Sơ đồ Tư Duy Sử 12 Bài 3 Ngắn Gọn Dễ Hiểu Nhất - Hocvan12
Có thể bạn quan tâm
Sơ đồ tư duy sử 12 bài 3 ngắn gọn dễ hiểu nhất sẽ là một cách giúp các bạn tiếp cận kiến thức một các dễ dàng hơn. Cùng với đó là phần soạn bài giúp quý thầy cô và các bạn làm chủ kiến thức.
Liên quan: Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 1 ngắn gọn dễ hiểu nhất
Sơ đồ tư duy sử 12 bài 3
Soạn sử 12 bài 3
Bài 3: CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á
I – NÉT CHUNG VỀ KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á
– Là khu vực rộng lớn và đông dân nhất thế giới. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, đều bị thực dân nô dịch (trừ Nhật Bản).
– Từ sau 1945 có nhiều biến chuyển:
+ Tháng 10 – 1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời. Cuối thập niên 90, Hồng Công và Ma Cao cũng trở về chủ quyền với Trung Quốc.
+ Năm 1948, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền theo vĩ tuyến 38: Đại Hàn Dân quốc ở phía Nam và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ở phía Bắc.
+ Sau chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953), vĩ tuyến 38 vẫn là ranh giới giữa hai nhà nước.
+ Từ năm 2000, đã kí hiệp định hoà hợp giữa hai nhà nước.
– Từ nửa sau thế kỷ XX, khu vực Đông Bắc Á đạt tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Trong “bốn con rồng châu Á” thì Đông Bắc Á có đến ba (Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan), còn Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Riêng Trung Quốc cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, nền kinh tế có sự tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới.
Đọc thêm: Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 2 ngắn gọn hay nhất
II – TRUNG QUỐC (dựa vào Sơ đồ tư duy sử 12 bài 3)
1. Sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và thành tựu 10 năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 – 1959)
a. Sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
– Ngày 1-10-1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tuyên bố thành lập.
Ý nghĩa: chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đã ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
– Để khắc phục tình trạng nghèo nàn lạc hậu từ lâu đời và xây dựng phát triển đất nước, Trung Quốc đã thực hiện thắng lợi công cuộc khôi phục kinh tế (1950 – 1952) và kế hoạch 5 năm đầu tiên (1953 – 1957). Bộ mặt đất nước có những thay đổi rõ rệt (246 công trình được xây dựng, sản lượng công nghiệp tăng 140%, nông nghiệp tăng 25%,…).
– Về đối ngoại : Trung Quốc thi hành chính sách củng cố hoà bình thế giới và thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới. .
c. Công cuộc cải cách – mở cửa (từ năm 1978)
Tháng 12 – 1978, TW Đảng Cộng sản Trung Quốc đã vạch ra đường lối cải cách.
* Nội dung:Xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc:
+Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm.
+ Tiến hành cải cách và mở cửa.
+ Chuyển sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
+ Biến Trung Quốc thành nước giàu mạnh, dân chủ và văn minh.
* Thành tựu:
– Đến năm 1998, kinh tế Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, GDP tăng hằng năm 8%.
– Năm 2000, GDP đạt 1.080 tỉ USD, thu nhập bình quân đầu người tăng, đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt.
– Nền khoa học – kỹ thuật, văn hóa, giáo dục Trung Quốc đạt thành tựu khá cao (năm 1964, thử thành công bom nguyên tử; năm 2003, phóng thành công tàu “Thần Châu 5” vào không gian).
Đối ngoại
– Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam…
– Quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới, góp sức giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế.
– Vai trò và vị trí của Trung Quốc nâng cao trên trường quốc tế.
