Sổ Hồng Là Gì? Làm Sổ Hồng Cần Những Giấy Tờ Gì - Giathuecanho

Sổ hồng có giá trị pháp lý như thế nào đối với quyền sở hữu đất đai, nhà cửa? Sổ hồng có khác gì so với sổ đỏ không?…. Những kiền thức này là vô cùng cần thiết giúp bạn dễ dàng ứng phó với tình huống thực tế. Hãy cùng GIATHUECANHO tìm hiểu sổ hồng là gì cùng những vấn đề liên quan nhé.

  1. I. Sổ hồng là gì?
  2. II. Trên sổ hồng ghi những gì
    1. Trang thứ nhất
    2. Trang thứ hai
    3. Trang thứ ba
    4. Trang thứ tư
  3. III. Sổ đỏ và sổ hồng khác nhau như thế nào
  4. IV. Sổ hồng và sổ đỏ sổ nào giá trị hơn
  5. V. Khi nào được cấp sổ hồng
  6. VI. Hướng dẫn thủ tục làm sổ hồng
    1. 1. Thủ tục làm sổ hồng đối với nhà ở riêng lẻ
      1. Trường hợp cấp giấy chứng nhận cho nhà ở và đất cùng một lúc
      2. Trường hợp cấp giấy chứng nhận đất trước, giấy chứng nhận nhà ở sau (nhà được xây dựng sau)
    2. 2. Thủ tục cấp sổ hồng khi mua căn hộ chung cư
  7. VII. Thời gian cấp sổ hồng bao lâu
  8. VIII. Những câu hỏi thường gặp về sổ hồng
    1. 1. Đất sổ hồng có được xây nhà không
    2. 2. Sổ hồng được đứng tên mấy người
  9. TẠM KẾT

I. Sổ hồng là gì?

Trước ngày 12/10/2009, “sổ hồng” là cách gọi phổ biến để chỉ quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, đây là mẫu do Bộ Xây Dựng cấp, có màu bìa đặc trưng là màu hồng. Song song tồn tại với sổ hồng là “sổ đỏ”, hay còn gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp bởi  Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, từ 12/10/2009 trở về sau, dựa theo Nghị định 88/2009/NĐ-CP ban hành, người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà cùng với tài sản gắn liền với đất được thống nhất một mẫu mới.

Hình ảnh sổ hồng, phân biệt sổ hồng và sổ đỏ

Hình ảnh sổ hồng nhà đất, phân biệt sổ hồng và sổ đỏ

Mẫu mới theo Nghị định 88/2009/NĐ-CP cũng có bìa màu hồng nhưng được gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất. Tuy tồn tại và là sự thống nhất hai mẫu sổ hồng, sổ đỏ trước đó nhưng trên thực tế, sổ hồng và sổ đỏ đã phát sinh không cần phải thay đổi theo mẫu mới. Hai loại sổ này vẫn có giá trị pháp lý y như cũ, như vậy, hiện nay chúng ta có tổng cộng ba loại sổ chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà song song tồn tại.

II. Trên sổ hồng ghi những gì

Mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định từ Bộ Tài Nguyên và Môi trường (Khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT), sẽ có nhiều đặc điểm mới. Cụ thể, Giấy chứng nhận được in nền trống đồng, có màu hồng cánh sen khá giống với sổ hồng trước đó. Giấy chứng nhận chỉ bao gồm một tờ mà khi xếp lại sẽ tạo thành bốn trang:

Trang thứ nhất

Trên cùng là Quốc Huy, kế đến là Quốc Hiệu cùng với dòng chữ: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” được in đậm, to, mực đỏ nổi bật. Cách khoảng trống kế đó là nội dung mục I được viết bằng mực đen một số thông tin chính. Trong đó bao gồm tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, địa chỉ. Tại trang này cũng ghi rõ số phát hành giấy chứng nhận với hai ký tự chữ đứng đầu và sáu ký tự số nối tiếp.

Sổ hồng là gì? Hình sổ hồng mặt trước

Sổ hồng là gì? Hình sổ hồng mặt trước

Trang thứ hai

Gồm có thông tin mục II về tài sản người đứng tên có quyền sở hữu, đề mục là “Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. Trong đó, ghi chi tiết về thửa đất sở hữu, nhà ở sở hữu và một số tài sản liên quan khác công trình xây dựng, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm,…Ngoài ra, còn có phần ghi chú, ngày tháng năm cấp giấy chứng nhận, số vào sổ giấy chứng nhận.

Trang thứ ba

Gồm có mục III và mục IV với nội dung về sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Kèm theo đó là những thay đổi phát sinh sau khi cấp giấy chứng nhận.

