Sơ đồ Mạng CPM - Đề Cương ôn Tập Môn Quản Trị Dự án

Sơ đồ mạng CPMĐề cương ôn tập môn Quản trị dự ánNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Sơ đồ mạng CPM được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Sơ đồ mạng CPM

  • 1. Các thông số thời gian của sự kiện
  • 2. Các thông số thời gian của công việc

Phương pháp đường găng (CPM) được công ty Dupont và Remington Rand phát triển trong cùng một thời kỳ để trợ giúp việc quản lý xây dựng và bảo trì các nhà máy hóa chất. Tuy có những nét khác nhau, như PERT giả định thời gian thực hiện các công việc thay đổi nhưng có thể tính được nhờ phương pháp xác suất còn CPM lại sử dụng các ước lượng thời gian xác định, nhưng cả hai kỹ thuật đều chỉ rõ mối quan hệ liên tục giữa các công việc, đều đặn đến tính toán đường găng, cùng chỉ ra thời gian dự trữ của các công việc. Do vậy, trong các sách báo khi đề cập đến phương pháp quản lý tiến độ thường viết đồng thời tên của hai phương pháp (PERT/CPM).

1. Các thông số thời gian của sự kiện

Để dự tính thời gian thực hiện các công việc một cách có căn cứ khoa học, có thể thực hiện các bước sau:

Xây dựng các giả thiết liên quan đến nguồn lực.

Dự tính thời gian cho từng công việc dựa vào nguồn lực có thể huy động trong kế hoạch.

Xác định tuyến găng và độ co dãn thời gian của từng công việc.

So sánh thời gian hoàn thành theo dự tính với mốc thời gian cho phép.

Điều chỉnh các yêu cầu nguồn lực khi cần thiết.

Để xác định được đường găng cần xác định các yếu tố thời gian trong một sự kiện. Theo quy ước, một sự kiện sẽ được chia thành 4 ô; trong đó, từng ô sẽ có các kí hiệu riêng biệt thể hiện yếu tố thời gian của sự kiện đó.

Các thông số thời gian của sự kiện

Trong đó:

i, j: các sự kiện

tij: Độ dài cung ij hay thời gian thực hiện công việc mà kéo dài từ sự kiện i tới j (i là sự kiện trước, j là sự kiện sau).

E: Thời gian sớm nhất để hoàn thành sự kiện

L: Thời gian muộn nhất để hoàn thành sự kiện

R: Thời gian dự trữ của sự kiện i,j

Thời điểm sớm của sự kiện j (ký hiệu Ej): là thời điểm sớm nhất để kết thúc các công việc đi vào sự kiện j, hoặc sớm nhất để bắt đầu các công việc đi ra khỏi sự kiện j.

– Nếu đứng trước j chỉ có một sự kiện i thì Ej = Ei + tij

– Nếu đứng trước j có nhiều sự kiện thì Ej = Max (Ei + tij)

– Sự kiện bắt đầu có E1 = 0

Thời điểm muộn của sự kiện j (ký hiệu Lj): là thời điểm muộn nhất để kết thúc các công việc đi vào sự kiện j, hoặc muộn nhất để bắt đầu các công việc đi ra khỏi sự kiện j

– Nếu đứng sau j chỉ có một sự kiện k thì Lj = Lk – t jk

– Nếu đứng sau j có nhiều sự kiện thì Lj = Min (Lk – tjk)

– Sự kiện kết thúc có Ln = En

Thời gian dự trữ của sự kiện: Một sự kiện có 2 thời điểm xuất hiện là sớm Ej và muộn Lj; nhưng nó cũng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào giữa 2 thời điểm đó.

