Sổ Hồng Là Gì? Sổ Hồng Và Sổ đỏ Khác Nhau Như Thế Nào?

Nội dung bài viết [Mở rộng]

Hầu hết cũng biết sổ hồng là tài liệu quan trọng nhất của nhà đất. Tuy nhiên, nói đến sổ hồng không phải ai cũng có thể hiểu được chính xác về nó. Có rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa sổ hồng và sổ đỏ, ngay cả những người hoạt động lâu năm trong lĩnh vực bất động sản.Trong bài viết này, Houseviet.vn sẽ giải quyết những vấn đề mà bạn còn vướng mắc, giúp bạn có cách hiểu đúng về sổ hồng theo quy định của pháp luật hiện hành.

Sổ hồng là gì ? Sổ hồng riêng là gì?

Sổ hồng là gì 

Pháp luật đất đai và nhà ở qua các thời kỳ không quy định thuật ngữ “Sổ hồng”. Tương tự đối với “Sổ đỏ”, “Sổ hồng” là cách người dân thường gọi dùng để chỉ Giấy chứng nhận về nhà đất dựa theo màu sắc.

Trước ngày 10/12/2009, ở Việt Nam tồn tại loại Giấy chứng nhận mà bìa có màu hồng dùng để chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (thường gọi là Sổ hồng theo mẫu của Bộ Xây dựng) và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bìa màu đỏ - thường gọi là Sổ đỏ theo mẫu của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

Sổ hồng là gì? Sổ hồng và sổ đỏ khác nhau như thế nào?
Sổ hồng 

Từ ngày 10/12/2009, khi Nghị định 88/2009/NĐ-CP có hiệu lực thì người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận theo một mẫu thống nhất với tên gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Lưu ý: Tuy từ ngày 10/12/2009, chỉ cấp một loại Giấy chứng nhận theo mẫu chung (có bìa màu hồng cánh sen) nhưng các loại Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở được cấp trước đó vẫn có giá trị pháp lý và không bắt buộc cấp đổi sang mẫu Giấy chứng nhận mới.

“Sổ hồng”Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Nguồn tham khảo: Luatvietnam.vn

Sổ hồng riêng là gì?

Sổ hồng riêng là một loại giấy chứng nhận riêng của người sở hữu. Trường hợp chính chủ có số lô riêng, bản đồ chính chủ, người đứng tên trực tiếp trên sổ. Họ sẽ là người có toàn quyền quyết định mục tiêu sử dụng của mình.

Sổ hồng chung và sổ hồng riêng khác nhau như thế nào?

Chắc hẳn các bạn đã nắm rõ được sổ hồng riêng là gì? Sổ hồng chung là gì? Nhưng sự khác nhau của 2 loại sổ này thì ít ai biết đến. Hãy cùng Houseviet.vn tham khảo bài viết dưới đây để phân biệt được sự khác nhau của 2 loại sổ này nhé!

Sổ hồng chungSổ hồng riêng
Chủ thể được cấpLà 2 cá nhân riêng biệt (không phải quan hệ vợ chồng con cái) đồng sở hữu hoặc nhiều bên tham gia sở hữu.Có thể là 1 hoặc 2 cá nhân có quan hệ vợ chồng, con gái với nhau đứng tên
Tính pháp lý
  • Đất sổ hồng chung là tập hợp nhiều căn nhà chung trên một sổ hồng. Toàn bộ đất đã đóng thuế và chuyển thành đất thổ cư 100%, có giấy phép xây dựng và bản vẽ từng căn do chủ đầu tư vẽ.
  • Về pháp lý, mọi thủ tục mua bán đều được xử lý tại văn phòng công chứng của nhà nước.
  • Đất sổ hồng riêng là nhà được xin phép xây dựng và hoàn công trên 1 nền đất thổ cư riêng biệt.
  • Về pháp lý, công chứng sang tên tại văn phòng công chứng nhà nước, UBND huyện, mua bán sang tên trên sổ diễn ra trong vòng 25 ngày.
Nội dung tại sổ hồng
  • Bìa sổ: Có ghi thêm nội dung “cùng sử dụng đất với…. (tên của những người có chung quyền khác)”
  • Nội dung bên trong sổ: Ghi nhận hình thức sử dụng đất là “sử dụng chung”
  • Bìa sổ: Chỉ cần ghi thông tin của một người đứng tên đối với nhà ở, đất hoặc tài sản gắn liền với đất.
  • Nội dung bên trong sổ: Ghi nhận hình thức sử dụng “sử dụng riêng”

Khi nào được cấp sổ hồng?

