Sơ Đồ Tư Duy Lão Hạc Nam Cao ❤️️ 12 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay

Sơ Đồ Tư Duy Lão Hạc Nam Cao ❤️️ 22+ Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay ✅ Tổng Hợp Và Chia Sẻ Tư Liệu Tham Khảo Ôn Tập Tác Phẩm Ngữ Văn Hữu Ích Cho Học Sinh.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Toggle
  • Tóm Tắt Nội Dung Truyện Ngắn Lão Hạc
  • Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Nam Cao – Mẫu 1
  • Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Lão Hạc Nam Cao – Mẫu 2
  • Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Văn Bản Lão Hạc Ngắn Gọn – Mẫu 3
  • Sơ Đồ Tư Duy Tác Phẩm Lão Hạc Chi Tiết – Mẫu 4
  • Sơ Đồ Tư Duy Về Văn Bản Lão Hạc Đầy Đủ – Mẫu 5
  • Sơ Đồ Tư Duy Bài Lão Hạc Lớp 8 – Mẫu 6
  • Sơ Đồ Tư Duy Lão Hạc Lớp 8 Đơn Giản – Mẫu 7
  • Sơ Đồ Tư Duy Lão Hạc Phân Tích Tác Phẩm – Mẫu 8
  • Sơ Đồ Tư Duy Về Nhân Vật Lão Hạc – Mẫu 9
  • Sơ Đồ Tư Duy Phân Tích Nhân Vật Lão Hạc – Mẫu 10
  • Sơ Đồ Tư Duy Nhân Vật Lão Hạc Bi Kịch Cuộc Đời – Mẫu 11
  • Sơ Đồ Tư Duy Về Nhân Vật Ông Giáo – Mẫu 12
  • Bài Văn Mẫu Phân Tích Lão Hạc Hay Nhất

Tóm Tắt Nội Dung Truyện Ngắn Lão Hạc

Dưới đây tóm tắt nội dung truyện ngắn Lão Hạc để các em học sinh nắm vững những ý chính trọng tâm của tác phẩm.

Nhân vật chính của văn bản là lão Hạc. Lão Hạc là một người nông dân nghèo, vợ mất sớm, chỉ có một mảnh vườn và người con trai. Vì không có tiền cưới vợ, con trai lão Hạc sinh phẫn chí đi lên đồn điền cao su với lời thề khi nào kiếm được bạc trăm mới trở về. Từ đó, lão Hạc sống thui thủi một mình với con chó Vàng làm bạn, bòn vườn sống qua ngày.

Sau trận ốm dai dẳng, lão không còn sức đi làm thuê được nữa. Rồi lại bão mất mùa, lão rơi vào hoàn cảnh khó khăn, cơ cực bội phần. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con trai về có cái sinh sống, Lão Hạc dằn vặt lương tâm mình khi quyết định bán đi con chó Vàng. Lão nhờ ông giáo trông hộ mảnh vườn cho con trai và gửi tiền làm ma để không phiền hàng xóm. Lão Hạc xin ít bã chó của Binh Tư. Biết được chuyện này, ông giáo rất buồn vì nghĩ rằng con người như lão Hạc chỉ vì cái nghèo đói mà cũng bị tha hoá.

Rồi lão chết đột ngột, dữ dội. Vì không muốn bán nốt mảnh vườn cuối cùng là tài sản để lại cho người con trai đi đồn điền cao su chưa về, lão đã chọn cho mình cái chết đau đớn bằng bả chó. Không ai biết vì sao lão chết trừ Ông Giáo và Binh Tư.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Tóm Tắt Văn Bản Lão Hạc 🍀 17 Bài Mẫu Ngắn Hay Nhất

Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Nam Cao – Mẫu 1

Chia sẻ sơ đồ tư duy về tác giả Nam Cao giúp bạn đọc và các em học sinh nắm được khái quát thông tin về tác giả này.

Sơ Đồ Tư Duy Khái Quát Về Tác Giả Nam Cao
Sơ Đồ Tư Duy Khái Quát Về Tác Giả Nam Cao

Xem nhiều hơn với 🔥 Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Nam Cao 🔥 4 Mẫu Tóm Tắt Hay

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Lão Hạc Nam Cao – Mẫu 2

Vẽ sơ đồ tư duy Lão Hạc Nam Cao sẽ giúp các em học sinh hệ thống hoá kiến thức và ôn tập hiệu quả hơn.

