Sơ đồ Tư Duy Bài 13 Lịch Sử 12: Phong Trào Dân Tộc Dân Chủ ở Việt ...

Sơ đồ tư duy bài 13 Lịch sử 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 được Khoahoc sưu tầm và đăng tải hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập môn Sử 12 đạt kết quả cao.

  • Sơ đồ tư duy bài 14 Lịch sử 12: Phong trào cách mạng 1930 - 1935
  • Sơ đồ tư duy bài 15 Lịch sử 12: Phong trào dân chủ 1936 - 1939
  • Sơ đồ tư duy bài 16 Lịch sử 12: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám

Sơ đồ tư duy bài 13 Lịch sử 12

  • A. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 13
  • B. Tóm tắt lý thuyết lịch sử 12 bài 13

Sơ đồ tư duy bài 4 Lịch sử 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930

A. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 13

1. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 13 ngắn gọn

Sơ đồ tư duy bài 4 Lịch sử 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930

 Sơ đồ tư duy bài 4 Lịch sử 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930

2. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 13 chi tiết

Sơ đồ tư duy bài 4 Lịch sử 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930

Sơ đồ tư duy bài 4 Lịch sử 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930

Sơ đồ tư duy bài 4 Lịch sử 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930

Sơ đồ tư duy bài 4 Lịch sử 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930

B. Tóm tắt lý thuyết lịch sử 12 bài 13

I.Sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức cách mạng

1. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

a.Thành lập:

  • 11/1924: Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) lập tổ chức Cộng sản Đoàn (2/1925).

  • 6/1925: Nguyễn Ái quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

  • 21/6/1925: Ra báo Thanh Niên, cơ quan ngôn luận của Hội.

b. Chủ trương:Làm cách mạng quốc gia tiến tới làm cách mạng thế giới.

c. Hoạt động:

  • 1927: Xuất bản tác phẩm “Đường Kách Mệnh” làm tài liệu tuyên truyền và huấn luyện cách mạng.

  • 1928: Tổ chức phong trào vô sản hóa, đưa hội viên thâm nhập vào đời sống công nhân để tuyên truyền vận động, nâng cao ý thức chính trị.

=> phong trào công nhân có sự chuyển biến rõ rệt về chất, tạo điều kiện cho sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam.

2. Tân Việt cách mạng Đảng

a. Sự thành lập:

  • 7/1925: Một nhóm tù chính trị và sinh viên thành lập hội Phục Việt ở Vinh.

  • 7/1928: đổi tên là Tân Việt cách mạng đảng.

b. Chủ trương:Đánh đổ đế quốc , lập xã hội bình đẳng bác ái.

c. Hoạt động:

  • Tổ chức đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu tại Trung kì.

  • Do ảnh hưởng của Hội VN cách mạng thanh niên ] Tân Việt bị phân hoá.

3. Việt Nam Quốc dân đảng

a. Thành lập:

  • 25/12/1927 từ hoạt động yêu nước của nhà xuất bản Nam Đồng thư xã và ảnh hưởng của học thuyết Tôn Trung Sơn, Việt Nam Quốc dân đảng được thành lập do Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính lãnh đạo.

  • Đây là tổ chức đại diện cho tư sản dân tộc theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.

b. Chủ trương:Làm cách mạng dân chủ tư sản nhằm đánh đổ đế quốc Pháp và phong kiến, thiết lập dân quyền.

c. Hoạt động:chủ yếu là các hoạt động ám sát bạo động gây tiếng vang. Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2/1930).

II. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

1. Sự xuất hiện các tổ chức cộng sản năm 1929

a. Hoàn cảnh ra đời:1929: Phong trào yêu nước của các giai cấp phát triển mạnh mẽ.

b. Quá trình thành lập:

  • 3/1929: Một số hội viên tiên tiến của Hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cách mạng thanh niên ở Bắc Kì lập chi bộ cộng sản đầu tiên.

  • 5/1929: Tại Đại hội lần thứ I của Hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cách mạng thanh niên đại biểu Bắc Kì đề nghị thành lập Đảng Cộng Sản nhưng không được chấp nhận nên bỏ đại hội ra về.

  • 6/1929: Các nhóm cộng sản Bắc Kì họp tại Hà Nội lập Đông Dương Cộng sản Đảng, thông qua tuyên ngôn, điều lệ, ra báo Búa liềm.

