Sơ đồ Minh Hoạ Phạm Vi Ba đời Trong Luật Hôn Nhân Và Gia đình

  • Luật Hôn Nhân và Gia Đình 1959 – 1986 –  2000 – 2014

 Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau. K17Đ3 LHNVGĐ2014

 Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba. K18Đ3 LHNVGĐ2014

  • Những trường hợp cấm kết hôn K2Đ5 LHNVGĐ2014

a) Kết hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

SƠ ĐỒ MINH HOẠ

 pham vi 3 doi ttruc he

– Trực Hệ: những người thẳng nhánh và cùng màu nền (cha/mẹ B–con 4–cháu 4b)

– Ba đời: + Đời thứ nhất : cha/mẹ A; + Đời thứ hai    : con 1 – con 2; + Đời thứ ba     : cháu 1a – cháu 2a; hoặc cháu 1b –cháu 2a

<=> Những người có thể kết hôn với nhau (theo quy định pháp luật) : + cháu 3b (nhánh nền đen) với tất cả những người bên nhánh còn lại + cháu 1a, cháu 1b, cháu 2a với những người bên nhánh nền đen

LƯU Ý:

Vì lí do: thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội hoặc tập quán địa phương mà những người có thể kết hôn với nhau trong sơ đồ trên không khuyến khích yêu nhau (đó là chưa nói đến việc không nên lấy nhau/kết hôn với nhau)

Từ khóa » Trực Hệ Và Bàng Hệ Là Gì