So Sánh Luật Xây Dựng Sửa đổi 2020 Với Luật Xây Dựng 2014

Chương 1

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Sửa đổi, bổ sung mục đích báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng

Khoản 1 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 quy định: Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng, làm cơ sở xem xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng.

Điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định: Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả của việc đầu tư xây dựng, làm cơ sở quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng.

Điểm mới: Bổ sung mục đích làm cơ sở chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng (bỏ mục đích làm cơ sở xem xét chủ trương đầu tư xây dựng).

2. Bỏ khái niệm nhà ở riêng lẻ

Khoản 29 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 quy định: Nhà ở riêng lẻ là công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Bãi bỏ khái niệm nhà ở riêng lẻ vì quy định về nhà ở riêng lẻ trong Luật Xây dựng và Luật Nhà ở không có sự thống nhất

3. Không liệt kê cơ quan chuyên môn về xây dựng

Khoản 13 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 quy định:

Cơ quan chuyên môn về xây dựng là cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành; Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành; Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc UBND cấp huyện.

Điểm d Khoản 1 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định:

Cơ quan chuyên môn về xây dựng là cơ quan được giao quản lý xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, UBND cấp tỉnh; cơ quan được giao quản lý xây dựng thuộc UBND cấp huyện; Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Điểm mới: Không nêu cụ thể tên cơ quan quản lý như Luật Xây dựng 2014. Đồng thời bổ sung một số cơ quan chuyên môn về xây dựng như Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế

4. Bổ sung khái niệm dự án đầu tư xây dựng khu đô thị

Không quy định

Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị là dự án đầu tư xây dựng có công năng phục vụ hỗn hợp, đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội với nhà ở hoặc công trình xây dựng khác theo quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt để xây dựng mới hoặc cải tạo, chỉnh trang đô thị (theo điểm đ khoản 1 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020)

5. Bổ sung khái niệm vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng công trình

Không quy định

Vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng công trình là giới hạn các khu vực trong và xung quanh công trường xây dựng có thể xuất hiện những yếu tố nguy hiểm gây thiệt hại cho con người, công trình xây dựng, tài sản, thiết bị, phương tiện do quá trình thi công xây dựng công trình gây ra, được xác định theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và biện pháp tổ chức thi công xây dựng công trình (theo điểm h khoản 1 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020)

6. Sửa đổi cách phân loại và cấp công trình

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Luật Xây dựng 2014, công trình xây dựng được phân theo loại và cấp công trình, cụ thể:

- Loại công trình được xác định theo công năng sử dụng gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình giao thông, công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình quốc phòng, an ninh.

- Cấp công trình được xác định theo từng loại công trình căn cứ vào quy mô, mục đích, tầm quan trọng, thời hạn sử dụng, vật liệu sử dụng và yêu cầu kỹ thuật xây dựng công trình.

Cấp công trình gồm cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV và các cấp khác theo quy định của Chính phủ.

Theo khoản 3 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, loại công trình xây dựng được xác định theo tính chất kết cấu và công năng sử dụng công trình.

Cấp công trình xây dựng được xác định cho từng loại công trình gồm:

- Cấp công trình xây dựng phục vụ quản lý hoạt động đầu tư xây dựng quy định Luật Xây dựng được xác định căn cứ vào quy mô, mức độ quan trọng, thông số kỹ thuật của công trình, bao gồm cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV, trừ trường hợp  cấp công trình xây dựng phục vụ thiết kế xây dựng công trình được quy định trong tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Cấp công trình phục vụ quản lý các nội dung khác được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Chương 3

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1. Sửa đổi, bổ sung tiêu chí phân loại dự án

Căn cứ khoản 1 Điều 49 Luật Xây dựng 2014, dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo 04 tiêu chí gồm: Quy mô, tính chất, loại công trình xây dựng và nguồn vốn sử dụng.

Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình xây dựng của dự án gồm dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C theo các tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công.

