Sơ Đồ Tư Duy Tràng Giang Huy Cận ❤️️12 Mẫu Tóm Tắt Hay

Sơ Đồ Tư Duy Tràng Giang Huy Cận ❤️️ 22+ Mẫu Tóm Tắt Hay ✅ Hệ Thống, Tóm Tắt Kiến Thức Tác Phẩm Dễ Dàng Hơn, Để Nhớ Qua Các Mẫu Sơ Đồ Sau Đây.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Toggle
  • Lập Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Tràng Giang – Mẫu 1
  • Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Tràng Giang Đơn Giản – Mẫu 2
  • Sơ Đồ Tư Duy Tràng Giang Ngắn Gọn – Mẫu 3
  • Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Tràng Giang Chi Tiết – Mẫu 4
  • Sơ Đồ Tư Duy Bài Tràng Giang Ngắn Gọn Nhất – Mẫu 5
  • Sơ Đồ Tư Duy Tràng Giang 2 Khổ Đầu – Mẫu 6
  • Sơ Đồ Tư Duy Tràng Giang Khổ 3 – Mẫu 7
  • Sơ Đồ Tư Duy Khổ 4 Bài Tràng Giang – Mẫu 8
  • Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Huy Cận – Mẫu 9
  • Sơ Đồ Tư Duy Bài Tràng Giang Lớp 11 – Mẫu 10
  • Sơ Đồ Tư Duy Tràng Giang Ngữ Văn 11 – Mẫu 11
  • Sơ Đồ Tư Duy Bài Tràng Giang Văn 11 Chọn Lọc – Mẫu 12
  • Bài Mẫu Phân Tích Tràng Giang Hay Nhất

Lập Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Tràng Giang – Mẫu 1

Lập Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Tràng Giang sẽ giúp các em dễ dàng nắm bắt được các ý chính trọng tâm của tác phẩm.

Lập Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Tràng Giang
Lập Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Tràng Giang

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Tràng Giang Đơn Giản – Mẫu 2

Cùng tham khảo mẫu vẽ sơ đồ Tràng Giang đơn giản để các em có thêm nhiều tư liệu ôn tập cho kì thi của mình.

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Tràng Giang Đơn Giản
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Tràng Giang Đơn Giản

Đón đọc tuyển tập ❤️️ Nghị Luận Tràng Giang ❤️️ 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất

Sơ Đồ Tư Duy Tràng Giang Ngắn Gọn – Mẫu 3

Chia sẻ đến bạn đọc mẫu sơ đồ về bài thơ Tràng Gian ngắn gọn dưới đây để có thể ôn tập thật tốt.

Sơ Đồ Bài Tràng Giang Ngắn Gọn
Sơ Đồ Bài Tràng Giang Ngắn Gọn

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Tràng Giang Chi Tiết – Mẫu 4

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Tràng Giang Chi Tiết, đây là một trong những chủ đề rất quen thuộc khi bước vào ôn tập tác phẩm.

Vẽ Sơ Đồ Bài Thơ Tràng Giang Chi Tiết
Vẽ Sơ Đồ Bài Thơ Tràng Giang Chi Tiết

Giới thiệu đến bạn 🌟 Phân Tích Tràng Giang Huy Cận 🌟 Những Bài Nghị Luận Văn Học Hay Nhất

Sơ Đồ Tư Duy Bài Tràng Giang Ngắn Gọn Nhất – Mẫu 5

Cùng tham khảo mẫu sơ đồ cảm nhận bài thơ Tràng Giang ngắn gọn nhất dưới đây để có thể nắm vững được luận điểm chính của bài.

Sơ Đồ Cảm Nhận Bài Tràng Giang
Sơ Đồ Cảm Nhận Bài Tràng Giang

Sơ Đồ Tư Duy Tràng Giang 2 Khổ Đầu – Mẫu 6

Hai khổ thơ đầu bài “Tràng giang”, tác giả Huy Cận đã gợi ra cả không gian rợn ngợp, nhưng tâm trạng của con người lại mang cảm giác sầu buồn, cô đơn, nỗi buồn như trải dài vô tận.

