Sơ Đồ Tư Duy Người Lái Đò Sông Đà Dễ Hiểu & Ngắn Gọn - Clevai

 

Người lái đò Sông Đà là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân về thiên nhiên và con người vùng núi rừng Tây Bắc với con mắt tinh tế và tầm kiến thức sâu rộng của tác giả. Dưới đây là sơ đồ tư duy người lái đò Sông Đà dễ hiểu, đơn giản và tổng quát nhất để các bạn tham khảo. Hãy để chúng tôi mang đến cho bạn kiến thức thông qua sơ đồ tư duy để hiểu rõ cũng như có cảm hứng học tập hơn nhé!

1. Tìm hiểu sơ đồ tư duy bài người lái đò sông đà

Cùng chúng tôi đi tìm hiểu sơ đồ tư duy bài sông đà  thông qua những tiêu chí sau để hiểu rõ hơn về tác phẩm nổi tiếng này nhé!

Lời đề tự

Mở đầu văn bản là lời đề tự “Đẹp vậy thay...” đã bộc lộ cảm xúc mãnh liệt trước vẻ đẹp của dòng sông cùng sự gắn bó với con người. Đây là cảm hứng chủ đạo để Nguyễn Tuân tạo ra tác phẩm nổi bật này. 

Lời đề tự tiếp theo: “Chúng thủy,...” đã bộc lộ nên cá tính độc đáo của dòng sông Đà. 

Sơ đồ lời đề tự của bài “Người lái đò Sông Đà” – Nguyễn Tuân

Khám phá hình tượng dòng sông Đà hùng vĩ

Dòng sông Đà hùng vĩ được nhà văn Nguyễn Tuân miêu tả qua những sơ đồ tư duy về hình tượng con sông Đà như sau: 

Dòng sông “hung bạo”

Dưới đây là sơ đồ tư duy hình tượng con sông Đà được tác giả Nguyễn Tuân dùng để miêu tả dòng sông này hung bao như thế nào qua những câu văn sau:  

Vẽ sơ đồ tư duy người lái đò sông đà của Nguyễn Tuân 

“Cảnh đá bờ sông dựng vách thành:” Lòng sông thì hẹp, bờ sông dựng thành vách”, chỗ “vách đá... như một cái yết hầu”; “đúng ngọ mới có mặt trời”.

Ở mặt ghềnh Hát Loong: “Nước xô đá, đá xô sóng và sóng xô gió” một cách vô cùng là hỗn độn và lúc nào cũng như “đòi nợ suýt” khiến bất cứ ai đi qua đây cũng có thể bị “nuốt chửng”.

Ở Tà Mường Vát “có những cái hút nước như một cái giếng bê tông”; chúng “thở và kêu như cửa cống bị sặc nước”.

Trận địa thác đá trên sông: 

Từ xa vọng lại những âm thanh của thác nước vang lên thành nhiều trạng thái như: “Oán trách” cũng có, “van xin” cũng có, đôi lúc lại nghe được âm thanh “khiêu khích”; “chế nhạo”; rống lên như ngàn con trâu... đang cháy bùng bùng. 

Những tảng đá được Nguyễn Tuân miêu tả qua chi tiết “nhăn nhúm”; “hất hàm”; “oai phong” và có những hành động đáng gờm như: “Mai phục, chặn ngang, tiêu diệt”; sóng thì “đánh quật vu hồi; đánh giáp lá cà, đòn tỉa”.

Sự biến bình linh hoạt ở 3 vùng vi thạch trận được nhận xét là dòng sông này mang trong mình diện mạo và tâm địa của một con thủy quái; “dòng thác như hùm beo”, như là kẻ thù số 1 của con người. 

Nguyễn Tuân miêu tả dòng sông Đà trữ tình

Để làm dịu sự hung bạo của dòng sông, Nguyễn tuân đã vẽ ra sơ đồ tư duy sông đà trữ tình đầy thơ mộng bằng những chi tiết sau: 

Nếu bạn ở góc độ từ trên cao nhìn xuống, dòng sông như “dây thừng ngoằn ngoèo”; “áng tóc trữ tình”, dòng sông biến đổi theo mùa với mùa xuân có màu xanh ngọc bích hoặc như mùa thu lừ lừ chín đỏ.

Sơ đồ miêu tả dòng sông Đà trữ tình

Lâu ngày gặp lại, dòng sông như 1 cố nhân, có ánh sáng loang loáng giống như trẻ con chiếu gương vào mặt, như nắng tháng ba Đường thi,...

Khi thả thuyền trên sông, bờ sông như 1 bờ tiền sử, hồn nhiên như 1 nỗi niềm cổ tích tuổi xửa, thiên nhiên thơ mộng với những chiếc lá ngô non, con hươu thơ mộng,...

2. Sơ đồ tư duy về người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Sơ đồ tư duy hình tượng sông Đà thông qua hình ảnh người lái đò được nhà văn miêu tả như sau: 

  • Nhân vật Huấn Cao – người anh hùng xuất hiện trong quan miện của tác giả trước cách mạng để dẫn dắt sang hình tượng ông lái đò. 

  • Công việc hàng ngày của nhân vật này chính là lái đò hàng ngày trên con sông hùng vĩ này, luôn phải đối diện với con thủy quái hung bạo. 

  • Tài năng và tâm hồn của người lái đò được Nguyễn Tuân miêu tả như sau: 

  • Là người có kinh nghiệm, từng trải, hiểu biết và thành thạo trong công việc lái đò. 

  • Là người mưu mô, thông minh, bản lĩnh và dũng cảm. 

  • Ngoài ra, ông còn là 1 người nghệ sĩ tài hoa trong lao động.

Sơ đồ tư duy về người lái đò sông Đà của tác giả Nguyễn Tuân 

Như vậy, những lời nhận xét về người lái đò sông Đà sơ đồ tư duy chúng ta có thể thấy được phong cách của tác giả thể hiện rõ 1 chữ “ngông”, bộc lộ tài hoa, uyên bác của bản thân mình trong từng ngôn từ, hình ảnh, ý tứ câu từ. 

Ngoài ra, sơ đồ tư duy người lái đò sông Đà còn cho người đọc thấy được chất tài hoa và uyên bác của tác giả đã thể hiện ở việc khám phá và phát triển sự vật trên phương diện thẩm mỹ, vận dụng vốn tri thức, sự hiểu biết của mình về lĩnh vực để tạo nên những hình tượng hùng vĩ của dòng sông Đà. 

Bên cạnh đó, sơ đồ tư duy sông Đà còn cho ta thấy Nguyễn Tuân là 1 trong những nhà văn mang tính cách độc đáo, chất chứa tình cảm, cảm xúc mãnh liệt về hình ảnh dòng sông Đà. 

Trong bài chia sẻ này chúng tôi đã đưa ra sơ đồ tư duy người lái đò sông đà dễ hiểu và ngắn gọn cho người đọc có thể tham khảo cũng như có thể vận dụng vào trong bài học của mình 1 cách đơn giản và hiệu quả nhất. 

Từ khóa » Sơ đồ Tư Duy Người Lái đò Sông đà Trữ Tình