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Lão Hạc Nam Cao
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Lão Hạc Nam Cao

Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🌺 Thuyết Minh Về Truyện Ngắn Lão Hạc 🌺 15 Bài Văn Hay

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Văn Bản Lão Hạc Ngắn Gọn – Mẫu 3

Mẫu vẽ sơ đồ tư duy văn bản Lão Hạc ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng và dễ dàng ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới.

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Văn Bản Lão Hạc Ngắn Gọn
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Văn Bản Lão Hạc Ngắn Gọn

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Sơ Đồ Tư Duy Tác Phẩm Lão Hạc Chi Tiết – Mẫu 4

Dưới đây là mẫu sơ đồ tư duy tác phẩm Lão Hạc chi tiết để các em học sinh nắm được nội dung và kiến thức của văn bản một cách đầy đủ nhất.

Sơ Đồ Tư Duy Tác Phẩm Lão Hạc Chi Tiết
Sơ Đồ Tư Duy Tác Phẩm Lão Hạc Chi Tiết

Giới thiệu đến bạn 🌟 Suy Nghĩ Của Em Về Nhân Vật Lão Hạc 🌟 13 Bài Văn Hay Nhất

Sơ Đồ Tư Duy Về Văn Bản Lão Hạc Đầy Đủ – Mẫu 5

Tham khảo sơ đồ tư duy về văn bản Lão Hạc đầy đủ dưới đây sẽ giúp các em học sinh ôn tập lại kiến thức của tác phẩm.

Sơ Đồ Tư Duy Về Văn Bản Lão Hạc Đầy Đủ
Sơ Đồ Tư Duy Về Văn Bản Lão Hạc Đầy Đủ

Đón đọc tuyển tập 🌻 Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Nhân Vật Lão Hạc 🌻 15 Bài Văn Hay

Sơ Đồ Tư Duy Bài Lão Hạc Lớp 8 – Mẫu 6

Lập sơ đồ tư duy bài Lão Hạc lớp 8 sẽ là phương pháp hiệu quả giúp các em học sinh hệ thống hoá và tiếp thu kiến thức.

Sơ Đồ Tư Duy Bài Lão Hạc Lớp 8
Sơ Đồ Tư Duy Bài Lão Hạc Lớp 8

Gợi ý cho bạn 🌳 Sơ Đồ Tư Duy Trong Lòng Mẹ Nguyên Hồng 🌳 10 Mẫu Đầy Đủ

Sơ Đồ Tư Duy Lão Hạc Lớp 8 Đơn Giản – Mẫu 7

Mẫu sơ đồ tư duy Lão Hạc lớp 8 đơn giản dưới đây sẽ giúp các em học sinh ôn tập nhanh chóng tác phẩm.

Sơ Đồ Tư Duy Lão Hạc Lớp 8 Đơn Giản
Sơ Đồ Tư Duy Lão Hạc Lớp 8 Đơn Giản

Mời bạn khám phá thêm 💕 Sơ Đồ Tư Duy Tôi Đi Học 💕 11 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Ngắn Hay

Sơ Đồ Tư Duy Lão Hạc Phân Tích Tác Phẩm – Mẫu 8

Sơ đồ tư duy Lão Hạc phân tích tác phẩm sẽ giúp các em học sinh có được cho mình định hướng cụ thể cho bài viết nghị luận văn học.

