So Sánh Đặc Điểm Của Ngôn Ngữ Nói Và Ngôn Ngữ Viết
Có thể bạn quan tâm
Bài tập về đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trong môn Ngữ văn lớp 10 hẳn đã phải khiến các bạn học sinh đau đầu ít nhất một lần. Đừng lo lắng, ở nội dung bài viết hôm nay kienthuctonghop.vn sẽ cung cấp đến bạn các kiến thức hữu ích nhất về vấn đề này.
Nội dung bài viết
- 1 Ngôn ngữ nói là gì? Ngôn ngữ viết là gì?
- 2 Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết chính xác nhất
- 3 Bài tập vận dụng
- 3.1 1. Phân tích đặc điểm ngôn ngữ viết trong đoạn trích dưới đây
- 3.2 2. Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói ở trong đoạn trích sau đây
Ngôn ngữ nói là gì? Ngôn ngữ viết là gì?
Trên thực tế, ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết luôn song hành và bổ trợ lẫn nhau. Cụ thể:
Ngôn ngữ nói chính là ngôn ngữ âm thanh, là những lời nói mà chúng ta sử dụng giao tiếp hàng ngày.
Ngôn ngữ viết là ngôn ngữ được thể hiện bằng hệ thống chữ viết trong các văn bản nên được tiếp nhận bằng thị giác.
Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết chính xác nhất
Để phân tích chính xác các đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, chúng ta cần xét chúng ở 4 phương diện gồm tình huống giao tiếp, phương tiện ngôn ngữ, phương tiện hỗ trợ và hệ thống yếu tố ngôn ngữ là từ ngữ, câu, văn bản. Cùng theo dõi bảng thông tin dưới đây để nắm rõ hơn nhé!
Phương diện xem xét | Ngôn ngữ nói | Ngôn ngữ viết |
Đặc điểm tình huống giao tiếp | – Tiếp xúc trực tiếp – Nhân vật tham gia giao tiếp trực tiếp, phản hồi ngay tức khắc và có sự đổi vai với nhau. – Người giao tiếp nhận thức rõ thông tin và đưa ra phản hồi nhanh chóng. – Người giao tiếp ít có thời gian và điều kiện lựa chọn và gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ. | – Tiếp xúc không trực tiếp – Nhân vật tham gia giao tiếp ở trong phạm vi rộng lớn, thời gian phản hồi lâu dài và không đổi vai với nhau. – Người giao tiếp nắm rõ ký tự chữ viết, quy tắc chính tả, quy tắc tổ chức văn bản. – Có thời gian và điều kiện suy ngẫm, lựa chọn và gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ. |
Phương tiện ngôn ngữ | – Âm thanh | – Chữ viết |
Phương tiện hỗ trợ | – Ngữ điệu – Nét mặt, ánh mắt – Cử chỉ, điệu bộ | – Dấu câu – Hình ảnh minh họa – Sơ đồ, bảng biểu |
Hệ thống yếu tố ngôn ngữ | – Từ ngữ: + Các khẩu ngữ, từ ngữ địa phương, tiếng lóng, biệt ngữ. + Các trợ từ, thán từ, từng ngữ đưa đẩy, chêm xen,… – Câu: Có kết cấu linh hoạt như câu tỉnh lược, câu dư thừa,… – Văn bản: Không có sự chặt chẽ, mạch lạc. | – Từ ngữ: + Có cơ hội chọn lọc, gọt giũa. + Sử dụng ngôn ngữ phổ thông. – Câu: Chặt chẽ, mạch lạc, câu dài và phải có nhiều thành phần. – Văn bản: Kết cấu chặt chẽ, mạch lạc ở mức độ cao. |
||Xem thêm: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận
Bài tập vận dụng
1. Phân tích đặc điểm ngôn ngữ viết trong đoạn trích dưới đây
Nay nếu muốn một ngày kia nước Việt Nam được tự do và độc lập thì trước tiên dân Việt Nam phải có đoàn thể. Mà muốn có đoàn thể thì có chi hay hơn là phải truyền bá xã hội chủ nghĩa trong dân Việt Nam này.