Sơ Đồ Bài Tràng Giang 2 Khổ Đầu
Sơ Đồ Bài Tràng Giang 2 Khổ Đầu

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Sơ Đồ Tư Duy Tràng Giang Khổ 3 – Mẫu 7

Với khổ 3 của bài Tràng Giang vẽ nên một bức tranh thiên nhiên buồn vắng, lắng đọng. Cùng theo dõi mẫu sơ đồ sau đây nhé!

Sơ Đồ Cảm Nhận Bức Tranh Thiên Nhiên Tràng Giang
Sơ Đồ Cảm Nhận Bức Tranh Thiên Nhiên Tràng Giang

Sơ Đồ Tư Duy Khổ 4 Bài Tràng Giang – Mẫu 8

Chia sẻ đến bạn đọc sau đây mẫu sơ đồ phân tích về khổ 4 cùa bài Tràng Giang giúp các em ôn tập tốt nhất.

Sơ Đồ Khổ 4 Bài Tràng Giang
Sơ Đồ Khổ 4 Bài Tràng Giang

Đón đọc tuyển tập 🌟 Cảm Nhận Bài Thơ Tràng Giang 🌟 10 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Huy Cận – Mẫu 9

Dưới đây là Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Huy Cận, một trong những nhà thơ lớn có tầm ảnh hưởng trong nền văn học Việt Nam.

Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Huy Cận Ngắn
Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Huy Cận Ngắn

Sơ Đồ Tư Duy Bài Tràng Giang Lớp 11 – Mẫu 10

Sơ Đồ Tư Duy Bài Tràng Giang Lớp 11, cùng theo dõi ngay nhé để có thể ôn tập thật tốt cho kì thi của mình.

Sơ Đồ Bài Tràng Giang Đặc Sắc
Sơ Đồ Bài Tràng Giang Đặc Sắc

Tiếp theo đón đọc 🌹 Thơ Huy Cận 🌹 Tuyển Tập Những Bài Thơ Hay Nhất

Sơ Đồ Tư Duy Tràng Giang Ngữ Văn 11 – Mẫu 11

Cùng SCR.VN gợi ý mẫu sơ đồ phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong Tràng giang, theo dõi ngay nhé!

Sơ Đồ Phân Tích Nghệ Thuật Bài Tràng Giang
Sơ Đồ Phân Tích Nghệ Thuật Bài Tràng Giang

Sơ Đồ Tư Duy Bài Tràng Giang Văn 11 Chọn Lọc – Mẫu 12

Với mẫu sơ đồ tư duy chọn lọc sau đây sẽ giúp các em ôn tập lại những kiến thức cơ bản nhất về tác phẩm.

Sơ Đồ Tư Duy Bài Tràng Giang Văn 11 Chọn Lọc
Sơ Đồ Tư Duy Bài Tràng Giang Văn 11 Chọn Lọc

Tham khảo văn mẫu 💧Phân Tích Khổ 1 Tràng Giang ❤️️ Những Bài Phân Tích Hay

Bài Mẫu Phân Tích Tràng Giang Hay Nhất

Bài Mẫu Phân Tích Tràng Giang Hay Nhất để có thêm cho mình nhiều thông tin hay về tác phẩm.

Huy Cận là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới gai đoạn 1930-1945. Thơ ông thường là sự kết hợp giữa vẻ đẹp hiện đại và vẻ đẹp cổ điển, chúng đan hòa vào nhau tạo nên một chất thơ rất độc đáo. Trước Cách mạng, những sáng tác của Huy Cận thường mang một nỗi buồn man mác, bâng khuâng. Bài thơ “Tràng giang” là tác phẩm tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận với việc vẽ lên bức tranh thiên nhiên đượm buồn để nói lên tâm tư, nỗi niềm của thi sĩ về kiếp người nhỏ nhoi, lạc trôi vô định giữa dòng đời rộng lớn.

