanh thu theo thông tư 200/2014/TT-BTC được quy định ra sao, cách hạch toán các khoản giảm trừ đó như thế nào? Bài viết sau đây, kế toán Lê Ánh xin chia sẻ với các bạn qua bài viết “Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu theo Thông tư 200”

>>>>>> xem thêm :Hạch toán tài khoản TK 821 -Chi phí thuế TNDN

1.Phản ánh số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán.

– Trường hợp sản phẩm, hàng hoá đã bán phải giảm giá, chiết khấu thương mại cho người mua thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, và doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Nợ TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu (5211, 5213)

Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp khoa hoc hanh chinh su nghiep o ha noi

        Có các TK 111,112,131,…

– Trường hợp sản phẩm, hàng hoá đã bán phải giảm giá, chiết khấu thương mại cho người mua không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp:

Nợ TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu (5211, 5213)

          Có các TK 111, 112, 131,…

Sơ đồ hạch toán giảm trừ doanh thu

2. Kế toán hàng bán bị trả lại

– Khi doanh nghiệp nhận lại sản phẩm, hàng hóa bị trả lại, kế toán phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại:

+ Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ TK 155 – Thành phẩm

Nợ TK 156 – Hàng hóa

      Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.

+ Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ:

Nợ TK 611 – Mua hàng (đối với hàng hóa)

Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất (đối với sản phẩm)

       Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.

– Thanh toán với người mua hàng về số tiền của hàng bán bị trả lại:

+ Đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ.:

Nợ TK 5212

Nợ TK 3331

Có các TK 111,112,131…

+ Đối với hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, số tiền thanh toán với người mua về hàng bán bị trả lại,

Nợ TK 5212

Có các TK 111, 112, 131

+ Đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ:

Nợ TK 5212 – Hàng bán bị trả lại (giá bán chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (33311)

         Có các TK 111, 112, 131,…

+ Đối với sản phẩm, hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp:

Nợ TK 5212 – Hàng bán bị trả lại

          Có các TK 111, 112, 131,…

– Các chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại:

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng

         Có các TK 111, 112, 141, 334,…

3. Cuối kỳ kế toán thực hiện kết chuyển.

Kết chuyển tổng số giảm trừ doanh thu phát sinh trong kỳ sang tài khoản 511 – “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

        Có TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu.

Các bạn xem thêm các bài viết tại:https://ketoanleanh.edu.vn/

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

Từ khóa » Sơ đồ Chữ T 5212