CÂU HỎI ÔN TẬP LỊCH SỬ 12 BÀI 3 (dựa vào Sơ đồ tư duy sử 12 bài 3)
CÂU 1: Nêu những chuyển biến to lớn của khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Tại sao nói từ nửa sau thế kỉ XX, khu vực Đông Bắc Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế ?
a) Các nước Đông Bắc Á : Là những nước có vị trí nằm ở phía đông – bắc châu Á. Bao gồm các nước : Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc.
b) Đặc điểm khu vực : Là khu vực rộng lớn (Hơn 10 triệu km²). Dân số đông nhất thế giới (Khoảng 1 tỉ 510 triệu người). Có tài nguyên thiên nhiên phong phú…Truớc Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước này (trừ Nhật Bản) đều bị nô dịch…
c) Sự biến đổi của khu vực Đông Bắc Á.
* Sự biến đổi về mặt chính trị :
+ Bốn sự kiện đánh dấu sự biến đổi về chính trị của khu vực Đông Bắc Á là:
• Sự ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (1 – 10 – 1949)
• Sự xuất hiện nhà nước Đại Hàn Dân Quốc (8 – 1948)
• Sự thành lập nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên (9 – 1948).
• Dân chủ hoá nước Nhật.
+ Hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên ra đời là hệ quả của cuộc “Chiến tranh lạnh”.
• Quan hệ giữa Liên Xô và Mĩ chuyển từ quan hệ Đồng minh sang đối đầu.
• Hệ thống xã hội chủ nghĩa chuyển từ quan hệ đồng minh sang đối đầu.
• Mĩ và đồng minh của Mĩ nhận thấy cần phải ngăn chặn chủ nghĩa xã hội và ảnh hưởng của nó, nên đã chia cắt Triều Tiên, không thực hiện những thoả thuận trước đó với Liên Xô,…
* Sự biến đổi về mặt kinh tế : Đây là khu vực có sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đời sống của nhân dân được cải thiện.
d) Từ nửa sau thế kỉ XX, khu vực Đông Bắc Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế :
• Hiện nay, “4 con rồng” kinh tế châu Á thì Đông Bắc Á có 3 “con Rồng” là Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan…
• Nhật Bản vươn lên trở thành nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. (Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm từ 1960 đến 1969 là 10,8%…).
• Trong những năm 80 – 90 (thế kỉ XX) và những năm đầu của thế kỉ XX, nền kinh tếTrung Quốc có tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới…(GDP tăng trung bình hằng năm trên 8%…)
• Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cũng đạt được những thành tựu trong xây dựng đất nước…
CÂU 2: Sự thành lập nước CHDCND Trung hoa ? ý nghĩa ? (dựa vào Sơ đồ tư duy sử 12 bài 3)
a. hoàn cảnh
* Chủ quan: Sau chiến tranh chống Nhật (1945), cục diện CM do Đảng Cộng Sản TQ lãnh đạo lớn mạnh; (khu giải phóng chiếm ¼ đất đai và 1/3 dân số, quân chủ lực phát triển lên 120 vạn người, phong trào đấu tranh của nhân dân lên cao)
* Khách quan: -Sự giúp đỡ của Liên Xô (tiếp quản vùng giải phóng, vũ khí đạn dược thu được của Nhật…)
-Ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là khu vực Châu Á.
-Được Mỹ ủng hộ (trong 2 năm nhận viện trợ của Mỹ khoảng 4,5 tỉ USD) chính quyền THDQ phát động cuộc nội chiến.
-Ngày 20/7/1946 Quốc dân đảng dùng 160 vạn quân tấn công vùng giải phóng.
b.Diễn biến; (chia làm 2đợt)
+Giai đoạn phòng ngự (7/1946 – 6/1947):
Quân giải phóng thực hiện chiến lược phòng ngự, tích cực xây dựng và củng cố lực lượng CM.
-Kết quả: Quân cách mạng tiêu diệt 1.112.000 quân THDQ, lực lượng giải phóng phát triển lên tới hơn 2 triệu người.
+Giai đoạn phản công (6/1947-4/1949):
-Quân giải phóng mở nhiều cuộc phản công, vượt qua lưu vực sông Hoàng Hà ,áp sát quân THDQ và giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn.