Sơ Đồ Tư Duy Lão Hạc Phân Tích Tác Phẩm
Sơ Đồ Tư Duy Lão Hạc Phân Tích Tác Phẩm

Mời bạn tham khảo 🌹 Sơ Đồ Tư Duy Những Ngôi Sao Xa Xôi 🌹 14 Mẫu Vẽ Tóm Tắt

Sơ Đồ Tư Duy Về Nhân Vật Lão Hạc – Mẫu 9

Để giúp các em học sinh nắm được những kiến thức quan trọng của tác phẩm, tham khảo mẫu sơ đồ tư duy về nhân vật Lão Hạc dưới đây:

Sơ Đồ Tư Duy Về Nhân Vật Lão Hạc
Sơ Đồ Tư Duy Về Nhân Vật Lão Hạc
Sơ Đồ Phân Tích Diễn Biến Tâm Trạng Của Lão Hạc
Sơ Đồ Phân Tích Diễn Biến Tâm Trạng Của Lão Hạc

Có thể bạn sẽ thích 🌼 Sơ Đồ Tư Duy Tức Nước Vỡ Bờ Ngô Tất Tố 🌼 8 Mẫu Tóm Tắt Hữu Ích

Sơ Đồ Tư Duy Phân Tích Nhân Vật Lão Hạc – Mẫu 10

Chia sẻ mẫu sơ đồ tư duy phân tích nhân vật Lão Hạc dưới đây sẽ giúp các em học sinh hoàn thành tốt bài viết của mình.

Sơ Đồ Tư Duy Phân Tích Nhân Vật Lão Hạc
Sơ Đồ Tư Duy Phân Tích Nhân Vật Lão Hạc
Sơ Đồ Dàn Ý Phân Tích Nhân Vật Lão Hạc
Sơ Đồ Dàn Ý Phân Tích Nhân Vật Lão Hạc

SCR.VN chia sẻ 🌼 Sơ Đồ Tư Duy Cô Bé Bán Diêm 🌼 10 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay

Sơ Đồ Tư Duy Nhân Vật Lão Hạc Bi Kịch Cuộc Đời – Mẫu 11

Mẫu sơ đồ tư duy nhân vật lão Hạc bi kịch cuộc đời dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.

Sơ Đồ Tư Duy Nhân Vật Lão Hạc Bi Kịch Cuộc Đời
Sơ Đồ Tư Duy Nhân Vật Lão Hạc Bi Kịch Cuộc Đời
Sơ Đồ Tư Duy Suy Nghĩ Về Cái Chết Của Lão Hạc
Sơ Đồ Tư Duy Suy Nghĩ Về Cái Chết Của Lão Hạc

Tham khảo thêm 🌹 Sơ Đồ Tư Duy Đánh Nhau Với Cối Xay Gió 🌹 11 Mẫu Vẽ Sơ Đồ Hữu Ích

Sơ Đồ Tư Duy Về Nhân Vật Ông Giáo – Mẫu 12

Mẫu sơ đồ tư duy về nhân vật ông giáo sẽ giúp các em học sinh có thêm những định hướng phân tích nhân vật cụ thể.

Sơ Đồ Tư Duy Về Nhân Vật Ông Giáo
Sơ Đồ Tư Duy Về Nhân Vật Ông Giáo

SCR.VN tặng bạn 💧 Sơ Đồ Tư Duy Chiếc Lá Cuối Cùng 💧 12 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay

Bài Văn Mẫu Phân Tích Lão Hạc Hay Nhất

Đón đọc dưới đây bài văn mẫu phân tích Lão Hạc hay nhất sẽ mang đến cho các em học sinh những ý văn đặc sắc và luyện tập trau dồi kỹ năng nghị luận văn học.

Trong đội ngũ nhà văn hiện đại Việt Nam, Nam Cao được coi là một nhà văn hiện thực xuất sắc trước Cách mạng. Ông hi sinh năm 1951 trong cuộc kháng chiến chống Pháp, lúc đó, ông mới 36 tuổi. Tuy cuộc đời ngắn ngủi nhưng Nam Cao đã để lại cho đời nhiều áng văn có sức sống lâu bền. Tác phẩm của Nam Cao – những truyện ngắn, truyện dài – thấm đẫm giá trị hiện thực và nhân đạo.

Đó là những trang viết chân thực, vô cùng sâu sắc về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức cùng phẫn phải sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. Đọc truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, chúng ta bắt gặp cả hai kiểu nhân vật đó: lão Hạc và ông giáo. Ông giáo là người kể chuyện, lão Hạc là nhân vật chính của câu chuyện. Cả hai người đó đều đáng cảm thông và đáng trân trọng, nhất là lão Hạc. Lão Hạc – ông cụ lão nông ấy – đã phải trải qua hai cái chết trong cuộc đời mòn mỏi bế tắc, nhưng có một tấm lòng thương con vô cùng sâu nặng.