Theo khoản 8 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo các tiêu chí sau:

- Quy mô, mức độ quan trọng;

- Công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình và mục đích quản lý;

- Nguồn vốn sử dụng và hình thức đầu tư.

Căn cứ vào từng tiêu chí mà có cách phân loại cụ thể theo từng tiêu chí tương ứng, cụ thể:

- Căn cứ quy mô, mức độ quan trọng, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công.

Ngoài việc phân loại thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C thì Luật Xây dựng sửa đổi 2020 bổ sung thêm quy định căn cứ công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình và mục đích quản lý mà các dự án được phân loại cụ thể hơn, gồm:

+ Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng.

+ Dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp.

+ Dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.

+ Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông.

+ Dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

+ Dự án đầu tư xây dựng công trình quốc phòng, an ninh.

+ Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và dự án đầu tư xây dựng có công năng phục vụ hỗn hợp khác.

- Căn cứ nguồn vốn sử dụng và hình thức đầu tư, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành các dự án sau:

+ Dự án sử dụng vốn đầu tư công.

+ Dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công.

+ Dự án PPP.

+ Dự án sử dụng vốn khác.

2. Quy định cụ thể hơn về việc chia dự án đầu tư xây dựng thành các dự án thành phần và phân kỳ đầu tư

Khoản 2 Điều 50 Luật Xây dựng 2014 quy định: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần trong đó mỗi dự án thành phần có thể vận hành độc lập, khai thác sử dụng hoặc được phân kỳ đầu tư để thực hiện thì dự án thành phần được quản lý thực hiện như một dự án độc lập. Việc phân chia dự án thành phần hoặc phân kỳ đầu tư phải được quy định trong nội dung quyết định đầu tư.

Khoản 9 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định rõ hơn về việc chia dự án đầu tư xây dựng thành các dự án thành phần và phân kỳ đầu tư, cụ thể:

- Dự án đầu tư xây dựng được phân chia thành các dự án thành phần khi mỗi dự án thành phần có thể vận hành, khai thác độc lập. Các dự án thành phần sau khi phân chia được quản lý như đối với dự án độc lập. Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, việc phân chia dự án thành phần được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công. Đối với các dự án còn lại, việc phân chia dự án thành phần do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án hoặc khi quyết định đầu tư xây dựng, bảo đảm các yêu cầu nêu tại quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng hoặc quy định của pháp luật có liên quan (nếu có), trừ trường hợp luật có quy định khác.

- So với quy định cũ việc phân kỳ dự án đầu tư không chỉ được thể hiện trong quyết định đầu tư mà còn được thể hiện trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phù hợp với tiến độ, thời gian thực hiện dự án trong nội dung quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng.

3. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng phải có nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường

Không quy định

Khoản 11 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 bổ sung nội dung “đánh giá sơ bộ tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và nội dung khác theo quy định của pháp luật có liên quan” vào nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng.

4. Bổ sung một số nội dung của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị

Không quy định

Căn cứ theo khoản 12 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, ngoài nội dung quy theo quy định của Luật Xây dựng 2014 phải có thông tin về các loại hình nhà ở, việc thực hiện yêu cầu về nhà ở xã hội (nếu có). Đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị phải có thuyết minh về phương án xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của dự án và kết nối với hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ngoài phạm vi dự án, phương án bàn giao công trình.

5. Bổ sung quy định về thời gian thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng (trước đây chỉ quy định về tổng thời gian thẩm định dự án).

Theo Điều 59 Luật Xây dựng 2014, thời gian thẩm định dự án đầu tư xây dựng được tính từ ngày cơ quan, tổ chức thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể như sau:

- Thời gian thẩm định dự án không quá 90 ngày đối với dự án quan trọng quốc gia.

- Thời gian thẩm định dự án không quá 40 ngày đối với dự án nhóm A.

- Thời gian thẩm định dự án không quá 30 ngày đối với dự án nhóm B.