Trang thứ tư

Khi nội dung của mục IV chưa thể hiện đầy đủ ở trang thứ ba sẽ được tiếp tục trình bày ở trang này cùng nội dung lưu ý đối với người được cấp giấy chứng nhận, mã vạch.

III. Sổ đỏ và sổ hồng khác nhau như thế nào

Khi nhắc đến giấy tờ pháp lý liên quan đến căn hộ, nhà ở thì nhiều người sẽ nghĩ ngay đến sổ đỏ và sổ hồng. Vậy sổ hồng khác gì sổ đỏ?

Khi đã hiểu khái niệm sổ hồng là gì, thì việc so sánh 2 loại giấy tờ này khá đơn giản. Mời xem xem trực quan qua bảng so sánh ngay dưới đây.

Sổ đỏ Sổ hồng
Căn cứ pháp lý Theo khoản 20 Điều 4 Luật đất đai 2003 Nghị định số 60-CP ngày 05/07/1994 về quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị
Tên gọi pháp lý Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Cơ quan ban hành Bộ Tài Nguyên và Môi trường Bộ Xây dựng
Tài sản được công nhận Quyền sử dụng đất Bao gồm đất, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất
Khu vực được cấp sổ Ngoài đô thị Cả nước
Hình thức bên ngoài Bìa ngoài sổ có màu đỏ Bìa ngoài sổ là bìa hồng
Sổ đỏ khác sổ hồng ở điểm nào, cái nào có giá trị cao hơn

Sổ đỏ khác sổ hồng ở điểm nào, cái nào có giá trị cao hơn

IV. Sổ hồng và sổ đỏ sổ nào giá trị hơn

Với sự tồn tại song song ba loại sổ khác nhau, có người cho rằng sổ hồng nhà đất vẫn có giá trị cao hơn cả, vẫn được sự đảm bảo của pháp luật. Vậy điều đó có đúng không? Sổ đỏ và sổ hồng cái nào giá trị hơn. Sổ đỏ sổ hồng trước 12/10/2009 được sử dụng cho hai mục đích khác nhau:

  • Sổ đỏ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có bìa màu đỏ được cấp phần lớn cho hộ gia đình, trong đó, chủ hộ là người đứng tên. Sổ áp dụng cho khu vực bên ngoài đô thị, chủ yếu dùng để chứng nhận quyền sở hữu với đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, làm muối, đất nông thôn,…
  • Sổ hồng là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở có bìa màu hồng và có thể do cá nhân, vợ chồng, hộ gia đình hay tổ chức sở hữu. Sổ chủ yếu được áp dụng cho đất ở, nhà ở, khu vực bên trong đô thị.

Từ 12/10/2009, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bắt đầu được áp dụng nhằm thống nhất sổ đỏ và sổ hồng để tiện cho công tác quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Như vậy, có thể nói ba loại văn bản trên đều có giá trị pháp lý như nhau, người đứng tên vẫn đảm bảo khả năng sở hữu của mình mà không cần phải đổi mẫu mới.

V. Khi nào được cấp sổ hồng

Theo khoản 1 Điều 99 Luật Đất đai 2013, Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:

  • Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các Điều 100, 101 và 102 của Luật Đất đai 2013.
  • Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày 01/7/2014.
  • Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ.
  • Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
  • Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất.
  • Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
  • Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.
  • Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
  • Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có.
  • Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.
Nắm rõ điều kiện và thủ tục làm sổ hồng nhà tránh rơi vào tình trạng sổ hồng giả

Nắm rõ điều kiện và thủ tục làm sổ hồng nhà tránh rơi vào tình trạng sổ hồng giả

VI. Hướng dẫn thủ tục làm sổ hồng

1. Thủ tục làm sổ hồng đối với nhà ở riêng lẻ

Tuy đã hiểu rõ sổ hồng là gì, nhưng việc tiến hành làm sổ hồng cũng không phải dễ dàng. Sẽ có 2 trường hợp khi bạn muốn làm sổ hồng nhà ở của mình. Mỗi trường hợp sẽ cần chuẩn bị những giấy tờ khác nhau.