Chúng ta biết cảnh ngộ của lão Hạc thật bi thảm. Nhà nghèo, vợ chết, hai cha con lão Hạc sống lay lắt, rau cháo qua ngày. Một ngày nọ, người con trai của lão phẫn chí vì không có tiền cưới vợ, bỏ đi làm phu đồn điền cao su biền biệt, một năm nay chẳng có tin tức gì. Lão Hạc thui thủi sống cô quạnh một mình với con chó Vàng, kỉ vật người con trai để lại. Lão gọi con chó là “cậu Vàng”, coi con vật như người thân trong nhà. Vắng nhà đi kiếm ăn thì thôi, hễ về tới nhà là ông lão lại trò chuyện tâm tình, chia sẻ mọi nỗi vui buồn với “cậu Vàng”.

Nhiều khi lão gọi Vàng là con, là… cháu, xưng ông cứ y như là hai ông cháu vậy. Đối với lão Hạc, con chó là niềm vui, là nguồn hạnh phúc đơn sơ mà thiết thực giúp lão sống trong đói nghèo để đợi người con trai trở về xây dựng hạnh phúc lứa đôi và hạnh phúc gia đình cho lão được sống bên con, bên cháu, vui vầy như bao người bình thường khác. Nhưng sự túng quẫn ngày càng đe dọạ lão. Sau trận ốm nặng kéo dài, lão yếu người đi ghê lắm.

Đồng tiền bấy lâu nay dành dụm cạn dần. Lão không có việc làm. Rồi một cơn bão ập đến, phá sạch sành sanh hoa màu trong vườn. Giá gạo thì cứ cao mãi lên. Vì thế, lão Hạc lấy tiền đâu để nuôi “cậu Vàng” ? Kể ra trong nhà cũng còn ít tiền để dành cho đứa con trai, nhưng lão không muốn tiêu lẹm vào đấy. Mà cho “cậu Vàng” ăn ít, thì “cậu” gầy đi, tội nghiệp. Ông lão nông nghèo khổ ấy cứ băn khoăn day dứt mãi, cuối cùng dằn lòng quyết định bán “cậu Vàng”, rồi đến nhà ông giáo cậy nhờ một việc quan trọng.

Đọc phần trích, cũng là phần đặc sắc nhất của thiên truyện, chúng ta cảm nhận rõ hai sự việc lớn của cuộc đời lão Hạc : việc bán “cậu Vàng” và việc tìm đến cái chết. Hai sự việc ấy tuy khác nhau nhưng đều toát lên một ý nghĩa chung vé tấm lòng người cha thương con mênh mông, sâu nặng. Bán con chó Vàng, lão Hạc đối mặt với cái chết thứ nhất. Vì sao lão Hạc phải bán “cậu Vàng” ? Như phần trên ta đã biết, nếu để con chó lại nuôi thì lão Hạc phải tiêu lẹm vào số tiền dành dụm cho người con đang xa nhà.

Điều đó lão không muốn, tuyệt đối không muốn. Đối với lão Hạc, số tiền và mảnh vườn dành cho con thiêng liêng như một báu vật mà hằng ngày lão chỉ biết hết lòng bảo vệ chứ không bao giờ dám xâm phạm. Việc quyết định bán con chó Vàng bắt nguồn từ tấm lòng thương con sâu sắc của một người cha nhân hậu và giàu lòng tự trọng.

Bán con chó Vàng vì thương con, nhưng rồi lão Hạc lại vô cùng ăn năn, day dứt. Lão sang nhà ông giáo giãi bày những nỗi đau thống thiết của mình. “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”.

Mấy câu văn ngắn ngủi đặc tả ngoại hình nhân vật thật ấn tượng. Tác giả đã sử dụng các từ tượng hình: “co rúm lại”, “xô lại”, “ngoẹo về một bên”… và một từ tượng thanh “hu hu” khiến cho nét mặt, thân hình và tâm trạng của lão Hạc hiện lên thật thê thảm. Làm một việc vì tình thương con, nhưng người cha ấy vẫn tự dằn vặt, đau khổ như vừa phạm lỗi lớn. Phải chăng lão Hạc cảm thấy mình có lỗi với “cậu Vàng”, con vật rất đỗi thân thương của lão?