- Thời gian thẩm định dự án không quá 20 ngày đối với dự án nhóm C và dự án chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Trường hợp cần gia hạn thời gian thẩm định thì cơ quan, tổ chức thẩm định phải báo cáo cơ quan cấp trên xem xét, quyết định việc gia hạn; thời gian gia hạn không quá thời gian thẩm định tương ứng với từng nhóm dự án như trên.

Căn cứ khoản 16 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, thời gian thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng như sau:

- Thời gian thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, được tính từ ngày cơ quan, tổ chức thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Thời gian thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng của dự án sử dụng vốn đầu tư công được quy định như sau:

+ Đối với dự án quan trọng quốc gia, thời gian thẩm định được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

+ Đối với dự án nhóm A, thời gian thẩm định không quá 40 ngày, trong đó thời gian thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng không quá 35 ngày.

+ Đối với dự án nhóm B, thời gian thẩm định không quá 30 ngày, trong đó thời gian thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng không quá 25 ngày.

+ Đối với dự án nhóm C, thời gian thẩm định không quá 20 ngày, trong đó thời gian thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng không quá 15 ngày.

Điểm mới: Ngoài tổng thời gian thẩm định quy định mới bổ sung thời gian thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo từng loại dự án.

Chương V

GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

1. Nhiều điểm mới về miễn giấy phép xây dựng

Căn cứ khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014

Căn cứ khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020

Công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp

Quy định: Công trình xây dựng khẩn cấp (không cần lệnh khẩn cấp).

Không quy định

Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội quyết định đầu tư xây dựng.

Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính

Quy định: Công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 của Luật này.

Điểm mới: Công trình xây dựng tạm theo quy định mới bao gồm cả công trình có mục đích sử dụng cho việc tổ chức các sự kiện hoặc hoạt động khác.

Quy định cũ chỉ công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công

trình chính mới được miễn giấy phép.

Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình

Quy định: Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Điểm mới: Bổ sung quy định phù hợp với quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành.

Không quy định

Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ.

Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 07 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

Quy định: Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Điểm mới:

- Bỏ quy định về giới hạn tổng diện tích sàn.

- Sửa đổi quy định từ dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở thành dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở.

Không quy định

Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng.

Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa.

Quy định: Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa.

Điểm mới: Quy định chặt chẽ hơn đối với nhà ở thuộc khu vực nông thôn được miễn giấy phép xây dựng, cụ thể:

Nhà ở riêng lẻ tại nông thôn chỉ cần không trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa thì được miễn giấy phép xây dựng.

- Luật mới giới hạn số tầng (dưới 07 tầng), riêng nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo không giới hạn về số tầng nhưng phải thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng thì mới được miễn giấy phép xây dựng.

Không quy định

Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng.

2. Có thể được cấp giấy phép xây dựng khi thuộc quy hoạch treo

Không quy định

Khoản 33 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định:

Trường hợp sau 03 năm kể từ ngày công bố kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được công bố mà không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất được quyền đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn…

Điểm mới: Sau 03 năm kể từ ngày công bố kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, nếu đất vẫn thuộc diện quy hoạch nhưng cơ quan có thẩm quyền chưa thu hồi đất để thực hiện dự án (quy hoạch treo) thì người sử dụng đất được quyền đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn.

3. Rút ngắn thời gian cấp giấy phép xây dựng

Theo điểm e khoản 1 Điều 102 Luật Xây dựng 2014, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 30 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng.

Căn cứ khoản 36 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 20 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng công trình.

Điểm mới: Thời gian cấp giấy phép xây dựng được rút ngắn 10 ngày (từ 30 ngày xuống còn 20 ngày).

Tuy nhiên, trừ trường hợp cấp giấy phép xây dựng cho nhà ở riêng lẻ vẫn được giữ nguyên như quy định cũ là 15 ngày.