Trường hợp cấp giấy chứng nhận cho nhà ở và đất cùng một lúc

Bước 1: Cá nhân, hộ gia đình chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm:

  • Đơn đăng ký cấp sổ hồng theo Mẫu số 04a/ĐK.
  • Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính.
  • Giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu nhà như giấy phép xây dựng nhà; Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; Giấy tờ về giao hoặc tặng nhà tình thương, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết; Giấy tờ về mua bán, nhận tặng cho hoặc nhận thừa kế nhà ở,…
  • Giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu đất như giấy tờ về quyền sử dụng đất trước ngày 15/10/1993; Giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời; giấy tờ hợp pháp về kế thừa, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất,…

Bước 2: Nộp hồ sơ

Cá nhân, hộ gia đình có thể lựa chọn nộp hồ sơ tại một trong các địa điểm sau:

  • UBND cấp xã , phường, thị trấn nơi có đất;
  • Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của UBND tỉnh;
  • Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và phản hồi kết quả, trao phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ bị thiếu sót, sai lệch thì cơ quan tiếp nhận có nghĩa vụ trong vòng 3 ngày thông báo cho người nộp hồ sơ bổ sung.

Bước 4: Giải quyết và trao kết quả

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ để đăng ký và cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất. Bên người nộp hồ sơ hoàn tất nghĩa vụ tài chính theo thời hạn thông báo. Sau đó xuất trình cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ, ký xác nhận cấp giấy chứng nhận và được cấp Giấy chứng nhận bản chính.

Trường hợp cấp giấy chứng nhận đất trước, giấy chứng nhận nhà ở sau (nhà được xây dựng sau)

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bổ sung chứng nhận nhà ở gồm:

  • Đơn đăng ký cấp sổ hồng theo mẫu số 04a/ĐK;
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở;
  • Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính;
  • Giấy chứng nhận đất đã cấp;
  • Sơ đồ nhà vẽ (nếu yêu cầu).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ

Bước 4: Giải quyết yêu cầu và trả kết quả

2. Thủ tục cấp sổ hồng khi mua căn hộ chung cư

Bước 1: Gửi hồ sơ

Chủ đầu tư sau khi hoàn thành công trình có trách nhiệm gửi các giấy tờ sau đến Sở Tài Nguyên và Môi trường:

  • Quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư;
  • Quyết định phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500;
  • Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất;
  • Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính của chủ dự án phát triển nhà ở;
  • Sơ đồ nhà, đất đã xây dựng, danh sách các căn hộ;
  • Báo cáo kết quả dự án.

Bước 2: Kiểm tra hiện trạng và điều kiện chuyển nhượng

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Sở tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra xác thực hồ sơ. Sau đó gửi phản hồi kết quả kiểm tra cho chủ đầu tư dự án thời hạn không quá 30 ngày.

Bước 3: Giải quyết yêu cầu

Bước 4: Trao trả kết quả nhận sổ hồng chung cư

VII. Thời gian cấp sổ hồng bao lâu

Theo điều 2 khoản 40 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời gian thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng là không quá 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận. Đặc biệt, ở các khu vực miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn thì có thể tăng thêm 10 ngày.

Thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

VIII. Những câu hỏi thường gặp về sổ hồng

Giải đáp các thắc mắc liên quan đến sổ hồng và sổ đỏ

Giải đáp các thắc mắc liên quan đến sổ hồng và sổ đỏ

1. Đất sổ hồng có được xây nhà không

Như khi chúng ta đã cùng tìm hiểu sổ hồng là gì, thì sổ hồng nhà đất dùng để xác nhận quyền sử dụng đất của người được cấp giấy chứng nhận. Hầu hết mọi người đều nghĩ đất thuộc quyền sử dụng của mình thì có quyền xây dựng nhà ở. Tuy nhiên giới hạn quyền sử dụng của đất nằm trong giới hạn của sổ hồng và đất sổ hồng phải là đất thổ cư và không bị nằm trong diện quy hoạch.

2. Sổ hồng được đứng tên mấy người

Mặc dù có sự khác nhau giữa sổ đỏ và sổ hồng, song một điểm chung là cả hai đều không giới hạn số người đứng tên. Nhiều người có chung quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất thì trong giấy chứng nhận phải ghi đầy đủ thông tin tên của người đồng sở hữu. Vậy ai là người nắm giữ sổ hồng? Câu trả lời là tất cả các cá nhân có chung quyền sở hữu đều được quyền cấp một giấy chứng nhận riêng. Trừ trường hợp có thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên về việc giao giấy chứng nhận cho một người duy nhất.

TẠM KẾT

Nói chung, theo những thông tin vừa trình bày, tin chắc bạn đã hiểu được sổ hồng là gì và giá trị của sổ hồng so với sổ đỏ hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Để tìm hiểu thêm nhiều bài viết hữu ích khác, hãy tham khảo ngay GIATHUECANHO.

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: Số 1 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 0981 041 694
  • Email: truongtainang2018@gmail.com
  • Website: https://giathuecanho.com/

Từ khóa » Sổ Bìa Hồng Là Gì