(Trích Phan Châu Trinh, Về lý luận xã hội ở nước ta)
Gợi ý:
Để phân tích đặc điểm ngôn ngữ viết trong đoạn trích cần xét ở hai phương diện chính:
- Từ ngữ: Sử dụng nhiều thuật ngữ chính trị như nước, đoàn thể, tự do, độc lập, truyền bá, xã hội chủ nghĩa,…
- Câu: Sử dụng các câu ghép mạch lạc, có quan hệ từ để chỉ mục đích, điều kiện, hệ quả. Đồng thời hai câu văn được liên kết với nhau theo quan hệ móc xích.
2. Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói ở trong đoạn trích sau đây
Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chọc ghẹo cô nào nhưng mấy cô gái lại cứ đẩy vai cô ả này vào hắn, cười như nắc nẻ:
– Kìa, anh ấy gọi! Có muốn ăn cơm trắng với giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy!
Thị cong cớn lên:
– Có khối cơm trắng mấy giò ấy! Này, nhà tôi ơi đang nói thật hay nói khoác đây?
Tràng ngoái cổ, vuốt mồ hôi trên trán cười:
– Thật đấy, có đẩy thì ra đi mau lên!
Thị bỗng vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.
– Đã thật thì đẩy chứ sợ gì chứ, đằng ấy nhỉ! – Thị liếc mắt, cười tíu tít.
(Trích Vợ Nhặt, Kim Lân)
Gợi ý:
Đặc điểm của ngôn ngữ nói được thể hiện ở người nói và người nghe tham gia trực tiếp, luân phiên với nhau:
- Thán từ dùng để hô gọi: Nhà tôi ơi, này, kia.
- Từ tình thái: Nhỉ, đấy.
- Từ mang tính khẩu ngữ gồm: Mấy, có khối, đằng ấy, nói khoác.
- Kết cấu câu: Có…thì…; đã…thì…
- Kết hợp lời nói, cử chỉ và điệu bộ.
Trong nội dung của bài viết trên đây, kienthuctonghop.vn đã chia sẻ đến bạn đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Truy cập website chính thức của chúng tôi thường xuyên để trang bị các kiến thức bổ ích nhé!
||Bài viết liên quan khác:
- Phương châm hội thoại là gì? Các phương châm hội thoại, ví dụ
- So sánh truyện ngụ ngôn và truyện cười
- Các Thành Phần Biệt Lập Là Gì? Vai trò gì trong câu văn? Ví Dụ
- Các Biện Pháp Tu Từ Thường Gặp Trong Ngữ Văn Thi THPT
- Cách xác định các loại phương thức biểu đạt trong văn học
Từ khóa » Hãy So Sánh Giữa Ngôn Ngữ Nói Và Ngôn Ngữ Viết
-
Đặc điểm Của Ngôn Ngữ Nói Và Ngôn Ngữ Viết
-
[CHUẨN NHẤT] So Sánh Ngôn Ngữ Nói Và Ngôn Ngữ Viết - TopLoigiai
-
Lập Bảng So Sánh đặc điểm Của Ngôn Ngữ Nói Và Ngôn Ngữ Viết
-
So Sánh Giống Và Khác Giữa Ngôn Ngữ Nói Và Ngôn Ngữ Viết
-
Bảng So Sánh Ngôn Ngữ Nói Và Ngôn Ngữ Viết
-
So Sánh Giữa Ngôn Ngữ Nói Và Ngôn Ngữ Viết - Hàng Hiệu
-
So Sánh Ngôn Ngữ Nói Và Ngôn Ngữ Viết - Ngữ Văn 10
-
Đặc điểm Của Ngôn Ngữ Nói Và Ngôn Ngữ Viết - Luật Hoàng Phi
-
Soạn Bài Đặc điểm Của Ngôn Ngữ Nói Và Ngôn Ngữ Viết
-
So Sánh Ngôn Ngữ Nói Và Ngôn Ngữ Viết - Adstech
-
Lập Bảng So Sánh đặc điểm Của Ngôn Ngữ Nói Và ...
-
So Sánh đặc điểm Của Ngôn Ngữ Nói Và Ngôn Ngữ Viết
-
Soạn Văn Bài: Đặc điểm Của Ngôn Ngữ Nói Và Ngôn Ngữ Viết