Ta nghe lời lão kể với ông giáo trong truyện mà như nghe chính lão Hạc kể với ta: “Này… cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo,.tôi rằng: A! Lão già tệ lắm! Tôi ân ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!…”.

Đây là lời nói, hay chính là lời sám hối, lời tự than, tự trách mình quá phũ phàng, nhẫn tâm của một tấm lòng nhân hậu! Từ những nét ngoại hình quằn quại đến những lời ăn năn, sám hối này, lão Hạc quả là một con người nặng tình nặng nghĩa, thuỷ chung, vô cùng trung thực.

Từ ngày người con phẫn chí ra đi vì không có tiền cưới vợ, lão Hạc luôn mang tâm trạng “mắc tội” bởi không lo liệu nổi hạnh phúc cho con. Lão cố dành tiền cho con, cố chăm sóc “cậu Vàng” như chăm sóc kỉ vật của con. Vậy mà giờ đây lão phải bán “cậu Vàng” cho người ta giết thịt, lão cảm thấy mình “mắc tội” nặng hơn, tội với con người, tội với cả con vật.

Tấm lòng người lão nông ấy bao la, sâu nặng biết nhường nào. Con chó Vàng sẽ bị người ta giết thịt. Lão Hạc dự cảm rõ điều đó. Đối với lão, dó là cái chết thứ nhất, một cái chết do chính lão gây ra. Nhưng, người đọc chúng ta ngày nay, suy ngẫm sâu xa một chút, sẽ thấu hiểu và xiết bao xót thương ông lão nông khốn khổ và nhân hậu ấy.

Và chúng ta cũng hiểu rằng chính cái xã hội thực dân phong kiến bấy giờ đã đẩy lão Hạc và biết bao người nông dân khác vào bi kịch như lão Hạc. Vì hạnh phúc của một người con này, lão Hạc phải chứng kiến cái chết của một “người… con” khác, phải tự huỷ diệt một niềm vui, một kỉ vật thân thương của đời mình. Nêu sự việc lão Hạc bán chó, rồi đau khổ vật vã tự trách mình, ngòi bút Nam Cao đã lay động tận nơi sâu thẳm tình cảm bạn đọc chúng ta.

Nhưng Nam Cao không dừng lại ở đó. Nhà văn tiếp tục lay động chúng ta bằng một sự việc tiếp sau dữ dội hơn, thống thiết hơn. Đó là việc lão Hạc tìm đến cái chết. Với cái chết lần thứ hai này, tấm lòng người lão nông thương con mênh mông, sâu nặng ấy mãi mãi toả sáng. Tìm hiểu về sự việc này, chúng ta thử hoá thân vào nhân vật ông giáo để lắng nghe lời lão Hạc nói và chứng kiến công việc ông lão làm.

Sau những lời đắng cay về việc bán chó, lão Hạc rề rà, nhỏ nhẹ mà tha thiết, chân thành giãi bày hoàn cảnh của mình để nhờ ông giáo giúp cho hai việc. Việc thứ nhất: gửi ba sào vườn, khi anh con trai lão trở về thì ông giáo giao lại để anh có đất ở, có vốn mà sinh nhai. Việc thứ hai : gửi ba mươi đồng bạc (hai mươi nhăm đồng tích cóp tằn tiện hơn một năm trời và năm đồng vừa bán chó) để khi ông lão chết, nhờ hàng xóm chi tiêu cho việc ma chay…

Những điều lão Hạc thu xếp, nhờ cậy ông giáo thật là chu đáo. Nghĩ đến con, ông cụ luôn mong ước con được sống yên ổn„ hạnh phúc. Nghĩ về mình cụ luôn luôn tự trọng, không muốn phiền luỵ ai. Khi nghe lão Hạc trình bày, ông giáo bật cười bảo : “Sao cụ lo xa quá thế? Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn..”.