  • 7/1929: Các hội viên của lại của Hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cách mạng thanh niên lập An Nam Cộng sản đảng ở Nam Kỳ.

  • 9/1929: Bộ phận đảng viên tiên tiến của Tân Việt cách mạng đảng lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

c. Ý nghĩa:

  • Là sản phẩm tất yếu của lịch sử.

  • Đánh dấu sự trưởng thành của công nhân Việt Nam, chứng tỏ xu hướng cách mạng vô sản phát triển mạnh.

  • Là bước chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập Đảng Cộng Sản VN.

2. Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam

a. Hoàn cảnh lịch sử:

  • 1929 – 1930: Ba tổ chức cộng sản ra đời nhưng hoạt động riêng rẽ gây tác động xấu cho phong trào cách mạng nước ta ð yêu cầu thống nhất các tổ chức cộng sản.

  • Nguyễn Ái Quốc từ Xiêm về Hương Cảng triệu tập hội nghị Cửu Long để hợp nhất các Đảng Cộng Sản.

  • 6/1/1930: Hội nghị Cửu Long bắt đầu.

b. Nội dung hội nghị:

  • Hội nghị nhất trí hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

  • Thông qua chính cương, sách lược và điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đây là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

c. Ý nghĩa lịch sử

+ Là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam.

+ Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

+ Là bước ngoặt trong lịch sử cách mạng Việt Nam vì:

  • Đảng trở thành chính đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

  • Từ nay cách mạng Việt Nam có đường lối đúng đắn, sáng tạo.

  • Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.

+ Đảng ra đời có tính quyết định bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam.

C. Trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 13

Câu 1:  Các yếu nhân trong tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng:

  • Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Tôn Trung Sơn.

  • Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính.

  • Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Nguyễn Phan Long.

  • Nguyễn Thái Học, Nguyễn Phan Long, Bùi Quang Chiêu, Phó Đức Chính.

Câu 2:  Vì sao trong nội bộ của Tân Việt cách mạng đảng bị phân hóa?

  • Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát triển mạnh, lí luận và tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin có ảnh hưởng đến số đảng viên trẻ của Tân Việt.

  • Nội bộ Tân Việt không thống nhất.

  • Tác động của tình hình thế giới vào Việt Nam.

  • Sự vận động hợp nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Câu 3:  Từ năm 1925 - 1929, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã tiến hành mấy kì Đại hội?

  • 1

  • 2

  • 3

  • 4

Câu 4: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập vào thời điểm nào?

  • 2/1925.

  • 6/1925.

  • 8/ 1925.

  • 6/1926.

Câu 5:  Vừa về tới Quảng Châu (Trung Quốc) và trước khi thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập tổ chức chính trị nào?

  • Hội Liên hiệp thuộc địa.

  • Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.

  • Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam.

  • Tân Việt cách mạng đảng.

Câu 6: Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam vào năm 1929 có hạn chế gì?

  • Nội bộ những người cộng sản Việt Nam chia rẽ, mất đoàn kết, ngăn cản sự phát triển của cách mạng Việt Nam.

  • Phong trào cách mạng Việt Nam có nguy cơ tụt lùi.

  • Phong trào cách mạng Việt Nam phát triển chậm lại.

  • Kẻ thù lợi dụng để đàn áp cách mạng.

Câu 7: Phân tích các yếu tố cơ bản nào dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930?

  • Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân.

  • Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào tiểu tư sản, phong trào yêu nước.

  • Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

  • Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân, tư sản dân tộc.

Câu 8: Nhận xét nào dưới đây là đúng về vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản (3/2/1930)?

  • Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, soạn thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

  • Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Đông Dương; thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt.

  • Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Đông Dương, tiếp tục truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam.

  • Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, bầu ban chấp hành trung ương chính thức của Đảng

Câu 9: Các sách báo nào sau đây gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến 1925?

  • “An Nam trẻ”, “Người cùng khổ”, “Thanh niên”, “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Đường Kách mệnh”. .

  • “Người cùng khổ”, “Người nhà quê”, “Thanh niên”, “Bản án chế độ thực dân Pháp”.

  • “Người cùng khổ”, “Thanh niên”, “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Đường kách mệnh”, “Nhân đạo”.

  • Tất cá đều đúng.

Câu 10: Cho các sự kiện:

  • Phong trào “Vô sản hóa”

  • Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

  • Thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông

Sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian

  • 1,2,3

  • 2,3,1

  • 3,2,1

  • 1,3,2.