Ngay từ nhan đề, “Tràng giang” gợi lên một không gian mênh mông, sầu thẳm. Tràng giang nghĩa là sông dài. Thế nhưng nhà thơ không dùng trường giang mà thay vào đó là tràng giang, một từ Hán Việt có ý nghĩa sâu rộng hơn. Hai âm thanh của vần “ang” kéo dài, ngân nga, nó không chỉ là con sông dài mà còn mở ra trước mắt bạn đọc một khoảng sông nước mênh mông, vô tận.

Dòng sông vừa rộng, vừa dài gợi lên trong tâm hồn thi sĩ một cảm giác xốn xang pha chút sầu thẳm. Giữa không gian rộng lớn ấy, kẻ trữ tình đứng đây, ngắm nhìn và tâm hồn trở nên cô lieu, đượm buồn về sự nhỏ bé của chính mình trước sự bát ngát của thiên nhiên. Lời tựa đề cũng chính là cảm xúc chủ đạo xuyên suốt bài thơ. “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”. Từ láy “bâng khuâng’ như lột tả hết được tâm hồn của người thi sĩ.

Trước sự mênh mông của đất trời, kẻ thi sĩ thấy tràn lên một sự cô đơn, một nỗi buồn không biết tỏ cùng ai. Nó gặm nhấm tâm hồn ông để trở thành nỗi nhớ, thành niềm hiu quạnh. Bên trên là bầu trời xanh thẳm bát ngát, ở dưới là dòng tràng giang mênh mông, nhà thơ đứng đó, ở giữa và càng cảm thấy mình nhỏ bé, cô liêu. Lời đề từ ngắn thôi nhưng đã làm toát lên vẻ đẹp vừa cổ điển, vừa hiện đại đặc trưng cho phong cách và cảm hứng trong thơ Huy Cận.

Ngay mở đầu bài thơ, dòng sống đã gợi lên một nỗi buồn sầu thẳm.

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệpCon thuyền xuôi mái nước song songThuyền về nước lại sầu trăm ngảCủi một cành khô lạc mấy dòng.”

Hàng loạt từ ngữ lột tả nỗi buồn được nhắc đến. Nó làm cho tâm hồn kẻ trữ tình man mác, bâng khuâng. Nỗi buồn ấy kết hợp với hai điệp từ “song song, điệp điệp” càng như dài, vô tận không điểm dừng. Nỗi buồn cứ triền miên, trải dài và như sâu thẳm hơn. Thuyền và nước vốn là hai vật không thể tách rời, chúng quấn quýt, hòa quyện vào nhau. Thuyền xua mái, nước đẩy thuyền trôi lênh đênh, nhưng tại sao ở đây, “thuyền về nước lại sầu trăm ngả”? Liệu rằng đó có phải hình ảnh của một cuộc chia li không báo trước?

Cuộc chia li làm ai cũng phải ngậm ngùi, buồn bã. Thuyền và nước là hai hình ảnh rất quen thuộc trong thơ cổ điển. Thế nhưng đắt nhất trong khổ thơ lại là hình ảnh “củi một cành khô lạc mấy dòng”. Giữa dòng nước vô tận ấy, hiện lên bóng dáng một cành củi nhỏ bé đang lênh đênh theo nhịp chảy của dòng nước. Con số một dường như càng nhấn mạnh hơn sự nhỏ bé, lẻ loi.

Cành củi ấy không biết mình sẽ đi đâu về đâu giữa mênh mông nước cuốn. Rồi dòng nước nào sẽ cuốn nó đi, nó cũng không biết. Mọi thứ như vô định, không phương hướng. Hình ảnh cành củi khô như là nỗi ám ảnh trong lòng người đọc về những kiếp người bé nhỏ, đang phó thác cho số phận, cuộc đời họ bấp bênh, cô độc không lối rẽ. Một cảm xúc nghe sao tê tái, xót xa.