4. Bỏ thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt của Bộ Xây dựng

Bộ Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt (theo khoản 1 Điều 103 Luật Xây dựng 2014)

Khoản 37 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 bãi bỏ khoản 1 Điều 103 Luật Xây dựng 2014, đồng thời quy định công trình thuộc địa bàn tỉnh nào thì UBND tỉnh đó có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng, trừ công trình thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện.

Theo đó, công trình cấp đặc biệt thuộc tỉnh, thành nào thì do UBND tỉnh, thành đó cấp giấy phép.

Chương VI

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1. Sửa đổi, bổ sung điều kiện khởi công xây dựng công trình

Căn cứ khoản 1 Điều 107 Luật Xây dựng 2014, việc khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau:

- Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng.

- Có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng.

- Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt và được chủ đầu tư kiểm tra, xác nhận trên bản vẽ.

- Có hợp đồng thi công xây dựng được ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu được lựa chọn;

- Được bố trí đủ vốn theo tiến độ xây dựng công trình.

- Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.

Ngoài việc giữ nguyên một số điều kiện như:

- Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng;

- Có giấy phép xây dựng đối với công trình phải có giấy phép xây dựng.

- Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng…thì khoản 39 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 đã bổ sung quy định: Chủ đầu tư đã gửi thông báo về ngày khởi công xây dựng đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương trước thời điểm khởi công xây dựng ít nhất là 03 ngày làm việc.

Ngoài ra, bỏ quy định “bố trí đủ vốn theo tiến độ xây dựng công trình”.

2. Quy định chặt chẽ hơn quy định về an toàn trong thi công xây dựng công trình

Tại Điều 115 Luật Xây dựng 2014:

- Trong quá trình thi công xây dựng, chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho công trình, người lao động, thiết bị, phương tiện thi công làm việc trên công trường xây dựng.

- Chủ đầu tư phải bố trí người có đủ năng lực theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn của nhà thầu thi công xây dựng; tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi phát hiện có sự cố gây mất an toàn công trình, dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn; phối hợp với nhà thầu xử lý, khắc phục khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn lao động; thông báo kịp thời với cơ quan chức năng có thẩm quyền khi xảy ra sự cố công trình, tai nạn lao động gây chết người.

- Nhà thầu thi công xây dựng phải đề xuất, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị, tài sản, công trình đang xây dựng, công trình ngầm và các công trình liền kề; máy, thiết bị, vật tư phục vụ thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định về an toàn trước khi đưa vào sử dụng.

Khoản 43 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về an toàn trong thi công xây dựng công trình với nhiều quy định theo hướng chặt chẽ hơn đối với từng chủ thể khi thi công:

- Ngoài trách nhiệm bảo đảm an toàn cho con người, công trình xây dựng, tài sản, thiết bị, phương tiện trong quá trình thi công xây dựng công trình thì nhà thầu xây dựng có trách nhiệm phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường.

- Chủ đầu tư phải tổ chức giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn của nhà thầu thi công xây dựng; tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi phát hiện dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn, có sự cố gây mất an toàn công trình; phối hợp với các nhà thầu xử lý, khắc phục khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn lao động; thông báo kịp thời với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra sự cố công trình, tai nạn lao động gây chết người.

- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm xác định vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng công trình (xác định giới hạn các khu vực trong và xung quanh công trường xây dựng có thể xuất hiện những yếu tố nguy hiểm); tổ chức lập, trình chủ đầu tư chấp thuận biện pháp bảo đảm an toàn cho con người, công trình xây dựng, tài sản, thiết bị, phương tiện trong vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng công trình; rà soát biện pháp bảo đảm an toàn định kỳ, đột xuất để điều chỉnh cho phù hợp với thực tế thi công trên công trường.

Riêng đối với trường hợp vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng, chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo cơ quan chuyên môn về xây dựng biện pháp bảo đảm an toàn đã được chấp thuận để kiểm tra trong quá trình thi công xây dựng.

Từ khóa » Những điểm Mới Của Luật Xây Dựng Năm 2021