Theo khoản 1 Điều 99 Luật Đất đai 2013, Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:

  • Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các Điều 100, 101 và 102 của Luật Đất đai 2013 (khi hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc không có giấy tờ nhưng đủ điều kiện cấp).
  • Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày 01/7/2014.
  • Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ.
  • Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
  • Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất.
  • Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
  • Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.
  • Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
  • Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có.
  • Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.

Trên đây là những quy định giải đáp cho câu hỏi Sổ hồng là gì? và một số quy định liên quan Sổ hồng. Theo đó, “Sổ hồng” chỉ là cách gọi của người dân dựa theo màu bìa của Giấy chứng nhận.

Nguồn tham khảo: luatvietnam.vn

Điểm khác nhau giữa sổ hồng và sổ đỏ

Sổ đỏSổ hồng
Màu sắcMàu đỏ Màu hồng nhạt 
Cơ quan ban hànhDo bộ tài nguyên và môi trường ban hànhDo bộ xây dựng ban hành
Ý nghĩaSổ đỏ là tên gọi của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất (theo khoản 20 Điều 4 Luật Đất đai 2003)

Sổ hồng là tên gọi của Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở được cấp cho chủ sở hữu theo quy định:

  • Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư thì cấp một giấy chứng nhận là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
  • Trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở thì cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở

(Theo Điều 11 Luật Nhà ở 2005).

Những thông tin được ghi trên sổ hồng

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen và Trang bổ sung nền trắng như sau:

  • Trang 1 có nội dung quan trọng nhất là tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Trang 2 là thông tin về thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Trang 3 là sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận.
  • Trang 4 là những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận (ví dụ khi chuyển nhượng, tặng cho…sẽ ghi thông tin về việc chuyển nhượng, tặng cho vào trang 3 và trang 4).
  • Trang bổ sung Giấy chứng nhận.

Nguồn tham khảo: luatvietnam.vn

Những điều cần lưu ý khi mua đất có sổ hồng

Tìm hiểu về thông tin của mảnh đất

Việc đầu tiên khi bạn cảm thấy có nên mua đất đó là hãy tìm các vấn đề như vị trí, hạ tầng giao thông, tiện ích xung quanh, an ninh, hệ thống điện, đường, trường.

Khi mua đất phải có sổ hồng riêng, sổ đỏ hợp pháp 

Đây là vấn đề rất quan trọng, vì nó quyết định tính pháp lý của đất. Tốt nhất nên mua đất để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp (Cách công nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ rõ ràng, sổ đỏ hợp pháp để tránh các vấn đề tranh chấp và dễ dàng. để mua, bán, chuyển nhượng hoặc bồi thường nếu có sự thu hồi.

Cẩn thận về việc ký hợp đồng

Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng bất động sản phải có chữ ký của các bên liên quan để tranh chấp tài sản sau đó. Việc mua bán nhà đất cần được lập thành văn bản và có chứng thực, chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Không mua sản phẩm bằng giấy viết tay.

Tốn bao nhiêu tiền để làm sổ hồng ?

Để làm sổ hồng bắt buộc bạn đóng các khoản phí, thuế sau đây:

  • Lệ Phí Trước Bạ: Đây là phí phải đóng khi cho, tặng, chuyển nhượng hoặc cấp mới, lệ phí trước bạ là 0.5% trên giá trị chuyển nhượng hoặc giá trị quyền sử dụng đất.
  • Thuế Thu Nhập Cá Nhân: 2% trên giá trị chuyển nhượng. Đây là thuế thu nhập cá nhân mà người bán phải chịu thuế. Tuy nhiên, đa phần được tính vào giá bán và người đóng thuế có thể là môi giới hoặc người mua theo thỏa thuận từ trước.

Các loại phí địa chính bao gồm:

  • Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính, mức phí này không quá 2.000/m2.
  • Phí thẩm định quyền sử dụng đất, mức phí này không quá 7.000.000 vnđ/ hồ sơ.
  • Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai, mức phí này không quá 350.000/ hồ sơ.

Ngoài ra, theo quy định tại thông tư mới nhất của Bộ Tài Chính về hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội Đồng Nhân Dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Mức phí được giới hạn với các trường hợp sau:

Đối với yêu cầu cấp mới: phí không quá 50.000vnd/ cấp mới hoặc cấp lại sổ hồng:

  • Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai: mức phí không quá 30.000vnd/ 1 lần.
  • Trích lục bản đồ địa chính: không quá 20.000vnd/1 lần.

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về sổ hồng? Sổ hồng riêng? Để tìm hiểu thêm các thông tin liên quan đến thị trường bất động sản, các bạn có thể truy cập vào website Houseviet.vn, chúng tôi sẽ liên tục cập nhật các tin tức cũng như kiến thức cần thiết đến các bạn một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Theo House Viet Biên tập

Từ khóa » Sổ Bìa Hồng Là Gì