Sang khổ thơ tiếp theo, tác giả lại vẽ lên một tràng giang đìu hiu, thê lương hơn.

Lơ thơ cồn cỏ gió đìu hiuĐâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Cùng một câu thơ nhưng tác giả sử dụng tận hai từ láy. “Lơ thơ” gợi tả sự thưa thớt, ít ỏi. Những cồn cỏ vốn phải tươi tốt,trải dài một màu xanh mượt mà. Nhưng ở đây, chúng lại lác đác, lơ thơ, thiếu sức sống. Từng con gió “đìu hiu” thổi qua, nó như mệt mỏi, tiêu điều. Khung cảnh ấy gợi lên sựu lạnh lẽo, cô độc khiến cho con người càng thêm cô đơn đến nỗi phải thốt lên “đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”.

Chợ vốn là hình ảnh của sự ấm nó, đông đúc. Ở đó là nơi con người tụ tập, trao đổi buôn bán. Nó vốn dĩ phải trào lên những âm thanh sống động, tiêng cười nói của con người nhưng ở đây nhà thơ lại sử dụng hình ảnh chợ chiều. Buổi chiều chợ đã vãn người, chỉ còn lại khoảng đất trống vắng tanh. Tất cả như càng làm nổi bật lên nỗi niềm cô đơn, hiu quạnh đang dấy lên trong tâm hồn người thi sĩ.

Sang khổ ba, không gian yên ắng ấy đã có âm thanh của sự dịch chuyển.

Bèo dạt về đâu hàng nối hàngMênh mông không một chuyến đò ngang

Từng đám bèo nối nhau trôi dạt giữa dòng nước mênh mông. Tuy ở đây đã có sự di chuyển nhưng chính cái động ấy càng làm tâm hồn nhà thơ thêm tê tái. “Bèo” là hình ảnh vẫn hay tìm thấy trong thơ cổ điển nhưng nó lại là biểu tượng của sự bấp bênh, trôi nổi. Từng hàng béo đại diện cho biết bao số phận lạc long giữa sóng gió cuộc đời. Chúng cứ nối dài đến vô tận. Cảm giác lạnh lẽo, không chút “thân mật”, không có gì để có thể kéo tâm hồn nhà thơ ra khỏi nỗi cô đơn, tiêu điều.

Sau bức tranh của sông nước tràng giang mênh mông, vô tận, mãi đến cuối bài thơ, tác giả mới bộc bạch nỗi niềm của mình.

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạcChim nghiêng cánh nhỏ, bóng chiều saLòng quê dờn dợn vời con nướcKhông khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”

Trên bầu trời từng đám mây cứ hiện lên, cuồn cuộn như những dãy núi màu bạc trắng. Những cánh chim nhỏ bé đang chao liệng, nghiêng mình trong bóng chiều tà. Chiều tà đẹp nhất có lẽ là ở nông thôi. Buổi chiều gợi cho ta nỗi nhớ về quê nhà, về những gì thân thương nhất. Hình ảnh làn khói chập chờn trong ánh hoàng hôn là những nét vẽ đẹp nhất vè sự ấm no của quê hương. Và đứng trước không gian ấy, nỗi nhớ quê nhà trào dâng lên trong lòng người thi sĩ.

Như vậy, với những hình ảnh mang đậm phong cách cổ điển cùng hồn thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, “Tràng giang” đã gợi lên trong lòng người đọc biết bao cảm xúc dạt dào. Nó là tiếng nói nghẹn ngào của những tâm hồn bé nhỏ, của những cuộc đời bấp bênh, là nỗi nhớ và tình yêu tha thiết đối với quê hương, đất nước.

SCR.VN gợi ý 🌺Phân Tích 2 Khổ Thơ Đầu Bài Tràng Giang ❤️️ Văn Mẫu

Từ khóa » Sơ đồ Tư Duy Bài Thơ Tràng Giang