Ông giáo không thể biết được rõ ý nghĩa việc lão Hạc nhờ cậy. Còn chúng ta, đọc truyện, nhận rõ ổng cụ lão nông đó đã chuẩn bị cho cái chết của mình thật là bình tĩnh, chủ động, tự nguyện, tự giác. Thực ra lão đã âm thầm chuẩn bị cho cái chết của mình từ khi bán “cậu Vàng”, đúng như lời lão nói với ông giáo: “Tôi đã liệu đâu vào đấy… Thế nào rồi cũng xong”.

Như vậy, trong tình cảnh đói khổ, túng quẫn, lão Hạc đã định liệu cho “cậu Vàng” – con vật thân thương nhất – và bản thân mình một sự giải thoát. Với con chó thì hoá kiếp cho “để thành kiếp người”. Còn với mình, lão chết để thành kiếp gì? Thật mịt mờ, bế tắc. Nhà văn Nam Cao cứ nhẹ nhàng dẫn dắt câu chuyện theo lời kể của ông giáo, đưa người đọc chúng ta từ sự việc này sang sự việc khác đầy hấp dẫn, bất ngờ.

Sau khi nghe lời lão Hạc nói rằng: “Tôi đã liệu đâu vào đấy”, ông giáo đã cảm động bởi cách lo toan chu đáo, tấm lòng thành thực, vừa thương con, vừa tự trọng của lão Hạc thì được nghe Binh Tư kể việc lão Hạc xin bả chó… Ông giáo đã thốt lên: “Hỡi ôi! Lão Hạc”.

Người đọc cũng ngỡ ngàng, sửng sốt, tưởng rằng lão Hạc sẽ làm một việc xấu xa, đáng buồn như việc Binh Tư thường làm: đánh bả chó, rồi thịt chó uống rượu. Vẻ đẹp của hình tượng lão Hạc bỗng mờ đi, như cuộc sống lúc bấy giờ “cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Câu chuyện tưởng chừng ngoặt sang hướng khác. Những dòng chữ lời văn như ngưng đọng lại, Căng thẳng, hồi hộp!

Nhưng rồi, đến phần cuối của câu chuyện, tất cả đã ùa ra. Lão Hạc đã chọn một cái chết dữ dội, bất ngờ. Chúng ta hãy vào nhà lão Hạc. Một cảnh tượng rùng rợn thảm thương.bày rạ trước mắt ta: “Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết…”.

Dồn dập trong mấy câu miêu tả là các từ tượng hình “vật vã”, “rũ rượi”, “xộc xệch”, “long sòng sọc”, và các cụm động từ mạnh như “sùi ra”, “giật mạnh”, “nảy lên”, “đè lên”,… đã cực tả một cái chết thật dữ dội, đau đớn. Tại sao lão Hạc không chọn một cái chết khác êm dịu, lặng lẽ, âm thầm?

Đối chiếu với cái chết thứ nhất của “cậu Vàng”, nhìn thoáng bên ngoài, ta cảm thấy cái chết của lão Hạc như có những nét tương tự “Cậu Vàng” bị lão Hạc đánh lừa, cho ăn cơm, rồi bị hai người (“thằng Mục” và “thằng Xiên”) đè xuống, trói lại. Lão Hạc cũng bị hai người đàn ông lực lưỡng “đè lên người”. Biết là mình sẽ chết, “cậu Vàng” kêu “ư ử”, lão Hạc thì “tru tréo”, “vật vã”,…

Phải chăng khi chọn cho mình cái chết dữ dội thảm thương này, người lão nông ấy như có ý tự trừng phạt mình, chia sẻ nỗi đau với con vật thân yêu như ruột thịt. Bởi vì, cả đời ông lão sống trung thực, chưa đánh lừa ai. Lần đầu tiên lão làm một việc xấu xa là đánh lừa “cậu Vàng”, người bạn thân thiết, niềm hạnh phúc, niềm vui của chính mình. Lão đã lừa để con chó bị chết thì giờ đây lão cũng phải chết theo kiểu con chó bị lừa.