Câu 11: Phong trào công nhân trong giai đoạn 1926 - 1929 có điểm nào khác so với giai đoạn 1919- 1925?

  • Số lượng các cuộc bãi công không nhiều, nhưng quy mô lớn, tính chất quyết liệt.

  • Các cuộc đấu tranh đã mang tính chất chính trị rõ nét, bắt đầu có sự liên kết thành một phong trào chung.

  • Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng cộng sản, phong trào công nhân đã thu được nhiều thắng lợi quan trọng.

  • Tất cả các ý trên

Câu 12: Nhân vật nào là chủ yếu của Việt Nam Quốc dân đảng?

  • Phan Bội Châu.

  • Phan Châu Trinh

  • Tôn Đức Thắng.

  • Nguyễn Thái Học.

Câu 13: Đảng Cộng sản ra đời do tác động của nhiều yếu tố, yếu tố nào sau đây không đúng?

  • Sự phát triển của phong trào yêu nước Việt Nam.

  • Sự thất bại của Việt Nam Quốc dân đảng.

  • Sự phố biến chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam.

  • Sự phát triển tự giác phong trào công nhân Việt Nam.

Câu 14: Tháng 12-1927, Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính đã thành lập

  • Tân Việt Cách mạng đảng.

  • Việt Nam quốc dân đảng.

  • Đông Dương cộng sản đảng.

  • Đông Dương cộng sản liên đoàn.

Câu 15: Quá trình phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã dẫn đến sự thành lập các tổ chức cộng sản nào trong năm 1929?

  • Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng.

  • Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng và Đông Dương cộng sản liên đoàn.

  • Đông Dương cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn.

  • An Nam cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn.

Câu 16: "Âu là chết đi để trở thành tấm gương chợ người sau nối bước. Không thành công thì cũng thành nhân'' là của ai?

  • Phó Đức Chính.

  • Nguyễn Thái Học.

  • Phạm Tuấn Tài.

  • Nguyễn Khắc Nhu.

Câu 17: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập vào thời gian nào? ở đâu?

  • Tháng 5 - 1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc).

  • Tháng 6 - 1925 ở Hương Cảng (Trung Quốc).

  • Tháng 7 - 1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc).

  • Tháng 6 - 1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc).

Câu 18: An Nam Cộng sản đảng được ra đời từ tổ chức nào?

  • Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

  • Các hội viên tiên tiến trong Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Trung Quốc và Nam Kì.

  • Các hội viên tiên tiến trong Tân Việt cách mạng đảng.

  • Số còn lại của Việt Nam Quốc dân đảng.

Câu 19: Khởi nghĩa Yên Bái (9 - 2 - 1930) thất bại do nguyên nhân khách quan nào?

  • Giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo.

  • Tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng còn non yếu.

  • Khởi nghĩa nổ ra hoàn toàn bị động.

  • Đế quốc Pháp còn mạnh.

Câu 20: Vì sao cuối năm 1928 đầu năm 1929, những người cộng sản Việt Nam thấy cần thiết phải thành lập một Đẳng Cộng sản để lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc?

  • Do phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta phát triển mạnh.

  • Do phong trào dân tộc và dân chủ, đặc biệt là phong trào công nông theo con đường cách mạng vô sản phát triển mạnh.

  • Trước sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái, Việt Nam Quốc dân đảng tan rã.

  • Sự phát triển mạnh của hai tổ chức Thanh niên và Tân Việt.

ĐÁP ÁN

1

B

11

B

2

A

12

D

3

A

13

B

4

B

14

B

5

B

15

A

6

A

16

B

7

C

17

D

8

A

18

B

9

C

19

D

10

B

20

B

Sơ đồ tư duy bài 13 Lịch sử 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 được KhoaHoc giới thiệu trên đây sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm bắt được kiến thức bài học dễ dàng hơn, làm quen nhiều dạng bài tập, câu hỏi trắc nghiệm khác nhau. Trong chuyên mục Giải Lịch sử 12 gồm tất cả các bài học tương ứng với chương trình học môn Lịch sử lớp 12 với những câu trả lời đầy đủ cho từng câu hỏi, bài tập trong mỗi bài học nhằm giúp học sinh dễ dàng ôn luyện và nâng cao kiến thức Tài liệu học tập lớp 12.

Từ khóa » Sử 12 Bài 13 Tóm Tắt