-Cuối năm 1948 đầu năm 1949, qua 3 chiến dịch lớn (Liêu – Thẩm, Hoài – Hải, Bình – Tân), quân giải phóng đã tiêu diệt 1540.000 quân THDQ.
-Ngày 21/4/1949 quân cách mạng đã vượt lưu vực sông Trường Giang.
-Ngày 23/4/1949 giải phóng Nam Kinh, nền thống trị của Quốc dân đảng bị sụp đổ.
-Ngày 1/10/1949 nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa được thành lập, đứng đầu là là Chủ tịch Mao Trạch Đông.
c.Ý nghĩa:
– Cuộc cách mạng Dân tộc dân chủ đã hoàn thành, đưa TQ sang kỉ nguyên mới: Độc lập, tự do tiến lên CNXH, góp phần vào sự hình thành hệ thống XHCN
– Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đặc biệt là ở Đông Nam Á.
CÂU 3:Tại sao cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946 – 1949) lại được coi là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ?
a. hoàn cảnh
* Chủ quan: Sau chiến tranh chống Nhật (1945), cục diện CM do Đảng Cộng Sản TQ lãnh đạo lớn mạnh; (khu giải phóng chiếm ¼ đất đai và 1/3 dân số, quân chủ lực phát triển lên 120 vạn người, phong trào đấu tranh của nhân dân lên cao)
* Khách quan: -Sự giúp đỡ của Liên Xô (tiếp quản vùng giải phóng, vũ khí đạn dược thu được của Nhật…)
-Ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là khu vực Châu Á.
-Được Mỹ ủng hộ (trong 2 năm nhận viện trợ của Mỹ khoảng 4,5 tỉ USD) chính quyền THDQ phát động cuộc nội chiến.
-Ngày 20/7/1946 Quốc dân đảng dùng 160 vạn quân tấn công vùng giải phóng.
b.Diễn biến; (chia làm 2đợt)
+Giai đoạn phòng ngự (7/1946 – 6/1947):
Quân giải phóng thực hiện chiến lược phòng ngự, tích cực xây dựng và củng cố lực lượng CM.
-Kết quả: Quân cách mạng tiêu diệt 1.112.000 quân THDQ, lực lượng giải phóng phát triển lên tới hơn 2 triệu người.
+Giai đoạn phản công (6/1947-4/1949):
-Quân giải phóng mở nhiều cuộc phản công, vượt qua lưu vực sông Hoàng Hà ,áp sát quân THDQ và giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn.
-Cuối năm 1948 đầu năm 1949, qua 3 chiến dịch lớn (Liêu – Thẩm, Hoài – Hải, Bình – Tân), quân giải phóng đã tiêu diệt 1540.000 quân THDQ.
-Ngày 21/4/1949 quân cách mạng đã vượt lưu vực sông Trường Giang.
-Ngày 23/4/1949 giải phóng Nam Kinh, nền thống trị của Quốc dân đảng bị sụp đổ.
c) Cuộc cách mạng ở Trung Quốc (1946 – 1949) lại được coi là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ bởi vì :
– Mặc dù cuộc cách mạng diễn ra dưới hình thức nội chiến giữa hai đảng phái – đại
diện cho hai lực lượng chi phối đời sống chính trị – xã hội Trung Quốc là Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng.
– Đảng Cộng sản là chính đảng của giai cấp công nhân Trung Quốc, đại diện cho
quyền lợi của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động Trung Quốc.
– Quốc dân đảng là chính đảng của giai cấp tư sản, do Tưởng Giới Thạch đứng đầu, đại diện cho quyền lợi của tư sản, phong kiến, từng bước thực hiện chính sách phản động đi ngược lại quyền lợi của quần chúng nhân dân và lợi ích dân tộc. Vì quyền lợi giai cấp đã sẵn sàng cấu kết với Mĩ đang muốn can thiệp và đưa Trung Quốc vào vòng nô dịch.