Điều này càng chứng tỏ lão Hạc có lòng tự trọng rất cao, ứng xử trung thực vô ngần. Và cũng chứng tỏ ngòi bút nhà văn Nam Cao sắc lạnh, tỉnh táo vô cùng. Nam Cao rất thương con người, tôn trọng con người, đồng thời luôn đòi hỏi cao ở con người.

Ông đã đặt nhân vật lão Hạc vào những cuộc lựa chọn khắc nghiệt: chọn hai cái chết. Cái chết thứ nhất tuy không đau đớn về thể xác nhưng lại đau đớn, day dứt về tinh thần. Còn cái chết thứ hai, tuy đau đớn thể xác nhưng dường như ông lão đã được giải thoát và… thanh thản về tinh thần vì lão đã trả hết nợ đời, nợ với con chó Vàng, nợ với đứa con trai tội nghiệp phải bỏ nhà ra đi.

Có thể nói, đọc truyện Lão Hạc, chúng ta thấy nổi bật lên, ấn tượng mạnh mẽ nhất là câu chuyện về hai cái chết: cái chết của con chó Vàng do lão Hạc gây nên và cái chết của lão Hạc do tự lão lựa chọn. Cả hai cái chết này đều bắt nguồn từ tình cảm người cha thương con mênh mông, sâu nặng.

Lão Hạc phải bán “cậu Vàng” – cũng là cách tự huỷ một niềm vui, một khát vọng để không phải tiêu lẹm vào số tiền dành cho con. Lão Hạc tự tử cũng nhằm không muốn sống thừa, sống lay lắt, vô vị mà ăn lẹm vào số vốn liếng, mảnh đất đợi con về… Người cha ấy đã hi sinh cả cuộc đời mình cho hạnh phúc của con. Người lão nông ấy đã sống một cuộc đời đau khổ nhưng thật trong sáng, đáng cảm thương và trân trọng.

Cùng với nhân vật lão Hạc, chúng ta bắt gặp nhân vật ông giáo (có thể coi là tác giả). Nhờ ông giáo, nhờ nhà văn kể chuyện, chúng ta càng thấm thía hơn cuộc đời đau khổ của lão Hạc. Khi ông giáo nghĩ “Cuộc đời đáng buồn, nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”, chúng la hiểu rằng Nam Cao rất xót xa, căm giận cái xã hội tối tăm ngột ngạt bấy giờ. Xã hội ấy đã đẩy những người có nhân cách cao đẹp như lão Hạc vào tình cảnh đói nghèo, bế tắc, phải chết thảm thương.

Khi ông giáo than thở : “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn ;… không bao giờ ta thương…”, chúng ta càng thấu hiểu suy nghĩ sâu sắc, mang tính triết lí và tình thương bao la đậm chất nhân văn của Nam Cao. Và chúng ta cũng rút ra được bài học thiết thực về cách nhìn, cách ứng xử mà các nhà nghiên cứu gọi là “vấn đề đôi mắt”…

Tóm lại, truyện ngắn Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương và phẩm chất cao quý của người nông dân cùng khổ trong cuộc đời cũ. Cuộc đời ấy là xã hội thực dân nửa phong kiến ở nước ta, giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 mà “hạnh phúc chỉ là một cái chăn quá hẹp. Người này co thì người kia bị hở”. Lão Hạc, vì tình thương con sâu nặng đã chấp nhận những giá lạnh cuộc đời để nhường chút hơi ấm của tấm chăn hạnh phúc cho người con xa nhà.

Cũng qua câu chuyện về lão Hạc, nhà văn Nam Cao thể hiện lòng thương yêu, thái độ trân trọng đối với những con người bất hạnh mà biết sống cao thượng. Tác phẩm này cho thấy tài năng của nhà văn qua nghệ thuật xây dựng tình huống truyện; kể các sự việc, khắc hoạ nhân vật sinh động, có chiều sâu tâm lí, cách kể linh hoạt, hấp dẫn, ngôn ngữ giản dị, tự nhiên mà trĩu nặng những cảm xúc và suy nghĩ lắng sâu.

Gợi ý cho bạn 🌟 Sơ Đồ Tư Duy Bài Mây Và Sóng 🌟 8 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay

Từ khóa » Cách Vẽ Lão Hạc đơn Giản