Khoảng thời gian chênh lệch giữa 2 thời điểm đó là thời gian dự trữ của sự kiện. Đây là khoảng thời gian có thể trì hoãn sự kiện mà không làm thay đổi thời gian thực hiện cả dự án, được tính như sau: Rj = Lj – Ej

Các sự kiện j nằm trên đường găng thì thời gian dự trữ Rj = 0

2. Các thông số thời gian của công việc

Thời điểm bắt đầu sớm của công việc (ký hiệu ESij): Là thời điểm sớm nhất để bắt đầu công việc ij. Tức là nó được bắt đầu ở thời điểm sớm của sự kiện tiếp đầu: ESij = Ei

Thời điểm kết thúc sớm của công việc (ký hiệu EFij): là thời điểm sớm nhất để hoàn thành công việc ij. Như vậy nó được tính bằng thời điểm bắt đầu sớm của công việc ij cộng với thời gian thực hiện công việc đó: EFij = ESij + tij

Thời điểm kết thúc muộn của công việc (ký hiệu LFij): là thời điểm muộn nhất để hoàn thành công việc ij mà không ảnh hưởng đến công việc tiếp sau nó: LFij = Lj

Thời điểm bắt đầu muộn của công việc (ký hiệu LSij): là thời điểm muộn nhất để bắt đầu công việc ij mà không làm ảnh hưởng đến thời điểm bắt đầu của các công việc sau nó: LSij = LFij – tij

Thời gian dự trữ của công việc: Có 4 loại thời gian dự trữ của công việc là:

Dự trữ chung (dự trữ toàn phần, dự trữ lớn nhất) của công việc ij (ký hiệu GRij) là dự trữ chung của tất cả các công việc không găng liên quan kề nhau trên đường đi dài nhất từ sự kiện bắt đầu đến sự kiện kết thúc: GRij = Lj – Ei – tij

Đường găng sẽ là đường nối các công việc có GRij = 0

Dự trữ gốc (dự trữ bắt đầu) của công việc ij là thời gian tối đa có thể trì hoãn bắt đầu hoặc kéo dài công việc ij mà không ảnh hưởng đến thời điểm kết thúc muộn nhất của mọi công việc trước nó (không làm mất thời gian dự trữ của công việc trước nó). Khi sử dụng hết dự trữ này, các công việc phía sau công việc ij nằm trên đường dài nhất sẽ trở nên găng: SRij = Lj – Li – tij

Dự trữ ngọn (dự trữ kết thúc) của công việc ij là thời gian tối đa có thể trì hoãn sự hoàn thành của công việc ij mà không ảnh hưởng đến thời điểm bắt đầu sớm nhất của mọi công việc sau nó (không làm mất thời gian dự trữ của các công việc sau nó). Khi sử dụng hết dự trữ này, các công việc phía trước công việc ij nằm trên đường dài nhất sẽ trở nên găng: FRij = Ej – Ei – tij

Dự trữ riêng (dự trữ độc lập, dự trữ bé nhất) của công việc ij là thời gian tối đa có thể trì hoãn công việc ij mà không ảnh hưởng đến thời điểm kết thúc muộn của các công việc trước nó, cũng như thời điểm bắt đầu sớm của các công việc sau nó, nghĩa là không ảnh hưởng đến thời gian dự trữ của các công việc cả trước cả sau công việc ij: IRij = Ej – Li – tij

Trình tự tính toán sơ đồ mạng

Bước 1: Tính thời điểm sớm của sự kiện (từ trái qua phải)

Bắt đầu sự kiện xuất phát với E1 = 0

Sự kiện tiếp theo Ej = Max (Ei + tij)

Cứ như vậy đến sự kiện cuối cùng En

Bắt đầu từ sự kiện cuối cùng với Ln = En

Tính ngược lại các sự kiện trước Lj = Min (Lk – tjk)

Cứ vậy tính lùi về sự kiện xuất phát

Bước 3: Xác định đường găng: là đường dài nhất và đi qua các sự kiện găng. Các sự kiện trên đường găng có Rj = 0

Bước 4: Tính thời điểm sớm của công việc

Thời điểm bắt đầu sớm ESij = Ei

Thời điểm kết thúc sớm EFij = ESij + tij

Thời điểm kết thúc muộn LFij = Lj

Thời điểm bắt đầu muộn LSij = LFij – tij

Dự trữ chung GRij = Lj – Ei – tij

Dự trữ gốc SRij = Lj – Li – tij

Dự trữ ngọn FRij = Ej – Ei – tij

Dự trữ riêng IRij = Ej – Li – tij

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Sơ đồ mạng CPM về đặc điểm của các thông số thời gian của sự kiện, các thông số thời gian của công việc...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Sơ đồ mạng CPM. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Từ khóa » Ej Là Thời Gian Sớm Nhất đạt đến Sự Kiện J được Xác định Bằng