– Như vậy Đảng Cộng sản đánh đổ sự thống trị của Quốc dân đảng, thực chất là đánh đổ giai cấp phong kiến, tư sản đế quốc can thiệp, tức là thực hiện nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ đang đặt ra đối với Trung Quốc sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật (1945)
CÂU 4. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc (1946 – 1949) thành công đã có ảnh hưởng như thế nào đối với sự nghiệp cách mạng Trung Quốc nói riêng và cách mạng thế giới nói chung ?
+ Ý nghĩa của sự kiện đó đối với Cách mạng Trung Quốc:
– Đánh dấu Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc đã thành công. Thắng lợi này kết thúc sự nô dịch và thống trị của Đế Quốc, phong kiến, tư sản mại bản kéo dài hơn 100 năm.
– Mở ra cho nhân dân Trung Quốc một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội trong lịch sử Trung Quốc.
– Từ sau thắng lợi đó, nhân dân Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã liên tiếp giành nhiều thắng lợi trong công cuộc xây dựng đất nước. Đặc biệt, từ năm 1978 đến nay, với đường lối đổi mới, Đảng Cộng sản và nhân dân Trung Quốc đã thu được nhiều thành tựu, nhiều thắng lợi to lớn trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có thể nói, Trung Quốc là nước chủ nghĩa xã hội đầu tiên tiến hành cải cách mở cửa thành công.
+ Thành công của Cách mạng Trung Quốc có ảnh hưởng đến sự nghiệp cách mạng thế giới nói chung.
– Với diện tích bằng ¼ diện tích châu Á và chiếm ¼ dân số toàn thế giới, thắng lợi của Cách mạng Trung Quốc có tác động to lớn đến Cách mạng thế giới , mà trước hết là tăng cường lực lượng cho phe chủ nghĩa xã hội và động viên cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước Á, Phi, Mĩ Latinh.
– Việc Trung Quốc thu được nhiều thắng lợi từ sau cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ (1946 – 1949) đã để lại nhiều bài học cho Cách mạng các nước, đặc biệt là Việt Nam, một nước gần Trung Quốc, đang tiến hành cải cách và đổi mới đất nước.
– Thành công của Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc (1946 – 1949) không những có ý nghĩa đối với sự nghiệp Cách mạng Trung Quốc nói riêng mà còn ảnh hưởng rất lớn, tác động tích cực đến sự nghiệp Cách mạng thế giới nói chung.
CÂU 5: Trình bày những thành tựu nổi bật của công cuộc cải cách mở cửa (1978 – 2000) của Trung Quốc.
Công cuộc cải cách mở cửa (1978-2000).
+ Tháng 12-1978, Đảng cộng sản Trung Quốc đã vạch ra đường lối cải cách, đến đại hội XIII (10-1978), được nâng lên thành đường lối chung của Đảng:
* Về kinh tế:
– Phát triển kinh tế là trọng tâm, tiến hành cải cách và mở cửa , chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường XHCN , nhằm hiện đại hóa và xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc, biến Trung Quốc thành nước giàu mạnh, dân chủ và văn minh.
– Năm 1998, kinh tế Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới ( GDP tăng 8%), đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt. Nền KH-KT, văn hóa, giáo dục Trung Quốc đạt thành tựu khá cao ( năm 1964, thử thành công bom nguyên tử, 2003 phóng thành công tàu “Thần Châu 5”vào không gian)
* Về đối ngoại:
– Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam…
– Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới, góp sức giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế.
– Vai trò vị trí của Trung Quốc nâng cao trên trường quốc tế, thu hồi chủ quyền Hồng Kông (1997), Ma cao (1999).
CÂU6: Trong các đường lối xây dựng xã hội chủ nghĩa từ cuối năm 1978 của Đảng và Nhà nước Trung Quốc, theo anh/chị, đường lối nào là đóng vai trò quyết định dẫn đến thắng lợi của công cuộc cải cách ? Tại sao ?
