Số Phức Lượng Giác Là Gì? Cách Chuyển đổi Số ... - DINHNGHIA.VN

Số lượt đọc bài viết: 37.204

Trong chuyên đề số phức ở lớp 12, số phức lượng giác là một dạng vô cùng quan trọng và được đánh giá là tương đối phức tạp. Vậy số phức lượng giác là gì? Các công thức liên quan đến số phức LG và cách chuyển đối số phức LG thế nào? Hãy cùng tìm hiểu cùng DINHNGHIA.VN nhé.

MỤC LỤC

  • Số phức lượng giác là gì? Cách chuyển đổi số phức sang dạng lượng giác
    • Khái niệm số phức lượng giác
    • Định nghĩa Acgumen của số phức
    • Các phép toán với số phức lượng giác
    • Tìm hiểu về công thức Moivre
    • Căn bậc hai của số phức dưới dạng lượng giác
    • Cách chuyển đổi các dạng số phức từ dạng đại số sang lượng giác
  • Một số bài toán về số phức lượng giác bằng máy tính
    • Chuyển số phức sang dạng lượng giác bằng máy tính
    • Cách chuyển đổi số phức từ dạng đại số sang lượng giác
    • Cách chuyển đổi SP lượng giác sang số phức đại số
    • Cách tính argument số phức bằng máy tính
  • Ứng dụng của số phức lượng giác
    • Tính toán các biểu thức số phức với lũy thừa lớn
    • Tìm căn bậc n của số phức

Số phức lượng giác là gì? Cách chuyển đổi số phức sang dạng lượng giác

Khái niệm số phức lượng giác

Cho số phức ở dạng đại số z = a+bi (z ≠ 0) và z được biểu diễn bằng tia OM với M(a,b). Vậy ở dạng lượng giác, số phức z có dạng z= r( cosφ +isinφ).

Trong đó: r là module và φ là argument của số phức z.

Góc lượng giác tạo bởi tia OM và Ox sẽ có giá trị = φ + k2π với k ∈ Z. Số đo của góc lượng giác này chính là argument của số phức.

Với số phức LG, bạn cần lưu ý: khi |z|= 1 thì z = cosφ +isinφ.

Định nghĩa Acgumen của số phức

định nghĩa acgumen của số phức

Các phép toán với số phức lượng giác

tìm hiểu các dạng toán số phức

lý thuyết về cách tìm hiểu số phức

Tìm hiểu về công thức Moivre

luyện tập về số phức trong lg

Căn bậc hai của số phức dưới dạng lượng giác

căn bậc hai của số phức

Cách chuyển đổi các dạng số phức từ dạng đại số sang lượng giác

Để chuyển đổi z từ dạng z = a+bi sang z= r( cosφ +isinφ), trước hết ta cần tìm module và argument của số phức.

Trước hết, ta cần đồng nhất thức bằng việc cho a +bi = r( cosφ +isinφ)

Sau khi biến đổi sẽ được kết quả sau: {r=a2+b2 a= rcosφ b= rsinφ  suy ra: {r=a2+b2 cosφ= ar sinφ= br=  ba2+b2 = aa2+b2

Với cách làm này, bạn có thể đổi số phức sang góc một cách dễ dàng.

Giá trị của góc tạo bởi OM và Ox là argument của số phức.

số phức lượng giác và khái niệm

Một số bài toán về số phức lượng giác bằng máy tính

Chuyển số phức sang dạng lượng giác bằng máy tính

  • Chọn đơn vị Rad để hiện số π ở dạng lượng giác.
  • Ấn mode 2 để vào chế độ số phức (lúc này màn hình hiện CMPLX)
  • Sao đó nhập lần lượt a + b ENG => shift 2 => 3 =

Cách chuyển đổi số phức từ dạng đại số sang lượng giác

cách chuyển đổi số phức lượng giác sang số phức đại số

Cách chuyển đổi SP lượng giác sang số phức đại số

  • Vào chế độ mode 2
  • Ấn z (z=a +bi) => shift (-) => giá trị φ => shift 2 => 4 =

Cách tính argument số phức bằng máy tính

  • Chọn đơn vị Rad để hiện số π ở dạng lượng giác.
  • Ấn mode 2 để vào chế độ số phức (lúc này màn hình hiện CMPLX)
  • Sao đó nhập lần lượt cosφ +isinφ, ấn = shift CMPLX 3 =

Kết quả hiện trên màn hình chính là argument của số phức.

Ứng dụng của số phức lượng giác

Công thức moivre

Cho số phức z = r(cosφ + isinφ), khi đó zn = [r(cosφ + isinv)]n = r n [cos(nφ) + isin(nφ)]

Trong đó: Công thức z n = rn [cos(nφ) + isin(nφ)] được gọi là công thức moivre. Đây là một công thức quan trọng các bạn học sinh cần lưu ý khi học về số phức LG

Ứng dụng của số phức LG

Tính toán các biểu thức số phức với lũy thừa lớn

Để tính toán các biểu thức số phức có lũy thừa lớn có dạng: z = (a+bi)n với n thuộc tập số tự nhiên N. Trước tiên ta cần chuyển đổi z về dạng SP lượng giác: z= r( cosφ +isinφ)n. Sau đó biến đổi lượng giác và áp dụng công thức moivre để tính ra kết quả.

Cách làm này có thể dùng cho cả Số phức dạng e mũ nữa nhé.

Tìm căn bậc n của số phức

Khái niệm căn bậc n:

Cho số phức z, một số phức w được gọi là căn bậc n của số phức z nếu wn = z.

Để tìm căn bậc n của số phức z ta cần giả sử số phức z đã cho là z = r(cosφ + isinφ), và số phức w là w = r’(cosφ’ + isinφ’) Khi đó điều kiện w n = z tương đương với: r’(cosφ’ + isinφ’) n = r(cosφ + isinφ).

Tiếp tục biến đổi bằng cách công thức lượng giác, ta sẽ tìm được căn bậc n của số phức z.

Có thể thấy, lượng giác với số phức có liên quan chặt chẽ với nhau. Vì thế, để làm bài tập phần này nhuần nhuyễn, chúng ta cần hiểu và nhớ rõ các công thức lượng giác. Các bạn có thể tìm các bài giảng điện tử bằng cách gõ từ khóa “dạng lượng giác của số phức violet” để tham khảo thêm về dạng lượng giác của số phức.

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về số phức lượng giác, cách biến đổi số phức đại số sang lượng giác bằng cả máy tính và cách làm thông thường. Hãy đến với DINHNGHIA.VN để khám phá nhiều kiến thức bổ ích hơn nữa nhé!

Xem thêm >>> Số phức là gì? Tìm hiểu các phép toán với số phức

Xem thêm >>> Số phức Elip và Các dạng toán liên quan tới số phức Elip

Xem thêm >>> Số phức liên hợp là gì? Cách giải số phức bằng máy tính cầm tay Casio 

5/5 - (1 bình chọn) Please follow and like us:errorfb-share-icon Tweet fb-share-icon

Từ khóa » Công Thức Lượng Giác Trong Số Phức