Trong các đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội từ cuối năm 1978 ở Đảng và Nhà nước Trung Quốc thì đường lối đóng vai trò quyết định dẫn đến thắng lợi của công cuộc cải cách là : Lấy xây dựng kinh tế làm trọng tâm, kiên trì nguyên tắc:
- Con đường xã hội chủ nghĩa
- Chuyên chính dân chủ nhân dân.
- Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ nghĩa Mác – Lênin – Tư tưởng Mao Trạch Đông.
Bởi vì:
o, Trước năm 1978, do đường lối “ba ngọn cờ hồng” đã làm cho kinh tế Trung Quốc khủng hoảng (nạn đói diễn ra trầm trọng, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, sản xuất ngưng trệ, tụt hậu so với thế giới)
o, Kinh tế là nhân tố hàng đầu thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực xã hội, chính trị, quân sự…Vì vậy trong đường lối cải cách mở cửa của Trung Quốc, việc phát triển kinh tế được lấy làm yếu tố trung tâm.
CÂU 7: Theo anh/chị, công cuộc cải cách kinh tế – xã hội hiện nay tại Trung Quốc còn có những hạn chế gì ?
- Một là, tụt hậu xa hơn về kinh tế, khoa học – kĩ thuật so với các cường quốc tư bản phương Tây trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện nay. Vì sự phát triển khoa học – kĩ thuật của thế giới vừa tạo ra thời cơ cho những nước tiếp cận được, đồng thời cũng vừa tạo ra nguy cơ đối với những nước không tiếp cận được.
- Hai là, chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Nguy cơ này dẫn tới mất vai trò lãnh đạo của Đảng, mất định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Ba là nạn tham nhũng, mẫu thuẫn xã hội và các tệ nạn xã hội khi phát triển kinh tế thị trường phải đối mặt với suy thoái đạo đức, phân cực giàu nghèo quá lớn, mất công bằng và ổn định xã hội.
- Bốn là diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp cách mạng của Trung Quốc…
CÂU 8. Trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước, Đảng ta có thể vận dụng được những bài học kinh nghiệm nào từ thành công của Trung Quốc ?
Qua thắng lợi của công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc, Việt Nam có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu đó là:
- Đổi mới đất nước bắt đầu từ kinh tế, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm.
- Kiên định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và đường lối xây dựng CNXH.
- Thực hiện cải cách mở cửa nhưng phải trên nguyên tắc bảo vệ độc lập chủ
- quyền của dân tộc.
Xây dựng và phát triển đất nước phải gắn liền với ổn định chính trị, xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống của nhân dân.
5/5 - (1 bình chọn)Originally posted 2020-02-28 18:26:34.
Từ khóa » Sơ đồ Sử 12 Bài 3
-
Sơ đồ Tư Duy Lịch Sử 12 Bài 3 Ngắn Gọn Nhất - TopLoigiai
-
Sơ đồ Tư Duy Lịch Sử 12 Bài 3: Các Nước Đông Bắc Á - Top Tài Liệu
-
Sơ đồ Tư Duy Môn Lịch Sử 12 Và Bài Tập Trắc Nghiệm - Bài 3 (Có đáp ...
-
Sơ đồ Tư Duy Bài 3 Lịch Sử 12: Các Nước Đông Bắc Á - Khoa Học
-
Kiến Thức Lịch Sử 12 Bài 3: Các Nước Đông Bắc Á
-
Lịch Sử 12 Bài 3 CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á | Sơ đồ Tư Duy Mindmap
-
Sơ đồ Tư Duy Bài 3 Lịch Sử 12 - American-.vn
-
Sử 12 Bài 3 : Các Nước Đông Bắc Á - Loigiaihay
-
Top 29 Sơ đồ Tư Duy Lịch Sử Bài 3 2022 - Toàn Thua
-
Lịch Sử 12 Bài 3: Các Nước Đông Bắc Á Soạn Lịch Sử 12 Trang 25
-
Lịch Sử 12 Bài 3: Các Nước Đông Bắc Á
-
TopList #Tag: Về Sơ đồ Tư Duy Lịch Sử Lớp 10 Bài 3